Bài giảng môn học Lý thuyết thống kê - Nguyễn Thị Thành
lượt xem 17
download
(NB) Bài giảng "Lý thuyết thống kê" là tài liệu giảng dạy cho chuyên ngành hạch toán kế toán của trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đồng thời bài giảng cũng là tài liệu tốt cho các bạn đọc quan tâm khác. Bài giảng "Lý thuyết thống kê" là phần kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho người đọc những khái niệm, đối tượng vai trò chức năng cũng như phương pháp thống kê cơ bản. Bài giảng là nền tảng cần có để tiếp tục học các chuyên ngành như thống kê doanh nghiệp, kế toán tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn học Lý thuyết thống kê - Nguyễn Thị Thành
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC LÝ THUYẾT THỐNG KÊ Dùng cho hệ: Cao đẳng chuyên nghiệp Chuyên ngành: (Lưu hành nội bộ) Người biên soạn: Nguyễn Thị Thành Người phản biện: Hoàng Thị Nguyên Uông Bí, năm 2010
- MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 0 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC................. 4 1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của thống kê học.................................... 4 1.2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê ................................... 4 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê ................................................. 4 1.2.2. Nhiệm vụ của thống kê ...................................................................... 4 1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê ....................................... 4 1.3.1. Khái niệm chung về thống kê ............................................................ 4 1.3.2. Tổng thể thống kê............................................................................... 4 1.3.3. Tiêu thức thống kê ............................................................................. 5 1.3.4. Chỉ tiêu thống kê ................................................................................ 6 1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê................................................................. 6 1.3.6. Các loại thang đo................................................................................ 6 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ............................. 8 2.1. Sơ đồ chung về quá trình nghiên cứu thông kê ...................................... 8 2.2. Phân tích đối tượng nghiên cứu - xác định nội dung vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................................... 8 2.3. Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê .............................. 8 2.4. Điều tra thống kê....................................................................................... 8 2.4.1. Khái niệm, nhiệm vụ của điều tra thống kê...................................... 8 2.4.2. Các loại điều tra thống kê .................................................................. 8 2.4.3. Các phương pháp thu thập tài liệu.................................................... 9 2.4.4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê .......................................... 9 2.4.5. Sai số trong điều tra thống kê............................................................ 9 2.5. Xử lý dữ liệu và phân tích thống kê sơ bộ.............................................. 10 2.6. Lựa chọn các phương pháp thống kê thích ứng ................................... 10 2.7. Phân tích, tổng hợp, giải thích kết quả .................................................. 10 2.8. Trình bày kết quả nghiên cứu ................................................................ 10 CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ.................................... 11 3.1. Sắp xếp các số liệu và phân tổ thống kê................................................. 11 3.1.1. Sắp xếp số liệu thống kê................................................................... 11 3.1.2. Phân tổ thống kê .............................................................................. 11 3.2. Bảng thống kê và đồ thị thống kê........................................................... 13 3.2.1. Bảng thống kê................................................................................... 13 3.2.2. Đồ thị thống kê ................................................................................. 13 CHƯƠNG IV: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................................................................................. 15 4.1. Số tuyệt đối trong thống kê ..................................................................... 15 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của số tuyệt đối............................ 15 4.1.2. Các loại số tuyệt đối ......................................................................... 15 4.2. Số tương đối trong thống kê ................................................................... 15 4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối.......................... 15 4.2.2. Các loại số tương đối........................................................................ 16 1
- 4.3. Số bình quân trong thống kê .................................................................. 18 4.3.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa số bình quân.................................... 18 4.3.2. Các loại số bình quân....................................................................... 18 2.4. Độ biến thiên của tiêu thức..................................................................... 22 2.4.1. Ý nghĩa của độ biến thiên tiêu thức ................................................ 22 2.4.2. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên tiêu thức............................................ 22 CHƯƠNG V: DÃY SỐ THỜI GIAN .............................................................. 25 5.1. Khái niệm, phân loại dãy số thời gian ................................................... 25 5.1.1. Khái niệm về dãy số thời gian.......................................................... 25 5.1.2. Các loại dãy số thời gian.................................................................. 25 5.1.3. Tác dụng của dãy số thời gian......................................................... 25 5.1.4. Nguyên tắc ........................................................................................ 25 5.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.................................................. 25 5.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian ................................................... 25 5.2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối ................................................... 26 5.2.3. Tốc độ phát triển .............................................................................. 26 5.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) .................................................................. 27 5.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm):............................................ 28 CHƯƠNG VI: CHỈ SỐ..................................................................................... 29 6.1. Khái niệm và tác dụng của chỉ số........................................................... 29 6.1.1. Khái niệm về chỉ số .......................................................................... 29 6.2.2. Các loại chỉ số................................................................................... 29 6.2.3. Tác dụng của chỉ số ......................................................................... 29 6.2. Phương pháp tính chỉ số......................................................................... 29 6.2.1. Chỉ số đơn......................................................................................... 29 6.2.2. Chỉ số tổng hợp................................................................................. 30 6.3. Hệ thống chỉ số........................................................................................ 31 6.3.1. Khái niệm hệ thống chỉ số ............................................................... 31 6.3.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số.......................................................... 31 6.3.3. Các loại hệ thống chỉ số................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 33 2
- LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu về tài liệu giảng dạy cũng như học tập của trường Bộ môn kế toán đã tổ chức biên soạn bài giảng "Lý thuyết thống kê" Trong khi biên soạn, các giáo viên đã tiếp thu nghiêm túc những đóng góp của người đọc về những điểm cần chỉnh lý và bổ sung đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, chính xác, khoa học và cập nhật được nhiều thông tin, những thay đổi của chế độ kế toán cũng như các chuẩn mực của kế toán. Bài giảng "Lý thuyết thống kê" là tài liệu giảng dạy cho chuyên ngành hạch toán kế toán của trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đồng thời giáo trình là tài liệu tốt cho các bạn đọc quan tâm khác. Bài giảng "Lý thuyết thống kê" là phần kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho người đọc những khái niệm, đối tượng vai trò chức năng cũng như phương pháp thống kê cơ bản. Giáo trình là nền tảng cần có để tiếp tục học các chuyên ngành như thống kê doanh nghiệp, kế toán tài chính,... Mong rằng giáo trình sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu của học sinh trong và ngoài trường. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn và xuất bản không tránh khỏi những sai sót, rất mong người đọc đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau. Tổ bộ môn kế toán. 3
- CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC 1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của thống kê học Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học, thống kê học đã có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu. Đó là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ giản đơn đến phức tạp, được đúc kết dần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn thiện. Thống kê học có nội dung tiến bộ phản ánh tương đối chân thực hiện tượng xã hội, vạch rõ tính chất lạc hậu, phản động của chế độ phong kiến, giúp cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. 1.2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê *) Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội - Dân số xã hội. - Tái sản xuất của cải vật chất xã hội. - Văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. - Quản lý nhà nước. - Các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến đời sống xã hội. *) Thống kê khác với các môn khoa học xã hội khác ở nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu thống kê là mặt lượng của hiện tượng xã hội bao gồm: - Quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ điển hình của hiện tượng… - Đặc tính về số lượng của hiện tượng được biểu hiện bằng con số thì luôn luôn biến đổi theo thời gian và không gian. *) Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội số lớn. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 1.2.2. Nhiệm vụ của thống kê - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho phân tích và dự đoán. - Tổ chức điều tra thu nhập và tổng hợp số liệu của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong những thời gian và địa điểm cụ thể. - Vận dụng các phương pháp toán học để tổng hợp, xử lý, tính toán, phân tích các chỉ tiêu thống kê nhằm nêu nên bản chất và tính quy luật của hiện tượng. 1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 1.3.1. Khái niệm chung về thống kê Thống kê học là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số ( mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng ( mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 1.3.2. Tổng thể thống kê *) Khái niệm tổng thể thống kê Tổng thể thống kê (còn gọi là tổng thể chung) là tập hợp các đơn vị cá biệt (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát, thu thập và phân tích 4
- mặt lượng của chúng theo một hay một số tiêu thức nào đó. Xác định tổng thể là xác định phạm vi của đối tượng nghiên cứu. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà tổng thể xác định có khác nhau. Ví dụ, dân số trung bình của Việt Nam năm 2009 là 85,847 triệu người thì tổng số dân trung bình năm 2009 là tổng thể thống kê; Các đơn vị cá biệt (hay phần tử) cấu thành nên tổng thể thống kê gọi là đơn vị tổng thể. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà xác định tổng thể và từ tổng thể xác định được đơn vị tổng thể. Ví dụ (quay lại ví dụ trên): Đơn vị tổng thể là người dân. Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính phù hợp. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, bởi vì nó chứa đựng những thông tin ban đầu cần cho quá trình nghiên cứu. Trên thực tế có xác định được đơn vị tổng thể thì mới xác định được tổng thể. Thực chất xác định tổng thể là xác định các đơn vị tổng thể. *) Các loại tổng thể thống kê - Tổng thể bộc lộ: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta có thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được. Thí dụ: Tổng số sinh viên của Trường Cao đẳng công nghiệp và xây dựng năm học 2009-2010. - Tổng thể tiền ẩn: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta không thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được. Thí dụ: Tổng số sinh viên yêu ngành Kinh tế - CNTT. - Tổng thể đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. - Tổng thể không đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) không giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Thí dụ: Mục đích nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp may trên địa bàn Quảng Ninh thì tổng thể các doanh nghiệp may trên địa bàn QN là tổng thể đồng chất nhưng tổng thể tất cả các DN trên địa bàn QN là tổng thể không đồng chất. - Tổng thể mẫu: Tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. Thí dụ: Số sinh viên được chọn tham dự Đại hội Đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp và xây dựng năm 2009 là 150 người - Tổng thể chung - Tổng thể bộ phận 1.3.3. Tiêu thức thống kê *) Khái niệm tiêu thức thống kê Tiêu thức thống kê là các đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Ví dụ, mỗi người dân có tiêu thức giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có các tiêu thức như số lao động, diện tích đất, vốn cố 5
- định, vốn lưu động... Mỗi đơn vị tổng thể có nhiều tiêu thức. Mỗi tiêu thức có thể biểu hiện giống nhau hoặc khác nhau ở các đơn vị tổng thể. *) Các loại tiêu thức thống kê - Tiêu thức số lượng là tiêu thức thể hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ độ tuổi, mức lương... - Tiêu thức chất lượng là tiêu thức thể hiện không bằng con số. Ví dụ giới tính, quốc tịch, trình độ ngoại ngữ… - Tiêu thức thay phiên chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau. Thí dụ: giới tính, sinh tử... * Chú ý: Có những tiêu thức thể hiện tương đối tổng hợp nhiều đặc tính của đơn vị tổng thể thì có thể trùng với chỉ tiêu thống kê như năng suất lúa, năng suất lao động, giá thành... 1.3.4. Chỉ tiêu thống kê *) Khái niệm chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong thời gian và địa điểm cụ thể. *) Đặc điểm của chỉ tiêu thống kê: - Phản ánh kết quả nghiên cứu thống kê. - Mỗi chỉ tiêu thống kê phản ánh nội dung mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất về một khía cạnh, một đặc điểm nào đó của hiện tượng. - Đặc trưng về lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể, khác nhau trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quy định. *) Các loại chỉ tiêu thống kê: - Chỉ tiêu thống kê khối lượng: Phản ánh quy mô về lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ tổng số dân, diện tích gieo trồng, số học sinh. - Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng như trình độ phổ biến, mức độ tốt xấu và quan hệ của các tiêu thức. Ví dụ giá thành, giá cả, hiệu quả sử dụng vốn. *) Hình thức đơn vị đo lường: Có 2 hình thức hiện vật và giá trị - Chỉ tiêu hiện vật là chỉ tiêu thể hiện bằng các số liệu có đơn vị đo lường tự nhiên như cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng. - Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu biểu hiện số liệu có đơn vị đo lường là tiền. 1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan. 1.3.6. Các loại thang đo *) Thang đo định danh Thang đo định danh là thang đo dùng các mẫ số để phân loại các đối tượng. Thang đo dịnh danh không mang ý nghĩa nào cả mà chỉ để lượng hoá các dữ liệu cần cho nghiên cứu. Nó thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Người ta thường dùng các chữ số tự nhiên như 1, 2, 3, 4... để làm mã số. Thí dụ: Tình trạng gia đình: 1: Độc thân; 2: Kết hôn; 3: Ly dị; 4: Khác. 6
- *) Thang đo thức bậc Thang đo thứ bậc là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này không nhất thiết phải bằng nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thí dụ: Tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp hàng tháng là: < 1500 ngàn đồng; từ 1500-3000 ngàn đồng; từ 3000-4000 ngàn đồng và > 4000 ngàn đồng. *) Thang đo khoảng Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thang đo khoảng cho phép chúng ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị. *) Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là loại thang đo cao nhất trong thống kê. Nó sử dụng các số tự nhiên như từ 1 đến 9 và 0 để lượng hoá các dữ liệu. Nó được sử dụng chủ yếu cho các tiêu thức số lượng. 7
- CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 2.1. Sơ đồ chung về quá trình nghiên cứu thông kê Mô hình nghiên cứu thống kê phải đạt được những yêu cầu sau đây: - Phản ánh được đối tượng nghiên cứu, cơ sở kinh tế - xã hội của vấn đề cần nghiên cứu. - Khẳng định những phương pháp truyền thống có cải tiến và hoàn thiện, đồng thời vận dụng thêm các phương pháp mới. - Có tính khả thi. 2.2. Phân tích đối tượng nghiên cứu - xác định nội dung vấn đề nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được phân tích theo các mặt sau đây: - Hiện tượng đó có những chỉ tiêu đặc thù gì? - Hiện tượng đó nằm trong không gian, thời gian nào? - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể về hiện tượng đó là gì? 2.3. Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê Các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp, để phản ánh chính xác chúng, cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thông kê với các nguyên tắc sau: - Hệ thống chỉ tiêu phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Hiện tượng càng phức tạp, nhất là các hiện tượng trừu tượng, số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn. - Để thực hiện thu thập thông tin, chỉ cần điều tra chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở. - Để tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu thừa nào trong hệ thống. 2.4. Điều tra thống kê 2.4.1. Khái niệm, nhiệm vụ của điều tra thống kê Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định trước. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Điều tra thống kê phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau: - Tính chính xác - Tính kịp thời - Tính đầy đủ 2.4.2. Các loại điều tra thống kê *) Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên - Điều tra thường xuyên là thu thập tài liêu một cách liên tục theo thời gian. - Điều tra không thường xuyên là thu thập tài liệu không vào thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng thời điểm. *) Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. - Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu của toàn bộ tổng thể ( tổng điều tra). - Điều tra không toàn bộ là thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. - Các loại điều tra không toàn bộ: + Điều tra chọn mẫu + Điều tra trọng điểm 8
- + Điều tra chuyên đề 2.4.3. Các phương pháp thu thập tài liệu - Thu thập trực tiếp - Thu thập gián tiếp 2.4.4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê *) Báo cáo thống kê định kỳ Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ví dụ: Báo cáo kết quả thi và kiểm tra môn học của sinh viên; báo cáo tài chính cuối tháng, cuối năm; báo cáo số người đi làm từng ngày... Yêu cầu của báo cáo thống kê định kỳ: Đúng biểu mẫu, đúng kỳ hạn, nội dung có thể mở rộng hoặc thu hẹp... Phạm vi áp dụng: Hình thức này áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước, hoặc đối với các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội do địa phương hay nhà nước quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức này áp dụng chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Cách lập các báo cáo thống kê định kỳ: Báo cáo thống kê định kỳ được lập theo trình tự sau: - Mỗi cơ sở sản xuất tổ chức theo dõi quá trình sản xuất, ghi chép các diễn biến của nó vào các sổ sách. Công việc này được gọi là ghi chép ban đầu. Ví dụ: Ghi các khoản thu, chi hàng ngày, phiếu xuất kho, phiếu thu, chi, bảng chấm công... - Đến thời hạn báo cáo, người ta tập hợp các tài liệu ban đầu theo nội dung và phương pháp tính được chỉ dẫn trong báo cáo. Bản giải thích các biểu mẫu báo cáo thống kê định kỳ do Tổng cục Thống kê ban hành. - Ghi các số liệu vào biểu mẫu và báo cáo. - Các báo cáo này được lưu trữ nhiều năm, khi cần nghiên cứu người ta có thể lấy tài liệu từ các báo cáo đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu. *) Điều tra chuyên môn Điều tra chuyên môn là hình thức điều tra không thường xuyên được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Điều tra chuyên môn là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các cuộc điều tra hàng năm. Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra gia súc, điều tra tội phạm... 2.4.5. Sai số trong điều tra thống kê Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số của đặc điểm điều tra thu thập được so với trị số thực hiện của hiện tượng nghiên cứu. Cần phân biệt các loại sai số sau: + Sai số do ghi chép + Sai số do tính chất đại biểu Để đảm bảo các kết quả điểu tra đạt mức độ chính xác cao, cần phải hạn chế sai số. Muốn vậy, cần phải làm tốt các công việc dưới đây. 9
- - Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra. - Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: + Kiểm tra tài liệu thu thập; + Kiểm tra tính chất đại biểu; + Kiểm tra về mặt lôgic; + Kiểm tra về mặt tính toán. 2.5. Xử lý dữ liệu và phân tích thống kê sơ bộ Xử lý dữ liệu là một hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được qua điều tra thông kê. 2.6. Lựa chọn các phương pháp thống kê thích ứng Đây chính là mô hính hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê. 2.7. Phân tích, tổng hợp, giải thích kết quả Phân tích tổng hợp giải thích kết quả là những việc luôn luôn đi cùng với nhau và bổ sung cho nhau. Phân tích và tổng hợp là quá trình của hai mặt nhận thức, còn giải thích là sự phát triển ra bản chất của hiện tượng dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp. 2.8. Trình bày kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu thống kê được trình bày theo kết cấu sau đây: - Quá trình xác định mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của việc lựa chọn mục tiêu. - Kết quả điều tra và xử lý sơ bộ. - Việc mô hình hoá toán học và kết quả phân tích - Các kết luận về bản chất hiện tượng nghiên cứu. Lời giải đáp các câu hỏi và kết luận các giả thiết. - Những kiến nghị về chính sách và biện pháp quản lý để hiện tượng nghiên cứu phát triển đúng hướng và phù hợp với nhu cầu xã hội. 10
- CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ 3.1. Sắp xếp các số liệu và phân tổ thống kê 3.1.1. Sắp xếp số liệu thống kê *) Khái niệm và cách sắp xếp số liệu thống kê - Khái niệm: Sắp xếp số liệu thống kê là việc sắp xếp các số liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê theo một trật tự nhất định. - Cách sắp xếp: + Nếu thông tin đo bằng số ta có thể sắp xếp số liệu từ thấp đến cao ( tăng dần), hoặc từ cao xuống thấp ( giảm dần). + Nếu thông tin đo bằng sự khác nhau theo thuộc tính thì ta phải sắp xếp theo trật tự vần A, B, C… hoặc theo trật tự quy định nào đó. *) Ưu, nhược điểm của việc sắp xếp số liệu - Ưu điểm: + Có thể nhanh chóng phát hiện ra giá trị cao nhất và thấp nhất trong tập hợp số liệu. + Có thể dễ dàng chia số liệu thành các nhóm. + Có thể nhìn thấy ngay giá trị nào xuất hiện bao nhiêu lần. - Nhược điểm: Nếu lượng thông tin quá lớn, việc sắp xếp trật tự sẽ gặp nhiều khó khăn mà kết quả cũng không làm sáng tỏ được nhiều vấn đề. *) Ý nghĩa của việc sắp xếp số liệu thống kê Cho phép đưa số liệu ở trạng thái thô, lộn xộn sang trạng thái có trật tự nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 3.1.2. Phân tổ thống kê *) Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê a- Khái niệm phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một ( hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu trở thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. b- Ý nghĩa của phân tổ thống kê: + Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê. + Phân tổ thống kê là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thống kê như số bình quân… + Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan. c- Nhiệm vụ của phân tổ thống kê: + Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu dựa vào một hay một số tiêu thức nhất định. + Phân tổ thống kê phải biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu bao gồm những bộ phận tồn tại độc lập tương đối có tầm quan trọng khác nhau trong tổng thể. + Phân tổ thống kê phải biểu hiện được mối liên hệ giữa các tiêu thức. *) Tiêu thức phân tổ a- Khái niệm tiêu thức phân tổ 11
- Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. b- Các căn cứ để lựa chon tiêu thức phân tổ - Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp. - Dựa vào điều kiện tài liêu thực tế và mục đích nghiên cứu để kết hợp một hay nhiều tiêu thức phân tổ cho phù hợp. *) Xác định số tổ cần thiết a- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính - Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính là loại phân tổ theo tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số. - Phân loại: + Trường hợp 1: Tiêu thức thuộc tính của hiện tượng có ít biểu hiện. Theo cách phân loại này thì mỗi biểu hiện được hình thành một tổ. + Trường hợp 2 : Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện. Trường hợp này phải ghép một vài thuộc tính giống nhau thành một tổ. b- Phân tổ theo tiêu thức số lượng - Phân tổ theo tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số. - Phân loại: + Trường hợp 1: Lượng biến của tiêu thức ít thay đổi và lượng biến không liên tục. Trong trường hợp này cứ mỗi lượng biến hình thành một tổ. + Trường hợp 2: Lượng biến của tiêu thức có độ biến thiên lớn, trong trường hợp này ta ghép nhiều lượng biến thành một tổ. + Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ không đều: Trong một số trường hợp, tổ đầu tiên không có giới hạn dưới hoặc tổ cuối cũng không có giới hạn trên thì gọi là phân tổ mở. Theo quy ước khoảng cách của tổ mở bằng khoảng cách với tổ liền kề. + Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ đều nhau: Có hai trường hợp trong trường hợp này giới hạn trên của tổ trước bằng giới hạn dưới của tổ sau: Khoảng cách tổ: h X max X min n Trong đó: h: Khoảng cách tổ. X max - là lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ. X min - là lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ. n - số tổ dự định chia. Trường hợp lượng biến nhận giá trị nguyên và không liên tục: Trong trường hợp này, giới hạn dưới của tổ sau lớn hơn giới hạn trên của tổ trước 1 đơn vị. 12
- X X min n 1 h max n 3.2. Bảng thống kê và đồ thị thống kê 3.2.1. Bảng thống kê *) Khái niệm bảng thống kê Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng. *) Cấu thành bảng thống kê a- Về hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. b- Về nội dung: Bảng thống kê gòm 2 phần : phần chủ đề và phần giải thích. *) Phân loại bảng thống kê Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề có thể chia làm 3 loại bảng thống kê: - Bảng giản đơn - Bảng phân tổ - Bảng kết hợp *) Những yêu cầu chủ yếu đối với việc xây dựng bảng thống kê - Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. - Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, gọn và dễ hiểu. - Các hàng và cột dọc cần được kí hiệu bằng chữ hoặc số để tiện trình bày và theo dõi. - Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo trình tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau. - Cách ghi các ký hiệu trong bảng thống kê. Theo nguyên tắc các ô có trong bảng thống kê dùng để ghi số liệu, song nếu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây: + Ký hiệu ( - ) biểu hiện hiện tượng không có số liệu. + Ký hiệu ( … ) biểu hiện số liệu còn thiếu sẽ bổ sung sau. + Ký hiệu ( x ) nói lên rằng hiện tượng không liên quan đến điều đó, nếu viết số liệu vào ô đó sẽ trở nên vô nghĩa. - Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ các nguồn tài liệu đã sử dụng. - Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu. 3.2.2. Đồ thị thống kê *) Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê a- Khái niệm đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình dọc dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. b- ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê: đồ thị thống kê có tác dụng biểu hiện các tài liệu thống kê một cách sinh động, giúp cho người xem dễ hiểu, thông qua biểu đồ mà có những ấn tượng sâu sắc rõ ràng về hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Đồ thị thống kê được dùng để biểu thị: 13
- + Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. + Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian. + Tình hình thực hiện kế hoạch. + Mối liên hệ giữa các hiện tượng. + So sánh giữa các mức độ hiện tượng *) Phân loại đồ thị thống kê - Căn cứ vào nội dung phản ánh: + Đồ thị kết cấu; + Đồ thị phát triển; + Đồ thị hoàn thành kế hoạch định mức; + Đồ thị liên hệ; + Đồ thị so sánh; + Đồ thị phân phối; - Căn cứ vào hình thức biểu hiện: + Biểu đồ hình cột; + Biểu đồ tượng hình; + Biểu đồ diện tích; + Đồ thị gấp khúc; + Bản đồ thống kê. *) Những yêu cầu đối với việc xây dựng đồ thị thống kế - Xác định quy mô đồ thị vừa phải. - Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp. - Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác. 14
- CHƯƠNG IV: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. Số tuyệt đối trong thống kê 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của số tuyệt đối *) Khái niệm số tuyệt đối Số tuyệt đối trong thống kê là những con số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. *) Đặc điểm của số tuyệt đối - Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế – xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. - Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số được lựa chọn tuỳ ý , mà phải qua điều tra thực tế và tổng hợp một cách có khoa học. *) Đơn vị tính số tuyệt đối + Đơn vị tự nhiên + Đơn vị thời gian lao động + Đơn vị tiền tệ *) Ý nghĩa của số tuyệt đối - Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lý kinh tế - xã hội. Thông qua số tuyệt đối có thể nhận thức được quy về quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. - Nhờ số tuyệt đối mà có thể biết cụ thể nguồn tài nguyên giàu có của quốc gia, khả năng tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, kết quả phát triển kinh tế, văn hoá, thành quả lao động của hàng chục triệu con người đã đạt được. - Số tuyệt đối là chân lý khách quan, có sức thuyết phục lớn, không ai có thể phủ nhận được. - Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu được trong xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó. - Số tuyệt đối là cơ sở để tính số tương đối, số trung bình. 4.1.2. Các loại số tuyệt đối *) Số tuyệt đối thời kì Số tuyệt đối thời kì là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. *) Số tuyệt đối thời điểm Số tuyệt đối thời điểm là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. 4.2. Số tương đối trong thống kê 4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối *) Khái niệm số tương đối Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của cùng một hiện tượng nghiên cứu nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hay không gian, hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan với nhau. - So sánh 2 lượng tuyệt đối của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian. Thí dụ: Doanh thu của Công ty sữa Hà Nội năm 2005 so với năm 2004 là 120%. Doanh thu của Công ty sữa Hà Nội năm 2005 so với 15
- kế hoạch năm 2005 là 110 %. - So sánh 2 lượng tuyệt đối của hai hiện tượng khác loại nhưng có liên quan với nhau. Thí dụ: Mật độ dân số; GDP trung bình 1 đầu người. *) Ý nghĩa của số tương đối - Trong phân tích thống kê, số tương đối được sử dụng để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến… của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. - Số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau. - Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch được đề ra bằng số tương đối và khi kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch cũng sử dụng số tương đối để đánh giá. - Trong trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối, có thể sử dụng số tương đối để biểu hiện tính hình tượng. *) Đặc điểm của số tương đối - Các số tương đối trong thống kê không phải là con số trực tiếp thu nhận được qua điều tra, mà là kết quả so sánh hai số đã có. - Mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Có 2 loại gốc để so sánh: + Kỳ gốc liên hoàn + Kỳ gốc cố định - Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, phần trăm (%); phần nghìn (‰), hoặc kết hợp đơn vị tính của 2 chỉ tiêu khi so sánh (kép), ví dụ người/km2, kg/người. 4.2.2. Các loại số tương đối *) Số tương đối động thái Số tương đối động thái là số tương đối biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó, hay là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai kỳ ( hai thời điểm) khác nhau. - Công thức tính: y t 1 (4.1) y 0 Trong đó: t - Số tương đối động thái y1 - Mức độ kỳ nghiên cứu ( báo cáo) y 0 - Mức độ kỳ gốc *) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và hoàn thành kế hoạch a- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa hai mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kỳ gốc. y Công thức tính: t nk y KH (4.2) 0 16
- Trong đó: t nk - Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch y KH - Mức độ kế hoạch y 0 - Mức độ thực tế ở kỳ gốc b- Số tương đối hoàn thành kế hoạch Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong ký nghiên cứu với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó. y Công thức tính: t hk y 1 (4.3) KH Trong đó: t hk - Số tương đối hoàn thành kế hoạch y1 - Mức độ thực tế kỳ nghiên cứu đạt được y KH - Mức độ kế hoạch đặt ra Chú ý: + Khi tính t nk , t hk , phải đảm bảo tính chất so sánh được về nội dung, phương pháp tính, giữa mức độ thực tế và mức độ kế hoạch. + Giữa các số tương đối động thái và kế hoạch có mối quan hệ toán học như sau: y y y t= t hk x t nk y 1 = y 1 x KH y (4.4) 0 KH 0 *) Số tương đối kế cấu Số tương đối kế cấu là số tương đối xác định tỷ trọng của mội bộ phận cấu thành trong một tổng thể. Hay là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối cả tổng thể. Đơn vị tính thường là %. Công thức tính: y d b (4.5) y T Trong đó: d - Số tương đối kết cấu yb - Trị số tuyệt đối từng bộ phận. y T - Trị số tuyệt đối của cả tổng thể. *) Số tương đối cường độ Số tương đối cường độ là số tương đối biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng này với hiện tượng khác trong điều kiện lịch sử nhất định. Hay là kết quả so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. *) Số tương đối không gian ( t A/ B ) Số tương đối không gian là số tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Hoặc biểu hiện sự so sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể. 17
- y - Công thức tính: t A/ B y A (4.6) B y Hoặc: t B/ A y B A Trong đó: y A là mức độ hiện tượng ở không gian A y B là mức độ hiện tượng ở không gian B 4.3. Số bình quân trong thống kê 4.3.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa số bình quân *) Khái niệm số bình quân Số bình quân trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. *) Ý nghĩa số bình quân Số bình quân có ý nghĩa quan trọng trong công tác lý luận và thực tiễn. - Số bình quân được dùng để nêu lên các đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể . - Số bình quân được dùng để so sánh các hiện tượng cùng loại nhưng không cùng quy mô - Số bình quân còn dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua thời gian để thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn, mà các đơn vị cá biệt không cho ta thấy được. - Số bình quân chiếm vị trí quan trọng trong việc vận dụng nhiều phương pháp thống kế như: phân tích sự biến động, phân tích mối liên hệ, điều tra chọn mẫu… *) Đặc điểm của số bình quân - Số bình quân có tính chất tổng hợp và khái quát cao. - Số bình quân san bằng sự chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu. -Số bình quân lớn hơn lượng biến nhỏ nhất và nhở hơn lượng biến thấp nhất. Xmin X Xmax 4.3.2. Các loại số bình quân *) Số bình quân cộng ( X ) Số bình quân cộng là số bình quân của những đại lượng có quan hệ tổng với nhau, được tính bằng cách đem tổng các lưởng biến chia cho tổng số đơn vị tổng thể ( hay tổng các tần số). a- Số bình quân cộng giản đơn - Điều kiện áp dụng: Số bình quân cộng giản đơn dùng để tính mức độ bình quân của các chi tiêu khi tài liệu thu thập chỉ có ít, không có tính phân tổ hay các lượng biến chỉ xuất hiện một lần. n X X X X X ..... i - Công thức tính: 1 2 n i 1 (4.7) n n 18
- Trong đó: X - Số bình quân X i (i=1,2,…,n) - Các lượng biến N - Tổng số đơn vị tổng thể b- Số bình quân cộng gia quyền - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các trường hợp mỗi lượng biến có thể gặp nhiều lần. - Công thức tính: n X f X f .... X f X f i i X= (4.8) 1 2 n 1 2 n i 1 f f ... f 1 2 n f n i i 1 Trong đó: fi (i=1,2,…,n) - Các quyền số X (i=1,2,…,n) -Các lượng biến i - Trong trường hợp tính số bình quân cộng gia quyền mà lượng biến được phân tổ có khoảng cách tổ thì các lượng biến dùng để tính số bình quân là trị số giữa của mỗi tổ.Giới hạn trên Giới hạn trên + Giới hạn dưới Trị số giữa = 2 Trung bình cộng gia quyền còn có thể dùng quyền số là tỷ trọng (tần suất) của mỗi tổ chiếm trong tổng thể. n X d i i X i 1 (4.9) 100 *) Số bình quân cộng điều hoà a- Số bình quân cộng điều hoà gia quyền - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trường hợp khi các quyền số ( M i ) khác nhau. n M M .... M M i - Công thức tính: X 1 2 n i 1 (4.10) M M ... M M 1 2 n n i X X 1 X X 2 n i 1 i Trong đó: X - Số bình quân điều hoà X i (i=1,2,…,n) - Các lượng biến M i X i f i (i=1,2,…,n) - là quyền số và là tổng các lượng biến của tiêu thức. b- Số bình quân cộng điều hoà giản đơn - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trường hợp khi các quyền số (Mi) bằng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 6
15 p | 162 | 61
-
Bài giảng môn Lý thuyết kế toán
159 p | 218 | 47
-
Bài giảng môn Thị trường Chứng khoán
17 p | 152 | 42
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 1
9 p | 115 | 35
-
Bài giảng môn Phân tích đầu tư chứng khoán
283 p | 202 | 33
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 2
11 p | 140 | 29
-
Bài giảng môn Lý thuyết tài chính tiền tệ - ThS. Phan Anh Tuấn
107 p | 141 | 28
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 4
11 p | 153 | 27
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 3
10 p | 132 | 27
-
Bài giảng TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - CHƯƠNG 5
14 p | 103 | 24
-
NGUYỄN VĂN ĐẮC BÀI GIẢNG TOÁN 5 XÁC SUẤT & THỐNG KÊ
18 p | 175 | 23
-
Bài giảng môn Thị trường tài chính
16 p | 85 | 20
-
NGUYÊN LÝ THẨM ĐỊNH GIÁ
5 p | 114 | 20
-
Bài giảng môn Phân tích và đầu tư chứng khoán: Lý thuyết danh mục, CAPM và các mô hình khác - Lê Văn Lâm
55 p | 51 | 9
-
Bài giảng môn Kinh tế học tiền tệ - Ngân hàng: Bài 3 - TS. Nguyễn Anh Tuấn
9 p | 67 | 7
-
Bài giảng môn học Tài chính doanh nghiệp 3: Chương 1 - Đại học Công nghệ TP. HCM
86 p | 186 | 4
-
Bài giảng môn Kinh tế học tiền tệ - Ngân hàng: Bài 12 - TS. Nguyễn Anh Tuấn
35 p | 71 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn