intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG MÔN SINH HỌC

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Huy Huy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài mở đầu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG MÔN SINH HỌC

  1. PHÂN BỐ TIẾT GIẢNG Tiết1: Bài mở đầu CHƯƠNG I: MÔ THỰC VẬT Tiết 2: Các loại mô thực vật Tiết 3: Các loại mô thực vật (tiếp theo) CHƯƠNG II: CƠ QUAN SINH DƯƠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO Tiết 4: Rễ cây Tiết 5: Rễ cây (tiếp theo) Tiết 6: Thân cây Tiết 7: Thân cây (tiếp theo) Tiết 8: Lá cây Tiết 9: Lá cây (tiếp theo) CHƯƠNG III: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO Tiết 10: Các hình thức sinh sản của thực vật Tiết 11: Cấu tạo hoa Tiết 12: Cấu tạo hoa (tiếp theo) Tiết 13: Khái niệm về sự thụ phấn và sự thụ tinh Tiết 14: Sự tạo quả - Cấu tạo và phân loại quả Tiết 15: Sự tạo hạt- Cấu tạo và phân loại hạt của thực vật hạt kín
  2. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết) I. Tính đa dạng sinh học - Thái dương hệ của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,7 tỷ năm và tuổi trái đất cũng xấp xỉ tuổi Thái dương hệ. -Theo dự đoán của các nhà sinh học có từ hơn 2 triệu loài sinh vật. -Từ các vùng cực quanh năm băng giá vẫn có th ực v ật sinh sống như địa y, rêu, cỏ bông ..., cho đến miền nhiệt đới. -Trong một khu vực nhất định của rừng Mã Lai có từ 2.500 đến 10.000 loài thực vật. -Ở nước ta, chỉ với diện tích 2.500 ha vườn Qu ốc gia Cúc Phương đã có hơn 2.500 loài thực vật.
  3. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết) I.Tính đa dạng sinh học - Để khái quát được số lượng khổng lồ các loài sinh vật đó, các nhà sinh học cốgắng tập hợp chúng thành năm giới: Tiền nhân (Monera), Đơn bào nhân thực (Protista), giới N ấm (Fungi), giới thực vật (Plantae) và giới động vật (Animalia). -Vai trò của giới thực vật xanh trong thiên nhiên rất là to l ớn, chúng thuộc sinh vật sản xuất có khả năng chuy ển hoá quang năng thành hoá năng cần cho s ự s ống. -Ngay các chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ phân huỷ cũng có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ cây xanh. -Các quần thể thực vật trong tự nhiên nhất là rừng có vai trò to lớn trong việc điều hoà thành ph ần không khí, t ầng ozôn, khí hậu, làm giảm tác hại gió bão, hạn chế nạn xói mòn, lũ lụt, hạn hán, làm giảm ô nhiễm môi trường sống ... - Vì vậy, có thể khẳng định rằng, không có giới th ực vật thì sự sống trên trái đất không thể tiếp diễn được.
  4. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết) I. Tính đa dạng sinh học -Thực vật không những là thức ăn cần thiết cho đ ộng v ật mà còn cần cho sự sống của con người. -Vi khuẩn, nấm cũng góp phần rất quan trọng trong s ự chuyển hoá dòng năng lượng và dòng tuần hoàn vật ch ất trong thiên nhiên cũng như trong đời sống con người. -Vai trò của thực vật rất to lớn. Chúng ta cần ph ải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển chúng. Cần phải tìm cách tăng sản lượng của chúng để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người.
  5. II. Đối tượng và nhiệm vụ của giải phẩu hình thái thực vật -Giải phẩu hình thái thực vật là khoa học nghiên cứu về hình dạng, cấu tạo cùng những biến đổi của các dạng cây cỏ ở các mức độ khác nhau. -Đối tượng nghiên cứu của môn học này là tất cả hệ th ống tổ chức của cơ thể thực vật từ toàn bộ cây, đến từng cơ quan, từng mô, từng tế bào và các bào quan -Nhiệm vụ cơ bản của giải phẩu hình thái học thực vật là quan sát, mô tả hình dạng cấu tạo của các cơ quan, các mô và các loại tế bào hợp thành các mô, đảm nhận các chức năng khác nhau trong đời sống của cây.
  6. II. Đối tượng và nhiệm vụ của giải phẩu hình thái thực vật Các hướng nghiên cứu chính của giải phẩu hình thái thực vật • Giải phẩu hình thái học mô tả • Giải phẩu hình thái phát triển cá thể • Giải phẩu hình thái so sánh và tiến hoá • Giải phẩu hình thái thích nghi
  7. III. Lịch sử nghiên cứu của giải phẩu hình thái thực vật • Trong lịch sử phát triển của thực vật học thì giải ph ẩu hình thái được phát triển tương đối sớm. Hơn 2300 năm trước đây, Theopharatus (371-286 TCN) lần đầu tiên đã đề cập đến các dẫn liệu về hình thái và cấu tạo của c ơ thể thực vật trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật”,” • Giải phẩu thực vật với phương pháp nghiên cứu của nó có liên quan chặt chẽ với những thành tựu của kính hiển vi. • Giữa thế kỷ XIX, các công trình nghiên cứu về thực vật có hạt đã lấp được hố ngăn cách giữa thực vật hạt trần và thực vật hạt kín
  8. III. Lịch sử nghiên cứu của giải phẩu hình thái thực vật • Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa cấu trúc và một số chức năng cơ bản trong đời sống của thực vật như quang hợp, hô hấp và tiêu thụ nước, quá trình dinh dưỡng khoáng....Năm 1784, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý khi nghiên cứu giải phẩu thực vật. Năm 1884, Haberclan đã phát triển hướng nghiên cứu này trong tác phẩm “Giải phẩu sinh lý thực vật”. • Năm 1887, De Barry cho xuất bản tác phẩm “ Giải phẩu so sánh các cơ quan dinh dưỡng” trong đó đã mô tả các loại mô của cơ th ể thực vật. Cách phân loại mô của ông còn mang tính nhân t ạo nhưng cũng đánh dấu một bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật. • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về tế bào đã được phát triển mạnh mẽ, Tchiliacov đã phát hiện ra sự phân chia gián tiếp của tế bào và sau đó Gherasimov tìm được vai trò của nhân t ế bào. Năm 1898, Navasin phát hiện ra quá trình thụ tinh kép ỏ th ực vật hạt kín.
  9. III. Lịch sử nghiên cứu của giải phẩu hình thái thực vật • Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào và đã tách việc nghiên cứu về tế bào thành một môn khoa h ọc mới lá tế bào học. • Vào nửa sau của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về giải phẩu hình thái thực vật càng được đẩy mạnh và các kết quả nghiên cứu đã được tập hợp trong một số sách về giải phẩu thực vật, như các cuốn “Giải phẩu cây thực vật một lá mầm và cây thực vật hai lá mầm”. (Metcalfe và Chalk,1960,1961) và “Giải phẩu thực vật” (Katherine Esau, 1978).
  10. IV. Phương pháp nghiên cứu giải phẩu hình thái thực vật • Phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật là quan sát, mô tả, so sánh và trên cơ sở các sự kiện đã thu thập được mà phân tích, tổng hợp, để đi đến suy diễn hoặc suy diễn giả thiết, nhằm tránh sự mô tả một cách giản đơn, cóp nhặt một cách không cần thiết mà phải đòi hỏi nghiên cứu các sự kiện một cách sâu sắc trên cơ sở một học thuyết nhất định • Các đối tượng nghiên cứu ở mức độ hiển vi, phải được tiến hành thông qua các phương pháp cắt m ỏng m ẫu vật, phương pháp ngâm mùn tế bào, phương pháp nhuộm màu, phương pháp vi phân tích… • Áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào th ực vật đ ể nghiên cứu giải phẩu hình thái thực vật
  11. IV. Phương pháp nghiên cứu giải phẩu hình thái thực vật • Ngày nay, với sự phát triển mạnh các tính năng của kính hiển vi, đặc biệt nhờ sự xuất hiện của kính hiển vi điện tử đã góp phần rất quan trọng trong việc nghiên cứu giải phẩu hình thái th ực v ật • Ngoài ra, trong nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật, người ra dùng máy vi quang phổ để kiểm tra định lượng, phương pháp phóng xạ và tự ghi cho phép xác định được cấu trúc sinh hoá t ế bào, các ly tâm siêu tốc để phân tích các tổ hợp cấu thành tế bào, máy vi phẫu để tiến hành giải phẫu hiển vi tế bào, tách và nuôi cấy tế bào, phương pháp sắc kí, phương pháp điện di hay đánh dấu các phân tử của tế bào bằng các đồng vị phóng xạ và các chất kháng thể để nghiên cứu các đại phân tử ... • Với các thành tựu nghiên cứu ngày càng hiện đại, cho phép con người khám phá bản chất của vật chất sống cũng như các cơ chế của hiện tượng sống, hiểu rõ sự khác nhau giữa vật chất không sống và vật chất sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2