intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 3 - TS. Vũ Văn Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 3: Chế độ pháp lý về các chủ thể kinh doanh" biên soạn với mục tiêu cung cấp cho người học khái niệm, đặc điểm các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam; tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh; nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp; ưu, nhược điểm của từng loại chủ thể kinh doanh để trên cơ sở đó có thể lựa chọn loại hình chủ thể kinh doanh phù hợp nhất với mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 3 - TS. Vũ Văn Ngọc

  1. BÀI 3 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH TS. Vũ Văn Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014107225 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Tư vấn Doanh nghiệp Công ty cổ phần Thái Bình Dương đang gặp khó khăn về tài chính với lợi nhuận ngày càng giảm sút trong khi nợ gia tăng. Để giải quyết khó khăn tài chính, Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào cổ phần của công ty thay vì tìm đến các ngân hàng vì việc vay ngân hàng đòi hỏi tài sản bảo đảm và gia tăng nợ của Công ty. Ông Michael Trần là một Việt kiều tại Hoa Kỳ muốn đầu tư mua cổ phần trong Công ty nhưng để đổi lại với khoản đầu tư bằng 20% vốn điều lệ của công ty, ông Micheal Trần yêu cầu Hội đồng quản trị công ty phải đảm bảo: • Mức cổ tức cố định cho ông hàng năm ít nhất là 10%; • Ông và hai thành viên khác trong gia đình ông có chân trong Hội đồng quản trị của công ty với thời hạn tối thiểu 10 năm. Với tư cách là chuyên viên pháp lý của Công ty, anh/chị tư vấn cho Hội đồng quản trị thế nào về hai đề nghị trên của ông Micheal Trần? v1.0014107225 2
  3. MỤC TIÊU Kết thúc Bài 3, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau: • Khái niệm, đặc điểm các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam; • Tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh; • Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp; • Ưu, nhược điểm của từng loại chủ thể kinh doanh để trên cơ sở đó có thể lựa chọn loại hình chủ thể kinh doanh phù hợp nhất với mình. v1.0014107225 3
  4. NỘI DUNG Doanh nghiệp tư nhân Công ty Nhóm công ty Hợp tác xã Hộ kinh doanh v1.0014107225 4
  5. 1.1. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân: • Chủ sở hữu: Là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. • Giới hạn trách nhiệm: Doanh nghiệp tư nhân cũng như người chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ doanh nghiệp tư nhân đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp (Trách nhiệm vô hạn). • Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân là nhà đầu tư nước ngoài có quy định riêng của Chính phủ. • Cơ chế huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. v1.0014107225 5
  6. 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN • Chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận. • Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp nhưng trong mọi trường hợp, chủ Doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Chủ Doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. • Chủ Doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. • Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp của mình. v1.0014107225 6
  7. 2. CÔNG TY 2.1. Công ty cổ phần 2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên 2.3. Công ty TNHH một thành viên 2.4. Công ty hợp danh v1.0014107225 7
  8. 2.1. CÔNG TY CỔ PHẦN Đặc trưng pháp lý trong việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần: 1. Cách góp vốn: Vốn điều lệ chia thành cổ phần (Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi), là công ty duy nhất được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ phiếu để bán cho các cổ đông. 2. Cổ đông: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn). 3. Sự chuyển nhượng vốn: Cổ phần được tự do chuyền nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế. 4. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng đề huy động vốn. 5. Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ. v1.0014107225 8
  9. CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN • Khái niệm: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn). • Các loại cổ đông: Được gọi tương ứng với các loại cổ phần và có quyền khác nhau trong vấn đề quản lý công ty cổ phần. • Cổ đông sáng lập. Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005. • Cổ đông phổ thông. Điều 79 – 80 Luật doanh nghiệp 2005. • Cổ đông lớn: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Khoản 2 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 9
  10. CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN • Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên: Phải được đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó (Khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp 2005). • Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 1 năm: Quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị (Khoản 4 Điều 108 Luật doanh nghiệp 2005). Quyền xem các Báo cáo hàng năm của công ty (Khoản 4 Điều 128 Luật doanh nghiệp 2005). • Sổ đăng ký cổ đông: Nội dung chủ yếu, nơi lưu giữ, quyền của cổ đông kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép nội dung Sổ đăng ký cổ đông. Điều 86 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 10
  11. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Cổ phần được tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán (thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế: • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng; • Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Đăng ký kinh doanh. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và trong trường hợp này người nhận chuyển nhương đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập. v1.0014107225 11
  12. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN • Trong quá trình hoạt động, để thoả mãn nhu cầu vốn, công ty cổ phần cũng có thể thực hiện các phương thức huy động vốn như mọi doanh nghiệp khác (Trên thị trường tín dụng, tự tái đầu tư) nhưng công ty cổ phần có ưu thế hơn mọi doanh nghiệp khác trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. • Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn. • Phát hành trái phiếu. Điều 88 Luật doanh nghiệp 2005. • Mối quan hệ giữa công ty cổ phần và thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế trong thời điểm hội nhập WTO của Việt Nam. v1.0014107225 12
  13. TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. • Chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ (Trách nhiệm hữu hạn). v1.0014107225 13
  14. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN • Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:  Đại hội đồng cổ đông: Thường niên, bất thường, đặc biệt;  Hội đồng quản trị: (Và Chủ tịch Hội đồng quản trị);  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;  Ban kiểm soát: (Và Trưởng Ban kiểm soát); • Ưu thế về cơ chế quản lý của công ty cổ phần: Trên các mặt chuyên môn hoá quản lý, hiệu quả sử dụng đồng vốn, huy động vốn đầu tư của xã hội. v1.0014107225 14
  15. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG • Các loại Đại hội đồng cổ đông:  Đại Hội đồng cổ đông thường niên. Khoản 2 Điều 97 Luật doanh nghiệp 2005;  Đại Hội đồng cổ đông bất thường. Khoản 3 Điều 97 Luật doanh nghiệp 2005;  Đại Hội đồng cổ đông đặc biệt. Khoản 4 Điều 104 Luật doanh nghiệp 2005; • Thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 15
  16. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG • Triệu tập Đại Hội đồng cổ đông. Điều 97 – 102 và Điều 128 Luật doanh nghiệp 2005:  Thẩm quyền triệu tập;  Danh sách cổ đông có quyền dự họp, mời họp và quyền dự họp;  Chương trình và nội dung họp;  Điều kiện tiến hành họp: Lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba;  Họp và thông qua quyết định của Đại Hội đồng cổ đông: Điều 103 – 107 Luật doanh nghiệp 2005;  Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại Hội đồng cổ đông;  Thông qua quyết định của Đại Hội đồng cổ đông;  Biên bản họp Đại Hội đồng cổ đông;  Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại Hội đồng cổ đông. v1.0014107225 16
  17. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ • Điều 108 – 115 Luật doanh nghiệp 2005. • Thành lập Hội đồng quản trị: Nhiệm kỳ và số lượng thành viên, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị (Điều 109 – 110 Luật doanh nghiệp 2005); quyền được cung cấp thông tin; miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (Điều 114, Điều 115 Luật doanh nghiệp 2005). • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Điều 111 Luật doanh nghiệp 2005. • Thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Điều 108 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 17
  18. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ • Cuộc họp của Hội đồng quản trị tại trụ sở chính hoặc tại nơi khác: Điều 112–113 Luật doanh nghiệp 2005.  Cuộc họp đầu tiên. Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2005.  Cuộc họp định kỳ do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập bất cứ khi nào xét thấy cần thiết nhưng mỗi quý phải họp ít nhất 1 lần. Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2005.  Cuộc họp bất thường. Khoản 4, Khoản 5 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2005.  Biên bản họp Hội đồng quản trị.  Thông qua quyết định của Hội đồng quản trị bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Khoản 3, Khoản 4 Điều 108 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 18
  19. GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN • Hai phương thức chọn: Bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc, Tổng giám đốc. Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005. • Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc: Như trong các công ty TNHH. Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005. • Người đại diện theo pháp luật của công ty: là Giám đốc, Tổng giám đốc nều Điều lệ công ty không có quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005. • Thẩm quyền của Giám đốc, Tổng giám đốc. Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 19
  20. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN • Khái niệm người quản lý: Khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. • Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. • Những quyền lợi: Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Điều 117 Luật doanh nghiệp 2005. v1.0014107225 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2