intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mạng máy tính: Chương 3

Chia sẻ: Le Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

175
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Mạng máy tính: Chương 3 - Kỹ thuật mạng cục bộ LAN có nội dung trình bày các phương thức đa truy nhập, phương pháp CSMA, phương pháp CSMA/CD, phương pháp Token, các chuẩn mạng LAN, công nghệ Ethernet, địa chỉ Ethernet MAC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mạng máy tính: Chương 3

  1. Kỹ thuật mạng cục bộ LAN ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 1
  2. Các phương thức đa truy nhập  Phương pháp truy nhập ngẫu nhiên. - Kỹ thuật với dạng bus: CSMA, CSMA/CD. - Kỹ thuật truy nhập ngẫu nhiên dạng vòng : Register insertion và Slotted Ring.  Phương pháp truy nhập có điều khiển. - Kỹ thuật bus với thẻ bài Token Bus. - Kỹ thuật vòng với thẻ bài Token Ring. - ITE PC v4.0 Kỹ thuật tránh xung đột Collision Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 2
  3. Phương pháp CSMA Còn được gọi là phương pháp nghe trước khi truyền LBT (Listen Before Transmitting). Khi một trạm truyền dữ liệu, trước hết nó sẽ phải “nghe” xem đường truyền “bận” hay “rỗi”. Nếu “rỗi” nó sẽ truyền dữ liệu đi (theo khuôn dạng chuẩn), nếu đường truyền đang “bận” thì nó sẽ thực hiện 1 trong 3 giải thuật sau: ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 3
  4. Giải thuật non-persistent - Trạm tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên, sau đó lại bắt đầu nghe đường truyền. - Giải thuật này có hiệu quả tránh xung đột nhưng có thời gian chết. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 4
  5. Giải thuật 1- persistent Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất p = 1. Giải thuật này khắc phục nhược điểm có thời gian chết bằng cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền kết thúc, song nếu có nhiều trạm cùng chờ và tiến hành phát dữ liệu cùng lúc thì sẽ gây ra xung đột. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 5
  6. Giải thuật p- persistent Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất p xác định trước (mỗi trạm có gắn một hệ số ưu tiên). Ngược lại trạm rút lui trong một thời gian cố định rồi truyền với xác suất p hoặc tiếp tục chờ đợi với xác suất 1 – p. Giải thuật này giảm được tối đa xung đột và thời gian chết. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 6
  7. Phương pháp CSMA/CD (1) Phương pháp này có nguồn gốc từ hệ thống radio phát triển tại trường đại học Hawai vào khoảng năm 1970 gọi là ALOHANET. Còn gọi là phương pháp LWT (Listen While Transmitting - nghe trong khi truy ền) . Các va chạm luôn xảy ra tại một cấp nào đó trên mạng với số lượng tăng tỷ lệ thuận khi các phiên truyền tăng. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 7
  8. Phương pháp CSMA/CD (2) ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 8
  9. Phương pháp CSMA/CD (2) ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 9
  10. Phương pháp CSMA/CD (3) ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 10
  11. Phương pháp CSMA/CD (4) CDMA/CD, còn bổ sung các quy tắc sau: - Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện xung đột, nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được xung đột. - Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các quy tắc của CSMA. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 11
  12. Thuật toán CSMA/CD ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 12
  13. Phương pháp Token (1) - Token là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung gồm các thông tin điều khiển được quy định riêng cho mỗi phương pháp. - Token có cấu tạo gồm 24 bit. - Ở thời điểm đầu tiên, khi khởi tạo vòng Ring, phải có một trạm tạo ra thẻ bài  gọi là trạm active monitor. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 13
  14. Phương pháp Token (2) - Trạm nhận thay đổi một số bit cuối cùng để ACK cho trạm gửi biết là nó nhận được thẻ bài. - Trạm giải phóng Token bằng cách chuyển bit thứ 12 (token bit) từ 1 – 0. - Trạm báo nhận Token bằng cách chuyển token bit từ 0 – 1. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 14
  15. Phương pháp Token Bus (1)  Thiết lập vòng logic. Vòng logic giữa các trạm có nhu cầu truyền, được xác định theo một chuỗi có thứ tự mà trạm cuối cùng liền kề với trạm đầu tiên của vòng. Mỗi trạm được biết địa chỉ của trạm liền kề trước và sau nó. Thứ tự của các trạm trên vòng logic độc lập với thứ tự vật lý. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 15
  16. Phương pháp Token Bus (2)  Thiết lập vòng logic. Duy trì trạng thái thực tế của mạng: - Bổ sung định kỳ các trạm nằm ngoài vòng logic nếu có nhu cầu truyền dữ liệu. - Loại bỏ một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu ra khỏi vòng logic. - Quản lý lỗi: Lỗi: có thể “đứt vòng” hoặc trùng địa chỉ. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 16
  17. Phương pháp Token Bus (3)  Khởi tạo vòng logic. Khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng cần phải khởi tạo lại vòng. Việc khởi tạo vòng logic được thực hiện khi một hoặc nhiều trạm phát hiện Bus hoạt động vượt giá trị ngưỡng thời gian (Time- out) hoặc thẻ bài bị mất  trạm phát hiện gửi thông báo “yêu cầu thẻ bài” tới một trạm active monitor để tạo Token mới và chuyểntheo vòng ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 17
  18. Phương pháp Token Ring (1) Sự quay về lại trạm nguồn của dữ liệu và thẻ bài nhằm tạo ra cơ chế báo nhận tự nhiên: trạm đích có thể gửi vào đơn vị dữ liệu (phần header) các thông tin về kết quả tiếp nhận dữ liệu của mình. Các thông tin đó có thể là: (1) trạm đích không tồn tại hoặc không hoạt động; (2) trạm đích tồn tại nhưng dữ liệu không copy; (3) dữ liệu đã được tiếp nhận; (4) có lỗi. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 18
  19. Phương pháp Token Ring (2)  Mất thẻ bài. Có thể quy định trước một trạm điều khiển chủ động (Active Monitor), phát hiện mất thẻ bài bằng cách dùng cơ chế ngưỡng thời gian Time-out. Sau khoảng thời gian đó, nếu không nhận lại được thẻ bài, trạm sẽ phát hiện tình trạng phục hồi bằng cách phát lại thẻ bài mới. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 19
  20. Phương pháp Token Ring (3)  Thẻ bài “bận” lưu chuyển không dừng. Monitor sử dụng một bit trên thẻ bài đánh dấu (M=1) khi gặp một thẻ bài bận đi qua nó. Nếu nó gặp lại thẻ bài với bit đã đánh dấu đó  trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài bận cứ quay vòng mãi. - Monitor sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài thành “rỗi” và chuyển tiếp trên vòng. ITE PC v4.0 Chapter 1 © 2007 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2