intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mô phôi: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2016)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Mô phôi tiếp tục cung cấp cho sinh viên những kiến thức của phần mô học, với các nội dung về: mô và biểu mô, mô liên kết, mô sụn, mô xương, mô cơ, mô máu và bạch huyết, mô thần kinh; mô học hệ cơ quan, hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ quan tạo huyết và miễn dịch, da và các bộ phận thuộc da, hệ hô hấp, ống tiêu hóa chính thức, tuyến tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ nội tiết, hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mô phôi: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2016)

  1. PHẦN MÔ HỌC
  2. NHẬP MÔN MÔ HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: Mô học là môn khoa học nghiên cứu hình thái vi thể và siêu vi thể của tế bào, mô, cơ quan cơ thể người bình thường, trong mối quan hệ chặt chẽ với ý nghĩa chức năng của chúng. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống. dựa vào chức năng có thể xếp tế bào cơ thể thành những nhóm cơ bản sau: tế bào gốc, tế bào biểu mô, tế bào chống đỡ, tế bào co rút (tế bào cơ), tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào miễn dịch và tế bào chế tiết hormon. Mô gồm quần thể tế bào đã chuyên môn hóa và những sản phẩm của tế bào đảm nhiệm một hoặc vài chức phận nhất định. Cơ thể người có 05 loại mô cơ bản: (1) biểu mô, (2) mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô xương, mô sụn, mô mỡ, mô lưới), (3) mô cơ, (4) mô thần kinh và (5) mô máu và bạch huyết. Cơ quan là đơn vị cấu trúc gồm các nhóm mô, đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng nhất định. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan liên hệ hoặc phụ thuộc nhau, đảm nhiệm 1 hoặc nhiều chức phận nhất định. Cơ thể ngƣời bao gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động tương tác với nhau, đảm bảo sự thích nghi trong môi trường sống. 2. QUAN HỆ GIỮA MÔ HỌC VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC TRONG Y SINH HỌC Mô học được coi là mô học cơ sở về hình thái cho các môn học cơ sơ chức năng như: sinh lý học, sinh hóa học và các môn học tiền lâm sàng như: giải phẩu bệnh, sinh lý bệnh, dược lý học. Với giải phẫu học: giải phẫu học và mô học là hai môn học hình thái học mà sinh viên được học ngay những năm đầu khi vào trường y. Gải phẫu học nghiên cứu mô tả bằng quan sát đại thể, mô học nghiên cứu mô tả cơ thể ở mức hiển vi. Những phát hiện và hiểu biết về giải phẫu học là tiền đề để ngành mô học đi sâu nghiên cứu; đổng thời những kiến thức về mô học làm phong phú và sâu thêm những hiểu biết về giải phẫu. Với sinh lý học: Sinh lý học nghiên cứu những cơ chế và qui luật hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người. Những hiểu biết về cấu trúc đại thể (giải phẩu học) và đặc biệt là những kiến thức về vi thể, siêu vi thể (mô học) giúp trả lời câu hỏi vì sau các cơ quan, hệ cơ quan lại thực hiện được những chức năng đó. Với những hiểu biết hiện nay về cơ thể con người, có thể nói: “Trong cơ thể không có một cấu trúc nào không đảm một chức năng không có chức năng nào không liên quan đến một cấu trúc”. Khi nghiên cứu mô tả cấu trúc hình thái của tế bào, mô của cơ quan nào đó, người làm mô học luôn tìm hiểu liên hệ với ý nghĩa chức năng của tế bào và mô ấy. Mô học không có nhiệm vụ nghiên cứu hoạt động sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan, nhưng mô học luôn tìm hiểu ý nghĩa chức năng của các cấu trúc đã nghiên cứu, ngày nay, mô sinh lý học là một trong những hướng nghiên cứu của mô học hiện đại 1
  3. Với sinh hóa học: việc áp dụng nghững kỹ thật nghiên cứu hóa tế bào, hóa mô nhằm phát hiện và xác định vị trí, sự phân bố và những biến đổi các thành phần hóa học ở tế bào và mô đã chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học, hóa sinh học với tế bào học, mô học,… Với những môn bệnh học và lâm sàng: những kiến thức mô học của cơ thể người bình thường là không thể thiếu để có thể nhận ra được những cấu trúc bệnh lý bất thường và giúp hiểu thấu đáu những quá trình sinh hóa bất thường và sinh lý bệnh. Cùng với những khám xét lâm sàng và cận lâm sàng khác các lâm sàng còn sử dụng các kết quả phân tích về tế bào học, mô học… Giúp cho việc chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi trong quá trình điều trị cho người bệnh. Nhà bệnh lý học người Đức Rudolf Virchow (1821 - 1902) đã từng có câu nói nổi tiếng: “…Tôi khẳng định rằng, không một thầy thuốc giỏi nào lại không hiểu biết tường tận về cấu trúc cơ thể con người!...” 3. PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP Để đạt kết quả học tập, cần có phương pháp phù hợp. Ngoài việc phải nắm vững những mục tiêu học tập của mỗi bài, sinh viên cần lưu ý những điểm sau: + Vì mô học là môn học hình thái mô tả, nhiều chi tiết và thuật ngữ, nên cần học cách gọi tên và mô tả đúng các cấu trúc, hiểu các hình và tập vẽ các hình minh họa; nên làm dàn ý chi tiết bài học của riêng mình. + Nên liên hệ giữa đặc điểm hình thái với ý nghĩa chức năng của cấu trúc. + Tích cực, chủ đông tham gia các buổi thực tập trên tiêu bản để củng cố kiến thức. 2
  4. MÔ VÀ BIỂU MÔ MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm và các đặc điểm cấu tạo của biểu mô. 2. Mô tả được các cấu trúc liên kết giữa các tế bào. 3. Mô tả được cấu trúc mô học của 9 loại biểu mô phủ và trình bày vị trí của chúng trong cơ thể. 4. Phân loại biểu mô tuyến. 5. Mô tả được các kiểu chế tiết của biểu mô tuyến. NỘI DUNG 1. MÔ LÀ GÌ? Mọi cơ thể sống có hai phạm trù cơ bản: cấu tạo và chức năng. Bất kỳ cấu tạo nào cũng đều đảm nhiệm những chức năng nhất định và ngược lại, bất kỳ chức năng nào cũng đều do một hoặc một số cấu tạo nào đó thực hiện. Cơ thể người và động vật là một thề thống nhất, toàn vẹn, trong đó có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau: phân tử, tế bào, mô, cơ quan và cơ thể. Tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Mô là một hệ thống các tế bào và chất gian bào có cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng, chúng được hình thành trong quá trình tiến hóa sinh học và xuất hiện ở cơ thể đa bào do quá trình biệt hóa. Cơ thể người có 5 loại mô chính: - Biểu mô (biểu mô phủ và biểu mô tuyến) - Mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô sụn và mô xương, mô mỡ và mô lưới) - Mô cơ - Mô thần kinh. - Mô máu và bạch huyết 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BIỂU MÔ: Biểu mô là mô gồm những tế bào xếp sát nhau với một khoảng gian bào không đáng kể. Biểu mô có tác dụng phủ mặt ngoài cơ thể, các khoang trong cơ thể hoặc tạo thành các tuyến. Biểu mô có nguồn gốc từ ngoại bì hoặc trung bì hoặc nội bì. Biểu mô có hai loại: + Biểu mô phủ: Lợp mặt ngoài cơ thể hoặc mặt trong các khoang thiên nhiên như: da, ống tiêu hóa, bàng quang , tử cung… + Biểu mô tuyến: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết. Chức năng chung của biểu mô: bảo vệ, hấp thu, tái hấp thu, chế tiết. 3
  5. Biểu mô có 5 đặc điểm cấu tạo: - Các tế bào biểu mô thường đứng sát nhau, tạo thành lớp và tựa trên màng đáy ngăn cách với mô liên kết. - Lớp biểu mô thường có tính phân cực: cực ngọn quay về phía môi trường hoặc các khoang, cực đáy tựa trên màng đáy. Tính phân cực thể hiện ở cấu tạo, phân bố bào quan và hoạt động tế bào. - Các tế bào biểu mô lân cận liên kết với nhau rất chặt chẽ bằng các hình thức liên kết phong phú. - Trong biểu mô không có mạch máu. Biểu mô được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu các chất từ mô liên kết qua màng đáy. - Hầu hết biểu mô, đặc biệt là biểu mô phủ có khả năng tái tạo mạnh. 3. BIỂU MÔ PHỦ: 3.1. Tế bào biểu mô phủ 3.1.1. Bào quan đặc biệt: Vi nhung mao: là những nhánh bào tương cực ngọn tế bào, do bào tương đội màng tế bào lên để tăng diện tích bề mặt tế bào. Có cấu trúc khá kiên định nhờ bên trong có những sợi actin chạy dọc theo nhung mao. Lông chuyển: có cấu trúc giống như trung thể, bên ngoài được bọc bởi một màng tế bào, nó có nhiều ở cực ngọn của tế bào trụ có lông chuyển của biểu mô đường hô hấp. Mỗi lông chuyển gồm 9 nhóm siêu ống ngoại vi và 2 siêu ống trung tâm xếp song song nhau và chạy theo chiều dọc của lông chuyển. Nếp gấp đáy: là những chỗ màng bào tương ở cực đáy tế bào biểu mô lõm sâu vào bào tương tế bào tạo thành những mê đạo đáy. 3.1.2. Sự liên kết giữa các tế bào: Các tế bào biểu mô gần nhau liên kết với nhau rất chặt chẽ, nhờ các cấu trúc liên kết phong phú: chất gắn, khớp mộng, liên kết vòng bịt, thể liên kết vòng, thể liên kết, liên kết khe.  Chất gắn: Là những phân tử kết dính tế bào nằm trong khoảng gian bào hẹp giữa các tế bào.  Khớp mộng: Là cấu trúc lồi lõm của tế bào khớp vào nhau.  Liên kết vòng bịt: Là vùng liên kết khít ở cực ngọn, 2 màng tế bào như được may lại bởi những hàng phân tử protein. 4
  6.  Thể liên kết vòng: Cũng tạo thành 1 dãy quanh cực ngọn của tế bào.  Thể liên kết: Là những cấu trúc liên kết điển hình, thường gặp, có dạng bầu dục . Ở mỗi phần tế bào đối diện có 1 tấm bào tương đặc với nhiều siêu sợi trương lực xuyên qua màng bào tương và đan vào nhau ở khoảng gian bào và làm cho sự liên kết càng thêm chắc.  Liên kết khe: là những vùng rộng có đường kính khoảng 1000nm, ở đó 2 màng tế bào cách nhau 2- 3nm, trên màng tế bào có những phức hợp protein đặc biệt (connexon) tạo nên những khe thông có thể đóng mở để vận chuyển ion có trọng lượng phân tử 2.103 từ tế bào này đến tế bào kia. Loại liên kết này có thể gặp ở tất cả các mô. 3.2. Phân loại biểu mô phủ: Dựa vào hình dáng tế bào: 5
  7. - Biểu mô lát, - Biểu mô vuông, - Biểu mô trụ. Dựa vào số hàng tế bào: - Biểu mô đơn, - Biểu mô tầng. Tổng hợp 2 tiêu chuẩn phân loại trên, biểu mô được phân thành: - Biểu mô lát đơn, - Biểu mô lát tầng, - Biểu mô vuông đơn, - Biểu mô vuông tầng, - Biểu mô trụ đơn, - Biểu mô trụ tầng. Ngoài ra còn gặp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển và biểu mô trung gian (= biểu mô đa dạng tầng = BM chuyển tiếp = BM chuyển dạng = biểu mô niệu). H5A. BM lát đơn H5B. BM vuông đơn H5C. BM trụ đơn 6
  8. BM lát tầng BM trung gian 3.2.1. Biểu mô lát đơn: một lớp tế bào dẹt tựa trên màng đáy. VD: biểu mô của lá thành, lá tạng của phúc mạc, bao Bawnman của tiểu cầu thận… 3.2.2. Biểu mô vuông đơn: một lớp tế bào hình khối vuông tựa trên màng đáy. Tế bào có nhân hình cầu nằm ở giữa. VD: biểu mô mầm buồng trứng, biểu mô các ống thận… 3.2.3. Biểu mô trụ đơn: một lớp tế bào hình trụ có nhân hình bầu dục nằm lệch về phía cực đáy. VD: biểu mô dạ dày, ruột non, ruột già…. 7
  9. 3.2.4. Biểu mô lát tầng không sừng hóa: gặp ở thực quản, giác mạc… Biểu mô này gồm 3 lớp: - Lớp đáy (lớp sinh sản): là một hàng tế bào hình trụ thấp hay hình khối vuông, có nhiều tế bào nguồn có khả năng phân chia tạo tế bào mới thay thế lớp tế bào già và bị bong của lớp bề mặt. - Lớp trung gian (lớp gai): gồm nhiều hàng tế bào hình đa diện - Lớp bề mặt: vài hàng tế bào dẹt, dần dần bị già và bong ra. Biểu mô lát tầng không sừng hóa Biểu mô lát tầng sừng hóa 3.2.5. Biểu mô lát tầng sừng hóa: - Lớp đáy (lớp sinh sản): là một hàng tế bào hình trụ thấp hay hình khối vuông, bào tương của lớp tế bào này có khả năng tổng hợp protein đặc hiệu tạo nên siêu sợi trương lực, có nhiều tế bào nguồn có khả năng phân chia tạo tế bào mới thay thế lớp tế bào già và bị bong của lớp bề mặt. - Lớp gai (lớp sợi, lớp Malpighi): gồm nhiều hàng tế bào hình đa diện. Trong cả lớp đáy và lớp gai còn gặp tế bào hắc tố, đại thực bào biểu bì và lympho bào. Tế bào hắc tố nằm ở lớp đáy nhưng các nhánh bào tương phát triển vào lớp gai, bào tương của chúng chứa nhiều hạt melanin. - Lớp hạt: nằm trên lớp gai gồm một số tế bào dẹt, bào tương chứa nhiều hạt kératohyalin và tơ trương lực - Lớp bóng: gồm một số hang tế bào dẹt, bào tương chứa chất eleidin ( là phức hợp giữa kératohyalin và tơ trương lực). - Lớp sừng: không còn hình ảnh cấu tạo tế bào, chất eleidin biến thành kératin (chất sừng). các vẩy sừng trên cùng không còn liên kết và bong ra. 3.2.6. Biểu mô vuông tầng: gồm nhiều lớp tế bào hình vuông chồng lên nhau. VD: nang trứng thứ cấp, nang trứng có hốc, ống bài xuất của tuyến mồ hôi. Biểu mô vuông tầng ở nang trứng (trái) và ở tuyến mồ hôi (phải) 8
  10. 3.2.7. Biểu mô trụ tầng: hiếm gặp trong cơ thể người, có ở kết mạc mắt và các ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt. Biểu mô trụ tầng ở ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt cắt dọc (trái) và cắt ngang (phải) 3.2.8. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: phủ bề mặt đường hô hấp như xoang mũi, khí quản, phế quản và ống dẫn của một số cơ quan khác. Biểu mô này có các loại tế bào như: tế bào trụ có lông chuyển, tế bào đài, tế bào đáy, tế bào mâm khía, tế bào chế tiết, tế bào nội tiết. 3.2.9. Biểu mô đa dạng tầng (biểu mô trung gian = BM niệu = BM chuyển tiếp = chuyển dạng): lợp bề mặt bàng quang. Gồm 3 loại tế bào đều tựa trên màng đáy, hình dáng tế bào thay đổi tùy thuộc bàng quang căng đầy hay rỗng: - Tế bào đáy: ở lớp đáy, hình khối vuông hay đa diện. - Tế bào vợt: ở lớp giữa. - Tế bào lớn: ở lớp trên. 9
  11. H13A. Bàng quang rỗng H13B. Bàng quang đầy 4. BIỂU MÔ TUYẾN: Gồm các tế bào tuyến có nhiệm vụ tổng hợp và bài xuất các sản phẩm đặc hiệu, chất tiết nên trong bào tương có lưới nội bào phát triển. 4.1. Phân loại các tuyến: Dựa vào cách chế tiết, bản chất chất tiết và hiệu qủa hoạt động của chúng, ta phân thành tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. 4.1.1. Tuyến ngoại tiết: - Là những tuyến đổ các chất tiết lên bề mặt da hoặc vào trong các khoang thiên nhiên. - Cấu tạo gồm 2 phần: chế tiết và ống bài xuất. - Tuyến ngoại tiết được chia làm 3 loại: 4.1.1.1. Tuyến ống: Phần chế tiết và bài xuất tạo thành ống bao gồm: - Tuyến ống đơn thẳng (tuyến Lieberkuhn ở ruột) . - Tuyến ống đơn cong queo (tuyến mồ hôi). - Tuyến ống chia nhánh thẳng (tuyến đáy vị). - Tuyến ống chia nhánh cong queo (tuyến môn vị). 4.1.1.2. Tuyến túi: 10
  12. + Phần chế tiết phình ra tạo thành những nang tuyến. - Tuyến túi đơn (tuyến bã ở da) có nhiều nang tuyến đổ vào 1 ống bài xuất duy nhất. - Tuyến túi phức tạp hay còn gọi là tuyến túi kiểu chùm nho (tuyến vú, tuyến nước bọt) có nhiều nang tuyến và ống bài xuất phân nhánh kiểu cành cây. 4.1.1.3. Tuyến ống túi: + Là những tuyến ống nhưng thành ống có nhiều túi phình (tuyến tiền liệt). Ống đơn Ống đơn cong queo Ông đơn chia nhánh Tuyến túi Tuyến ống túi hỗn hợp và Tuyến ống phức tạp Tuyến túi phức tạp H15. Hình thái cấu tạo các loại tuyến ngoại tiết 4.1.2. Tuyến nội tiết: - Là những tuyến tiết ra các chất có tác dụng đặc hiệu (hormon) và ngấm vào máu. - Cấu tạo: Có 2 phần chính là tế bào chế tiết và mao mạch. Ngày nay, người ta còn phân biệt 02 loại chế tiết nữa là: cận tiết (Paracrine) và tự tiết (Autocrine) mà thực chất cũng là nội tiết nhưng chỉ khác là chất tiết có thể không vào máu và các tế bào chế tiết đứng rãi rác tạo thành hệ nội tiết phân tán, không tạo thành các tuyến. (Xem ống tiêu hóa). - Về mặt hình thái học, tuyến nội tiết có 03 loại chính: 4.1.2.1. Tuyến túi: Có cấu tạo từ những túi kín (tuyến giáp). 4.1.2.2. Tuyến lưới: 11
  13. Các tế bào chế tiết tạo thành dãy và đan thành lưới, bên cạnh dãy tế bào là mao mạch (tuyến thượng thận và cận giáp) 4.1.2.3. Tuyến tản mác: Các tế bào chế tiết đứng rãi rác hoặc thành nhóm nhỏ (tuyến kẻ ở tinh hoàn), các tế bào nội tiết ở biểu mô ống tiêu hoá tạo thành 1 hệ nội tiết phân tán có thể xem như 1 hệ nội tiết tản mác. TUYẾN TÚI TUYẾN LƯỚI TUYẾN TẢN MÁC 4.2. Các kiểu chế tiết: Có 03 kiểu chế tiết: 4.2.1. Chế tiết toàn vẹn: (Xuất bào) - Chất tiết được hình thành và chế tiết liên tục, là khối phân tử nhỏ nên tế bào không thay đổi cấu trúc. 4.2.2. Chế tiết bán hủy: - Là kiểu chất tiết hình thành từng khối lớn. - Khi tiết 1 phần cực ngọn tế bào bị mất. 4.2.3. Chế tiết toàn hủy: - Là kiểu cả tế bào bị biến thành chất tiết và được tiết ra ngoài. - Các tuyến ngoại tiết có thể chế tiết theo kiểu:  Toàn vẹn: Tuyến tụy ngoại tiết và tuyến nước bọt.  Bán hủy: Tuyến vú.  Toàn hủy: Tuyến bã. - Các tuyến nội tiết chỉ tiết theo kiểu toàn vẹn. 12
  14. 4.3. Các pha chế tiết: - Pha thứ 1: Các tế bào chế tiết thu nhận các chất từ máu. - Pha thứ 2: Tổng hợp các chất tiết ở lưới nội bào có hạt hoặc lưới nội bào không hạt và đóng gói chúng ở bộ golgi để chuẩn bị tiết khỏi tế bào. - Pha thứ 3: Pha tiết, các chất tiết được tiết ra khỏi tế bào theo kiểu chế tiết đã nêu trên. - Pha thứ 4: hồi phục trạng thái ban đầu của các tế bào chế tiết. 13
  15. MÔ LIÊN KẾT MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên phải: 1. Trình bày được đặc điểm chung của mô liên kết. 2. Mô tả cấu tạo và chức năng của 9 loại tế bào liên kết. 3. Mô tả được đặc điểm các sợi liên kết 4. Trình bày được phân loại mô liên kết. NỘI DUNG: 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Mô liên kết là mô tạo ra và giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời mô liên kết giữ nhiều vai trò quan trọng và đa dạng đối với cơ thể: trao đổi chất, bảo vệ, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học. Khác với các mô khác (mô cơ, thần kinh, biểu mô), mô liên kết có khoảng gian bào rộng chứa tế bào, chất căn bản và các sợi liên kết. Vùi trong chất gian bào đó là nhiều loại tế bào khác nhau. - Mô liên kết gồm 3 loại chính: Mô liên kết chính thức, mô sụn và mô xương. Ngoài ra mô mỡ và mô lưới được coi mà mô liên kết đặc biệt. Trong phần này chỉ mô tả mô liên kết chính thức, gọi tắt là mô liên kết. - Tất cả các loại mô liên kết đều có nguồn gốc từ trung bì phôi, trừ 1 số mô liên kết ở vùng đầu có thể bắt nguồn từ ngọai bì. - Mô liên kết là mô chứa nhiều mạch máu để nuôi bản thân mô liên kết và các mô khác.  Sau đây sẽ lần lượt mô tả 3 thành phần cấu tạo của mô liên kết: Tế bào liên kết, chất căn bản và sợi liên kết. 2. TẾ BÀO LIÊN KẾT: Mô liên kết có thành phần tế bào rất đa dạng: tế bào trung mô, tế bào sợi, đại thực bào, tương bào, masto bào, tế bào nội mô, chu bào, tế bào mỡ, tế bào sắc tố. 2.1. Tế bào trung mô Là tế bào nhỏ, hình thon dài, nhân bầu dục nằm giữa, bào tương ít. Tế bào nối kết với nhau bằng một lưới trung mô. Có nhiều ở phôi thai. Có thể biệt hóa thành nguyên bào sợi, tế bào sụn, tế bào xương, tế bào mỡ nên được gọi là tế bào đa năng. Ở người trưởng thành 01 số tế bào trung mô vẫn còn tồn tại và giữ nguyên khả năng biệt hóa trên. 2.2. Nguyên bào sợi, tế bào sợi Là loại tế bào nhiều nhất, có mặt ở mọi nơi của mô liên kết. Có 2 lọai tế bào sợi: nguyên bào sợi (fibroblast) và tế bào sợi trưởng thành (fibrocyte). 14
  16. 2.2.1. Nguyên bào sợi: Là những tế bào non, ít biệt hóa, thường có dạng hình thoi, ít nhánh ngắn, kích thước không quá 20-25 micron, nhân bầu dục hoặc hình cầu có 1 vài hạt nhân. Bào tương ưa bazơ nhạt, lưới nội bào, ti thể ít phát triển. Nguyên bào sợi có khả năng phân chia mạnh, có thể di động yếu nhờ siêu sợi actin và myosin ở ngoại vi bào tương. Tế bào sợi đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:  Tổng hợp các chất như phân tử collagen và elastin để tạo sợi liên kết, tổng hợp glycosaminoglycan và proteoglycan, tổng hợp 1 phần glycoprotein.  Tham gia vào quá trình tái tạo.  Tạo tế bào sợi trưởng thành, tế bào mỡ, tế bào sụn, tế bào xương.  Khả năng thực bào của nguyên bào sợi rất thấp. 2.2.2. Tế bào sợi trưởng thành: Là những tế bào đã biệt hóa, có dạng hình thoi dài, đôi khi có nhánh, bào tương chứa không bào, hạt lipid, glycogen. Việc tổng hợp collagen và các chất khác ở mức không đáng kể. Tế bào sợi trưởng thành có nhiều trong gân, cơ, màng bao xơ của nhiều cơ quan, là cơ sở cấu tạo của vết sẹo. 2.3. Đại thực bào: (Macrophage) Đôi khi còn gọi là mô bào (histocyte), có trong các cơ quan miễn dịch, nơi có nhiều mạch, vùng viêm. Đại thực bào là những tế bào di động mạnh, biến động nhiều về số lượng, kích thước và cấu tạo. Nguồn gốc của đại thực bào là Mono bào. Tất cả những tế bào có khả năng thực bào có nguồn gốc từ Mono bào tạo thành hệ thống thực bào đơn nhân. Hệ thống này bao gồm:  Mono bào trong máu.  Đại thực bào trong mô liên kết.  Tế bào Kupffer trong gan.  Đại thực bào quanh các mao mạch kiểu xoang, lách, hạch, tủy xương. 15
  17.  Đại thực bào phế nang (tế bào bụi).  Vi bào đệm trong mô thần kinh.  Hủy cốt bào. Đại thực bào trong mô liên kết có dạng hình cầu, bầu dục, dạng amip, kích thước thay đổi từ 15-30 micron. Bề mặt của đại thực bào thường lồi lõm không đều, trên mặt có thụ thể (receptor) đối với tế bào ung thư, hồng cầu, Lympho bào B và T, đối với kháng nguyên, immunoglobulin, 1 số protein của bổ thể. Nhân của đại thực bào có dạng hình cầu, hình bầu dục hoặc hình hạt đậu, không có hạt nhân, thường nằm lệch tâm. Trừ 1 số trường hợp (hủy cốt bào, đại thực bào trong lao) tất cả các đại thực bào đều đơn nhân. Bào tương của đại thực bào hơi ưa bazơ, rất giàu lysosom, không bào thực bào, túi ẩm bào. Chức năng của đại thực bào: - Bảo vệ bằng cách thực bào (ăn vật lạ, tế bào chết . . .) xử lý kháng nguyên, phân hủy hạt kháng nguyên thành những phân tử, thực hiện tương tác với Lympho bào T và B trong phản ứng miễn dịch. - Tổng hợp các chất collagenase, elastase, interferon . . . 2.4. Tƣơng bào: (plasma cell) Là những tế bào di động, có nhiều trong cơ quan bạch huyết, phân bố rãi rác trong mô liên kết, tập trung nhiều ở các vùng có viêm. Tương bào có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình trứng, kích thước từ 10-15 micron. Bào tương ưa bazơ có lưới nội bào hạt rất phát triển, nhân hình cầu nằm lệch về 1 phía và chất nhiễm sắc phân bố theo kiểu bánh xe tương bào biệt hóa từ lympho bào B, sau khi có kích thích kháng nguyên và tương tác tế bào. Chức năng tương bào là tổng hợp kháng thể, bảo đảm miễn dịch dịch thể. 2.5. Masto bào: (Mast cell) Có thể di động, gặp ở quanh các mao mạch, Phúc mạc, mô liên kết thưa tầng niêm mạc ruột... Masto bào có kích thước 12 - 20 micron, hình cầu hoặc hình bầu dục. Nhân thường không nhận thấy dưới kính hiển vi quang học vì các hạt bào tương che lấp. Bào tương chứa nhiều hạt chế tiết ưa bazơ và dị sắc. Về mặt hóa học, các hạt chế tiết chứa heparin, histamin, acid hyaluronic và 1 số enzym thủy phân. Chức năng của Masto bào: - Chế tiết heparin có tác dụng chống đông máu, tăng tính thấm máu-mô trong quá trình viêm và đáp ứng miễn dịch. - Chế tiết histamin là chất trung gian của 1 số kiểu phản ứng dị ứng. - Điều hòa nội môi tại chổ, kiểm sóat kích thước mạch và tính thấm thành mạch. 16
  18. Nguồn gốc: có lẽ masto bào có nguồn gốc từ bạch cầu ưa bazơ. Số lượng masto bào phụ thuộc trạng thái sinh lý, chúng thường tăng nhiều ở dạ dày-ruột trong giờ cao điểm tiêu hóa hoặc ở tử cung, tuyến vú ở phụ nữ có thai. 2.6. Tế bào nội mô: (Endothelial cell) Là những tế bào lợp mặt trong cùng của mạch, tạo thành hàng rào sinh học máu-mô. Đó là những tế bào khá lớn, có thể đạt 75-150 micron, nhưng rất mỏng (nơi chứa nhân chỉ dày 3-5 micron, còn vùng rìa tế bào chỉ dày 0,5-1 micron. Các tế bào nội mô có ranh giới uốn lượn dễ phát hiện bằng cách ngấm muối bạc. Các tế bào lân cận có thể liên kết với nhau bằng liên kết vòng bịt, chất gắn, bào quan của tế bào nội mô ít phát triển thường tập trung quanh nhân. Trong bào tương có nhiều không bào ẩm bào, những cấu trúc có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất qua nội mô. Ở nhiều mao mạch, tế bào nội mô tạo thành những lổ thủng kích thước 60-80 nm. Dưới kính hiển vi điện tử, nhiều lổ thủng vẫn còn màng ngăn. Trên bề mặt tế bào nội mô có lớp áo cận màng bản chất glycoprotein. Tế bào nội mô tựa trên màng đáy do chúng tổng hợp nên. Chức năng: o Bảo vệ, tạo hàng rào sinh học. o Trao đổi chất, khí giữa máu-mô. A. Tế bào nội mô trải rộng B. Cắt ngang 2.7. Chu bào = tế bào ngoại mạc: (Pericyte) Là những tế bào có nhánh bào tương, dạng hình sao. Chu bào nằm sát tế bào mao mạch và có màng đáy bọc ngoài. Trên bề mặt của chu bào có thể gặp 1 số tận cùng thần kinh, do đó người ta coi chu bào là 1 tế bào có chức năng điều chỉnh lòng mao mạch. Chu bào được xem là những tế bào trung mô còn lại, có khả năng biệt hóa thành tế bào sợi, tế bào cơ trơn, tái tạo mao mạch, tiểu động mạch. 2.8. Tế bào mỡ: (adipocyte) Thường tập trung thành nhóm khối (rất ít khi đứng riêng lẻ) dễ tạo thành mô mỡ. Tế bào mỡ có dạng hình cầu hình cầu lớn (40-150 micron). Bào tương tế bào mỡ chứa hạt mỡ lớn, không có màng riêng. Lớp bào tương mỏng còn lại có 1 17
  19. ít bào quan, không bào ẩm bào. Là những tế bào chuyển hóa cao, số lượng mỡ trong tế bào cũng số lượng tế bào mỡ trong mô liên kết luôn thay đổi. Tế bào mỡ có nguồn gốc từ tế bào trung mô. Chức năng: Dự trữ mỡ, tạo năng lượng, chuyển đổi hormon sinh dục, chuyển hóa nước. 2.9. Tế bào sắc tố: (Pigmentocyte) Có thể gặp trong mô liên kết hay trong biểu mô (biểu bì). Đó là những tế bào có nguồn gốc từ mào thần kinh, bào tương có ít nhánh, khá dài. Chức năng: tổng hợp sắc tố melanin. 3. CHẤT CĂN BẢN: Chất căn bản do tế bào mô liên kết (quan trọng nhất là tế bào sợi) và huyết tương tạo nên. Đây là chất nền trong đó vùi những tế bào và sợi liên kết, là môi trường ưa nước, dạng chất đông, vô định hình. Chất căn bản thuần nhất, trong suốt, không màu, do đó rất khó nghiên cứu bằng các phương pháp mô học. Hóa học của chất căn bản gồm có 3 thành phần chính.  Nước và muối khoáng.  Glycosaminoglycan-GAG (còn gọi là mucopolyssacharides), như chondroitinsulfat, dermatansulfat, karatansulfat, herparansulfat, acid hyaluronic. Proteoglycan là phức hợp GAG với protein  Glycoprotein: fibrinectin, laminin. Chức năng chung của chất căn bản là vận chuyển, trao đổi chất giữa máu - mô, là môi trường chuyển hóa các chất. Chất căn bản làm nhiệm vụ đệm, chống đỡ và bảo vệ. 18
  20. 4. SỢI LIÊN KẾT: Sợi liên kết là những cấu trúc gian bào, vùi trong chất căn bản, do tế bào liên kết tạo nên. Chức năng chính của các sợi liên kết là tạo sức căng, sức đàn hồi và khung chống đỡ cho mô liên kết nói riêng và cho cơ quan nói chung. Có 3 loại sợi liên kết: sợi tạo keo, sợi chun và sợi lưới. 4.1. Sợi tạo keo: (collagen) Dưới kính hiển vi quang học, sợi tạo keo là những bó sợi dày, không bao giờ phân nhánh, dễ nhuộm với các màu thông thường. Mỗi sợi tạo keo dày 1-3 micron, gồm nhiều vi sợi tạo keo có chiều dày khoảng 0,1 micron. Dọc theo chiều dài của vi sợi hiện rõ vân ngang có chu kì, mỗi vân dày 64-67 nm. Khi bị đun sôi, sợi collagen giải phóng ra chất keo. Hiện nay, đã phát hiện ra khoảng 20 loại sợi tạo keo nhưng chỉ có 5 loại sợi tạo keo:  Collagen I: Có khắp nơi trong cơ thể, gặp ở chân bì, gân, xương, răng... collagen I do nguyên bào sợi, tạo cốt bào tổng hợp nên. Về mặt hóa học collagen I gồm 2 chuỗi anpha-1 và 1 chuỗi anpha-2.  Collagen II: Được tổng hợp bởi nguyên bào sụn, gồm 3 chuỗi anpha-1. Collagen II là phần cấu tạo chính của chất nền mô sụn.  Collagen III: gặp chủ yếu trong phôi thai. Ở người trưởng thành, collagen III được tổng hợp bởi nguyên bào sợi hoặc cơ trơn. Loại sợi collagen này thường có mặt cùng với các sợi lưới vùng chân bì, mạch máu, tử cung, ống tiêu hóa.  Collagen IV: gồm 3 chuỗi anpha-1, thường nằm sát màng đáy. Có lẽ được tổng hợp bởi tế bào biểu mô hoặc tế bào nội mô.  Collagen V: ít được nghiên cứu, chủ yếu gặp ở các màng của phôi thai. 4.2. Sợi lƣới: (reticulin) Thuộc loại sợi tạo keo vì protein collagen (II) là cơ sở cấu tạo của chúng. Khác với sợi collagen, sợi lưới nối với nhau thành lưới, dễ ngấm bạc. Sợi lưới gặp nhiều trong các cơ quan tạo huyết, mô mỡ, gan, phổi, sát dưới màng đáy của da. 4.3. Sợi chun: (elastin) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2