intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phép đối xứng trục - Hình học 11 - GV. Trần Thiên

Chia sẻ: Trần Văn Thiên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

305
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phép đối xứng trục giúp học sinh nắm được định nghĩa của phép đối xứng trục. Phép đối xứng trục có các tính chất của phép dời hình, biểu thức toạ độ của phép đối xứng qua mỗi trục toạ độ. Trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phép đối xứng trục - Hình học 11 - GV. Trần Thiên

  1. BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG BÀI 3: PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC
  2. KIỂM TRA BÀI CỦ Câu hỏi : Trong mặt phẳng cho d đường thẳng d và điểm M . Gọi Mo là hình chiếu của M trên đường thẳng d. Hãy xác định ảnh của Mo qua phép M. M . M’ tịnh tiến vectơ MM O O Ðáp án: TMM ( M O ) = M ' ⇔ M O M ' = MM 0 O
  3. §3 :PHÉP ÐỐ XỨNG TRỤC §3 :PHÉP ÐỐIIXỨNG TRỤC I. ÐỊNH NGHĨA M M d 1.Định nghĩa: M M’ ’ Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d. Đường thẳng d được gọi là trục của phép đối xứng hoặc đơn giản là trục đối xứng . Phép đối xứng trục d thường được kí hiệu là Đd. Khi đó ta viết : Đd(M)= M’
  4. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC d Nếu hình (H’) là ảnh của hình (H) qua phép đối xứng trục d thì ta nói (H) đối xứng H H’ với (H’) qua d, hay (H) và (H’) đối xứng với nhau qua d. Ví dụ 1: Cho hình vẽ: Ta có : các điểm A' , B' , C' tương ứng là ảnh của các điểm A, B, C qua phép đối xứng d và ngược lại.
  5. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC Ví dụ 2: Cho hình thoi ABCD . Tìm ảnh của các điểm A, B, C, D qua phép đối xứng trục AC. Ðáp án: B ÐAC (A) = A C A ÐAC (C) = C ÐAC (B) = D D ÐAC (D) = B
  6. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC 2.Nhận xét: M a/ Cho đường thẳng d và điểm M, gọi Mo là hình chiếu vuông Mo d góc của M lên d. Khi đó : uuuuuu r uuuuur Ðd (M) = M’ M o M ' = −M o M M’ b/ Ðd (M) = M’ Ðd (M’) = M
  7. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC II. BIỂU THỨC TỌA ÐỘ 1/ Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho điểm M(x;y), x'= x gọi M’ = Đox (M)=(x’; y’) thì: y ' = −y y Biểu thức trên được gọi là biểu thức y M(x;y) toạđộ của phép đối xứng qua trục Ox Ví dụ : Tìm ảnh của điểm A(1; 2) x qua phép đối xứng trục Ox o x Giải:A’ = Đox (A) = (x’; y’) thì: -y x' = x =1 M’(x’;y’) Vậy A’(1; y ' = − y = −2 -2)
  8. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC II. BIỂU THỨC TỌA ÐỘ 2/ Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho điểm M(x;y), x ' = −x y gọi M’ = Đoy (M)=(x’; y’) thì: y' = y M’(x’;y’) y M(x;y) Biểu thức trên được gọi là biểu thức toạ độ của phép đối xứng qua trục Oy -x o x x Ví dụ : Tìm ảnh của điểm A(1; 2) qua phép đối xứng trục Oy x ' = − x = −1 Giải:A’ = Đoy (A) = (x’; y’) thì: y' = y = 2 Vậy A’(-1; 2)
  9. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC III. TÍNH CHẤT d 1/ Tính chất 1: M I M’ Nếu Đd(M) = M’ và Đd (N) = N’ N N’ thì M’N’ = MN J Hay nĩi cách khác: Phép đối xứng trục bảo tồn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
  10. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC 2/ Tính chất 2: Phép đối xứng trục: - biến một đường thẳng thành một đường thẳng B a C A d A' a’ C' B' - biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó
  11. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC - biến một tam giác thành một tam giác bằng nó, một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính. d B B’ d M M’ A’ O R R A O’ C C’
  12. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC IV. TRỤC ÐỐI XỨNG CỦA MỘT HÌNH B D’ A C A’ C’ D B’ Định nghĩa: Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình (H) nếu phép đối xứng qua d biến (H) thành chính nó. Khi đó hình (H) được gọi là hình có trục đối xứng.
  13. Một số hình ảnh có trục đối xứng d d1 d2 Hình có một trục đối xứng Hình có hai trục đối xứng d2 d2 d1 d3 d1 O d3 d4 Hình có vô số trục Hình có ba trục đối xứng đối xứng
  14. §3 :PHÉP ÐỐI XỨNG TRỤC M 1. Định nghĩa: M d M ’ x'= x M 2. Biểu thức toạ độ của phép đ’ối xứng qua trục Ox: y ' = −y x ' = −x 3. Biểu thức toạ độ của phép đối xứng qua trục Oy: y' = y 4. Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm . 5. Phép đối xứng trục biến: - đường thẳng thành đường thẳng - đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó - tam giác thành tam giác bằng nó - đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính. 6. Nếu phép Đd biến (H) thành (H) thì (H) có trục đối xứng là d.
  15. LUYỆN TẬP Câu hỏi 1: Cho M(-2; 1), gọi M' = Ðoy(M) khi đó M' có tọa độ là: A. M'(1 ; 2) D B. M'(2 ; -1)C. M'(-2 ; -1) D. M'(2; 1) Câu hỏi 2: Chỉ ra câu sai trong các câu sau: A. Chữ A, O, B, I , V có trục đối xứng. B B. Chữ J có trục đối xứng. C. Hình thang cân có trục đối xứng. D. Tam giác đều có ba trục đối xứng. Câu hỏi 3: Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 33 Hình Hình 4
  16. Bài tập về nhà: Bài 1, 2, 3 trang 11 sách giáo khoa hình học 11 ban cơ bản CHÚC HỘI GIẢNG THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2