
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 1 - TS. Vũ Văn Ngọc
lượt xem 6
download

"Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh" tìm hiểu khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh; đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 1 - TS. Vũ Văn Ngọc
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH DOANH • Mục tiêu: Học phần giới thiệu và giải quyết các vấn đề pháp lý mà một doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế) gặp phải khi tiến hành hoạt động kinh doanh. • Nội dung nghiên cứu: Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lập và quản lý doanh nghiệp Bài 3: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và công ty Bài 4: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại Bài 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Bài 6: Pháp luật về phá sản • Tài liệu tham khảo: TS. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên) Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2012. • Bài giảng dạng text và slide bài giảng. • Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Phá sản 2004. v1.0014107225 1
- BÀI 1 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. Vũ Văn Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014107225 2
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Áp dụng luật chung hay luật riêng? Công ty cổ phần Khởi Nguyên và Công ty TNHH Sơn Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó Công ty cổ phần Khởi Nguyên bán cho Công ty TNHH Sơn Nam 1000 tấn gạo loại 5% tấm. Trong hợp đồng số 01/2009/HĐMB giữa hai công ty có điều khoản phạt vi phạm trong đó mức phạt 20% được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Sau khi phát hiện số gạo được giao không phù hợp với hợp đồng, Công ty TNHH Sơn Nam ngoài yêu cầu Công ty cổ phần Khởi Nguyên bồi thường thiệt hại còn yêu cầu phạt 20% giá trị hợp đồng như đã thỏa thuận. Công ty cổ phần Khởi Nguyên cho rằng điều khoản phạt vi phạm là vô hiệu vì Luật thương mại 2005 quy định mức phạt tối đa chỉ là 8%, trong khi đó Công ty TNHH Sơn Nam lại cho rằng Bộ luật dân sự 2005 không quy định mức phạt tối đa nên điều khoản trên vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp này thì Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005 sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp? v1.0014107225 3
- MỤC TIÊU Kết thúc bài, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau: • Phân biệt hoạt động kinh doanh với hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh; • Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng; • Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh; • Mối quan hệ giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; • Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; • Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. v1.0014107225 4
- NỘI DUNG Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh v1.0014107225 5
- 1. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế 1.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh 1.3. Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng 1.4. Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh v1.0014107225 6
- 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ • Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, thường xuyên một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến phân phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận (Điều 4(1) Luật doanh nghiệp 2005). • Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh bằng các phương pháp và nội dung do pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận tối đa, đồng thời trên cơ sở đó mà đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội được đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. v1.0014107225 7
- 1.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • Thứ nhất, pháp luật về thành lập doanh nghiệp bao gồm thành lập, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và quản trị doanh nghiệp. • Thứ hai, pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh. • Thứ ba, pháp luật về chế độ sử dụng lao động trong doanh nghiệp. • Thứ tư, pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp. • Thứ năm, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. v1.0014107225 8
- 1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh; • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, người tiêu dùng, người lao động và cộng đồng xã hội nói chung; • Giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực hạn chế trong xã hội. v1.0014107225 9
- 1.4. KHÁI NIỆM LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG • Luật chung là các luật điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật chung như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật doanh nghiệp làm cơ sở để ban hành các luật riêng. • Luật riêng là luật điều chỉnh từng ngành kinh tế cụ thể như Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật hàng không dân dụng, Luật dược, Luật xây dựng, Luật du lịch, Pháp lệnh bưu chính viễn thông, Pháp luật về chứng khoán. • Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng: Trong mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng thì luật riêng được ưu tiên áp dụng vì nó quy định cái đặc thù của từng loại quan hệ xã hội. Những vấn đề mà luật riêng không quy định thì áp dụng luật chung. v1.0014107225 10
- MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG • Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa tất cả các loại chủ thể với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. • Luật thương mại 2005 điều chỉnh quan hệ hợp đồng phát sinh giữa các thương nhân hoặc giữa một bên là thương nhân trong hoạt động thương mại. Luật thương mại 2005 do đó là luật riêng của Bộ luật dân sự 2005 trong lĩnh vực hợp đồng. v1.0014107225 11
- MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG (tiếp theo) • Bộ luật dân sự 2005 quy định chung về cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật nói chung. • Luật doanh nghiệp 2005 quy định điều kiện, thủ tục để các cá nhân, pháp nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh dưới các hình thức doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong kinh doanh; cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của pháp nhân kinh doanh. Do đó, Luật doanh nghiệp 2005 là luật riêng của Bộ luật dân sự 2005 về chủ thể kinh doanh. v1.0014107225 12
- MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG (tiếp theo) • Các đạo luật như Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về điều kiện để một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định điều kiện để một doanh nghiệp kinh doanh tín dụng ngân hàng, cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. • Các luật này lại là luật riêng của Luật doanh nghiệp 2005 đối với các doanh nghiệp ở từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. v1.0014107225 13
- NGUỒN LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh là các văn bản quy phạm pháp luật và các hình thức khác chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Nguồn luật bao gồm các loại văn bản sau: • Các đạo luật/pháp lệnh như Luật doanh nghiệp 2005, Luật thương mại 2005; • Các văn bản dưới luật như các nghị định của Chính phủ hoặc các thông tư của Bộ trưởng. v1.0014107225 14
- CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (có hiệu lực đến ngày 1/12/2013) • Luật doanh nghiệp 2005 • Luật đầu tư 2005 • Luật thương mại 2005 • Luật phá sản 2004 • Luật cạnh tranh 2004 • Luật sở hữu trí tuệ 2005 • Bộ luật dân sự 2005 v1.0014107225 15
- MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN (đến ngày 1/12/2013) • Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT). • Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS). • Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS). • Công ước về Công nhận và Thi hành các Quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên Hợp Quốc (Công ước New York 1958). v1.0014107225 16
- NGUỒN LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Thứ nhất, Công báo do Văn phòng Chính phủ phát hành đăng toàn văn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành. Công báo là nguồn văn bản chính thức, có giá trị như văn bản gốc. • Thứ hai, mạng Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam do Văn phòng Quốc hội xây dựng. • Thứ ba, các trang web của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ… • Thứ tư, các tập hợp hoá văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, các nhà xuất bản ấn hành theo một chủ đề nhất định. v1.0014107225 17
- MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỚI ĐIỀU LỆ, NỘI QUY, QUY CHẾ • Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty. • Nội quy lao động của doanh nghiệp là văn bản quy định đối với người lao động trong doanh nghiệp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp… • Các loại quy chế nội bộ doanh nghiệp như quy chế tuyển dụng, quy chế đào tạo, quy chế trả lương… được doanh nghiệp ban hành để chuẩn mực hoá công tác tuyển dụng, đào tạo và trả lương trong doanh nghiệp. v1.0014107225 18
- MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỚI ĐIỀU LỆ, NỘI QUY, QUY CHẾ • Điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật tương ứng. • So với pháp luật, những bản điều lệ, nội quy, quy chế này quy định các vấn đề có tính rộng hơn, cụ thể hơn và thể hiện được những nét đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp hay của từng doanh nghiệp. • Vì vậy, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp là sự bổ sung cần thiết cho các quy định của pháp luật vốn không thể quy định một cách cụ thể, chi tiết. v1.0014107225 19
- 2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Đạo đức kinh doanh 2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp v1.0014107225 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Minh Hằng
51 p |
346 |
38
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh bất động sản - Chương 1: Khái quát chung về bất động sản và pháp luật kinh doanh bất động sản
12 p |
124 |
29
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 2 - PGS.TS. Trần Văn Nam
8 p |
210 |
26
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh bất động sản - Chương 3: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh quyền sử dụng đất, nhà ở và công trình xây dựng trên đất
12 p |
109 |
25
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh bất động sản - Chương 2: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản
9 p |
113 |
25
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh bất động sản - Chương 4: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ bất động sản
7 p |
65 |
22
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 1 - PGS.TS. Trần Văn Nam
5 p |
184 |
20
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh - CĐ Kinh tế Công nghệ
240 p |
156 |
20
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Minh Hằng
43 p |
166 |
18
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chương 2 - Pháp luật về thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp
125 p |
184 |
17
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 4 - PGS.TS. Trần Văn Nam
7 p |
142 |
17
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 5 - PGS.TS. Trần Văn Nam
7 p |
139 |
12
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 2 - TS. Nguyễn Hợp Toàn
35 p |
74 |
7
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 5 - PGS.TS. Trần Văn Nam
39 p |
83 |
6
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 4 - PGS.TS. Trần Văn Nam
76 p |
81 |
5
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 6 - TS. Vũ Văn Ngọc
47 p |
58 |
4
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 3 - TS. Vũ Văn Ngọc
58 p |
59 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
