Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II - ThS. Trần Đức Thìn
lượt xem 23
download
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II trình bày khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo Luật Hình sự Việt Nam như khái niệm, cấu tạo, hiệu lực của đạo Luật Hình sự Việt Nam và giải thích đạo Luật Hình sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II - ThS. Trần Đức Thìn
- CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LHS VIỆT NAM 1. Khái niệm đạo luật hình sự (ĐLHS) q ĐLHS giữ vị trí quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm vì chỉ có ĐLHS mới quy định hành vi phạm tội và hình phạt đối với tội đó q ĐLHS là sự thể hiện ý chí của Nhà nước, của nhân dân về tội phạm q Nhà nước luôn chú ý hoàn thiện và phát triển các ĐLHS q ĐLHS của nước CH XHCN Việt Nam là văn bản pháp luật hình sự do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định những nhiệm vụ và nguyên tắc của LHS Việt Nam
- q ĐLHS có thể được hiểu là một BLHS hoàn chỉnh hoặc văn bản LHS đơn hành q Trong ĐLHS chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật hình sự (QPPLHS) nhưng chỉ gồm có 2 loại: 3 Loại QPPLHS quy định tội phạm cụ thể và hình phạt áp dụng đối với người PT 3 Loại QPPLHS quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định tội danh và hình phạt 3 Các QPPLHS vừa có tính chất bắt buộc vừa có tính chất cấm chỉ 3 Bằng việc quy định hành vi nguy hiểm nào đó là một tội phạm và hình phạt đối với tội ấy, quy phạm đã cấm người ta không được thực hiện hành vi phạm tội đó 3 QPPLHS cũng buộc các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm phải điều tra, truy tố, xét xử một cách nghiêm minh và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt q Hiện nay, nguồn duy nhất của LHS là BLHS, các VB của các cơ quan công an, toà án, kiểm sát chỉ là những VB hướng dẫn nghiệp vụ
- 2. CẤU TẠO CỦA ĐLHS 2.1. Về cấu trúc của BLHS
- q Phần chung: quy định nhiệm vụ của LHS; cơ sở của TNHS; các nguyên tắc chung của LHS; hiệu lực của LHS; về tội phạm, hình phạt và các chế định khác liên quan đến tội phạm và hình phạt ... q Phần các tội phạm: quy định các tội phạm cụ thể và hình phạt có thể áp dụng đối với tội phạm ấy. Cả phần chung và phần các tội phạm đều là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vụ án hình sự q Mỗi chương phần chung BLHS quy định một loại vấn đề chung của LHS q Mỗi chương phần các tội phạm quy định một nhóm tội phạm cụ thể q Mỗi điều luật phần các tội phạm cụ thể quy định một hoặc một số tội danh.
- 2.2. Cấu tạo điều luật phần các tội phạm q Mỗi điều luật phần các tội phạm có 2 phần, đó là quy định và chế tài q Phần quy định có thể là: 3 Quy định giản đơn: là loại quy định trong đó chỉ nêu tên tội phạm mà không nêu các dấu hiệu của tội phạm 3 Quy định mô tả: là loại quy định trong đó nêu lên các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm cụ thể 3 Quy định viện dẫn: là loại quy định trong đó chỉ nêu tên tội phạm, nhưng muốn biết các dấu hiệu của nó phải căn cứ vào điều luật khác q Phần chế tài là phần quy định HP đối với tội phạm đã nêu ở phần quy định. Phần chế tài có thể là: 3 Chế tài tương đối dứt khoát là chế tài trong đó quy định mức hình phạt tối đa và tối thiểu hoặc chỉ quy định mức tối đa 3 Chế tài lựa chọn là loại chế tài trong đó nhiều loại hình phạt khác nhau được quy định để toà án có thể lựa chọn hình phạt này hay
- 3. HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ q Vấn đề hiệu lực của ĐLHS được xem xét dưới 2 góc độ: 3 Hiệu lực của ĐLHS theo không gian: Đạo luật có hiệu lực trong một phạm vi không gian nhất định và đối với con người nhất định 3 Hiệu lực của ĐLHS theo thời gian: ĐLHS có hiệu lực bắt đầu từ thời gian nào đó 3.1. Hiệu lực theo không gian q Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia BLHS Việt Nam có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, mọi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt nam đều bị xử theo PLHS của Việt nam. (Khoản 1 Điều 5 BLHS) 3 Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời của nước CH XHCN Việt nam.
- 3 Lãnh thổ VN còn bao gồm “lãnh thổ bay” và “lãnh thổ bơi” 3 Tội phạm bị coi là thực hiện trên lãnh thổ VN nếu có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm xảy ra trên lãnh thổ VN 3 Công dân VN, người nước ngoài, người không có quốc tịch nếu thực hiện tội phạm trên lãnh thổ VN sẽ phải chịu TNHS theo quy định của LHS VN. 3 Những người nước ngoài được hưởng quyền đặc miễn tư pháp theo quy luật QT, nếu phạm tội trên lãnh thổ VN thì TNHS của họ được giải quyêt bằng con đường ngoại giao với chính phủ nước họ. (Khoản 2 Điều 5 BLHS) Những người nước ngoài được hưởng quyền đặc miễn tư pháp là những người đứng đầu Nhà nước, các thành viên của chính phủ, người đứng đầu các cơ quan ngoại giao, các thành viên của đoàn ngoại giao: đại sứ, tham tán, bí thư, tuỳ viên... Theo tập quán QT thì vợ, con CTN của những người đó cũng được hưởng quyền này.
- q §èi víi nh÷ ngêi cã hµnh vi ph¹m téi ngoµi l·nh thæ VN, ng th×xö lý nh sau: (§iÒu 6 BLHS) 3 C«ng d© VN ph¹m téi ngoµi l·nh thæ VN cã thÓ bÞ truy n cøu TNHS t¹i VN theo LHS VN, nÕu téi mµ hä ® ph¹m ë n · íc ngoµi, BLHS còng quy ® Þnh lµ mét téi ph¹m 3 Ngêi kh«ng cã quèc tÞch thêng tró ë VN, ph¹m téi ngoµi l·nh thæ VN vÉn bÞ xö lý theo LHS VN 3 Ngêi níc ngoµi ph¹m téi ngoµi l·nh thæ VN mµ téi ® ® ã · ® quy ® îc Þnh trong hiÖp ® Þnh quèc tÕ mµ VN ký kÕt hay c«ng nhËn, cã thÓ bÞ truy cøu TNHS theo LHS VN. §ã lµ c¸c téi: Téi ph¸ ho¹i HB, g© chiÕn tranh x© lîc (§iÒu 341 y m BLHS) Téi chèng loµi ngêi (§iÒu 342 BLHS) Téi ph¹m chiÕn tranh (® iÒu 343 BLHS) Téi tuyÓn mé lÝnh ® thuª, téi lµm lÝnh ® thuª (§iÒu ¸nh ¸nh
- 3.2. Hiệu lực theo thời gian q Đạo luật hình sự VN có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ khi có quyết định khác của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất q Đạo luật hình sự VN mất hiệu lực khi bị tuyên bố bãi bỏ hoặc có đạo luật khác thay thế hoặc hết thời gian có hiệu lực q Những hành vi phạm tội xảy ra trong thời gian đạo luật hình sự đang có hiệu lực thi hành thì về nguyên tắc đạo luật đó sẽ được áp dụng để xử lý đối với người phạm tội.
- 3.3. Vấn đề hiệu lực hồi tố trong LHS q Hiệu lực hồi tố của Đạo luật hình sự là hiệu lực của Đạo luật đó đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước khi Đạo luật đó có hiệu lực thi hành q Đạo luật hình sự VN, nhìn chung không có hiệu lực hồi tố. Điều này xuất phát từ nguyên tắc “tội phạm phải được quy định trong LHS” 3 Điều luật quy định một tội phạm mới; một hình phạt nặng hơn; một TTTN mới; hạn chế: phạm vi áp dụng án treo, miễn HP, giảm HP, xoá án tích và các quy định khác bất lợi cho người PT thi không áp dụng đối với HVPT đã thực hiện trước khi điều luật có HL thi hành 3 Điều luật xoá bỏ một tội phạm; một hình phạt; một TTTN; quy định một HP nhẹ hơn; một TTGN; mở rộng: phạm vi áp dụng án treo, miễn HP, giảm HP, miễn TNHS, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người PT thì được áp dụng đối với HVPT đã thực hiện trước khi điều luật có HL thi hành Tóm lại: LHS VN không có HL hồi tố đối với trường hợp nếu áp dụng điều luật sẽ không có lợi cho người PT. Ngược lại, nếu
- Ngày 29 tháng 6 năm 2000, Nguyễn Văn A ném lựu đạn tự tạo vào nhà B. B chết tại chỗ Ngày 30 tháng 6 năm 2000 Nguyễn Văn A bị bắt và bị khởi tố về tội giết người Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành từ 0h00 ngày 01 tháng 07 năm 2000. Giả sử ĐLHS này có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 KẾT LUẬN ĐLHS đó có hiệu lực hồi tố
- 4. GIẢI THÍCH ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ q Giải thích luật là làm cho sáng tỏ một cách chính xác nội dung và ý nghĩa của các điều luật q Vì sao phải giải thích luật ? 3 Giải thích luật là một khâu quan trọng trong việc áp dụng pháp luật hình sự 3 Giải thích luật HS để áp dụng PLHS một cách đúng đắn 3 Điều luật được viết một cách cô đọng, chỉ nêu những điểm chung nhất 4.1. Căn cứ vào nguồn gốc và giá trị của sự giải thích, có thể phân biệt
- 4.1.1. Giải thích chính thức q Giải thích chính thức là giải thích của các cơ quan Nhà nước được luật pháp quy định 3 Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 thì UBTVQH có quyền giải thích luật và giải thích đó có tính chất bắt buộc đối với mọi cơ quan Nhà nước và mọi công dân. 4.1.2. Giải thích của cơ quan xét xử q Giải thích của cơ quan xét xử là sự giải thích của TAND các cấp khi xét xử các vụ án cụ thể. Sự giải thích này chỉ có ý nghĩa bắt buộc trong phạm vi hiệu lực của bản án 3 LHS VN không thừa nhận vai trò của án lệ
- 4.1.3. Giải thích có tính chất khoa học q Là sự giải thích của các luật gia, CB nghiên cứu, CB giảng dạy, CB làm công tác thực tiễn ... Trong các bài báo, các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa. 3 Sự giải thích có tính chất khoa học không có ý nghĩa bắt buộc nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức pháp lý, phát triển khoa học LHS, dự thảo luật 4.2. Dựa vào các căn cứ ngôn ngữ và lịch sử 4.2.1. Giải thích theo văn phạm q Dựa vào quy tắc văn phạm để tìm hiểu nội dung điều luật
- 4.2.2. Giải thích theo lịch sử q Là nghiên cứu các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ... Khi đạo luật được ban hành để hiểu rõ ý nghĩa của nó. 4.2.3. Giải thích theo hệ thống q Là việc đặt điều luật cần tìm hiểu nội dung trong toàn bộ hệ thống pháp luật, đối chiếu nó với các quy phạm luật có liên quan để chỉ rõ nội dung của điều luật ấy 5. Nguyên tắc tương tự về luật q áp dụng nguyên tắc tương tự là việc áp dụng một diều luật nào đó để xét xử người có hành vi phạm tội, mà tội đó chưa được quy định trong LHS. Thực chất điều luật được áp dụng để xét xử tội phạm xảy ra chỉ là điều luật có nội dung tương tự chứ không hoàn toàn đúng. q Hiện nay LHS VN không cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự về luật.
- q Trước đây (trước 1985) do điều kiện các quy định của LHS còn thiếu nên cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự về luật để xét xử. Trong thực tiễn xét xử, nguyên tắc tương tự về luật được áp dụng với những điều kiện sau: 3 Hành vi đó chưa được LHS quy định là một tội phạm nhưng có tính chất nguy hiểm cho XH 3 Hành vi đó tương tự như một tội phạm cụ thể đã được quy định trong LHS, nghĩa là: Về nội dung, phải cùng tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH Về hình thức, phải giống với tội phạm ấy về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan và chỉ tương tự về mặt khách quan. Cá biệt, có thể tương tự về khách thể, chủ thể, nhưng mặt chủ quan thì không thể tương tự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 683 | 113
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương V - ThS. Trần Đức Thìn
12 p | 307 | 57
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI - ThS. Trần Đức Thìn
24 p | 196 | 42
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 1 - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 146 | 31
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương I - ThS. Trần Đức Thìn
15 p | 197 | 30
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XII - ThS. Trần Đức Thìn
22 p | 166 | 29
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 2 - ThS. Trần Đức Thìn
32 p | 149 | 27
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII - ThS. Trần Đức Thìn
37 p | 151 | 26
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm
20 p | 59 | 24
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 4: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
17 p | 38 | 21
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 6: Hình phạt, các biện pháp tư pháp và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
19 p | 36 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 131 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
20 p | 164 | 16
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII (tt)
22 p | 109 | 15
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 2: Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
15 p | 41 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 5: Trách nhiệm hình sự và các trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi
14 p | 40 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 43 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn