intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1 - TS. Nguyễn Hoài Phương

Chia sẻ: Thân Thanh Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

247
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tìm hiểu chương 1 Những vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tệ, với nội dung trình bày gồm 2 phần: phần 1 Tiền tệ, với kiến thức về: sự ra đời, bản chất của tiền tệ; sự phát triển các hình thái tiền tệ; chức năng của tiền tệ; chế độ tiền tệ; khối tiền tệ; lạm phát tiền tệ. Phần 2 Tài chính với kiến thức về: Bản chất của tài chính và chức năng của tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1 - TS. Nguyễn Hoài Phương

  1. Chương I Những vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tệ TS. Nguyễn Hoài Phương Phuong.fbf@gmail.com
  2. Nội dung chương A. Tiền tệ • Sự ra đời, bản chất của tiền tệ • Sự phát triển các hình thái tiền tệ • Chức năng của tiền tệ • Chế độ tiền tệ • Khối tiền tệ • Lạm phát tiền tệ B. Tài chính • Bản chất của tài chính • Chức năng của tài chính
  3. A. Tiền tệ I. Sự ra đời và bản chất của tiền tệ • 1. Sự ra đời của tiền tệ – Tiền tệ chỉ xuất hiện khi có nhu cầu về trao đổi và mua bán hàng hóa – Nghiên cứu về sự ra đời của tiền tệ là nghiên cứu về các hình thái biểu hiện giá trị trong trao đổi.
  4. Các hình thái biểu hiện giá trị • Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) 1 rìu = 20 kg thóc • Hình thái giá trị toàn bộ ( mở rộng) 10 kg ngô 1 rìu = 20 kg thóc 15 kg muối • Hình thái giá trị chung 10 kg ngô 20 kg thóc = 1 rìu 15 kg muối • Hình thái tiền tệ
  5. Bản chất tiền tệ • Là vật ngang giá chung, là một hàng hóa đặc biệt ( Karl Marx) • Là một thứ dầu bôi trơn cho guồng máy luân chuyển hàng hóa, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (P.Samuelson) • Là bánh xe vĩ đại của lưu thông (Adam Smith) • Là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ ( F.S. Mishkin)
  6. II. Sự phát triển các hình thái tiền tệ • Tiền bằng hàng hóa (Commodity money) – Hàng hóa không phải kim loại (vỏ sò, da thú, răng cá voi, gỗ đàn hương…) – Kim loại (chì, kẽm, nhôm, bạc, vàng…) • Tiền không phải là hàng hóa ( Tiền phù hiệu) – Tiền giấy ( tiền pháp định) (Paper money – Fiat money) – Tiền ghi sổ - Tiền tín dụng (Credit money) – Tiền điện tử ( Electronic money)
  7. Tiền bằng hàng hóa ( Tiền không phải kim loại) • Ưu điểm – Không có lạm phát • Nhược điểm – Tính không đồng nhất – Khó bảo quản – Khó chia nhỏ – Khó vận chuyển – Phạm vi trao đổi hẹp
  8. Tiền bằng hàng hóa Tiền là kim loại • Ưu điểm – Tính đồng nhất – Dễ bảo quản – Dễ chia nhỏ – Dễ vận chuyển – Phạm vi trao đổi rộng • Nhược điểm – Khả năng khai thác có hạn – Giá trị của vàng quá lớn để trở thành vật ngang giá chung
  9. Nghiên cứu tình huống • Bạn sẽ khuyên Minh mang tiền mặt, séc hay thẻ để thanh toán trong các trường hợp sau: – Đi du lịch nước ngoài: Singapore – Đi trải nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam – Tới các nhà hàng và siêu thị
  10. Tiền giấy • Ưu điểm – Đáp ứng quy mô vô hạn của nền kinh tế • Nhược điểm – Lạm phát – Chi phí ( in ấn, vận chuyển, lưu thông, bảo quản, tiêu hủy…) – Rủi ro – Khó khăn trong việc quản lý của Nhà nước – Không đảm bảo tính kịp thời trong trao đổi
  11. Tiền ghi sổ Được sử dụng bằng các bút toán ghi Nợ - Có trên tài khoản ở Ngân hàng • Ưu điểm – Giảm bớt chi phí – Giảm rủi ro – Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý • Nhược điểm – Lưu giữ chứng từ, sổ sách trong thời gian dài – Thời gian luân chuyển, xử lý chứng từ – Thời hạn và phạm vi hạn chế
  12. Tiền điện tử Được sử dụng qua các bút toán trên tài khoản ảo được lưu trữ bởi hệ thống mạng • Ưu điểm – Nhanh chóng, thuận tiện – Giảm chi phí – Thời hạn dài và phạm vi rộng • Nhược điểm – Yêu cầu công nghệ hiện đại và đồng bộ – Trình độ của người sử dụng
  13. III. Chức năng của tiền tệ • 1. Quan điểm của Karl Marx – Là thước đo giá trị – Là phương tiện lưu thông – Là phương tiện thanh toán – Là phương tiện cất trữ – Chức năng tiền tệ quốc tế
  14. III. Chức năng của tiền tệ • Karl Marx – Là thước đo giá trị: • Tiền phải có giá trị thực sự • Tiền phải được xác định đơn vị thông qua tiêu chuẩn giá cả hay hàm lượng vàng của một đơn vị tiền tệ do nhà nước quy định VD: Tiêu chuẩn giá cả của đồng USD: 1 USD = 0.7366 gr vàng
  15. III. Chức năng của tiền tệ • Karl Marx – Là phương tiện lưu thông • Hàng hóa và tiền tệ vận động ngược chiều nhau H–T–H
  16. III. Chức năng của tiền tệ • Karl Marx – Là phương tiện thanh toán • Tiền sử dụng để kết thúc các khoản nợ • Hàng hóa và tiền tệ có thể vận động độc lập
  17. III. Chức năng của tiền tệ • Karl Marx – Là phương tiện tích lũy • Tiền trở thành “của cải” để dành hay dự phòng • Đồng tiền phải thực sự có giá trị
  18. III. Chức năng của tiền tệ • Karl Marx – Tiền tệ thế giới • Là phương tiện mua chung, di chuyển của cải giữa các quốc gia • Để đạt được sự đồng nhất giữa các nền kinh tế, tiền phải là tiền vàng
  19. III. Chức năng của tiền tệ • Quan điểm kinh tế học hiện đại – Là thước đo giá trị (unit of accounts) Tiền tệ bản thân phải có giá trị. Giá trị của đồng tiền pháp định phụ thuộc: • Cung cầu tiền tệ • Lạm phát • Tình trạng nền kinh tế • Lòng tin
  20. III. Chức năng của tiền tệ Số mặt hàng Số lượng giá trong Số lượng giá trong trao đổi nền KT hiện vật nền KT tiền tệ 3 3 3 10 45 10 N N(N-1) N ------------ 2 - Giảm chi phí trong trao đổi do giảm được số lượng giá cần xem xét - Tiền có khả năng định giá và đinh lượng tài sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1