intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 1 - Tổng quan về luật và đạo đức trong hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Luật và đạo đức truyền thông: Chương 1 - Tổng quan về luật và đạo đức trong hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng" được thực hiện với mục tiêu giúp sinh viên hiểu bản chất của đạo đức trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan; hiểu các quan điểm triết học liên quan đến đạo đức; nắm được các điểm cơ bản của triết học Mác Lê nin về đạo đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 1 - Tổng quan về luật và đạo đức trong hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng

  1. Luật và Đạo đức truyền thông Chương 1: Tổng quan về luật và đạo đức trong hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng Mã học phần: MKTT1133
  2. Nội dung Nội dung Mục tiêu • Các khái niệm cơ bản liên quan • Hiểu bản chất của đạo đức trong đến đạo đức (đạo lý, pháp luật, mối quan hệ với các khái niệm quy tắc nghề nghiệp v.v…) liên quan • Các quan điểm triết học về đạo • Hiểu các quan điểm triết học liên đức quan đến đạo đức • Đạo đức trong hoạt động PR • Nắm được các điểm cơ bản của triết học Mác Lê nin về đạo đức
  3. Các khái niệm cơ bản • Đạo đức (ethics) là gì? • Quan điểm triết học: đạo đức là nghiên cứu cái đúng, cái sai về đạo lý bị giới hạn bởi khả năng của con người trong lập luận – Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition. • Đạo đức có mối liên hệ hữu cơ với luân lí, đạo lí (morale, moral). Hai từ đạo đức (ethics) và đạo lý (moral) không tách rời, nhiều lúc chồng lấn – Phạm Khiêm Ích (trong Edgar Morin (2012), Phương pháp 6 – Đạo đức học, NXB Tri thức) • Đạo đức liên quan đến các giá trị, chuẩn mực của cá nhân, làm cơ sở cho các hành vi lựa chọn đạo đức của một cá nhân trong tình huống cụ thể – Đinh Thuý Hằng (2009), PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp.
  4. Các khái niệm cơ bản • Cách thức thể hiện của đạo đức? • Quan điểm đạo đức kinh doanh (business ethics) - Hartman (2008), Business ethics 1st edition, McGraw-Hill ➢ Đạo đức trong kinh doanh thể hiện thông qua việc đưa ra các quyết định có đạo đức. ➢ Trong một môi trường kinh doanh, các cá nhân liên tục được yêu cầu đưa ra quyết định bắt nguồn từ tính chính trực cá nhân và trách nhiệm xã hội của họ. ➢ Các quyết định quản lý trong kinh doanh gồm cả hai khía cạnh đạo đức liên quan đến (1) cá nhân người ra quyết định và (2) nhân danh tổ chức/công ty/doanh nghiệp
  5. Các khái niệm cơ bản • Nguồn gốc của đạo đức? • Quan điểm tâm lý học đạo đức - Jonathan Haidt (2019), Tư duy đạo đức, NXB Tri thức. • Đạo đức thay đổi theo văn hoá, mang nghĩa hẹp ở nền văn hoá phương Tây trí thức, trọng cá nhân trong khi bao hàm và quy định thêm nhiều khía cạnh khác của đời sống trong các nền văn hoá theo chủ nghĩa tập thể. • Suy nghĩ cảm tính của con người có thể điều khiển lý lẽ của họ. Lập luận về đạo đức có những lúc là hư cấu sau khi cảm tính đã đưa ra phán xét (David Hume) • Đạo đức không hoàn toàn do trẻ nhỏ tự biết. Giáo dục và hướng dẫn về văn hoá có vai trò lớn trong việc hình thành, phát triển tư duy đạo đức của trẻ nhỏ.
  6. Các khái niệm cơ bản • Quan điểm về đạo đức trong các lĩnh vực khác • Trong đạo đức học, nhân học - Edgar Morin (2012), Phương pháp 6 – Đạo đức học, NXB Tri thức ❖ Hành vi đạo đức là hành vi liên kết chủ động (reliance), liên kết với người khác, liên kết với cộng đồng, liên kết với xã hội và ở mức giới hạn là liên kết với loài người (cá nhân, xã hội, giống loài) ❖ Đạo đức học phức hợp như một siêu quan điểm, bao hàm nội dung suy tư về cơ sở và nguyên tắc của đạo lí (luân lý). ❖ Mọi cái nhìn về đạo đức cần phải thừa nhận tính sống còn của tự kỷ trung tâm (egocentricism) cũng như tiềm năng cơ bản của sự phát huy tính vị tha. Mọi cái nhìn của đạo đức đều phải xem xét đòi hỏi của đạo đức là thể nghiệm sống động của chủ thể.
  7. Các khái niệm cơ bản Mối quan hệ giữa đạo lý (moral), đạo đức (ethics), cách cư xử (etiquette, manner), quy tắc nghề nghiệp (code) phẩm hạnh (virtue), luật pháp (legal)
  8. Các khái niệm cơ bản • Đạo đức trong hoạt động Quan hệ công chúng (PR) - Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition. • Đạo đức là ứng dụng kiến thức, hiểu biết và lập luận cho các câu hỏi về hành vi đúng hay sai trong thực hành hoạt động chuyên môn của quan hệ công chúng. ✓ Đạo đức không phải là chỉ là những hoạt động thực hành được chấp nhận trong một lĩnh vực. ✓ Đạo đức không phải chỉ là câu hỏi về việc xác định cái gì có thể bỏ qua ✓ Đạo đức không phải chỉ là tuân theo các quy định pháp luật.
  9. Các khái niệm cơ bản • Đặc điểm của Đạo đức trong hoạt động Quan hệ công chúng (PR) - Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition, p.9 • Đạo đức trong PR gắn với khái niệm tính chuyên môn/phẩm chất chuyên môn (professionalism) – chính xác hơn là đạo đức nghề nghiệp chuyên môn (professional ethics). • PR cần được coi là một nghề nghiệp chuyên môn (profession) ngược lại với một công việc (job) trong quan điểm của công chúng. Một nghề nghiệp chuyên môn có những đặc điểm cụ thể: (1) làm chủ một kỹ năng (intellectual skill) nhất định thông qua giáo dục và đào tạo, (2) chấp nhận các nghĩa vụ (duties) với xã hội hơn là chỉ với khách hàng/người thuê, (3) khách quan [và] (4) có các tiêu chuẩn cao về quy tắc cũng như thực hành nghề nghiệp.
  10. Những vấn đề cơ bản trong đạo đức • Đạo đức trong mối quan hệ với đạo lý, giá trị, chuẩn mực, văn hoá hay các quy tắc ứng xử • Đạo đức trong cách tiếp cận ra quyết định đạo đức (ethical decision) • Đạo đức/đạo đức thực tiễn trong đối mặt với những thế lưỡng nan hay song đề đạo đức (ethical dilemma) • Rèn luyện, phát triển đạo đức (moral development), trí thông minh đạo đức (moral intelligence) thông qua rèn luyện sự cảm thông (empathy), lòng trắc ẩn (compassion)
  11. Các quan điểm triết học về đạo đức • Quan điểm cổ đại về đạo đức • Mười Điều răn của Chúa (Thiên Chúa giáo) • Bát Chính đạo trong Phật giáo • Đạo đức kinh của Lão Tử; Tứ thư, Ngũ kinh của Khổng Tử (Trung Quốc) • Socrate, Plato, Aristotle của Phương Tây
  12. Các quan điểm triết học về đạo đức • Quan điểm triết học Mác Lênin về đạo đức • Quan điểm của Mác Ăngghen về đạo đức • Cơ sở hình thành đạo đức là nền tảng kinh tế – xã hội, gắn liền với quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức và hoạt động thực tiễn của con người. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/v-i-lenin/nghien-cuu-hoc-tap- tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-vai-tro-cua-dao-duc-trong-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-va- trong-xay-dung-3185
  13. Các quan điểm triết học về đạo đức • Quan điểm triết học Mác Lênin về đạo đức • Quan điểm của Lênin về đạo đức – người đầu tiên định nghĩa và phân tích sâu sắc nội dung “đạo đức cộng sản” • Đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đầu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra. Lợi ích là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động. Lợi ích ấy càng trở nên mạnh mẽ khi nó gắn liền với quảng đại quần chúng nhân dân đã được giác ngộ lý tưởng và đạo đức cách mạng, đứng lên đấu tranh giành lại những lợi ích chính đáng của mình mà lâu nay bị giai cấp thống trị tước đoạt. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/v-i-lenin/nghien-cuu-hoc-tap- tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-vai-tro-cua-dao-duc-trong-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-va- trong-xay-dung-3185
  14. Các quan điểm triết học về đạo đức • Thuyết vị lợi (utilitarianism) – Jeremy Bentham (1748-1832), Michael Sandel (2011), Phải trái, đúng sai, NXB Trẻ • “Nguyên tắc đạo đức cao nhất là tối đa hoá hạnh phúc, trong mối cân bằng tổng thể giữa hạnh phúc và đau khổ. Việc đúng nên làm là bất cứ việc gì tối đa hoá ”sự hữu ích”. Hữu ích là bất cứ điều gì tạo ra hạnh phúc hay hạnh phúc và bất cứ điều gì ngăn cản đau khổ hoặc bất hạnh.” • “Chúng ta đều bị chi phối bởi cảm xúc đau khổ và hạnh phúc. Những xúc cảm này là “chủ nhân tuyệt đối” của chúng ta. Chúng chi phối chúng ta trong tất cả mọi thứ chúng ta làm và cũng xác định những gì chúng ta sẽ làm. Các tiêu chuẩn đúng sai “gắn chặt vào chủ nhân”. Tất cả chúng ta đều thích hạnh phúc và ghét đau khổ.
  15. Các quan điểm triết học về đạo đức • Mệnh lệnh tuyệt đối – Immanuel Kant (1724 -1802), Michael Sandel (2011), Phải trái, đúng sai, NXB Trẻ • Con người là thực thế có lý trí, có phẩm giá và xứng đáng được tôn trọng • Đặt cơ sở đạo đức dựa trên mối quan tâm và ham muốn sẽ huỷ hoại chân giá trị của đạo đức. Nó không dạy chúng ta cách phân biệt đúng sai mà “chỉ là làm thế nào để tính toán giỏi hơn” • Hành động tự do không phải là lựa chọn phương cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; đó là lựa chọn chính mục tiêu – lựa chọn mà con người có thể thực hiện được (trong khi động vật hay đồ vật không thể) • Mệnh lênh tuyệt đối 1 – Phổ quát hoá châm ngôn của bạn; Mệnh lệnh tuyệt đối 2 – Đối xử với con người như mục đích tự thân – end (chứ không phải phương tiện – means)
  16. Thảo luận 1. Đọc “lợi ích của ung thư phổi” và theo lập luận của Phillip Morris có đi theo thuyết vị lợi không? 2. Sinh viên là sản phẩm hay sinh viên là khách hàng trong giáo dục
  17. Đạo đức trong hoạt động PR • Lịch sử PR và một số vấn đề liên quan đến đạo đức - Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition, p.6 • “Thao túng nhận thức và suy nghĩ các quan điểm và hành vi có tổ chức của công chúng là yếu tố quan trọng trong xã hội dân chủ …Người thao túng cơ chế vô hình này … tạo thành một chính phủ vô hình có quyền lực cai trị thực sự một đất nước.”
  18. Đạo đức trong hoạt động PR • Lịch sử PR và một số vấn đề liên quan đến đạo đức - Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition, p.6 • Hill and Knowlton, một hãng PR nổi tiếng của Mỹ chịu trách nhiệm chính trong chiến dịch PR nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân Mỹ với cuộc chiến trống lại Iraq của Kuwait (trong chiến tranh Vùng Vịnh). Công ty này nhận được 10 triệu đô la Mỹ. Một phần trong chiến dịch PR của họ liên quan đến đoạn video một phụ nữ trẻ Kuwait kể đã bị lính Iraq lạm dụng (Nayirah testimony). Thông tin này sau đó được cho là tin giả.
  19. Đạo đức trong hoạt động PR • Sự cần thiết phải nghiên cứu đạo đức trong hoạt động PR - Parsons (2008), Ethics in Public Relations 2nd edition, p.6 • Quyền lực của PR trong việc định hình các quan điểm là một trong những lý do mạnh mẽ xem xét nghĩa vụ của người làm PR với xã hội, trong đó chú ý đến việc không làm dụng quyền lực này bằng việc sử dụng thao túng một cách không trung thực
  20. Đạo đức trong hoạt động PR • Sự cần thiết phải nghiên cứu Đạo đức trong hoạt động PR • Người làm PR trước hết phải ”nhạy cảm” với các vấn đề Đạo đức để đảm bảo giúp đỡ tổ chức, khách hàng trong khi hoàn thành đúng nghĩa vụ và trách nhiệm với nghề nghiệp cũng như xã hội. • Khi gặp các lưỡng nan/song đề đạo đức, người làm PR cần ra quyết định đạo đức một cách phù hợp để đảm bảo nghĩa vụ với doanh nghiệp/tổ chức của mình, khách hàng của mình và xã hội. • Người làm PR cần xây dựng và phát triển đạo đức cá nhân trong quá trình phát triển nghề nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2