intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp thí nghiệm 1

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

162
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp thí nghiệm 1 với kết cấu gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu môn học. Chương 2 phương pháp điều tra. Chương 3 xử lý-phân tích-đánh giá kết quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp thí nghiệm 1

  1. Chương trình môn học Phương pháp thí nghiệm 1 (điều tra, survey) Tổng số tiết:  ­ Theo đơn vị học trình (15 tiết LT) ­ Theo tín chỉ (1 tín chỉ = 15 tiết LT) Nội dung: Chương 1: Giới thiệu môn học  ( 3 LT) Chương 2: Phương pháp điều tra   (6 LT ) Chương 3: Xử lý­ Phân tích–Đánh giá kết quả  (6 LT ) Tài liệu tham khảo: 1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm”, Phan hiếu  Hiền, 1996. 2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Khải Minh, Thanh Mai, Hoàng  Phúc, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2007. 3. Phương pháp ứng dụng và phương pháp thí nghiệm”, Bùi việt Hải, 2007 4. Research design and methods, a process approach, 7th edition, Kenneth S.  Bordens  and Bruce B. Abbott, 2008.
  2. Chương trình chi tiết môn học PPTN 1 (điều tra­survey) Chương 1: Giới thiệu môn học (3 LT) I. Mục tiêu môn học. II. Các yêu cầu về điều tra/thu thập dữ liệu III. Tính chất/đặc tính điều tra IV. Các môn học và kỹ năng cần thiết V. Các phương pháp thống kê trong nghiên cứu. VI. Các khái niệm cơ bản trong thống kê VII. Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu Chương 2: Phương pháp điều tra (6 LT) I. Giới thiệu chung. II. Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu II.1. Chọn đề tài, xác định mục tiêu/vấn đề/đối tượng cần nghiên cứu. II.2. Các phương pháp điều tra II.3. Thiết kế mẫu điều tra. II.4. Số lượng mẫu điều tra. III. Các yếu tố và kỹ năng cơ bản. IV. Tổ chức thực hiện Ghi chú: Sinh viên thực hành bằng cách tự thiết kế mẫu điều tra (theo nhóm)  với chủ đề được chọn lọc do nhóm đưa ra ( có tính điểm ). Sau khi chỉnh  sửa, sinh viên nộp mẫu điều tra cho giảng viên và tự đi điều tra thu thập số  liệu (thực hành trực tiếp ngoài đồng ruộng) dựa trên mẫu điều tra đã thiết  kế (nếu không đi điều tra sẽ không có số liệu và bị điểm 0). Chương 3: Xử lý­Phân tích­Đánh giá kết quả (6 LT) I. Tiến trình xử lý dữ liệu  II. Hiệu chỉnh dữ liệu  III. Mã hoá dữ liệu. IV. Phân tích và trình bày dữ liệu IV.1. Định lượng (bảng biểu, đồ thị) IV.2. Thống kê (tương quan/hồi quy, so sánh trung bình/T­test, trắc  nghiệm giả thiết/Chi square) V. Vai trò tin học trong xử lý/phân tích/trình bày dữ liệu
  3. Ghi chú: Sinh viên sẽ sắp xếp, tổ chức và phân tích các dữ liệu đã thu thập ở  phần trên. Nếu sinh viên không thực hiện điều tra sẽ không có kết quả =>  phần này sinh viên sẽ bị điểm 0. Chương 1: Giới thiệu môn học (3 LT) Nội dung: I. Mục tiêu môn học. II. Các phương pháp thống kê trong nghiên cứu. III. Các khái niệm cơ bản trong thống kê IV. Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu Các từ khoá:  Nghiên cứu, điều tra, quan sát, thiết kế thí nghiệm, dữ liệu (số liệu), dân số,  mẫu. Các vấn đề cần nắm vững:  ­ Thế nào là 1 nghiên cứu khoa học ­ Điều tra là gì? Các yêu cầu về tiến hành 1 cuộc điều tra. ­ Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu. ­ Các khái niệm và cách tính toán các thông số trong thống kê.
  4. I. Mục tiêu môn học:  Điều tra khảo sát (survey) hay quan sát (observation) là sự ghi nhận  những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên một cách đúng đắn, chính xác trung  thực. Điều tra nhằm mục đích thu thập số liệu (mẫu điều tra thay vì tổng thể)  và phân tích số liệu đã được thực hiện hoặc sẽ thực hiện (bởi những thành  phần không phải là chủ thể điều tra) (đây là sự khác biệt giữa điều tra và thiết  kế thí nghiệm hoặc quan sát) để trả lời những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu  (tổng thể). Ghi chú: ­ Trong môn học này không đề cập đến các lãnh vực nghiên cứu về xã  hội, chính trị, v.v.. mà chỉ chú trọng đến các điều ra nghiên cứu lãnh vực thuộc  về khoa học tự nhiên. II. Các yêu cầu trong điều tra. 1.    Đầy đủ thông tin thật sự cần thiết 2. Trung thực/ chính xác 3. Ngẫu nhiên/khach quan. III. Các tính chất/đặc tính của điều tra. 1. Dữ liệu thường là đã có sẳn  2. Dữ liệu thuộc sở hữu của người khác 3. Diện rộng (vùng ảnh hưởng rộng lớn, cấp xã, huyện v.v…)  4. Đa biến. IV. Các môn học và kỹ năng cần thiết 1. Các môn học : Toán, Xác suất thống kê, Tin học, Kỹ năng  giao tiếp 2. Các kỹ năng :  Quan sát, Phân tích – tổng hợp.
  5. V. Các phương pháp thống kê trong nghiên cứu: Môn học này cũng không đề cập đến phương pháp quan sát và thiết kế  thí nghiệm. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn, chúng tôi cũng xin trình bày các phương  pháp có thể áp dụng trong nghiên cứu Thu thập  Xác định mục tiêu/vấn đề/đối tượng cần nghiên  dữ liệu cứu Thiết kế  Tiếp cận những  Điều tra,  thí nghiệm nghiên cứu trước đây Quan sát Thông tin  Số liệu Đo đạc, Ghi chép ban đầu Xem xét  Phát hiện sai sót, sắp xếp tinh gọn, làm  Xem xét số  dữ liệu sạch  liệu ban đầu Lựa chọn kiểu phân tích Ước tính,  Trắc nghiệm  Đưa ra quyết  Phân tích  dự đóan giả thiết định, kết luận dữ liệu Khuyến cáo cho những  nghiên cứu tiếp theo Hình 1: Những phương pháp thống kê trong nghiên cứu nguồn: Experimental design, lecture notes, Emeterio S. Solivas, Statistic 162 . Như vậy, Điều tra là một công cụ của nghiên cứu khoa học (nghiên cứu  khoa học là tìm ra và giải thích các hiện tượng mới, nghĩa là xác lập các liên hệ  giữa các hiện tương và phát biểu thành các quy luật chung. Chúng có thể đi từ  cái chung đến cái riêng – suy luận diễn dịch­ hoặc chúng có thể đi từ cái riêng  sang cái chung – suy luận quy nạp) VI.Các khái niệm cơ bản trong thống kê: (nguồn: Phương pháp bố trí thí nghiệm và Xử lý số liệu, T.S Phan hiếu Hiền) III.1. Dân số và mẫu:
  6. III.1.1. Dân số (population): còn gọi là quàn thể, là tập hợp tất cả  các trị số của một đặc tính của một sự vật. Ví dụ:  Sự vật Đặc tính Trị số Sinh viên Nông Lâm Chiều cao (m) 1,5;  1,52;  1,55;  1,6;  1,7 Tuổi 18;  19; 20; 21; ….. 30; Trọng lượng (kg) 35;  40;  45; …….60; 70   Nông dân Diện tích sở hữu (ha) 0,4;  0,8; 1;  2;  5……20 Phương pháp canh tác Độc canh lúa, đa canh… Cây trồng Giống  A;  B;  C; ……….; E; H Tuổi cây 1;  3;  5; …………..15 Ghi chú: ­ Dân số theo nghĩa thống kê khác với dân số theo nghĩa thông thường. ­ Một sự vật có thể có nhiều dân số. ­ Dân số có thể là vô tận hoặc có giới hạn. III.1.2 Mẫu (sample): Vì dân số có thể mang 1 giá trị rất lớn, ít ai  có thể có công sức, thời gian và nguồn lực để đo đếm cho hết. Vì vậy, chúng ta  chỉ chọn ra 1 phần của dân số (theo 1 cách thức nào đó) để đo đếm (gọi là  mẫu). Có 2 loại mẫu: Mẫu chủ quan và mẫu ngẫu nhiên. ­ Mẫu chủ quan: là mẫu được chọn theo 1 ý đồ định trước của người  nghiên cứu. Ví dụ: Chọn ra 12 người nam sinh viên Nông lâm có chiều cao hơn  1,8m để thành lập đội bong chuyền. Mẫu này không có giá trị, côn dụng trong  thống kê. ­ Mẫu ngẫu nhiên: là mẫu được chọn sao cho các mẫu cùng điều kiện có  cơ hội được chọn như nhau (một cách ngẫu nhiên). Từ đó, thí nghiệm ngẫu  nhiên có thể xảy ra như sau: + Có thể cho ra nhiều kết quả khác nhau mặc dù được thực hiện trong  cùng 1 điều kiện và đã biết trước (ví dụ: thảy đồng xu => sấp hoặc ngữa) + Có thể lập lại và cũng không thể lập lại Ví dụ:  a. Thảy đồng xu => có thể lập lại (nếu như đồng xu không bị mòn) b. Hỏi anh A có muốn cưới chị B không? => không thể lập lại (vì nếu hỏi lần  thứ hai sẽ bị ám thị từ lần hỏi thứ nhất). III.1.3. Mối liên hệ giữa dân số và mẫu: ­ Từ dân số có thể xác định cách phân bố mẫu (lý thuyết xác suất) ­ Từ mẫu có thể suy đoán kết luận về dân số (lý thuyết thống kê). Vì vậy  mẫu phải là mẫu ngẫu nhiên.
  7. III.1.4. Các thông số của mẫu: các thông số phổ biến là: 1. Số trung bình (Mean, average, Xtb): số trung bình Xtb được tính như sau: Xtb = (f1X1 + f2X2 + …..fnXn) / (f1+f2+…+fn) Nếu f1=f2=…=fn  => Xtb =  Σni=1Xi / n = (X1 + X2 + …+Xn)/n Ví dụ : Kết quả điều tra diện tích đất nông nghiệp mà người nông dân sở hữu  được như sau: Diện tích (ha) Số lượng Tổng 0,5 4   2 0,6 5   3 0,8 5   4 1,0 4   4 1,5 10 15 2,0 5 10 3,0 2   6 4,0 1   4 5,0 2 10 10,0 2 20 Tổng 40 78 Diện tích trung bình mà người nông dân sở hữu ở khu vực điều tra là: Xtb = (4*0,5 + 5*0,6 + 5*0,8 +….+ 2*10) / (1+2+…..+2) = 78/40 = 1,95 ha. 2. Phương sai (Variance, S2): biểu thị mức độ biến động tuyệt đối của một  biến số định lượng. Phương sai được tính như sau: S2 = SS/df .    trong đó SS (tổng bình phương, sum of square), df: độ tự do SS =  Σ( xi – xtb)2 = Σxi2 – ( Σxi)2/n         và df = n­1 Từ đó: S2 = 1/(n­1) * [Σxi2 – ( Σxi)2/n]   hoặc S2 =  1/(n­1) * [Σ(fixi)2 – ( Σfixi)2/n] Ghi chú: nếu n quá lớn => có thể xem (n – 1) = n. Với ví dụ trên đây, S2 = 1/(n­1)*[922 – 152,1] = 769,9/(40­1) = 19,76 3. Độ lệch chuẩn (standard deviation, Sd): Sd = (S2)1/2 .  Nếu Sd lớn có nghĩa là biến động của biến X càng cao, nói cách khác là các giá  trị đo đạc càng phân tán xa giá trị trung bình (và ngược lại). Trong ví dụ trên => Sd = 4,44 4. Hệ số biến động (Coefficient of variation, Cv): mức độ biến động bình  quân tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu. Cv được tính bằng đơn vị %. Cv(%) = 100 * (Sd/xtb)   = 100*(4,44/1,95) # 230%.
  8. 5. Biên độ biến động (range, R): hay còn gọi là phạm vi biến động, là  khoảng chênh lệch giữa trị số quan sát lớn nhất và trị số quan sát nhỏ nhất của  biến nghiên cứu.   R = x max – x min Trong ví dụ trên => R = 10 – 0,5 = 9,5 ha. Nguồn: Thống kê ứng dụng và phương pháp thí nghiệm, T.S Bùi việt Hải…. Ghi chú: Các thông số chưa có ví dụ tính toán, sinh viên tự áp dụng công thức  để tính toán. ­ Các thông số trên đây có thể được tính toán dựa vào phần mềm EXCEL theo  các bước như sau (sẽ được hướng dẫn trên lớp học). Tools => Data analysis => descriptive statistics => Input data => output data =>  summary. VII. Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu: Để thực hiện cả quá trình điều tra nghiên cứu, chúng ta thường tiến hành  theo những bước như sau: 1. Thiết lập bài toán nghiên cứu (hình thành đề tài nghiên cứu). 2. Quan niệm hoá thiết kế nghiên cứu (hình thành giả thiết, mối quan hệ). 3. Thiết kế mẫu điều tra (mẫu điều tra và số lượng mẫu). 4. Xây dựng phương tiện và phương pháp thu thập dữ liệu 5. Thu thập dữ liệu 6. Xử lý và phân tích dữ liệu 7. Đánh giá ­ Viết/trình bày báo cáo Ghi chú: Nội dung chi tiết các bước trên đây sẽ được trình bày trong các chương  tiếp theo.
  9. Chương 2: Phương pháp điều tra (6 LT) Nội dung: I. Giới thiệu chung II. Phương pháp điều tra nghiên cứu II.1. Chọn đề tài, xác định mục tiêu/vấn đề/đối tượng cần nghiên cứu. II.2. Thiết kế mẫu điều tra. II.3. Số lượng mẫu điều tra. II.4. Kỹ thuật lấy mẫu điều tra III. Các yếu tố và kỹ năng cơ bản. IV.Tổ chức thực hiện Từ khoá:  Thu thập dữ liệu, mẫu điều tra, độ tin cậy, phỏng vấn, kỹ thuật lấy mẫu.   Các vấn đề cần lưu ý:  ­ Trình tự thực hiện điều tra nghiên cứu. ­ Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu điều tra. ­ Cách thiết kế mẫu điều tra. ­ Cách xác định số lượng mẫu điều tra. ­ Tổ chức và thực hiện công tác điều tra.
  10. I. Giới thiệu chung:  Như đã trình bày trong chương một, điều tra nghiên cứu là 1 phương pháp  thống kê trong nghiên cứu, nhằm mục đích thu thập số liệu (từ những thành  phần không phải là chủ thể điều tra), sau đó xử lý và phân tích số liệu để phục  vụ cho mục đích nghiên cứu.  Như vậy, điều ra nghiên cứu đòi hỏi phải được tổ chức nghiêm túc cẩn thận  và tỉ mỉ để việc thu thập số liệu được chính xác, đầy đủ (đây là yêu cầu hàng  đầu rất quan trọng trong điều tra nghiên cứu). II. Phương pháp điều tra nghiên cứu Quá trình điều tra nghiên cứu thường được thực hiện thông qua các bước  được tóm tắt trong sơ đồ như sau:
  11. Phương  Lý thuyết  Phương pháp, máy  Lưu ý và  Chức  pháp và  và thiết kế tính, thống kê Nguyên lý các bước năng công cụ Xem  xét  tài  liệu 1 2 3 4 5 6 7 Mã  Hiệu  hoá Thiết kế Kiểm  chỉnh  Tính xác  tra tại  dữ  thực và  hiện  liệu tin cậy trường Nội dung Phát triển  sách mã  Biến và giả thiết  Định nghĩa và phân loại Cái gì Như thế nào Triển khai nghiên cứu Ghi chú:  + Ô vuông, chử nhật: lý thuyết cần nắm vững + Ô tròn, oval: các bước trung gian Trong chương này, chúng ta chỉ tìm hiểu sâu về các bước được rút gọn như sau:  (1) Xác định đối tượng nghiên cứu (gồm các bước 1, 2 trong 7 bước trên đây)  (2) Thiết kế mẫu điều tra (gồm: bước 3, 4, 5 trong 7 bước trên đây) (3) Kỹ thuật lấy mẫu (bước 6 thu thập dữ liệu) (4) Số lượng mẫu điều tra (bước 6: thu thập dữ liệu) II.1. Chọn đề tài, xác định mục tiêu/vấn đề/đối tượng cần nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu có thể bắt nguồn từ 3 nguồn sau: (1) từ thực tế (2) từ các nghiên cứu trước đó (3) từ ý tưởng mới. Ngoài ra, mục tiêu nghiên cứu cần phải được xác định một cách rõ ràng, cụ  thể. Vì rằng mọi công việc tiếp theo sau đó đều bị ảnh hưởng bởi cách thiết 
  12. lập bài toán nghiên cứu. Các bước sau đây giúp chúng ta nhận diện được vấn  đề 1 cách đầy đủ lập luận (logic) trong vịệc xác lập đề tài nghiên cứu. ­ Xác định lãnh vực rộng (bao quát) của chuyên ngành. ­ Phân chia lãnh vực rộng này thành những lãnh vực cụ thể nhỏ hơn. ­ Xác định mục tiêu chính, phụ cho bài toán nghiên cứu. ­ Xác định tính khả thi để đạt mục tiêu (nguồn lực, kiến thức ….) Những yếu tố cần phải xem xét để ước lượng bài toán nghiên cứu là: nguồn  tài chính, qũy thời gian, kiến thức, năng lực/kỹ năng chuyên môn, nguồn nhân  vật lực, các phương tiện hỗ trợ v.v.. Ngoài ra, để công việc điều tra nghiên cứu không bị trùng lắp (lãng phí),  hoặc được làm sáng tỏ hơn, đầy đủ hơn. Chúng ta cần phải xem xét tất cả các  tài liệu đang có (mặc dù điều này rất tốn thời gian, chán nản và bực mình) để  hỗ trợ hữu ích trong việc triển khai nghiên cứu. Việc xem xét tài liệu có 3 chức  năng sau: 1. Làm sáng tỏ và tập trung vào đề tài nghiên cứu. 2. Cải tiến phương pháp luận 3. Mở rộng nền tảng kiến thức vê lãnh vực đang xem xét nghiên cứu.  Có 2 nguồn chính (dạng chữ số thông thường và dạng điện tử) là: Sách  và tạp  chí. Việc xem xét tài liệu là quá trình gồm 4 bước: (1) Tìm kiếm tài liệu (2) xem  xét tài liệu (3) phát triển khung lý thuyết (4) phát triển khung cơ sở quan niệm. Các quá trình trên đây đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, trong đó hai quá  trình (3) và (4) là khó khăn hơn cả. Sau khi tìm kiếm được những sách và tạp chí có ích, việc cần làm tiếp theo  là đọc thật kỹ lưỡng để xác định các tương quan, tương ứng giũa thong tin trng  tài liệu với đề tài. Việc đọc tài liệu cần chú ý những vấn đề sau đây: ­ Chú thích xem những kiến thức có phù hợp với khung cơ sở lý thuyết đã  được khẳng định hay chưa. ­ Chú thích về các lý thuyết đã được đưa ra cùng với các phê bình tương  ứng (thiết kế nghên cứu, kích cở mẫu, đặc tíh mẫu, thủ tục đo lường  v.v...) ­ Khảo sát xem mức độ nào, các kết quả nào có thể tổng quát hóa cho các  tình huống khác. ­ Chú thích về những khác biệt và cho ý kiến riêng về tính xác thực của  khác biệt đó. ­ Nhận diện các lãnh vực có rất ít thong tin hay không có thông tin. Tóm lại, xem xét tài liệu là 1 quá trình lien tục. Nó bắt đầu trước khi đặt ra đề  tài nghiên cứu cho đến khi hoàn thành báo cáo. Việc xem xét tài liệu làm cho  việc nghiên cứu có tính rõ rang, hướng về trọng điểm, cải thiện phương pháp  nghiên cứu và mở rộng kiến thức của chúng ta. II.2. Thiết kế mẫu điều tra: 
  13. Mục đích của việc thiết kế mẫu điều tra là để thu thập dữ liệu được đầy  đủ, chính xác, thuận lợi và phù hợp với các điều kiện mà nhóm thực hiện điều  tra có sẵn. Vì vậy, trước khi thiết kế mẫu điều tra, chúng ta cần tiếp cận các  nguồn thông tin để nắm rõ và làm sáng tỏ các nội dung cần tiến hành điều tra  phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Có 2 nguồn tiếp cận chính để tập hợp thông  tin về 1 tình huống ((a)thông tin có sẵn và (b) thông tin phải được tập hợp thu  thập thêm vào, thông tin mới). Dữ liệu cũng được chia thành 2 loại là: (1) dữ  liệu sơ cấp (nguồn chính, ban đầu) và (2) dữ lịệu thứ cấp (nguồn phụ, nguồn  thêm vào).  Để thiết kế mẫu điều tra, các vấn đề (hay còn gọi là các công việc, các bước)  sau đây cần phải được xem xét chọn lọc kỹ lưỡng. Tóm tắt các bước , các công việc trên đây bởi sơ đồ về các phương pháp thu  thập dữ liệu như sau: Các phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Tư liệu Quan sát Phỏng vấn  Bảng câu hỏi  Các ấn bản của  (trực tiếp) (gián tiếp) chính phủ Các nghiên cứu  trước đây. Người tham  Có cấu trúc Gửi qua bưu  Các mẫu tin cá  dự điện nhân Người không  Không có  Bảng câu hỏi  tham dự cấu trúc dạng tập hợp Hình 2.2: Các phương pháp thu thập dữ liệu. Tuy nhiên trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập 1 cách chi tiết hai (2) phương  pháp thu thập dữ liệu là : (a) Phỏng vấn hay thu thập dữ liệu trực tiếp và (b) thu  thập dữ liệu gián tiếp thông qua bảng câu hỏi.
  14. II.2.1. Phỏng vấn: Người ta phân chia phỏng vấn thành 2 loại tùy theo  mức độ linh hoạt của chúng như sau: ­ Phỏng vấn không có cấu trúc ­ Phỏng vấn có cấu trúc II.2.1.1: Phỏng vấn không có cấu trúc: hay còn gọi là phỏng vấn  chiều sâu, người phỏng vấn triển khai 1 khung cơ sở (gọi là hướng dẫn phỏng  vấn). Sau đó, người phỏng vấn tự ý thiết lập ra các câu hỏi trong suốt cuộc  phỏng vấn. Phương pháp này vô cùng hữu ích ở những trường hợp thong tin  cần ít hiểu biết và tìm kiếm những thong tin theo chiều sâu. Người phỏng vấn  có thể linh hoạt đặt câu hỏi với người trả lời tùy theo tình hình tại thời điểm  phỏng vấn, tùy theo khả năng phát hiện những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị  nội dung phỏng vấn hoặc khả năng phát hiện những điều mới lạ nảy sinh thêm.  Do đó, phương pháp này gíup ích rất nhiều trong khả năng phát triển chiều sâu  nội dung nghiên cứu hoặc để chỉnh sửa những sai sót, thiếu sót trong quá trình  chuẩn bị phỏng vấn theo cấu trúc (sẽ trình bày trong phần tiếp theo) Tuy nhiên, vì không có cấu trúc nên việc so sánh các câu hỏi và câu trả  lời rất khó khăn. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi người phỏng vấn có 1  kỹ năng và kiến thức cao hơn phỏng vấn theo cấu trúc. II.2.1.2. Phỏng vấn có cấu trúc: là cuộc phỏng vấn với những câu hỏi đã  được xác định trước. Phương pháp này không linh hoạt nhưng có ưu điểm là  cung cấp thong tin đồng nhất, dễ so sánh kết quả từ dữ liệu thu thập và ít đòi  hỏi kỹ năng người phỏng vấn. Như vậy, thông thường để bổ khuyết cho nhau. Người ta lập ra cấu trúc  câu hỏi (phỏng vấn có cấu trúc), sau đó kiểm tra lại bằng cách sử dụng những  người phỏng vấn có kinh nghiệm tham gia kiểm tra lại (bằng phỏng vấn không  cấu trúc) để khám phá những thiếu sót trong quá trình hình thành cấu trúc câu  hỏi ban đầu đặt ra. Từ đó hoàn chỉnh cấu trúc câu hỏi để tiến hành thực hiện  thu thập dữ liệu. II.2.2. Phỏng vấn gián tiếp (bảng câu hỏi): Bảng câu hỏi là danh sách  các câu hỏi dưới dạng viết để tiếp nhận câu trả lời từ người được phỏng vấn  (người trả lời). Như vậy bảng câu hỏi phải tuân thủ 1 số điều kiện sau đây: ­ Hình thức bảng câu hỏi phải dễ bắt mắt để gây cảm tình với người trả  lời.  ( trường hợp phỏng vấn gián tiếp). ­ Nên có lá thư ngỏ ngắn gọn để giới thiệu, giải thích, mô tả mục đích, khẳng  định tính bí mật, cung cấp địa chỉ để lien lạc khi cần thiết, và cám ơn (trường  hợp phỏng vấn gián tiếp)
  15. ­ Không nên quá nhiều (gây mệt mỏi cho người được phỏng vấn), nhưng  phải đầy đủ nội dung theo yêu cầu đặt ra của đề bài. ­ Việc sắp xếp các câu hỏi phải theo 1 trật tự (logic) nào đó để thuận tiện  trong việc trả lời câu hỏi (thông thường những sự kiện được đặt ra để phỏng  vấn là sự kiện đã xảy ra trước đó, vì vậy nếu không có hệ thống lập luận thì  người trả lời dễ bị nhầm lẫn, điều này gây tác hại rất lớn là thông tin thu thập  không chính xác. Ví dụ: Thông tin chung (diện tích, tình trạng gia đình…), thông tin kỹ thuật  (giống, phân bón, chăm sóc….), thông tin kinh tế (năng suất, giá bán, địa  điểm/cơ quan thu mua…), các thông tin khác (tín dụng, khuyến nông….) ­ Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, ngôn từ đơn giản thông dụng hang ngày và  không được mang tính dẫn dắt (tránh gây ra hiểu nhầm, hiểu nhiều chiều, hiểu  nhiều ý, hoặc khó hiểu hoặc thiên lệch). Ví dụ 1: Bạn có hài lòng về nhà ăn tập thể của bạn không? (không nói rõ là hài  lòng hoặc không hài lòng về dịch vụ nào?(dịch vụ, giá cả, tiện nghi, chất  lượng)). Vídụ 2: Hút thuốc có hại phải không? (đã gợi ý sẳn) Ví dụ 3: Có thể thảo luận nhóm 100 sinh viên không? (không nói rõ quy định là  bắt buộc 100 sinh viên cho 1 nhóm hay không? Hay có thể chia nhóm nhỏ? Cũng  không nói rõ về các tiêu chí như là đề tài thế nào? Hấp dẫn hay không?) ­ Câu hỏi đặt ra có thể có 2 cách trả lời (a) chọn lựa câu trả lời đã được  gợi ý sẵn hay còn gọi là phương pháp trả lời đóng (b) câu trả lời được  để trống cho người trả lời tự do trả lời theo ý của mình hay còn gọi là  phương pháp trả lời mở. Mỗi phương pháp chọn lựa kiểu câu hỏi để trả  lời đều có những ưu khuyết điểm riêng như sau: Ưu khuyết điểm của phương pháp trả lời đóng: + Ưu điểm:  ­ Rất thuận tiện cho người trả lời.   ­ Rất dễ dàng trong phân tích kết quả + Khuyết điểm: ­ Không thể liệt kê hết toàn bộ những trường hợp có thể  xảy ra (thiếu chiều sâu, không đa dạng) ­ Dễ dàng chịu ảnh hưởng chủ quan của người phỏng vấn (chủ quan khi  thiết lập câu hỏi và những sự lựa chọn đặt ra). ­ Câu trả lời có thể không phản ảnh đúng suy nghĩ của người trả lời  (khuôn mẫu lựa chọn đã được định sẵn) Ưu khuyết điểm của phương pháp trả lời mở: + Ưu điểm:  ­ Người trả lời không bị bó hẹp giới hạn trong những lựa  chọn do người phỏng vấn đưa ra => có thể khám phá thêm nhiều tình huống  mới. ­ Không chịu ảnh hưởng chủ quan của người phỏng vấn  =>khách quan, không thiên lệch. + Khuyết điểm: ­ Khó phân tích kết quả
  16. ­ Dễ gây phiền hà cho người trả lời (viết, tốn nhiều thời gian suy nghĩ). ­ Chỉ giới hạn đối với thành phần biết chữ. Các phương tiện/phương pháp để thu thập dữ liệu gián tiếp có thể là: bưu  điện, email, internet, điện thoại. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp gián tiếp (bảng  câu hỏi) cũng đều có những ưu khuyết điểm như sau: II.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: ­ Ưu điểm:  * Thích hợp đối với những tình huống phức tạp (người phỏng vấn có thể  nhận diện trực tiếp vấn đề và có cơ hội giải thích cho người trả lời rõ vấn đề) * Phù hợp cho những trường hợp cần thu thập thông tin có chiều sâu  (trong quá trình phỏng vấn, có thể khám phá thêm những vấn đề mới, chi tiết  hơn) * Có thể bổ túc thêm những thông tin cần thiết trong quá trình phỏng  vấn. * Ứng dụng rộng rãi (người biết chử/không biết chử; người già/trẻ em  v.v..) ­ Khuyết điểm:  * Tốn nhiều thời gian và đắt tiền. * Chất lượng dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào cuộc phỏng vấn trao đổi  (phụ thuộc vào môi trường (địa điểm/thời gian/ngoại cảnh) phỏng vấn, tâm  trạng người được phỏng vấn v.v..). * Chất lượng dữ liệu cũng phụ thuộc vào năng lực của người phỏng vấn  (kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, v.v…) * Có thể có sự thiên lệch của người nghiên cứu và người phỏng vấn  (cách thức đưa ra câu hỏi, có gợi ý trước, giải thích câu hỏi v.v…) II.3. Số lượng mẫu điều tra: Điều hiển nhiên là khó có thể thu thập hết  toàn bộ dân số (qúa lớn) và số lượng mẫu càng nhiều càng tốt, càng chính xác.  Tuy nhiên, vấn đề này còn liên quan đến vấn đề tài chính, nhân vật lực v.v… Vì  vậy câu hỏi đặt ra là: Số lượng mẫu điều tra bao nhiêu là thoả mãn yêu cầu đặt  ra?  Để giải quyết bài toán trên đây, thông thường người ta dựa vào các yếu tố sau:  ­    Mức độ tin cậy (bao nhiêu phần trăm (95% hay 99%) ­ Mức độ chính xác là bao nhiêu? (so với số trung bình) ­ Độ lệch chuẩn là bao nhiêu? (phạm vi phân bố mẫu) ­ Khả năng tài chính, nhân vật lực có được? (khả năng thực hiện). Công thức thường được sử dụng khi số lượng mẫu n > 10% dân số là:
  17. Công thức 1:  n = (N * n’)/ (N + n’) trong đó n: số lượng mẫu. N: dân số. n’ = [P’(1­P’)] / (SEp) 2  với P’: tỉ lệ dân số có cùng đặc tính (ước lượng) và SEp : mức độ sai số chấp nhận được. Ví dụ: Một mẫu dân số có 2000 người, trong đó 62% có cùng đặc tính A, mức  độ sai số chấp nhận được là 2%. Như vậy: n’ = [0,62 (1 – 0,62)] / (0,02)2 = (0,2356)/(0,0004) = 589. n = (2000*589)/(2000 + 589) = (2000 * 589)/2589 = 455. Như vậy chúng ta chỉ cần lấy 455 mẫu thay vì 589. Công thức 2: n = t2 * S2/L2 trong đó:  t: tra từ bảng student ứng với mức 0,05 hoặc 0,01. Trong trường hợp gần đúng  ta có thể chọn:  t2 = 4 khi ở mức 0,05 và t2 = 7 khi ở mức 0,01. S2: phương sai  và L: mức độ chính xác ước lượng Ví dụ: Một quy trình sản xuất sơn có năng suất trung bình 20 tấn/ngày. Độ lệch  chuẩn S = 3 tấn/ngày (qua theo dõi, và do năng suất thay đổi từng ngày). Nay  thay đổi quy trình sản xuất mới. Hỏi cần theo dõi bao nhiêu ngày (n) để có thể  ước lượng số trung bình thực của quy trình mới này trong khoảng  ± 1,5  tấn/ngày (L), ứng với xác suất 95% và 99%. ­ Ứng với 95% => n = 4 * 32/1,52  = 4*9/2,25 = 16 ngày. ­ Ứng với 99% => n = 7 * 32/1,52  = 7*9/2,25 = 32 ngày. Dung lượng mẫu (n) theo các công thức trên hoàn toàn mang tính ước lượng.  Thông thường trong thực tế, số lượng mẫu (n) thích hợp cho thống kê phải lớn  hơn 30 mẫu và đương nhiên là càng nhiều càng tốt (tăng độ chính xác).  II.4. Kỹ thuật lấy mẫu điều tra II.4.1. Lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling): Lấy mẫu ngẫu nhiên là quá trình lựa chọn sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu đêu  có khả năng hiện diện trong mẫu như nhau. Lấy mẫu ngẫu nhiên có thể là lấy  ngẫu nhiên có lập lại hoặc không lập lại. Trong thực tế, việc lấy mẫu ngẫu  nhiên thường là không lập lại (rút thăm, dung bảng số ngẫu nhiên v.v..) Ưu điểm: Việc lấy mẫu ngẫu nhiên => khách quan. Cách rút mẫu đơn giản,  dễ tiến hành, dễ tính toán. Khuyết điểm: Việc lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ kém chính xác khi sự biến thiên  của dân số rời rạc không theo quy tắc, hoặc khi đơn vị lấy mẫu phân bố trên  diện rộng.
  18. II.4.2. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (lớp) (stratified random  sampling). Trong nghiên cứu, có những trường hợp tổng thể nghiên cứu (dân số) được  cấu tạo bởi nhiều tập hợp khác nhau (không đồn nhất) nhưng có lien quan đến  chỉ tiêu muốn nghiên cứu. Trong trường hợp này, tổng thể nghiên cứu phải  được phân thành từng nhóm (tầng hay lớp) có những đặc đểm tương đồng  trước khi tiến hành lấy mẫu. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng nghĩa là chọn mẫu  ngẫu nhiên từ mỗi nhóm (tầng, lớp) đó trong tổng thể nghiên cứu. Số lượng  mẫu cho mỗi tầng (lớp, nhóm) được xác định như sau: ­ tầng thứ i: ni = n * pi trong đó pi: tỉ trọng cho lớp thứ I và n: là số lượng mẫu cho toàn thể. Ưu điểm: Hiệu quả hơn lấy mẫu ngẫu nhiên vì đã đánh giá riêng cho từng  lớp. Từ đó việc tính toán số liệu có thể vừa cho từng nhóm vừa cho tổng thể. Khuyết điểm: Phương pháp chỉ có ý nghĩa khi có trước những thông tin cần  thiết về tổng thể và mỗi nhóm phải có cấu trúc riêng. II.4.3. Lấy mẫu hệ thống (systematic sampling): Lấy mẫu có hệ thống là phương pháp chọn mẫu theo 1 trật tự nào đó từ  tổng thể nghiên cứu. Ví dụ: Một lô cao su có 48 hàng cây, muốn lấy mẫu 8 hàng  cây để xác định đường kính than cây chẳng hạn. Ta tiến hành như sau: gọi r là  trật tự cần xác lập => r = 48/8 = 6. Như vậy cứ cách 6 hàng cây ta lấy 1 hàng  cây lấy mẫu. hàng cây đầu tiên có thể chọn ngẫu nhiên từ 1 => 6 (hàng thứ 1  hoặc thứ 2 hoặc thứ 3 hoặc thứ 4 v.v…). Ưu điểm: Sự lựa chọn mẫu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và trải  đều trên khắp tổng thể mẫu nghiên cứu. Khuyết điểm: Phải xác định được số lượng và thứ tự của các đơn vị lấy  mẫu. Điều này không phải lúc nào cũng có được trong tự nhiên II.4.4. Lấy mẫu theo nhiều giai đoạn (multi­ stage sampling):  Trong phương pháp này, việc chọn mẫu được tiến hành qua nhiều giai  đoạn (khác với phương pháp chọn mẫu theo nhóm là nhiều bước chọn mẫu  thay vì cùng lúc nhưng phân ra nhiều đặc diểm khác nhau).Ví dụ: Chọn vùng địa  lý lớn (ví dụ: tỉnh, huyện), sau đó chọn mẫu ở vùng địa lý nhỏ hơn (ví dụ:  huyện, xã), sau đó chọn số nông hộ trong từng huyện xã đó. Như vậy việc tiến  hành chọn mẫu theo 3 giai đoạn: tỉnh (huyện) => huyện (xã) => nông hộ.  Khuyết điểm của phương pháp chọn mẫu theo nhiều giai đoạn (hay theo nhóm)  là cần có nhiều cá thể trong mẫu (mẫu phải lớn).
  19. III. Các yếu tố và kỹ năng cơ bản:  Như đã trình bày, mục đích của việc điều tra nghiên cứu là thu thập dữ liệu  từ những đối tượng khác một cách đầy đủ, chính xác, hữu hiệu. Để đạt được  những yêu cầu trên đây, những yếu tố và những kỹ năng sau đây cần phải được  xem xét và nâng cao hoàn thiện (kể cả việc phải tổ chức tập huấn) trước và  trong khi tiến hành điều tra nghiên cứu. ­ Các yếu tố:  (1) Tạo thuận tiện cho người được phỏng vấn, điều tra (Ví dụ: số câu hỏi vừa  phải, có hệ thống, dễ hiểu, hoặc chuẩn bị sẳn các phương tiện để phản hồi  cho chúng ta như là chuẩn bị sẳn phong bì, tem thư, địa chỉ ….) (2) Tận dụng nhưng không lệ thuộc vào các cán bộ có uy tín đang công tác tại  địa phương để nắm rõ thong tin và tạo ấn tượng tốt lúc ban đầu. (3) Nếu tiến hành điều tra theo nhiều nhóm thì tất cả các thành viên đều phải  nắm rõ mục tiêu, có kỹ năng gần như nhau (nếu cần thì phải tập huấn) để việc  thu thập thông tin được đồng đều, chính xác như nhau. (4) Thông tin thu thập phải được khẳng định giữ bí mật để không gây hoang  mang cho những người được phỏng vấn (không thu thập thông tin bí mật riêng  (họ tên, địa chỉ của người được phỏng vấn, hoặc tạo ấn tượng là đang thu thập  thông tin cho 1 mục đích không rõ ràng như là thu thuế v.v.. => cần phải khẳng  định rất rõ cho người được phỏng vấn). Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp,  thông tin riêng của người được phỏng vấn vẫn được phép thu thập để rà soát  lại sau này. ­ Các kỹ năng:  (1) Kỹ năng giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu nói, tập quán v.v…) để  việc trao đổi thông tin được rõ ràng, thuận lợi. (2) Kỹ năng tổ chức: Nhóm thực hiện điều tra cần phải biết tổ chức hợp lý  khoa học để giảm chi phí, thời gian, công sức v.v.. (3) Kỹ năng quan sát: mặc dù mọi việc đã được chuẩn bị từ trước. Tuy  nhiên trong quá trình thực hiện có thể còn nhiều điều mới lạ mà chúng ta  không đủ khả năng để lường trước được. Vì vậy, trong quá trình thực  hiện cần có kỹ năng quan sát để khám phá những khác lạ xảy ra nhằm  nâng cao, bổ sung hoặc khắc phục các thiếu sót trong quá trình chuẩn bị. IV. Tổ chức thực hiện:  Quy mô điều tra nghiên cứu mang tầm vóc rộng lớn đa dạng, cần được tiến  hành thực hiện tương đối lâu dài, nhiều thành phần. Vì vậy cần phải được tổ  chức thực hiện có quy cách để mang lại hiệu quả cao. Những vấn đề sau đây  cần phải được quan tâm trong quá trình tổ chức thực hiện:
  20. ­ Mọi thành viên phải hiểu rõ mục tiêu điều tra nghiên cứu 1 cách đồng  nhất (nếu có sự hiểu khác nhau => thực hiện sẽ khác nhau, lệch lạc => số liệu  không đồng đều, sai lệch => kém chính xác). ­ Có sự phối hợp tốt (nhưng chúng ta phải chủ động, tránh thiên lệch của  thành viên địa phương bênh vực khen chê về địa phương mình)với một số thành  viên địa phương ở địa bàn điều tra để thuận tiện trong việc nắm đầy đủ thông  tin. ­ Chuẩn bị tốt về phương tiện thu thập dữ liệu (tài liệu, biểu mẫu, thiết  bị máy móc (nếu có), ….) ­ Phân nhóm hợp lý (tránh quá tải hoặc quá nhẹ công việc và để các thành  viên có thể hỗ trợ hợp tác bổ sung cho nhau). ­ Phân bổ mẫu điều tra hợp lý để thuận tiện đi lại (cuốn chiếu, tránh đi tới  đi lui gây tốn kém về thời gian và tiền bạc) ­ Điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại (tạo thuận lợi cho nhóm thực hiện). ­ Thời điểm tiến hành điều tra phải thích hợp (người trả lời có thời gian  và thoải mái trong việc  trao đổi, trả lời thông tin). Ghi chú:(đính kèm theo là một số ví dụ về mẫu điều tra) (mẫu điều tra đính kèm chỉ mang tính tham khảo)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2