intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV: Phòng ngừa phổ quát và PEP

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

127
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV: Phòng ngừa phổ quát và PEP trình bày về nguy cơ lây truyền HIV sau một lần phơi nhiễm xuyên qua da; kỹ thuật “múc” để đậy nắp kim; các bước trong dự phòng sau phơi nhiễm (PEP); các phác đồ dự phòng sau phơi nhiễm tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV: Phòng ngừa phổ quát và PEP

  1. Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV: Phòng ngừa phổ quát và PEP HAIVN Chương trình AIDS của Đại học Y Harvard tại Việt Nam 1
  2. Mục tiêu học tập Sau khi kết thúc bài này, học viên sẽ có khả  năng:  Giải thích được nguy cơ lây truyền HIV sau  một lần phơi nhiễm xuyên qua da  Biểu diễn kỹ thuật “múc” để đậy nắp kim  Liệt kê được các bước trong dự phòng sau  phơi nhiễm (PEP)  Mô tả được các phác đồ dự phòng sau phơi  nhiễm tại Việt Nam 2
  3. Lây truyền HIV qua phơi nhiễm nghề nghiệp  Lây truyền HIV do phơi nhiễm nghề  nghiệp là một sự kiện hiếm  Phần lớn các lây truyền xảy ra do  phơi nhiễm với máu nhiễm HIV  Nguy cơ lây truyền HIV nói chung  phụ thuộc vào đường lây và mức độ  nặng của phơi nhiễm  3
  4. Nguy cơ lây truyền HIV Phơi nhiễm với máu Nguy cơ lây truyền HIV 0,3%  Kim đâm xuyên qua da (KTC 95%=0,2­0,5%) 0,09%  Qua niêm mạc (KTC 95% = 0,006% ­0,5%) 0%  Qua da còn nguyên vẹn (KTC 95%=0,0%­0,77%) 4
  5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HIV  Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ một tổn thương do kim đâm bao gồm các phơi nhiễm: • Từ một dụng cụ dính máu nhìn thấy được • Từ dụng cụ được sử dụng trong động mạch hoặc tĩnh mạch • Qua một vết thương sâu • Từ một người có HIV tiến triển và tải lượng virut cao 5
  6. Các dịch cơ thể và nguy cơ phơi nhiễm với HIV Nguy cơ tiềm ẩn Nguy cơ không đáng kể*  Máu  Nước tiểu  Dịch não tủy (CSF)  Nước bọt  Dịch màng phổi  Đờm  Dịch màng bụng  Mồ hôi  Bất kì dịch cơ thể chứa   Phân máu bẩn có thể nhìn thấy  Chất nôn * Nếu không bị vấy máu nhìn thấy được 6
  7. Câu hỏi: Cụm từ “Phòng ngừa phổ quát” nghĩa là gì? Nêu một số ví dụ của Phòng ngừa phổ quát? 7
  8. Phòng ngừa Phổ quát (1) #1 Coi TẤT CẢ máu và dịch cơ thể đều có nguy cơ lây nhiễm Tuân theo Phòng ngừa Phổ quát #2 Phòng ngừa kim đâm Xử trí an toàn vật sắc nhọn 8
  9. Phòng ngừa Phổ quát (2) Tuân theo phòng ngừa phổ quát nghĩa là  làm giảm tối đa phơi nhiễm với máu và  dịch cơ thể thông qua: • Sử dụng hàng rào bảo vệ • Vệ sinh tay • Thực hành tiêm an toàn • Kiểm soát môi trường máu và dịch cơ thể • Xử trí các vật sắc nhọn 9
  10. 1. Sử dụng hàng rào bảo vệ Hướng dẫn khi nào sử dụng hàng rào bảo vệ Quy trình Găng tay Áo Kính bảo vệ mắt/mặt choàng Protection Tiêm Không Không Không Lấy máu Có Không Không Rửa vết thương Có Có Có Thực hiện phẫu thuật Có Có Có 10
  11. 2. Vệ sinh tay  Phòng lây truyền các vi sinh vật kháng  thuốc và nhiễm trùng • Trước khi chăm sóc bệnh nhân • Sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể, tháo  găng tay  Các phương pháp: • Rửa tay • Sử dụng nước vệ sinh tay  60­95% chất cồn ethyl hoặc isopropyl http://www.cdc.gov/handhygiene 11
  12. 3. Thực hành tiêm an toàn  Sử dụng kim tiêm vô trùng cho tất cả các  lần tiêm, sử dụng đúng thuốc  Đặt kim tiêm vào thùng không xuyên  thủng sau khi sử dụng   Hủy các vật thải sắc nhọn đúng cách 12
  13. 4. Kiểm soát môi trường máu và các dịch cơ thể  Vấy bẩn khu vực chăm   Vấy bẩn khu vực xét  sóc bệnh nhân nghiệm  Dùng khăn lau sạch   Ngâm khăn và  những chỗ máu/dịch  máu/dịch vấy bẩn trong  chất khử trùng trước  nhìn thấy được  và bỏ khi hủy bỏ  Khử trùng khu vực  Dùng nhiều thuốc khử  • Dung dịch hypochlorite   trùng có nồng độ mạnh  được pha loãng  1:100  hơn (500 ppm) • Dung dịch hypochlorite  được pha loãng 1:10  (5000 ppm) 13
  14. 5. Xử trí các vật sắc nhọn Các tổn thương có thể xảy ra bất kì khi nào  tiếp xúc với những vật sắc nhọn nơi làm  việc, do đó, điều quan trọng là:  Sắp xếp nơi làm việc • Có thùng chứa vật sắc nhọn gần đó  Tránh chuyền tay các vật sắc nhọn  Không đậy nắp kim lại, hoặc nếu đậy sử  dụng “kỹ thuật múc một tay” 14
  15. Kỹ thuật “Một tay” để đậy nắp kim Nếu cần phải đậy nắp, sử dụng kỹ thuật “một tay” 15
  16. Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) 16
  17. Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)  Việc sử dụng các thuốc chữa bệnh để dự  phòng các nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với  mầm bệnh  Các loại phơi nhiễm nghề nghiệp bao gồm: • Vết thương xuyên qua da (kim đâm hoặc cắt vào  da) • Tiếp xúc với niêm mạc hoặc da không nguyên  vẹn với các dịch cơ thể có nguy cơ gây nhiễm 17
  18. Cơ sở của dự phòng sau phơi nhiễm (1)  Thông tin về lây nhiễm HIV tiên phát chỉ  ra rằng nhiễm trùng toàn thân không xảy  ra ngay lập tức  Có sự chậm trễ ngắn giữa thời gian phơi  nhiễm với virut và sự xuất hiện của HIV  trong máu  Trong “cửa sổ cơ hội” này, điều trị ARV có  thể dự phòng nhiễm trùng toàn thân 18
  19. Cơ sở của dự phòng sau phơi nhiễm (2)  Mô hình trên động vật chỉ ra rằng sau phơi nhiễm  với HIV: • Tế bào miễn dịch tại vị trí vào của HIV bị nhiễm  trong vòng 24 giờ đầu • Tế bào bị nhiễm di chuyển tới vùng hạch trong hơn  24­48 giờ tiếp theo • Trong 5 ngày, HIV có thể phát hiện thấy trong máu  Dùng ARV sớm sau phơi nhiễm có thể dự phòng  nhiễm trùng bằng cách ngăn cản sự nhân lên của  HIV trong một vài tế bào bị nhiễm ban đầu 19
  20. Tính hiệu quả của điều trị kháng retrovirut Dữ liệu trên người – Nhóm điều tra kim đâm của CDC  Nghiên cứu bệnh chứng: 31 bệnh, 679  chứng  Ca bệnh nhiễm HIV sau phơi nhiễm nghề  nghiệp •  94% sau khi bị kim đâm (đều là kim nòng rỗng)  29% ca bệnh được dùng PEP (AZT) so với  36% ca chứng  Nguy cơ nhiễm HIV giảm ~81% ở nhân viên  Y tế dùng AZT  Cardo D. NEJM 1997; 337:1485-90 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2