intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ĐH Kinh tế Quốc dân

Chia sẻ: Nguyễn Thành Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

126
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 Pháp luật - công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, chương học này trình bày nội dung các thông tin về bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý...bài giảng chất lượng pháp luật học dành cho bạn tham khảo, học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ĐH Kinh tế Quốc dân

  1. CHƯƠNG II PHÁP LUẬT- CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI
  2. Đề cương bài giảng I. Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật II. Quy phạm pháp luật III. Quan hệ pháp luật IV. Ý thức pháp luật V. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  3. Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật  Nguồn gốc của pháp luật  Khái niệm và những đặc điểm chung của pháp luật
  4. Khái niệm pháp luật  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
  5. Những đặc điểm chung của pháp luật  Tính giai cấp của pháp luật  Tính xã hội của pháp luật  Tính quy phạm của pháp luật  Tính nhà nước của pháp luật
  6. Mối quan hệ giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác  Các quy phạm xã hội:  Pháp luật  Đạo đức  Tập quán  Tín điều tôn giáo  Điều lệ
  7. Phân biệt giữa pháp luật với đạo đức Tiêu chí Pháp luật Đạo đức Hình thành Nhà nước ban hành Từ nhân dân Cơ chế bảo đảm Cưỡng chế + Tự nguyện +Dư Thuyết phục luận XH Tính chặt chẽ về Chặt chẽ hơn Ít chặt chẽ hơn hình thức Phạm vi QHXH Hầu hết các quan Quan hệ tình cảm tác động hệ xã hội trong gia đình, cơ quan…
  8. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức  Mối quan hệ tác động lên sự hình thành  Mối quan hệ khi cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội
  9. II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT  Khái niệm  Đặc điểm  Cơ cấu  Quy phạm pháp luật đặc biệt
  10. Khái niệm  Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
  11. Đặc điểm  Tính giai cấp  Do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện  Được áp dụng nhiều lần  Áp dụng cho nhiều đối tượng
  12. Cơ cấu  Giả định  Quy định  Chế tài
  13. Giả định  Là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu rõ với những điều kiện, hoàn cảnh hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó.
  14. Quy định  Là phần chỉ ra trong hoàn cảnh, điều kiện đã giả định người ta được làm gì, phải làm gì và không được làm gì.  Quy định bao gồm:  Quy định mệnh lệnh nêu lên một cách dứt khoát, rõ ràng điều không được làm hoặc điều bắt buộc phải làm.  Quy định tuỳ nghi không nêu dứt khoát, rõ ràng cách xử sự nhất định mà để cho các bên được tự thoả thuận, định đoạt trong phạm vi nào đó.  Quy định giao quyền là trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, một cơ quan nào đó trong bộ máy Nhà nước hoặc xác nhận các quyền nào đó của công dân, của một tổ chức.
  15. Chế tài  Là phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như phần quy định thì sẽ phải chịu hậu quả như thế nào.  Các loại chế tài:  Chế tài hình sự  Chế tài hành chính  Chế tài kỷ luật  Chế tài dân sự
  16. Ví dụ:  ‘Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó’. Điều 15 Khoản 1 Luật phá sản 2004.  ‘Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’. (Điều 157 Khoản 1 Bộ luật hình sự 1999)
  17. Quy phạm pháp luật đặc biệt  Quy phạm nguyên tắc là được dùng làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và thi hành các quy phạm pháp luật khác.  Quy phạm định nghĩa xác định những đặc điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật hay hiện tượng, hoặc của những khái niệm, những phạm trù được sử dụng trong văn bản đó.
  18. Ví dụ  ‘Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ’. (Điều 6 Hiến pháp 1992)  ‘Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế cú tờn riờng, cú tài sản, cú trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phỏp luật nhằm mục đớch thực hiện cỏc hoạt động kinh doanh’. (Điều 4 Khoản 1 Luật doanh nghiệp 2005)
  19. III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật 2. Chủ thể của QHPL 3. Nội dung của QHPL 4. Khách thể của QHPL 5. Sự kiện pháp lý
  20. Khái niệm quan hệ pháp luật  Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2