intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Marketing ngân hàng: Chương 4 - ThS. Thái Thị Kim Oanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:24

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Marketing ngân hàng - Chương 4: Chiến lược sản phẩm, cung cấp cho người học những kiến thức như tổng quan về sản phẩm dịch vụ ngân hàng; chiến lược sản phẩm dịch vụ ngân hàng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Marketing ngân hàng: Chương 4 - ThS. Thái Thị Kim Oanh

  1. Chương 4: Chiến lược sản phẩm l I. TỔNG QUAN VỀ SPDV NGÂN HÀNG l 1.1 Khái niệm về SPDV ngân hàng l Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính cách, công cụ do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính. 1
  2. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng những dịch vụ: - Dịch vụ cho vay - Dịch vụ tiền gởi ký thác - Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ tư vấn - Đại lý kinh doanh CK - Dịch vụ thuê két sắt, gởi tiền qua đêm - Dịch vụ thương mại quốc tế - Dịch vụ về thẻ 2
  3. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 2. Đặc điểm của SPDV ngân hàng 2.1 Tính vô hình - Sản phẩm ngân hàng thường được thực hiện theo qui trình khác với sản phẩm vật chất cụ thể, nên khó quan sát và cảm nhận được - Khách hàng thường khó khăn khi chọn và sử dụng SPDV ngân hàng - Khách hàng chỉ có thể thẩm định, kiểm tra chất lượng trong và sau khi sử dụng dịch vụ  Hoạt động marketing ngân hàng là phải tạo ra và cũng cố niềm tin với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng SPDV cung ứng, tăng tính hữu hình của SP, khuếch trương hình ảnh bằng việc tạo ra các hoạt động tuyên truyền, PR cho ngân hàng nhằm đẩy mạnh các xúc tiến hỗn hợp. 3
  4. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 2.2 Tính không thể tách rời - Tính không thể tách rời là sự khác biệt rõ nét của sản phẩm ngân hàng với các SPDV khác. - Quá trình cung cấp SPDV của NH diễn ra đồng thời với sự tham gia của khách hàng - Thường được tiến hành theo những qui trình nhất định, không thể chi cắt ra thành các loại thành phẩm khác  Ngân hàng không có SP dở dang, dự trữ lưu kho 4
  5. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Do đó ngân hàng phải: - Cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các bộ phận trong việc cung ứng SPDV, đồng thời phải xác định nhu cầu của khách hàng và cách thức lựa chọn SPDV ngân hàng ngày nay. - Ngân hàng nên thường xuyên tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng SPDV cung ứng cho KH. - Cần phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng trong toàn thể nhân viên trong ngân hàng. - Ngân hàng cần hiện đại hóa hệ thống cung ứng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. 5
  6. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 2.3 Tính không ổn định và khó xác định - Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính không ổn định và khó xác định vì chúng được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Trình độ nhân viên, công nghệ, khách hàng, bối cảnh không gian và thời gian giao dịch.. - Tất cả các yếu tố này điều biến động, đặc biệt là yếu tố con người. 6
  7. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 3. Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Được chia thành 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn thâm nhập thị trường 2. Giai đoạn tăng trưởng – phát triển 3. Giai đoạn chín muồi – bảo hòa 4. Giai đoạn suy thoái 7
  8. Sales & Profit Life Cycles Sales & profits ($) Introduction Growth Maturity Decline Time 8
  9. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 3.1 Giai đoạn thâm nhập thị trường - Bắt đầu đưa SPDV vào thị trường - Khách hàng chưa biết đến nhiều về SPDV - Khách hàng sử dụng dịch vụ ít nên không thể khai thác tối đa quy mô - Doanh thu giai đoạn này thấp, lợi nhuận thấp hay không có - Chi phí sản xuất SPDV cao  Ngân hàng có lợi thế trong cạnh tranh, thu hút và phát triển thị trường khách hàng mới. Giai đoạn này nên nổ lực đưa SPDV mới chiếm lĩnh thị trường, để cho KH biết SPDV của mình càng nhiều càng tốt bằng các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mãi…để kích thích khách hàng sử 9 dụng SPDV.
  10. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 3.2 Giai đoạn tăng trưởng – phát triển - Giai đoạn này sản phẩm đã xâm nhập mạnh trên thị trường - Khách hàng đã quen với SPDV của ngân hàng, số lượng khách hàng tăng lên, nhu cầu về sản phẩm cũng tăng theo - Lợi nhuận tăng nhanh có thể đạt mức cực đại - Chi phí marketing tăng cao vì phải khuếch trương, quảng cáo nhằm thông tin SPDV của ngân hàng tới khách hàng và mở rộng hệ thống phân phối và thâm nhập thị trường mới, khách hàng tiềm năng - Trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ mới, tiềm năng và tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ - Sự cạnh tranh tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng trong tính độc đáo về SPDV của mình - Các ngân hàng cần hoàn thiện SPDV của mình 10
  11. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 3.3 Giai đoạn chín muồi – bảo hòa - Khách hàng không còn ưa thích SPDV của ngân hàng - Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đã thay đổi. SPDV hiện tại không đáp ứng nhu cầu - Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm hoàn thiện hơn - Doanh thi bị chững lại, lợi nhuận không ổn định hoặc bắt đầu giảm sút - Ngân hàng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường 11
  12. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Ngân hàng phải: - Quyết định chuyển hướng đầu tư vào những SPDV mới, có khả năng cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao - Giai đoạn này, cố gắng làm giảm tốc độ suy giảm bằng cách giảm chi phí, lãi, phát triển các SP bổ sung cho các sản phẩm dịch vụ hiện có - Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi nhằm tạo sự khác biệt của SPDV để làm chậm việc chuyển sang giai đoạn suy thoái. 12
  13. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 3.4 Giai đoạn suy thoái - Giai đoạn này nhu cầu khách về SPDV giảm rất mạnh - Khách không còn ưa thích SPDV nữa - Số lượng khách hàng giảm nhanh chóng - Vị thế của sản phẩm trên thị trường giảm nhanh - Doanh thu và lợi nhuận giảm theo - Giai đoạn này là giai đoạn cân nhắc việc duy trì sản phẩm hay rút bỏ sản phẩm khỏi thị trường - Ngân hàng phải chuẩn bị những SPDV mới thay thế có sức mạnh cạnh tranh cao hơn để giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới. 13
  14. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 4. Phân loại SPDV ngân hàng Dựa vào nhu cầu KH nó được chia thành 6 nhóm: - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về tiền như các khoản cho vay - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu thu nhập như gởi tiết kiệm, dịch vụ đầu tư.. - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thanh toán và chuyển tiền như thẻ, séc… - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về quản lý như bảo hiểm, quản lý tài sản, ký thác… - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thông tin như dịch vụ luật pháp, bảo lãnh, thông tin thị trường… - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu chuyên môn như tư vấn đầu tư, 14 thuế, dự án….
  15. Chương 4: Chiến lược sản phẩm II CHIẾN LƯỢC SPDV NGÂN HÀNG 1. Các mục tiêu -- Các mục tiêu định tính: - Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng - Nâng cao vị thế hình ảnh của ngân hàng - Tạo sự khác biệt của SPDV ngân hàng -- Các mục tiêu định lượng: - Tăng số lượng SPDV cung ứng - Tăng số lượng SPDV mới - Đa dạng hóa SPDV cung ứng cho từng thị trường - Mở rộng thị trường 15 - Tăng doanh số của từng SPDV
  16. Chương 4: Chiến lược sản phẩm 2. Nội dung của chiến lược sản phẩm - Hiện đại hóa công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng. - Đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên - Hoàn thiện quy trình phục vụ - Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục phục vụ - Tăng cường công tác hướng dẫn, thông tin kịp thời đến với khách hàng về những thay đổi mới của sản phẩm, dịch vụ….đem lại những tiện ích, lợi ích cho khách hàng 16
  17. Chương 4: Chiến lược sản phẩm - Phát triển sản phẩm dịch vụ mới + Làm thay đổi danh mục sản phẩm kinh doanh + Thỏa mãn các nhu cầu mới phát sinh của khách hàng + Vừa duy trì khách hàng cũ vừa thu hút thêm khách hàng mới + Mục đích tăng lợi nhuận + Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng + Góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường 17
  18. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Quy trình phát triển sản phẩm mới: Đưa SP ra thị trường Thử nghiệm & Kiểm định Lựa chọn Xây dựng CLSP mới Hình thành ý tưởng 18
  19. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Bước 1: Xây dựng chiến lược sản phẩm mới: Nội dung cơ bản của chiến lược là xác định các mục tiêu phát triển sản phẩm mới, định hướng cho việc hình thành ý tưởng, và xác định nội dung của sản phẩm dịch vụ mới Bước 2: Hình thành ý tưởng Hình thành từ kinh nghiệm giao dịch với khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, thông tin của nhân viên giao dịch, từ các ngân hàng khác… 19
  20. Chương 4: Chiến lược sản phẩm Bước 3: lựa chọn ý tưởng Ngân hàng sẽ chọn lọc những ý tưởng tốt nhất, các ý tưởng này cần đáp ứng các nhu cầu: - Phù hợp với chiến lược sản phẩm mới theo mục tiêu ngân hàng đề ra - Phù hợp với nhu cầu của khách hàng và năng lực của ngân hàng Bước 4: Triển khai và kiểm định Triển khai bằng một sản phẩm cụ thể và kiểm định trên một nhóm khách hàng và thị trường nhất định, đánh giá phản ứng thị trường và điều chỉnh khi cần thiết 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2