intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

153
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII trình bày về hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp như khái niệm, các hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và các biện pháp tư pháp của Luật Hình sự Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG XIII HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
  2. I. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠT u XUẤT PHÁT TỪ YÊU CẦU ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, CẦN PHẢI CÓ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT MỘT MẶT THỂ HIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ CỦA NHÀ NƯỚC, MẶT KHÁC ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XHCN. u HỆ THỐNG HÌNH PHẠT LÀ MỘT TẬP HỢP GỒM CÁC HÌNH PHẠT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LHS, CÓ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VỚI
  3. y Các yếu tố cấu thành hệ thống hình phạt gồm các hình thức hình phạt cụ thể với những nội dung và điều kiện áp dụng được quy định trong LHS y Hệ thống hình phạt phụ thuộc vào: Hoàn cảnh và điều kiện xã hội; Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; Kinh nghiệm lập pháp HS trong nước và QT y Hiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào: Tính hệ thống của các hình thức hình phạt; Mối quan hệ với câc biện pháp tư pháp
  4. u Trong hệ thống hình phạt gồm: y Hình phạt chính: là hình phạt được tuyên độc lập. Mỗi tội phạm chỉ bị tuyên một hình phạt chính. Các hình phạt chính gồm có: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình
  5. y Hình phạt bổ sung: là hình phạt không thể được tuyên độc lập, chỉ có thể được tuyên kèm với hình phạt chính. Mỗi tội phạm có thể bị tuyên một, nhiều hoặc không tuyên hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Trục xuất (khi không áp dụng là HP chính) Phạt tiền (khi không áp dụng là HP chính)
  6. u Các hình phạt trong hệ thống được sắp xếp theo trật tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc. Trật tự này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là kết hợp giáo dục, thuyết phục với cưỡng chế, trấn áp
  7. 2. Các hình phạt trong LHS Việt Nam 2.1. Cảnh cáo (Điều 29 BLHS99) u Cảnh cáo là khiển trách công khai c ủa Nhà nước do toà án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình ti ết giảm nhẹ y Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. y HP cảnh cáo chỉ tác động vào tinh thần bị cáo y Người bị phạt cảnh cáo phải là người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS99
  8. y Trên thực tế, ranh giới giữa việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với miễn hình phạt không lớn nhưng hậu quả pháp lý khác nhau. Có thể xác định ranh giới như sau:  Để được miễn HP thì HV phạm tội phải tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 BLHS  Để được áp dụng HP cảnh cáo thì HV phạm tội phải tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ không chỉ được quy định tại Điều 46 (các tình tiết do TA khi xét xử
  9. 2.2. Phạt tiền (Điều 30 BLHS99) u Phạt tiền là hình phạt tước của người bị án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước y Phạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung y Phạt tiền tước đi của người bị án lợi ích vật chất với các mức cao thấp khác nhau, tuỳ theo tính chất, mức độ của HV phạm tội. y Khi là HP chính, phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự QL kinh tế, an toàn, trật tự công cộng, trật tự QL hành chính và một số tội khác do LHS quy
  10. y HP tiền thường được quy định trong chế tài lựa chọn cùng vưới các HP chính khác như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc quy định như vậy tạo cho toà án khả năng lựa chọn HP phù hợp với:  Tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của tội phạm;  Nhân thân người phạm tội;  Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS;  Hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội;  Khả năng thi hành án.
  11. y Khi là HP chính, có 2 cách quy định phạt tiền:  Quy định mức tối thiểu và mức tối đa. Mức thấp nhất 1 triệu VND (các Điều 245, 266, 268...BLHS99), mức cao nhất 1 tỷ VND (Điều 172 BLHS99)  Quy đinh bội số lần so với tiền trốn thuế hoặc tiền lãi (các Điều 161, 163 BLHS99). Thấp nhất là 1 lần và cao nhất là 10 lần y Khi là HP bổ sung, có 2 cách quy định phạt tiền giống như HP chính nhưng mức phạt tối đa thấp hơn. Cụ thể là: 500 triệu VND (Điều 172) và gấp 5 lần (các Điều 279, 289, 291
  12. 2.3. Cải tạo không giam giữ (CTKGG, Điều 31 BLHS99) u CTKGG là HP chính có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi XH y CTKGG là HP chính nhẹ hơn HP tù, không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi XH.
  13. y Điều kiện áp dụng hình phạt CTKGG:  Tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (điều kiện đảm bảo sự tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm)  Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng (điều kiện đảm bảo thi hành án CTKGG) y Khi tuyên bản án CTKGG, toà án giao cho các cơ sở giám sát, giáo dục người bị án: Cơ quan, tổ chức, đơn vị QĐ, doanh nghiệp, UBND xã, phường, thị trấn y Người bị án bị khấu trừ thu nhập từ 5% đến 20% để sung vào công quỹ y Người đã thành niên đã chấp hành được 1/3 thời gian, người chưa thành niên đã chấp hành được 1/4 thời gian CTKGG, nếu có nhiều tiến bộ và theo đề nghị của đơn vị giám sát, giáo dục thì có thể được xét giảm chấp hành HP
  14. 2.4. Trục xuất (Điều 32 BLHS99)  Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung buộc người nước ngoài phạm tội phải rời khỏi lãnh thổ Việt nam trong thời hạn nhất định  Người bị trục xuất có các nghĩa vụ  Rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng hạn;  Chịu sự QL, giám sát của cơ quan xuất, nhập cảnh Việt Nam;  Không được tự ý rời khỏi nơi quản lý;  Nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án;
  15.  Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu:  Đang ốm nặng hoặc đang bị cấp cứu;  Đang phải chấp hành các hình phạt khác;  Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam  Toà án có thể áp dụng HP trục xuất là HP chính hoặc HP bổ sung tuỳ theo quy định của BLHS  Người nước ngoài phạm tội nhưng thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ thì TNHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao
  16. 2.5. Tù có thời hạn (Điều 33 BLHS99)  Tù có thời hạn là hình phạt chính buộc người bị kết án phải cách ly XH một khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 20 năm.  Người bị án phạt tù có thời hạn phải bị cách ly XH để họ không có điều kiện phạm tội mới  Tù có thời hạn là hình phạt chính nặng hơn CTKGG, vì:  Là hình phạt tước tự do, cách ly xã hội  Thời gian bị tước tự do tối đa là 20 năm. Nếu phạm nhiều tội (hoặc bị tổng hợp nhiều bản án) thì thời gian tước tự do có thể đến 30 năm
  17.  Trong thời gian chấp hành hình phạt (CHHP) tù giam người bị án có nghĩa vụ:  Chấp hành nội quy, quy chế của trại giam;  Tham gia lao động theo quy định;  Học văn hoá, học nghề  Nếu cải tạo tốt người bị án sẽ được xét giảm án hoặc miễn CH phần hình phạt còn lại  Trước khi thành án phạt tù giam, nếu người phạm tội đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian tạm giam, tạm giữ được tính vào thời gian CHHP tù theo nguyên tắc: một ngày tạm giam, tạm giữ bằng một ngày tù
  18. 2.6. Tù chung thân (Điều 34 BLHS99)  Tù chung thân là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình, buộc người phạm tội phải cách ly xã hội vô thời hạn.  Đây là hình phạt nghiêm khắc chỉ sau tử hình  Người bị kết án tù chung thân bị cách ly XH vô thời hạn để cải tạo, giáo dục và vì mục đích phòng ngừa chung và riêng  Trong thực tiễn, HP tù chung thân áp dụng đối với những người phạm tội mà nếu áp dụng HP tù có thời hạn ở mức tối đa vẫn còn nhẹ, nhưng nếu áp dụng HP tử hình thì chưa thật cần thiết
  19. 2.7. Tử hình (Điều 35 BLHS99)  Tử hình là HP chính nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền sống của người bị án và áp dụng đối với trường hợp phạm tội đặ biệt nghiêm trọng y HP tử hình không nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án y HP tử hình có mục đích phòng ngừa riêng: loại bỏ khả năng phạm tội mới y HP tử hình có mục đích phòng ngừa chung: răn đe, ngăn ngừa những người có ý thức pháp luật kém y Người bị án tử hình có quyền xin Chủ tịch nước ân giảm án. Nếu được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân
  20. y Thực tiễn xét xử cho thấy tử hình chỉ áp dụng đối với những trường hợp phạm tội gây HQ đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự trị an xã hội... ảnh hưởng rất xấu đến xã hội, bị dư luận kịch liệt lên án u Không áp dụng HP tử hình với: y Người chưa thành niên phạm tội; y Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử u Không thi hành án tử hình đối với: y Phụ nữ có thai; phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp này án tử hình chuyển thành chung thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2