intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

199
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI trình bày trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội. Các nội dung chính được trình bày trong bài giảng bao gồm: Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG XVI TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
  2. 1. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội 1.1. Khái niệm người chưa thành nhiên phạm tội và đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên  LHS đề cập đến vấn đề người chưa thành niên (CTN) ở hai phương diện:  Là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt;  Là chủ thể của tội phạm.  Người CTN là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi
  3.  Những đặc điểm của người CTN  Chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm-sinh lý;  Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống hạn chế  Thiếu những điều kiện và bản lĩnh để tự lập;  Khả năng tự kiềm chế chưa cao;  Có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng;  Dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn;  Nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế;
  4. y Đặc điểm tâm sinh lý của người CTN: dễ bị kích động nhưng cũng dễ uốn nắn liên quan chặt chẽ với tội phạm và xử lý người CTN phạm tội. y Để cải tạo, giáo dục người CTN phạm tội cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và XH, trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng.
  5. 1.2. Những nguyên tắc xử lý người CTN phạm tội u Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý của người CTN và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc xử lý người CTN phạm tội phải tuân theo các nguyên tắc:  Nguyên tắc thứ nhất:  Giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm là chủ yếu  giúp đỡ họ trở thành công dân có ích cho XH
  6. Nguyên tắc thứ hai: Có thể miễn TNHS cho người CTN nếu:  Tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng;  Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;  Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;  Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giúp đỡ
  7.  Nguyên tắc thứ ba: Việc truy cứu TNHS và áp dụng HP đối với người CTN phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải dựa vào:  Tính chất của HV phạm tội;  Những đặc điểm về nhân thân;  Yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm  Nếu không cần thiết phải áp dụng HP thì TA có thể áp dụng biện pháp tư pháp:  Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;  Đưa vào trường giáo dưỡng
  8.  Nguyên tắc thứ tư: Đối với người CTN phạm tội:  Không áp dụng HP chung thân, tử hình;  Không áp dụng HP bổ sung;  Không áp dụng HP tiền (đối với người từ 14 đến dưới 16 tuổi)  Cho người CTN hưởng mức án tù nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội tương ứng  Nguyên tắc thứ năm: án đã tuyên đối với người CTN phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
  9. 2. Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người CTN 2.1. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người CTN u Khi xét xử người CTN phạm tội, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng HP thì TA áp dụng một trong những biện pháp tư pháp sau: 2.1.1. Giáo dục ở xã, phường, thị trấn u Đây là biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người CTN: y Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng; y Thời hạn từ 1 đến 2 năm
  10. u Người CTN bị áp dụng biện pháp giáo dục ở xã, phường, thị trấn có những nghĩa vụ phải thực hiện trong thời gian này u UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc giám sát, giáo dục người CTN cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được giao. u Giáo dục ở xã, phường, thị trấn chỉ được áp dụng khi môi trường sống của người CTN phạm tội có những điều kiện tốt
  11. 2.1.2. Đưa vào trường giáo dưỡng u Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp đối với người CTN phạm tội nếu xét thấy: y Cần phải có KL chặt chẽ y Cần phải cách ly họ khỏi môi trường XH để giáo dục và cải tạo họ. u Khi áp dụng biện pháp này, TA cần xem xét: y Tính chất nghiêm trọng của HV phạm tội; y Nhân thân người phạm tội; y Môi trường sống của người CTN
  12. u Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn so với giáo dục ở xã, phường.. u Đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng khi phải cách ly người CTN khỏi môi trường sống không tốt của họ để giáo dục. u Trong trường giáo dưỡng, người CTN phải chịu sự giám sát chặt chẽ nhưng họ cũng được học tập văn hoá và nghề nghiệp u Khi người CTN đã chấp hành được một nửa thời gian, nếu có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của nhà trường, TA có thể chấm dứt thời hạn
  13. 2.2. Các hình phạt áp dụng đối với người CTN u Xuất phát từ đặc điểm của người CTN phạm tội, từ nguyên tắc nhân đạo XHCN, từ yêu cầu phòng chống tội phạm, LHS quy định các HP áp dụng với người CTN: y Cảnh cáo; y Phạt tiền; y Cải tạo không giam giữ; y Tù có thời hạn y HP tử hình và tù chung thân không áp dụng đối với những người CTN phạm tội y Không áp dụng HP bổ sung đối với người CTN PT
  14. 2.2.1. Cảnh cáo u Cảnh cáo là HP chính có tính giáo dục sâu sắc đối với người CTN phạm tội, gây những tổn hại về tinh thần u Người CTN phạm tội nếu có đủ đ/k sau đây thì TA áp dụng HP cảnh cáo:  Phạm tội ít nghiêm trọng;  Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS99  Do có tính giáo dục cao nên HP này được áp dùng rộng rãi đối với người CTN phạm tội  Người CTN bị phạt cảnh cáo được xoá án tích sau 6 tháng kể từ khi chấp hành xong HP, nếu trong thời gian đó người CTN không phạm tội mới
  15. 2.2.2. Phạt tiền  Phạt tiền là HP chính áp dụng đối với người CTN phạm tội nhằm tước quyền lợi vật chất để cải tạo giáo dục họ  Người CTN phạm tội bị áp dụng HP này, nếu:  Người CTN là người có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18;  Người CTN có thu nhập hoặc tài sản riêng;  Không thoả mãn các đ/k đó thì TA phải áp dụng HP khác như: CTKGG, phạt tù
  16.  Mức phạt tiền đối với người CTN phạm tội dựa trên căn cứ:  Tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm;  Tình hình tài chính của người CTN;  Sự biến động của giá cả  Mức phạt tiền đối với người CTN phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà luật quy định (Điều 30 BLHS99)  Có thể nộp phạt một lần hoặc làm nhiều lần  Có thể được giảm hoặc miễn phần HP tiền còn lại nếu:
  17.  Sau khi bị phạt tiền người CTN lâm vào tình trạng khó khăn đặc biệt do thiên tai, đau ốm…  Người CTN lập công lớn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, cứu giúp người khác …  Người CTN bị phạt tiền được XAT nếu:  Kể từ ngày chấp hành xong HP tiền đã qua ít nhất 6 tháng;  Không phạm tội mới trong thời gian đó
  18. 2.2.3. Cải tạo không giam giữ  Đây là HP chính không tước tự do đối với người CTN phạm tội nếu có đủ các đ/k sau:  Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng;  Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng  Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giám sát, giáo dục người CTN bị án phạt CTKGG  Người CTN bị phạt CTKGG phải chấp
  19. Chấp hành nghiêm chỉnh PL của Nhà nước, các quy định của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương Phải tham gia lao động, học tập Người CTN bị phạt CTKGG không bị khấu trừ thu nhập Thời hạn CTKGG đối với người CTN phạm tội không vượt quá 1/2 thời hạn do luật định đối với CTKGG
  20.  Người CTN có thể được giảm hình phạt CTKGG nếu:  Đã chấp hành được 1/4 thời hạn CTKGG;  Có nhiều tiến bộ  Người CTN có thể được miễn chấp hành phần hình phạt CTKGG còn lại nếu:  Lập công lớn;  Mắc bệnh hiểm nghèo  Người CTN phạm tội được XAT nếu  Kể từ ngày chấp hành xong CTKGG đã qua ít nhất 6 tháng;  Không phạm tội mới trong thời gian đó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2