intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo DCCT bằng gân Hamstring

Chia sẻ: ViJoy ViJoy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo DCCT bằng gân Hamstring trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo DCCT bằng gân Hamstring với kỹ thuật Endo Button qua nội soi; Rút ra các nhận xét về chỉ định, về kỹ thuật và theo dõi săn sóc sau phẫu thuật. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo DCCT bằng gân Hamstring

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI TÁI TẠO DCCT BẰNG GÂN HAMSTRING Nhóm nghiên cứu: Bs Nguyễn Văn Chiến Bs Nguyễn Đình Lâm Bs Lê Anh Dưỡng
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ DCCT là thành phần quan trọng giữ khớp gối không trượt ra trước và không xoay ngoài. Khi tổn thương DCCT sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của khớp gối, đặc biệt là khi chạy nhảy, lên xuống cầu thang… Phẫu thuật tái tạo lại DCCT nhằm trả lại chức năng hoạt động cho khớp gối. 1960: Kenneth-John mổ tái tạo DCCT bằng gân xương bánh chè với kỹ thuật mổ mở. Điều trị đứt DCCT bằng mổ mở: tàn phá nhiều, dễ nhiễm trùng, hạn chế tập PHCN 1982 : Lancy hoàn thiện kỹ thuật bằng phương pháp nội soi.
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ - PTNS khớp gối tái tạo DCCT bằng gân Hamstring theo kỹ thuật Endo Button hiện nay được rất nhiều bệnh viện trong và ngoài Quân đội áp dụng, đạt kết quả cao. Có nhiều loại vật liệu để làm mảnh ghép: gân xương bánh chè, gân Hamstring, gân cơ tứ đầu,… - Có nhiều kỹ thuật cố định mảnh ghép: vít chèn, Endo Button, chốt ngang (Cross-pin)… Do vậy tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo DCCT bằng gân Hamstring với kỹ thuật Endo Button qua nội soi. 2. Rút ra các nhận xét về chỉ định, về kỹ thuật và theo dõi săn sóc sau phẫu thuật.
  4. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Tất cả bệnh nhân tuổi 18 - 50, được chẩn đoán và điều trị đứt DCCT tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh Viện 4, từ tháng 3/2012 à 12/2013. 2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Những bệnh nhân dưới 17 và trên 50 tuổi. - Những bệnh nhân bị tổn thương phối hợp DCCS. - Những bệnh nhân có kết hợp gãy lồi cầu đùi và mâm chày và có những bệnh mãn tính kèm theo như tiểu đường, lao phổi, tim
  5. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Loại hình nghiên cứu: Tiền cứu - mô tả - cắt ngang. 2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 03/2012 à 12/2013. 3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh Viện 4, Quân Đoàn 4
  6. 4. Qui trình thực hiện: 4.1 Khám, chẩn đoán và điều trị: những bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước có hoặc không có tổn thương sụn chêm. 4.2 Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: - Tuổi, giới. - Nguyên nhân gây tổn thương dây chằng chéo trước. - Thời gian từ khi bị tổn thương dây chằng chéo trước đến khi được vào viện điều trị. - Các triệu chứng LS, cận LS để chẩn đoán đứt DCCT : đau, lỏng trong khớp gối đặc biệt khi chạy hay bước xuống cầu thang, test ngăn kéo trước, test Lachman, test Pivot Shift, cộng hưởng từ MRI cho kết quả đứt DCCT. - Kết quả nghiên cứu: các tổn thương phát hiện qua nội soi. Kết quả gần: liền vết mổ, các biến chứng. Kết quả xa: đánh giá theo tiêu chuẩn của Lysholm, theo thang điểm IKDC
  7. 4.3. Các bước tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép gân Hamstring qua nội soi. a. Thì chuẩn bị mảnh ghép: Mảnh ghép gân Hamstring là mảnh ghép gân cơ bán gân (Semi Tendinosus) và gân cơ thon (Gracilis) chập đôi, thành mảnh ghép có bốn sợi gân. b. Thì chuẩn bị đường hầm: Nội soi kiểm tra chẩn đoán xác định những thương tổn phối hợp như sụn chêm, sụn khớp, dây chằng chéo sau. Làm sạch nơi bám dây chằng chéo trước ở mâm chày và lồi cầu đùi. Có thể làm rộng khe lồi cầu ngoài khi khe lồi cầu hẹp nhằm tránh chạm mảnh ghép khi gối duỗi. c. Thì đặt mảnh ghép: Gồm đặt mảnh ghép vào đường hầm chày đùi, neo đàu TT bằng Endo Button, vít chèn đường hầm mâm chày.
  8. Thì chuẩn bị mảnh ghép Kỹ thuật lấy gân Hamstring và khâu vắt đầu gân
  9. Thì chuẩn bị mảnh ghép Đo độ dài và đường kính của mảnh gân ghép, căng mảnh gân ghép
  10. 4.4 Tập phục hồi chức năng theo 4 giai đoạn * Giai đoạn 1: 4 tuần – Ngày thứ 1 à 2: + Chườm lạnh – nẹp Zymmer chân sau mổ. + Gối duỗi tối đa sau mổ. + Tập gồng cơ tại chỗ – nâng đùi – dạng đùi. – Ngày thứ 3 à 6: + Tập gồng cơ, day bánh chè ngày thứ 3. + ROM(gấp duỗi): 00 – 600 – 00. + Tập đi với 2 nạng, chân đau có nẹp Zymmer. – Ngày thứ 7 à 20: + Tập mạnh cơ đùi: đá tạ nhẹ, nâng đùi. + Đi lại với nẹp Zymmer, bỏ nạng. + ROM: 00–900–00 – Ngày thứ 21 à 28: + Tập như trên. + Tập xe đạp lực nhẹ. + Tập đi bỏ nẹp Zymmer. + ROM: tối đa 00 – 900 – 00 , đến 00 – 1100 – 00.
  11. * Giai đoạn 2: tuần thứ 5 đến tuần thứ 8. - Tập sức mạnh cơ đùi: đá tạ, đạp xe, đi thảm. - ROM: 00 – 1200 – 00, đến 00 – 1350 – 00. - Tập ván thăng bằng. - Thời lượng vận động tăng lên 60 – 90’/ lần: sáng, chiều. - Đánh giá theo chỉ số Lysholm và IKDC. * Giai đoạn 3: tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. - Tập sức mạnh và sức bền: đá tạ, đi bộ, chạy chậm, bơi, đạp xe. * Giai đoạn 4: tuần thứ 13 đến tuần thứ 28. - Tập hoàn thiện sức mạnh và sức bền. - Tập kỹ năng theo chuyên sâu, cường độ tăng dần. - Đáng giá theo chỉ số Lysholm, IKDC. - Sau 6 tháng trở về chế độ tập luyện và lao động với đơn vị.
  12. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. ĐẶC ĐIỂM SỐ LIỆU 1. Phân bố tuổi và giới Giới tính Tổng số Nam Nữ Lứa tuổi Số Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng lượng 18 – 20 04 6.7% 01 1.7% 05 8.3% 21 – 30 25 41.7% 08 13.3% 33 55% 31 – 40 14 23.3% 02 3.3% 16 26.7% 41 – 50 05 8.3% 06 10% 04 6.7% Tổng số 48 80% 12 20% 60 100%
  13. 2. Nguyên nhân đứt DCCT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ % Bóng đá 17 28.3% Bóng chuyền 02 3.3% Cầu lông 04 6.7% Tai nạn giao thông 35 58.3% Tai nạn rủi ro 04 6.7% Những môn có va chạm mạnh, dễ bị đứt DCCT
  14. 4. Kết quả cận lâm sàng trước mổ Loại tổn thương Kết quả MRI Tỷ lệ % Dây chằng chéo trước 60 100% Sụn chêm trong 14 23.3% Sụn chêm ngoài 09 15% SC trong và ngoài 04 6.7% Dây chằng bên trong 06 10% Dây chằng bên ngoài 01 1.7%
  15. 5. Kết quả tổn thương qua nội soi Loại tổn thương Kết quả nội soi Tỷ lệ % Dây chằng chéo trước 60 100% Sụn chêm trong 14 23.3% Sụn chêm ngoài 8 13.3% SC trong và ngoài 3 5% Dây chằng bên trong Test mở khớp vào trong Dây chằng bên ngoài Test mở khớp ra ngoài
  16. III. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 1. Kết quả sớm: Toàn bộ 60 bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo DCCT bằng gân Hamstring với phương pháp Endo Button • Có 57 bệnh nhân liền sẹo kỳ đầu cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày. • Có 3 bệnh nhân phải điều trị kéo dài tràn dịch khớp gối, sưng tấy phần mềm và dị ứng với chỉ vicryl. 2. Kết quả xa: • Thời gian theo dõi ngắn nhất sau phẫu thuật là 3 tháng. • Thời gian theo dõi dài nhất sau phẫu thuật là 18 tháng. • Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 8,25 tháng. • Tổng số 60 bn được kiểm tra sau phẫu thuật bằng thang điểm Lysholm 1981 và IKDC năm 1993.
  17. Thang điểm lysholm sau mổ theo nhóm bệnh nhân Thời gian Rất tốt Tốt TB Xấu Số bn 95–100 84–94 65–83 ≤65 3 – 5 tháng 12 06 0 0 18 ≥ 6 tháng 08 02 02 0 12 9 tháng 18 03 02 0 23 ≥ 12 tháng 07 0 0 0 7 Tổng = 67 45 11 04 0
  18. Đánh giá gấp duỗi gối sau mổ theo IKDC Rất tốt Tốt TB Xấu Tổng (1) (2) (3) (4) Gấp gối 47 09 04 0 60 Duỗi gối 49 09 02 0 60 Nhận xét:
  19. Đánh giá khả năng vận động của khớp gối theo IKDC Khả năng vận động Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Bình thường 49 81.7% Gần bình thường 08 13.3% Không bình thường 03 5% Xấu 0 0 Tổng 60 100% Nhận xét:
  20. KẾT LUẬN 1. Kết quả của phẫu thuật tái tạo DCCT bằng gân Hamstring qua nội soi theo kỹ thuật Endo Button. Qua theo dõi 60 bệnh nhân được mổ nội soi tái tạo DCCT bằng mảnh ghép gân Hamstring từ tháng 03/2012 đến 12/2013 tại khoa CTCH, Bệnh viện 4, Quân đoàn 4, kết quả theo dõi từng giai đoạn ở từng nhóm bệnh nhân cho kết quả phục hồi chức năng khớp gối tốt trở lên có 56 bệnh nhân (93.3%), trung bình có 04 bệnh nhân (6.7%), không có kết quả xấu. 2. Nhận xét về chỉ định, về kỹ thuật và tập luyện sau mổ. 2.1. Nhận xét về chỉ định Những bệnh nhân bị đứt DCCT nên được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT, đặc biệt ở độ tuổi năng động trong lao động, học tập và thể thao. Những người già trên 50 tuổi bị đứt DCCT và những bệnh nhân bị đứt DCCT do thoái hóa nên được khám, tư vấn và điều trị bởi các thầy thuốc chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và chấn thương thể thao. Tôi chưa có kinh nghiệm điều trị cho lứa tuổi nhỏ hơn 17.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2