intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội soi phế quản ống mềm trong thực hành bệnh viện - PGS. TS. Tạ Bá Thắng

Chia sẻ: ViMarkzuckerberg Markzuckerberg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nội soi phế quản ống mềm trong thực hành bệnh viện do PGS. TS. Tạ Bá Thắng biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Chỉ định, chống chỉ định; Quy trình kỹ thuật; Hình ảnh nội soi bình thường và bệnh lý; Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua nội soi. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội soi phế quản ống mềm trong thực hành bệnh viện - PGS. TS. Tạ Bá Thắng

  1. NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TRONG THỰC HÀNH BỆNH VIỆN PGS.TS.Tạ Bá Thắng (Bộ môn - Trung tâm Nội hô hấp, BVQY 103, HVQY) Hải Phòng -10/2019
  2. NỘI DUNG • Chỉ định, chống chỉ định • Quy trình kỹ thuật • Hình ảnh nội soi bình thường và bệnh lý • Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua nội soi
  3. CHỈ ĐỊNH CHẨN ĐOÁN - Bệnh ác tính: chẩn đoán UTP nguyên phát và thứ phát - Nhiễm trùng hô hấp dưới: chẩn đoán căn nguyên vi sinh - Chẩn đoán nguyên nhân ho máu - Bệnh phổi kẽ - Khác: dị vật, u trung thất, xẹp phổi, chấn thương ngực, đánh giá sau ghép phổi….
  4. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ - Điều trị TNĐT trung tâm: cắt, đốt, nong, đặt stent - Hút dịch, rửa khí - phế quản, rửa phế quản - phế nang - Điều trị ho máu - Lấy dị vật, cục máu đông. - Giảm thể tích phổi: đặt van 1 chiều, coil… - Khác: giảm khối cơ trơn đường thở, bơm thuốc tại chỗ…
  5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH • Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, THA không kiểm soát... • Rối loạn hô hấp: Suy hô hấp, COPD đợt cấp nặng, HPQ chưa kiểm soát, nhiều kén khí lớn dễ vỡ, TKMP chưa được dẫn lưu,... • Rối loạn về đông máu. • Động kinh chưa được kiểm soát. • Người bệnh không hợp tác.
  6. CÁC KỸ THUẬT NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM  Nội soi ánh sáng trắng (nội soi thông thường)  Nội soi dải ánh sáng hẹp (Narrow Band Imaging)  Nội soi huỳnh quang (Autofluorescence Bronchoscopy)  Nội soi siêu âm (Endobronchial Ultrasound)  Nội soi định vị điện từ (Electromagnetic Navigation)  Nội soi cắt lớp (Optical coherence tomography)  Nội soi vi thể huỳnh quang/laser đồng tâm (Confocal Fluorescence/laser Endomicroscopy)
  7. NỘI SOI ÁNH SÁNG TRẮNG
  8. NỘI SOI DẢI ÁNH SÁNG HẸP (NARROW BAND IMAGING) •Nguyên lý kỹ thuật: Phát ánh sáng với 3 dải tần số B1: 400-430nm B2: 430-470nm B3: 560-590nm Hemoglobin tồn tại trong lòng mạch hấp thu rất mạnh đối với ánh sáng dải hẹp, đặc biệt là dải sóng B1
  9. GIÁ TRỊ NSPQ DẢI ÁNH SÁNG HẸP Phát hiện sớm các tổn thương xâm lấn lòng đường thở có tăng sinh mạch. Chẩn đoán sớm ung thư phổi.
  10. NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG (AUTOFLUORESCENCE BRONCHOSCOPY) • Nguyên lí: khi chiếu bằng nguồn sáng laser, vùng phế quản bất thường nhạy cảm huỳnh quang sẽ bắt màu đỏ nâu • Ưu điểm của kĩ thuật: + Tăng giá trị chẩn đoán so với nội soi thường (từ 1,5 đến 2,5 lần) + Phát hiện ung thư sớm ở đối tượng nguy cơ + Đánh giá được những thay đổi ở các vùng phế quản nhỏ mà nội soi thường không nhìn thấy
  11. Hình ảnh nội soi thường (T), nội soi Fluoresscence (F) và mô bệnh của UTP tại chỗ (dưới)
  12. NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM (ENDOBRONCHIAL ULTRASOUND) • Kết hợp giữa nội soi và siêu âm • Đầu dò lồi : cho hình ảnh ở 30 độ so với trục ống soi. • Đầu dò toả tia : cho hình ảnh 360 độ của thành khí phế quản và các tổ chức xung quanh.
  13. ƯU ĐIỂM CỦA EBUS • Đánh giá được hệ thống hạch quanh khí phế quản và bệnh lý của trung thất. • Định vị chính xác khối u trong lòng phế quản. • Hướng dẫn kĩ thuật chọc hút xuyên thành phế quản và sinh thiết hạch trung thất, các khối u phế quản ngoại vi chính xác.
  14. SOI PHẾ QUẢN CÓ ĐỊNH VỊ ĐIỆN TỪ (Electromagnetic Navigation) • Nguyên lý: sử dụng đầu dò điện từ kết hợp với tái tạo hình ảnh trên CT sẽ hướng dẫn cho NSPQ xác định tổn thương • Các bước: chụp CT, thiết lập hình 3D, định vị từ hướng dẫn nội soi • Lợi ích: đánh giá tổn thương ở ngoại vi phổi, hạch rốn phổi, trung thất • Hiệu quả: độ nhạy 67% - 74%
  15. NGUYÊN LÝ SOI PHẾ QUẢN CÓ ĐỊNH VỊ ĐIỆN TỪ
  16. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN • Làm các XN trước soi: Xquang ngực hoặc chụp CLVT ngực, điện tim, CNHH, AFB đờm, công thức máu, đông máu, XN chức năng gan, thận, đường máu. • Người bệnh được giải thích về: mục đích, lợi ích, các tai biến • Nhịn ăn trước soi 6 giờ. • Có thể dùng thuốc an thần nhẹ trước soi.
  17. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, THUỐC • Hệ thống dàn máy NSPQ ồng mềm: Màn hình, ống soi phế quản mềm, kìm sinh thiết… • Máy hút, máy theo dõi, hệ thống oxy, dụng cụ đặt NKQ, mở khí quản và các dụng cụ cấp cứu khác. • Bình xịt Lidocain 5%, dd Lidocain 1-2%, natriclorua 0,9%, gel Xylocain. • Thuốc cấp cứu, chống sốc. • Găng tay, khẩu trang, áo mổ, gạc vô trùng, săng vô trùng,. • Lọ và dung dịch đựng bệnh phẩm, lam kính. • Dung dịch rửa và khử khuẩn ống soi. Dụng cụ rửa ống soi chuyên dụng, tủ đựng ống soi chuyên dụng.
  18. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KỸ THUẬT • Khám lại bệnh nhân trước kỹ thuật • Kiểm tra hồ sơ bệnh án • Tiêm Atropin1/4 mg x 1 ống, tiêm bắp hoặc dưới da 30 phút trước soi • Gây tê vùng hầu họng: Xylocain 5% dạng xịt, x 2-3 nhát/ lần. • Mắc Monitor theo dõi mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy. • Thực hiện thao tác nội soi
  19. THAO TÁC NỘI SOI • Thực hiện tại phòng nội soi • Người thực hiện: 01 BS, 02 điều dưỡng (01 phụ, 01 hỗ trợ). • Tư thế người bệnh: ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa. • Thao tác thực hiện nội soi: - Gây tê bổ sung từ thanh môn tới các phế quản: Lidocain 2%. - Đảm bảo ống soi luôn đi giữa lòng khí phế quản
  20. THAO TÁC NỘI SOI - Đưa ống soi theo trình tự: bên lành trước, bên tổn thương sau; quan sát toàn bộ các lỗ phế quản. - Đánh giá tổn thương, lựa chọn các kỹ thuật lấy bệnh phẩm thích hợp. - Tiến hành các kỹ thuật lấy bệnh phẩm: hút dịch, sinh thiết, chải, rửa… - Theo dõi và xử trí kịp thời các tai biến, biến chứng nếu có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2