intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát

Chia sẻ: Trần Ngọc Lâm | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

383
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu cung cấp sự hiểu biết về hai khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát, hiểu được sự ảnh hưởng của hai khái niệm này đến quá trình kiểm toán hãy tham khảo bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát để nắm bắt nội dung môn học một cách chi tiết hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát

  1. Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
  2. Tài liệu tham khảo  Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Học viện tài chính, 2009  Chuẩn mực kiểm toán số 400  Auditing, Alvin A.Arens,1997
  3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu - Mục tiêu  Cung cấp sự hiểu biết về hai khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát  Hiểu được sự ảnh hưởng của hai khái niệm này đến quá trình kiểm toán. - Phương pháp nghiên cứu Giáo viên đặt vấn đề > học sinh tự giải quyết > Học sinh và giáo viên cùng đánh giá, kết luận
  4. Kết cấu chương 6 6.1.Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ 6.2.Các mục tiêu chi tiết của kiểm soát nội bộ đối với BCTC 6.3.Cơ cấu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6.4.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
  5. 6.1.Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ - Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị - Mục đích và những mối quan tâm của đơn vị được kiểm toán  Nhằm bảo vệ tài sản, sổ sách và thông tin  Nhằm thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật  Nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hành và sử dụng các nguồn lực trong đơn vị  Nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực hợp lý - Mục đích và những mối quan tâm của KTV  Mục đích: để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần thực hiện  Mối quan tâm:+ Nhằm bảo vệ tài sản, sổ sách và thông tin + Nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực hợp lý - Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán: xây dựng và duy trì các quá trình kiểm soát ở đơn vị
  6. Những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại - Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên - Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát - Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị - Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng đặc quyền của mình - Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm Trong tất cả cuộc kiểm toán, BCTC luôn có một mức độ rủi ro kiểm soát
  7. 6.2.Các mục tiêu chi tiết của kiểm soát nội bộ đối với BCTC - Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý - Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn - Các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, các tài sản hiện có phải được ghi sổ đầy đủ - Các nghiệp vụ kinh tế, các tài sản hiện có phải được đánh giá và tính toán đúng đắn - Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn - Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ảnh kịp thời, đúng kỳ - Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào các sổ chi tiết và phải được tổng hợp chính xác.
  8. 6.3.Cơ cấu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6.3.1.Môi trường kiểm soát Link1 6.3.2.Hệ thống kế toán Link2 6.3.3.Các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát Link3
  9. Link 1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùm đến việc thiết kế và vận hành của các quá trình kiểm soát nội bộ bao gồm cả hệ thống kế toán và các nguyên tắc và quy chế, thủ tục kiểm soát cụ thể. Những yếu tố của môi trường kiểm soát bao gồm: - Đặc thù về quản lý - Cơ cấu tổ chức - Chính sách nhân sự - Công tác kế hoạch - Bộ phận kiểm toán nội bộ - Các nhân tố bên ngoài
  10. Link 2: Hệ thống kế toán - Khái niệm: Hệ thống kế toán ở đơn vị là hệ thống dùng để nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ, xử lý, tổng hợp và lập báo cáo về các thông tin kinh tế, tài chính ở vị. - Chứng từ và sổ sách đầy đủ Chứng từ kế toán:  Chứng từ phải được đánh số liên tiếp  Chứng từ phải được lập vào lúc nghiệp vụ kinh t ế phát sinh ho ặc ngay sau đó càng sớm càng tốt  Chứng từ phải đơn giản để đảm bảo là chúng rõ ràng dễ hiểu  Chứng từ phải được thiết kế cho nhiều công dụng và thể hiện t ối đa mức độ kiểm soát nội bộ - Hệ thống tài khoản: - Sổ kế toán - Báo cáo kế toán
  11. Link 3 Các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát Các nguyên tắc kiểm soát - Nguyên tắc “Phân công, phân nhiệm” - Nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” - Nguyên tắc “Phê chuẩn, ủy quyền” Các loại thủ tục kiểm soát - Kiểm soát trực tiếp: là các thủ tục, quy chế, quá trình kiểm soát được thiết lập nhằm trực tiếp đáp ứng các mục tiêu chi tiế của kiểm soát +Kiểm soát bảo vệ tài sản thông tin +Kiểm soát xử lý +Kiểm soát quản lý (kiểm soat độc lập với việc thực hiện) - Kiểm soát tổng quát: là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau
  12. 6.4.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 6.4.1.Lý do của sự hiểu biết 6.4.2.Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá và quyết định 6.4.3.Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát
  13. 6.4.2.Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá và quyết định 6.4.2.1.Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ - Hiểu biết về môi trường kiểm soát: giúp KTV đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của Hội đồng quản trị, ban giám đốc đơn vị đối với tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ - Hiểu biết về hệ thống kế toán - Hiểu biết về các thủ tục kiểm soát Đánh giá trên hai phương diện: thiết kế các quá trình kiểm soát và việc duy trì vận hành chúng trong thực tế đơn vị Các thủ tục để đạt được sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ +Kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng +Tiếp xúc nhân viên của đơn vị +Nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ +Kiểm tra các chứng từ và sổ sách +Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị
  14. 6.4.2.Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá và quyết định Tài liệu chứng minh cho sự hiểu biết:  Mô tả tường thuật  Sơ đồ  Bảng câu hỏi
  15. 6.4.2.2.Đánh giá và quyết định - Đánh giá khả năng có thể kiểm toán được - Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát dựa trên sự hiểu biết đã thu thập được (đánh giá ban đầu) - Đánh giá khả năng một mức rủi ro kiểm soát thấp hơn có thể chứng minh được - Quyết định mức đánh giá thích hợp về RRKS để sử dụng
  16. 6.4.3.Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát - Thử nghiệm kiểm soat - Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát
  17. 6.4.3.Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát - Thử nghiệm kiểm soat - Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát
  18. Câu hỏi thảo luận Câu 6 Mục tiêu cơ bản của KTV khi nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là: A. Xem xét hiệu quả quản lý trong đơn vị B. Đánh giá năng lực và trình độ quản lý của các nhà quản lý đơn vị C. Phát hiện những sơ hở yếu kém nhằm giúp các nhà lãnh đạo đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ D. Thiết lập độ tin cậy dự kiến vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đon vị E. Có hiểu biết sâu sắc hơn về đơn vị trước khi tiến hành kiểm toán
  19. Câu hỏi thảo luận Sau hệ thống kiểm soát nội bộ đã được KTV đánh giá, kế hoạch kiểm toán có thể thay đổi A. Đúng B. Sai Hãy giải thích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2