Bài giảng Quản lý rừng bền vững
lượt xem 161
download
Rừng ngày một suy giảm: Sự suy giảm rừng thế giới. Diện tích rừng trên thế giới vào cuối thập kỷ 20 vào khoảng 4,06 tỷ ha, chiếm khoảng 32% diện tích tự nhiên toàn thế giới. Hiệu ứng gây tác hại do suy giảm độ che phủ rừng: Mưa Axit tăng lên, Khí hậu toàn cầu ấm lên, Tăng diện tích hoang mạc,…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý rừng bền vững
- Ngµy 25/7/2007 Qu¶n Lý Rõng BÒn V÷ng I. KHÁI NIỆM VỀ QLRBV 1.1 Rừng ngày một suy giảm - Sự suy giảm rừng thế giới + Diện tích rừng trên thế giới vào cuối thập kỷ 20 vào khoảng 4,06 tỷ ha, chiếm khoảng 32% diện tích tự nhiên toàn thế giới. + Phân bố theo vùng nhiệt đới và ôn đới như sau: Đơn vị tính: triệu ha Diện tích Diện tích rừng tự nhiên Diện tích % Toàn cầu 12.760 4.060 100,00 Các nước nhiệt đới 5.790 1.730 42,60 Các nước ôn đới 6.970 2.330 57,40 + Sự suy giảm độ che phủ trong vòng 10 năm (1980-1990), nếu lấy mốc độ che phủ của năm 1980 là 100% thì độ che phủ đã thay đổi như sau: % 106 104 102 100 Các nước phát triển:101 98 Toàn cầu: 98,2 96 94 Các nước đang PT:95,3 92 90 88 86 1980 1990 + Hiệu ứng gây tác hại do suy giảm độ che phủ rừng * Mưa Axit tăng lên * Khí hậu toàn cầu ấm lên * Tăng diện tích hoang mạc * Giảm tính đa dạng sinh học 1.2 Sự suy giảm rừng Việt nam - Thay đổi theo các thời kỳ 1
- Ngµy 25/7/2007 Năm Diện tích rừng Độ che phủ (100ha) (%) 1943 14.000 43,0 1976 11.169 33,8 1980 10.608 32,1 1985 9.892 30,0 1990 9.175 27,8 1995 9.302 28,2 2000 10.916 33,2 2005 12.100 36,1 - Nhu cầu gỗ công nghiệp cho nội địa và xuất khẩu ngày một tăng Đơn vị tính:1000m3 Giai đoạn 2003 2005 2010 2015 2020 Tổng 7.420 10.062 14.002 19.619 22.158 Gỗ lớn 4.561 5.373 8.030 10.266 11.993 Gỗ nhỏ ván dăm 1.649 2.031 2.464 2.922 1.682 Bột giấy 1.150 2.568 3.388 5.271 8.283 Trụ mỏ 60 90 120 160 200 1.3 Khái niệm về quản lý rừng bền vững Khái niệm về quản lý rừng bền vững đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 18. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế-xã hội quản lý rừng bền vững đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường - Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai - ‘Quản lý rừng bền vững’ hiện nay được xem như tổng hợp của hoạt động sản xuất bao gồm bảo vệ nguồn nước, đất, các khu văn hóa cũng như cây rừng cho gỗ - Định nghĩa về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban Quốc Tế về Môi Trường và Phát Triển được đưa ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi. Đó là: ‘Quản lý bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hướng tới khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai’. - Có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng bền vững, nhưng tựu chung đều có ý nghĩa như sau: ‘Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển 2
- Ngµy 25/7/2007 sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội’. 1.4 Các yếu tố quản lý rừng bền vững 1) Khuôn khổ chính sách và pháp lý - Các quy định và điều luật - Quyền sử dụng và sở hữu - Chính sách và cam kết của các tổ chức rừng 2) Sản xuất lâm sản bền vững - Lập kế hoạch quản lý - Sản lượng lâm sản - Giám sát các tác động của việc quản lý - Bảo vệ rừng khỏi các hành vi bất hợp pháp - Tối ưu hoá lợi ích rừng và giá trị kinh tế 3) Bảo vệ môi trường - Đánh giá tác động môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học - Bảo vệ môi trường sinh thái - Sử dụng thuốc hoá học - Quản lý rác thái 4) Lợi ích con người - Quá trình tham vấn và tham gia - Đánh giá tác động xã hội - Nhận thức về văn hoá và các quyền hợp pháp - Quan hệ người lao động - Đóng góp đối với sự phát triển 5) Một số cân nhắc khác áp dụng cụ thể đối với rừng trồng và tập trung vào: - Kế hoạch trồng rừng - Lựa chọn giống cây trồng - Quản lý đất và lập địa - Quản lý dịch bệnh và sâu hại - Bảo tồn và phục hồi độ che phủ rừng tự nhiên 1.5 Cần thực hiện quản lý rừng bền vững 3
- Ngµy 25/7/2007 1.5.1 Quản lý rừng 1) Quản lý rừng xem xét các điều kiện chính sách và quy định pháp lý ảnh hưởng đến tác động con người đến rừng 2) Quản lý rừng mở rộng từ cấp độ địa phương đến quốc gia và đến cấp độ toàn cầu 3) Giá trị và cấu trúc quản lý ảnh hưởng tới quản lý rừng 4) Quản lý rừng hiệu quả đòi hỏi quản lý rừng bền vững Biểu đồ mô tả quá trình quản lý rừng bền vững 5. Đánh giá quản lý rừng bền vững: tiến hành giám sát, cấp chứng chỉ 4. Mở rộng, thúc đẩy quản lý rừng bền vững đối với khách hàng và các bên liên quan đến hoạt động rừng 3. Công cụ: sử dụng linh hoạt phương cách ‘thưởng và phạt’ cho việc áp dụng quản lý rừng bền vững 2. Chính sách, chính sách lâm nghiệp, các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và quy định pháp luật 1. Vai trò của các tổ chức trong lâm nghiệp và sử dụng đất cần được đàm phán và phát triển Sự thành lập Quyền sở hữu / chiếm hữu và quy định pháp lý Điều kiện thị trường và đầu tư Cơ chế của các thoả thuận mang ảnh hưởng liên ngành Sự nhận thức về các cơ quan chủ quản rừng (nhà nước, các đơn vị xã hội và khu vực tư nhân) 5) Giải quyết vấn đề quản lý kém hiệu quả cần mô hình hóa quản lý rừng bền vững 6) Các điều kiện đối với chủ rừng để có thể quản lý rừng bền vững - Hiểu biết về quản lý rừng bền vững - Thông tin về nguồn tài nguyên rừng - Kỹ thuật quản lý - Hiểu biết về môi trường và vấn đề bảo tồn - Tham vấn và làm việc với các bên liên quan - Đào tạo - Nguồn lực 4
- Ngµy 25/7/2007 1.5.2 Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hộ i - Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động lâm nghiệp - Chi phí nhân sự cho nâng cao an sinh và đời sống + Mất sinh kế. + Mất đi kiến thức và giá trị văn hoá. + Gia tăng sự b ấ t bình đ ẳ ng + Mất đi nguồn lợi rừng cho phát triển quốc gia 1.5.3 Đóng vai trò góp phần cho sự phát triển - Lâm nghiệp là biện pháp phát triển tốt nhất cho một số vùng nông thôn - Lâm nghiệp giúp giảm nghèo 1.5.4 Nâng cao năng lực kinh doanh khi thực hiện quản lý rừng bền vững - Sự gia tăng áp lực thị trường - Trách nhiệm xã hội 5
- Ngµy 25/7/2007 II. Tiªu chuÈn quèc gia Vª qu¶n lý rõng bÒn v÷ng Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và Tiêu chí của Tiêu chuẩn FSC Việt Nam. 1.1 Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phương. 1.2 Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp khác. 1.3 Chủ rừng tuân thủ tất cả những điều khoản của các thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết như Công ước về buôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ước về lao động (ILO), Thoả thuận quốc tế về thương mại gỗ nhiệt đới (ITTA), và Công ước về đa dạng sinh học. 1.4 Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn v.v và Bộ tiêu chuẩn của FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét cho từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ. 1.5 Diện tích rừng được bảo vệ tốt, chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái phép khác. 1.6 Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài Tiêu chuẩn FSC. 1.7 Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phương. 1.8 Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp khác. 1.9 Chủ rừng luõn thủ tất cả những điều khoản của các thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết như Công ước về buôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ước về lao động (ILO), Thoả thuận quốc tế về thương mại gỗ nhiệt đới (ITTA), và Công ước về đa dạng sinh học. 1.10 Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn v.v và Bộ tiêu chuẩn của FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét cho từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ. 1.11 Diện tích rừng được bảo vệ tốt, chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái pháp luật khác. 6
- Ngµy 25/7/2007 1.12 Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài Tiêu chuẩn FSC. Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1 Có bằng chứng rõ ràng về quyền sử dụng lâu dài đối với đất (nghĩa là tên thửa đất, những quyền theo phong tục, hoặc các hợp đồng thuê đất). 2.2 Cộng đồng địa phương, với những quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hoặc theo phong tục, sẽ duy trì việc quản lý các hoạt động lõcv âm nghiệp, ở mức độ cần thiết, để bảo vệ những quyền lợi hoặc tài nguyên của mình, trừ khi họ uỷ quyền cho những tổ chức khác một cách tự nguyện. 2.2 Ap dụng những cơ chế thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn về quyền sở hữu và sử dụng. mọi tình huống nảy sinh và các mâu thuẫn lớn sẽ được xem xét cẩn thận trong quá trình đánh giá để cấp chứng chỉ. những mâu thuẫn lớn liên quan đến lợi ích của nhiều người thông thường được xem là không đạt yêu cầu cấp chứng chỉ. Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại Quyền hợp pháp và theo phong tục của người dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng. 3.1 Người dân sở tại sẽ thực hiện quản lý rừng trên những diện tích đất của họ trừ khi họ tự nguyện uỷ quyền cho cá nhân hay tổ chức khác. 3.2 Việc sản xuất kinh doanh rừng không tác động xấu hoặc làm giảm, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên của người dân sở tại . 3.3 Những nơi có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, sinh thái, kinh tế, hoặc tôn giáo đối với dân sở tại sẽ được xác định rõ ràng với sự hợp tác của họ, và được công nhận và bảo vệ bởi những người quản lý rừng. 3.4 Người dân sở tại được chi trả cho việc áp dụng những kiến thức truyền thống của họ đồi với việc sử dụng các loài cây rừng hoặc các hệ thống quản lý rừng. sự chi trả này phải được dân sở tại tự nguyện, nhất trí chính thức trước khi những hoạt động lâm nghiệp bắt đầu. 7
- Ngµy 25/7/2007 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương. 4.1 Những cộng đồng sinh sống ở trong hoặc gần diện tích rừng quản lý được tạo cơ hội về việc làm, đào tạo và những dịch vụ khác. 4.2 Chủ rừng thực hiện đúng hoặc vượt những tiêu chuẩn hiện hành của luật pháp về bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động cho người lao động và gia đình họ. 4.3 Công nhân được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và thương thảo tự nguyện với người sử dụng lao động như đã ghi trong Công ước 87 và 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO). 4.4 Kế hoạch quản lý và thực thi phải bao gồm những kết quả đánh giá về mặt tác động xã hội. Việc tham khảo ý kiến của người dân và những nhóm người chịu tác động trực tiếp của hoạt động quản lý rừng phải được duy trì. 4.5 Có cơ chế giải quyết những khiếu nại và thực hiện đền bù công bằng trong trường hợp làm mất hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp hoặc theo phong tục, đến tài sản, tài nguyên, hoặc cuộc sống của người dân địa phương. Phải có những biện pháp phòng ngừa những tác hại như vậy. Tiêu chuẩn 5 8
- Ngµy 25/7/2007 : Những lợi ích từ rừng Những hoạt động quản lý rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội. 5.1 Quản lý rừng phấn đấu tới mục tiêu bền vững về kinh tế trong khi vẫn quan tâm đầy đủ đến những vấn đề về môi trường và xã hội, chi phí sản xuất và đảm bảo dành những đầu tư cần thiết để duy trì năng suất sinh thái của rừng. 5.2 Quản lý rừng và các hoạt động tiếp thị có tác dụng khuyến khích sử dụng và chế biến tối ưu tại địa phương những sản phẩm đa dạng của rừng. 5.3 Quản lý rừng hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, phế thải trong quá trình khai thác, chế biến tại chỗ và tránh gây tổn hại cho những nguồn tài nguyên khác của rừng. 5.4 Quản lý rừng luôn tìm cách tăng cường và đa dạng hoá kinh tế địa phương, tránh phụ thuộc vào một loại sản phẩm rừng duy nhất. 5.5 Các hoạt động quản lý rừng công nhận, duy trì, và tăng cư ờng giá trị dịch vụ của rừng và tài nguyên rừng như phòng hộ đầu nguồn và thuỷ sản ở nơi thích hợp. 5.6 Mức độ khai thác sản phẩm rừng không được vượt quá mức có thể để duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài. Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng. 6.1 Đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện tương ứng với quy mô cường độ quản lý rừng và sự toàn vẹn của các tài nguyên bị tác động, và phải được kết hợp một cách thống nhất trong các hệ thống quản lý. Những đánh giá này phải bao gồm việc xem xét ở cấp toàn cảnh cũng như ở mức tác động của hoạt động chế biến tại chỗ. Những tác động môi trường phải được đánh giá trước khi bắt đầu những hoạt động gây tác hại đến môi trường. 6.2 Thực hiện bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm và môi trường sống của chúng (ví dụ như nơi làm tổ, nguồn thức ăn v.v.). Phải xây dựng những khu bảo tồn, khu phòng hộ phù hợp về quy mô và cường độ quản lý rừng và sự toàn vẹn 9
- Ngµy 25/7/2007 của các nguồn tài nguyên bị tác động. Săn bắt, đánh bẫy không phù hợp phải được kiểm soát, ngăn chặn. 6.3 Các giá trị và chức năng sinh thái được duy trì nguyên vẹn, tăng cường hoặc phục hồi, bao gồm: a. Phục hồi tái sinh và diễn thế sinh tháí; b. Đa dạng di truyền, loài, và hệ sinh thái; c. Các chu trình tự nhiên tác động đến năng suất của hệ sinh thái rừng. 6.3 Duy trì và bảo vệ nguyên trạng các mẫu đại diện của tất cả các hệ sinh thái hiện có tương ứng với phạm vi hoạt động kinh doanh rừng và thể hiện các mẫu đó trên bản đồ. 6.4 Có văn bản hướng dẫn hoặc quy trình phòng chống cháy rừng, xói mòn, bảo vệ nguồn nước, hạn chế tối đa những tác hại đến rừng trong quá trình khai thác, làm đường giao thông và những hoạt động gây xáo trộn khác. 6.5 Chủ rừng thường xuyên tìm cách tránh sử dụng những hoá chất hoặc những nguyên vật liệu khó tự huỷ và có tác hại đối với môi trường. Không sử dụng những hoá phẩm 1A và 1B, các thuốc trừ sâu chứa hydrat cacbon chlorin trong danh mục của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các loại thuốc sâu khó phân huỷ, các chất độc để lại các hoạt chất sinh học trong các chuỗi thức ăn, cũng như tất cả các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khác do các hiệp định quốc tế cấm. Nếu các hoá chất khác được sử dụng thì phải có các trang thiết bị phù hợp và công nhân phải được đào tạo để giảm thiểu tối đa tác hại đến sức khoẻ và môi trường. 6.6 Những hoá chất, bao bì, chất thải lỏng và rắn vô cơ, kể cả nhiên liệu và dầu, được cất trữ ở nơi an toàn đối với môi trường 6.7 Việc sử dụng các chế phẩm sinh học được quy định bằng văn bản, được hạn chế và giám sát nghiêm ngặt phù hợp với luật pháp quốc tế và quốc gia. Cấm sử dụng các loài biến đổi gen. 6.8 Việc sử dụng các loài nhập nội được kiểm soát cẩn thận để tránh những tác hại sinh thái. 6.9 Không chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc vào mục đích sử dụng khác trừ những trường hợp sau: a. Phần chuyển đổi rất nhỏ so với tổng diện tích quản lý; b. Phần chuyển đổi không thuộc những diện tích rừng có đa dạng sinh học cao; 10
- Ngµy 25/7/2007 c. Việc chuyển đổi đó có tác dụng rõ ràng, đáng kể và lâu dài cho công tác bảo tồn của đơn vị. Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thư- ờng xuyên cập nhật. 7.1 Kế hoạch và những văn bản liên quan phải thể hiện: a. Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng; b. Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng xung quanh; c. Mô tả hệ quản lý lâm sinh và/hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên; d. Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài; e. Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng; g. Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường; h. Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm; i. Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ, đặc dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất; k. Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng. 7.2 Kế hoạch quản lý rừng sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay đổi về môi trường và kinh tế – xã hội. 7.3 Công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý. 7.4 Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý, kể cả những điểm nói ở Tiêu chí 7.1. Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá Thực hiện giám sát định kỳ tương ứng với quy mô và cư ờng độ kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động đó. 8.1 Tần số và cư ờng độ giám sát tương ứng với quy mô và cường độ kinh doanh rừng cũng như mức độ phức tạp và độ bền vững của môi trư ờng bị tác 11
- Ngµy 25/7/2007 động. Các hình thức giám sát được lặp lại theo thời gian để có thể so sánh những kết quả và đánh giá được những thay đổi. 8.2 Hoạt động quản lý rừng bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu và thu thập các thông tin cần thiết cho giám sát, ít nhất là những thông tin sau đây: a. Sản lượng của tất cả những sản phẩm đã được khai thác; b. Tốc độ tăng trưởng, tái sinh và tình trạng của rừng; c. Thành phần và những thay đổi quan sát được trong giới thực vật và động vật; d. Những tác động về môi tr ường và xã hội của hoạt động khai thác và các hoạt động khác; đ. Chi phí, năng suất và hiệu quả của hoạt động quản lý rừng. 8.3 Công tác tư liệu được thực hiện tốt để các tổ chức kiểm tra và chứng chỉ có thể theo dõi chuỗi hành trình của từng sản phẩm. 8.4 Những kết quả giám sát đ ược sử dụng để thực thi và điều chỉnh kế hoạch quản lý. 8.5 Trong khi vẫn thực hiện quyền giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo công khai bản tóm tắt kết quả giám sát các Chỉ số, kể cả các Chỉ số của Tiêu chí 8.2. Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phòng ngừa. 9.1 Chủ rừng thực hiện khảo sát đánh giá để xác định những khu rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) tương ứng với quy mô và cường độ kinh doanh rừng 9.2 Phần tư vấn của quá trỡnh cấp chứng chỉ phải nhấn mạnh đến việc tham khảo ý kiến của các bên về các giá trị bảo tồn đã được xác định và việc duy trì các giá trị đó. 9.3 Trong kế hoạch quản lý có các biện pháp đảm bảo duy trì và tăng cường chức năng của RBTC phù hợp với các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả. Các giải pháp này được nói rõ trong phần tóm tắt kế hoạch quản lý để thông báo công khai. 12
- Ngµy 25/7/2007 9.4 Chủ rừng thực hiện giám sát hàng năm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp duy trì hoặc tăng cường các giá trị của RBTC. Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù hợp với các Tiêu chuẩn và Tiêu chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên. 10.1 Mục tiêu quản lý của rừng trồng, kể cả những mục tiêu bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên, được ghi rõ trong kế hoạch quản lý, và phải được thể hiện rõ trong việc thực thi kế hoạch. 10.2 Thiết kế và bố trí rừng trồng có tác dụng bảo vệ, phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên và không làm tăng áp lực lên rừng tự nhiên. Trong việc bố trí rừng trồng có dành ra các hành lang bảo vệ những động vật hoang dã, các vùng cận sông suối và các đám rừng rải rác có tuổi và chu kỳ khác nhau phù hợp với quy mô hoạt động trồng rừng. Quy mô và cách bố trí các khoảnh rừng trồng phù hợp với kiểu cấu trúc các lâm phần rừng như thấy trong phạm vi cảnh quan tự nhiên. 10.3 Ưu tiên trồng hỗn loài để tăng cường tính bền vững về kinh tế, sinh thái và xã hội. Sự đa dạng loài như vậy có thể bao gồm sự phân bố kích thước và không gian của các khoảnh rừng được quản lý, số lượng và thành phần về loài, cấp tuổi và cấu trúc. 10.4 Loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và các mục tiêu quản lý. Để tăng cường bảo tồn tính đa dạng sinh học chủ rừng ưu tiên chọn các loài cây bản địa để trồng rừng và phục hồi những rừng đã thoái hoá. Chỉ trồng những loài cây nhập nội có năng suất cao hơn những loài bản địa, trong trường hợp này phải giám sát chặt chẽ tỷ lệ sống, tình trạng sâu, bệnh và những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái. 10.5 Tuỳ thuộc quy mô rừng trồng và trên cơ sở tiêu chuẩn vùng, chủ rừng dành một phần diện tích đất trồng rừng để quản lý vì mục đích phục hồi thành rừng tự nhiên. 10.6 Có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và cải tạo cấu trúc, độ phì và hoạt động sinh học của đất. Kỹ thuật và mức độ thu hoạch sản phẩm, việc thiết kế và bảo dưỡng đường giao thông, tời kéo gỗ cũng như việc chọn loài cây trồng không gây thoái hoá đất và không ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và dòng chảy. 13
- Ngµy 25/7/2007 10.7 Có những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, cháy rừng và sự nhập nội tràn lan những loài cây mới. Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh được xem là một khâu quan trọng trong kế hoạch quản lý, trước hết dựa vào biện pháp phòng ngừa và diệt bệnh bằng phương pháp sinh học hơn là hoá học và phân bón. Chủ rừng tìm mọi cách tránh dùng thuốc sâu và phân hoá học, kể cả trong các vườn ươm. Việc sử dụng các hoá chất cũng đã được đề cập đến ở các Tiêu chí 6.6 và 6.7. 10.8 Tuỳ theo phạm vi và cường độ hoạt động trồng rừng, việc kiểm tra đánh giá rừng trồng phải bao gồm việc đánh giá thường xuyên những tác động sinh thái-xã hội trong và ngoài khu vực (chẳng hạn như tác động đến tái sinh tự nhiên, nguồn nước, độ phì của đất, thu nhập, phúc lợi của người dân địa phương) ngoài những điểm như đã nói ở những Tiêu chuẩn 8, 6, và 4. Không được trồng bất kỳ loài cây nào ở phạm vi rộng nếu chưa có những thử nghiệm ở địa phương hoặc chưa có những kinh nghiệm chắc chắn cho thấy những loài cây đó thích nghi tốt với điều kiện lập địa, không xâm nhập tràn lan và không gây tác hại sinh thái đáng kể đến các hệ sinh thái khác. Cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề xã hội trong việc lấy đất trồng rừng, nhất là liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu hoặc sử dụng. 10.9 Rừng trồng trên đất chuyển hoá từ rừng tự nhiên sau tháng 11 năm 1994 thông thường sẽ không được chứng chỉ, trừ khi có đủ bằng chứng là chủ rừng không chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp về sự chuyển đổi đó. III. HƯỚNG DẪN TIẾN TRÌNH ĐGR THEO TIÊU CHUẨN QLRBV QUỐC GIA 3.1. CÁC THÀNH PHẦN LIÊN QUAN ĐẾN TTĐGR 3.1.1. Hội đồng quản trị rừng quốc tế FSC là một trong những tổ chức CCR quốc tế. Đây là một tổ chức phi chính phủ có uy tín nhất trong lĩnh vực quản lý rừng và buôn bán rừng với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan đén lĩnh vực quản lý rừng và buôn bán lâm sản . 3.1.2. Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR Là Tổ chức phi chính phủ của Việt Nam đang trong tiến trình gia nhập FSC, được bộ NN&PTNT thừa nhận, đảm đương chức năng xây dựng Bộ TCQG về QLRBV và các hoạt động liên quan tới QLRBV và CCR ở nước ta. 3.1.3. Đoàn TTĐGR 14
- Ngµy 25/7/2007 Là một Tổ chức tạm thời, do Bộ NN&PTNT thôn hay do NWG thành lập hoạt động có thời hạn. 3.1.4. CR Là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể hoặc tư nhân hoạt động quản lý – kinh doanh rừng có yêu cầu ĐGR theo các Tiêu chuẩn QLRBV . 3.2. TIẾN TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐTTĐGR 3.2.1. Tiến trình đánh giá rừng Bước 1: CR hoặc cơ quan quản lý Lâm nghiệp nhà nước có nhu cầu ĐGR liên hệ ban đầu với NWG để được giải thích, thảo luận và cung cấp các thông tin ban đầu liên quan đến ĐGR của mình. Bước 2: CR hoặc CQLN đề nghị bằng văn bản tới NWG yêu cầu được ĐGR và cung cấp các thông tin cần thiết ban đầu cho NWG. Bước 3: NWG xử lý các thông tin ban đầu nhận được từ CR hoặc CQLN, yêu cầu được bổ sung thêm các thông tin nếu cần. Bước 4: NWG cử người đại diện đến khảo sát sơ bộ tình hình rừng và hoạt động quản lý của CR bằng cách thăm hiện trường và phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt trong bộ máy quản lý của CR và hộ dân. Trên cơ sở đó lập một bản thiết kế các nội dung và chương trình: TTĐGR, dự toán chi phí và ký hợp đồng với CR Bước 5: NWG thành lập Đoàn TTĐGR, cử trưởng đoàn và cùng với Đoàn xây dựng kế hoạch TTĐGR chi tiết. Thông báo nhân sự và kế hoạch hoạt động của Đoàn TTĐGR cho CR và các cơ quan địa phương có liên quan. Bước 6: Đoàn TTĐGR tới địa bàn của CR và bắt đầu thực hiện kế hoạch TTĐGR dựa trên cơ sở đối chiếu các hoạt động thực tế của CR với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số của Bộ TCQG về QLRBV và CCR. Bước 7: Sau khi đã hoàn thành công việc TTĐGR tại hiện trường của CR Đoàn TTĐGR xây dựng báo cáo dự thảo tổng hợp và chuyên đề. Các báo cáo dự thảo này được gửi cho NWG. Bước 8: NWG gửi bộ báo cáo dự thảo tới CR để họ bình luận, giải trình và bổ sung những điểm còn chưa thoả đáng trong báo cáo và phản hồi lại bằng văn bản. Bộ báo cáo dự thảo, văn bản phản hồi của CR và các ý kiến của Hội đồng thẩm định là tư liệu cơ bản để NWG xây dựng một bộ báo cáo chính thức về kết qủa TTĐGR đối với hoạt động QLRBV của CR. 3.2.2. Trách nhiệm của Đoàn TTĐGR 15
- Ngµy 25/7/2007 Sau khi được thành lập từng thành viên của đoàn TTĐGR được NWG cung cấp các tài liệu sau đây: - Lịch trình và kế hoạch TTĐGR. - Các văn bản, hồ sơ liên quan đến kế hoạch và hoạt động QLR của CR. - Bộ TCQG về QLRBV và CCR và các văn bản pháp qui của Nhà nước liên quan đến QLR. - Nội dung các hạng mục phải được thẩm tra, đánh giá. - Bản phân công trách nhiệm của từng thành viên trong Đoàn. - Các văn bản, hồ sơ liên quan đến kế hoạch và hoạt động QLR của CR được NWG cung cấp cho Đoàn TTĐGR ngày từ đầu hoặc Đoàn sẽ yêu cầu CR cung cấp bổ sung trong thời gian thực hiện công việc tại địa bàn của CR, bao gồm: + Các văn bản kế hoạch. + Các văn bản về tài nguyên rừng + Các văn bản về tổ chức + Các văn bản về chế biến lâm sản. + Các văn bản về những chủ thể liên quan. Các văn bản liệt kê ở trên là tài liệu hết sức cơ bản cho tiến trình ĐGR. 3.2.3. Chuẩn bị của Đoàn TTĐGR trước khi đến hiện trường - Đọc thật kỹ, nắm chắc các nội dung chủ yếu trong văn bản quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng và các văn bản liên quan được cung cấp từ CR để có thể lựa chọn các điểm, các mẫu khảo sát thích hợp mang lại hiệu quả đánh giá chính xác . - Đọc kỹ, nắm chắc bản Hướng dẫn này cùng các tài liệu hướng dẫn ĐGR khác của khu vực đã được FSC chấp nhận nếu có để hiểu rõ các nguyên tắc, các nội dung mà từng thành viên Đoàn TTĐGR có trách nhiệm tìm hiểu, nhận định và viết báo cáo. Đồng thời từ đó họ cũng sẽ chuẩn bị được các câu hỏi hữu ích trong các cuộc phỏng vấn tại địa bàn của CR nhằm làm sáng tỏ từng tiêu chuẩn, tiêu chí có được CR thực hiện đúng và đầy đủ hay không. 3.2.4. TTĐGR ngoài hiện trường. 1. Tới địa bản của CR . Đoàn TTĐGR đến địa bàn của CR từ 1 đến 2 ngày đầu để giới thiệu nhân sự, thống nhất lịch và điều kiện làm việc, ăn ở của đoàn với CR . 2. Họp nội bộ Đoàn TTĐGR để chuẩn bị cho cuộc họp chính thức giữa đoàn và CR để thảo luận chương trình khảo sát, thẩm tra, đánh giá và các yêu 16
- Ngµy 25/7/2007 cầu cần CR phối hợp thì nhất thiết phải tổ chức một cuộc họp nội bộ đoàn TTĐGR. 3. Phân công nhiệm vụ. - Nhiệm vụ của trưởng Đoàn. - Nhiệm vụ các thành viên của Đoàn. + Chuyên gia lâm nghiệp. + Chuyên gia sinh thái học. + Chuyên gia kinh tế học. + Chuyên gia xã hội học. 3.2.5. Phương thức làm việc của Đoàn TTĐGR tại hiện trường. 3.2.5.1. Một số chú ý khi TTĐGR tại hiện trường. Tất cả thành viên của Đoàn TTĐGR nên quan sát mọi khu rừng thuộc đối tượng cần được đánh giá trong suốt quá trình đánh giá ngoài hiện trường. Mỗi thành viên của Đoàn nên trao đổi những nhận xét cá nhân của mình với toàn Đoàn để có sự nhất trí, phối hợp với nhau trong cuộc họp nội bộ; sau đó mới trao đổi, thảo luận với CR hoặc các cá nhân đảm trách từng lĩnh vực chuyên môn của CR và không gây sự nhiễu thông tin do các ý kiến khác nhau của các thành viên Đoàn trong các cuộc thảo luận với CR. Ngoài các lĩnh vực chuyên môn riêng mà từng thành viên của Đoàn phải viết thành báo cáo chuyên đề, Đoàn cũng nên phân công cho một thành viên đảm nhận thêm việc viết phần tóm tắt báo cáo đánh giá chung. Do hạn chế về thời gian nên Đoàn không thể đi khắp mọi hiện trường của CR, vì vậy phải lập một sơ đồ các tuyến và điểm khảo sát nhằm mục đích khảo sát và đánh giá được chuỗi thực địa theo trình tự thời gian tác động quản lý, phản ánh được các giai đoạn quản lý khác nhau, cách quản lý khác nhau của CR. Các biến động về quản lý rừng thường gặp: 1) Lịch sử khai thác rừng. 2) Các kiểu thảm rừng. 3) Các vùng được quản lý đặc biệt. 4) Cảnh quan địa lý. 5) Hệ thống lâm sinh. 6) Hệ thống kỹ thuật khai thác rừng. 3.2.5.2. Mục đích và nội dung cuộc họp đầu tiên giữa Đoàn TTĐGR với Ban lãnh đạo CR. 17
- Ngµy 25/7/2007 1. Mục đích. Đoàn TTĐGR trình bày cho Ban lãnh đạo CR biết những nội dung sẽ được thực hiện trong tiến trình khảo sát, thẩm tra, đánh giá năng lực và hiệu quả quản lý rừng của CR có đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn – tiêu chí của Bộ TCQG về QLRBV và CCR không. 2. Nội dung. - Đại diện NWG, giới thiệu các thành viên và trách nhiệm chuyên môn của từng người với Ban lãnh đạo CR. - Trưởng đoàn trình bày lịch trình các bước thực hiện công việc đánh giá của Đoàn. - Thủ trưởng đơn vị CR và trưởng các Ban, Ngành của đơn vị trình bày đề án chung và các đề án riêng trong hoạt động quản lý của đơn vị. - Đoàn đề xuất và thống nhất với CR về các tuyến, các khu rừng và địa điểm cần khảo sát, thẩm tra. - Soát xét lại và thống nhất lịch trình hoạt động của Đoàn với CR; hoàn tất các khâu chuẩn bị về mặt tổ chức - Đoàn tiếp nhận các văn bản kế hoạch của CR và đề xuất với CR cung cấp bổ sung thêm các văn bản cần thiết và còn thiếu khác. 3.2.5.3. Phương thức làm việc của Đoàn TTĐGR ở hiện trường. - Tiến trình khảo sát hiện trường chỉ thực hiện sau khi: + Đoàn TTĐGR đã xem xét kỹ các văn bản quy hoạch và kế hoạch, các báo cáo kết quả hoạt động quản lý của CR. + Đã tổ chức cuộc họp ban đầu với Ban Lãnh đạo của CR. + Đã có các cuộc thảo luận với những người hữu trách có liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí về quản lý rừng của CR. + Đoàn đã nhận thấy có đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. + Trưởng Đoàn nhận thấy đã có đủ điều kiện cần thiết cho việc thực hiện toàn bộ lịch trình đánh giá và kế hoạch hoạt động từng ngày. - Tùy điều kiện cụ thể và tính chất chuyên môn của các nội dung đánh giá liên quan đến từng tiêu chuẩn, tiêu chí QLRBV mà Đoàn có thể chọn cách làm việc hoặc cùng cả Đoàn hay nhóm thành viên của Đoàn hoặc từng cá nhân thành viên để khảo sát, phỏng vấn, thẩm định độc lập. - Các tài liệu cần mang theo ra hiện trường. + Bản Hướng dẫn đánh giá này và các tài liệu hướng dẫn đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC cần tham khảo. 18
- Ngµy 25/7/2007 + Bộ TCQG về QLRBV và CCR của Việt Nam. + Các loại bản đồ quy hoạch và hiện trạng tài nguyên rừng của CR . + Các số liệu hiện trạng của từng lô, khoảnh rừng. - Các ghi chép cần thiết khi khảo sát thực địa. Mỗi thành viên của Đoàn TTĐGR phải có một cuốn sổ tay ghi chép luôn mang theo mình mỗi khi đi đánh giá ngoài thực địa. Máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm chạy pin gọn nhẹ cũng là các thiết bị hỗ trợ rất tốt cho người đánh giá. - Công việc Đoàn TTĐGR cần làm vào buổi tối mỗi ngày. + Mỗi tối từng thành viên của Đoàn nên rà soát và tổng hợp lại các kết quả khảo sát trong ngày và rút ra những nhận định tổng quát sau khi đối chiếu với các tiêu chuẩn - tiêu chí và chỉ số quốc gia về QLRBV. + Trao đổi nội bộ các nhận định cá nhân để bổ sung và thống nhất ý kiến trong Đoàn. - Các cuộc họp trong quá trình thẩm tra, đánh giá. + Họp nội bộ Đoàn + Họp với đơn vị CR + Họp với các cơ quan, tổ chức bên ngoài 3.2.5.4. Tổ chức các cuộc phỏng vấn trong quá trình TTĐGR. 1. Phỏng vấn các đối tượng hữu quan quản lý rừng của CR. Việc phỏng vấn các đối tượng hữu quan trong quá trình đánh giá là một nội dung hoạt động cần thiết của Đoàn TTĐGR. Song, để thu được đầy đủ các thông tin khách quan và hữu ích từ những cuộc phỏng vấn thì cách thức đặt các câu hỏi phỏng vấn phải được đặc biệt chú ý. - Nên đặt những câu hỏi mở . - Không nên đặt những câu hỏi khép kín. - Cũng không nên đặt những câu hỏi có tính dẫn dắt. - Phải sắp xếp các câu hỏi của tất cả các thành viên Đoàn TTĐGR theo một chiến lược và chủ đề chung. - Phải kiên nhẫn hỏi cho tới khi một nội dung cần hỏi được người phỏng vấn trả lời hết lẽ. - Hãy hỏi cùng một số câu hỏi với những người hữu quan khác nhau trong những cuộc phỏng vấn riêng rẽ . 2. Tham vấn các chủ thể liên quan đến việc quản lý rừng của CR. 19
- Ngµy 25/7/2007 - Đoàn TTĐGR cần thiết phỏng vấn lấy ý kiến của những chủ thể liên quan đến các hoạt động kinh doanh sản xuất và quản lý rừng của đơn vị CR xem như giải pháp khởi đầu nắm bắt được các thông tin đa dạng hơn cho việc đánh giá đầy đủ và chính xác. Cần nhấn mạnh thêm rằng các cuộc phỏng vấn để thu thập ý kiến của các chủ thể liên quan đáng tin cậy là chìa khoá cho việc đánh giá đạt chất lượng cao. - Xác định các chủ thể cần phỏng vấn. Sau khi trao đổi với CR, Đoàn TTĐGR có thể xác định được các chủ thể liên quan đến việc QLBVR cần tiếp xúc, phỏng vấn. Dưới đây là nhóm chủ thể có liên quan nhiều đến hoạt động QLBVR mà Đoàn cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với họ để trao đổi, phỏng vấn và thu thập các ý kiến tham vấn của họ. + Các tổ chức bảo vệ môi trường + Các tổ chức chính phủ + Các tổ chức cộng đồng xã hội 3. Chủ đề của những câu hỏi được phỏng vấn. Mục tiêu phỏng vấn thể hiện qua các câu hỏi là tìm hiểu và kiểm tra mối liên hệ giữa chủ thể được phỏng vấn với CR, các điều quan tâm của họ đối với các hoạt động quản lý kinh doanh rừng cụ thể của CR, các phản ứng của CR như thế nào đối với các vấn đề nảy sinh tranh chấp và hướng giải quyết của CR. 4. Chủ đề trong các cuộc họp giữa Đoàn TTĐGR với các cơ quan và quan chức chính phủ. - Những vấn đề liên quan đến luật pháp - Các quy trình, quy phạm và các hướng dẫn kỹ thuật của ngành lâm nghiệp. - Danh mục các loài động - thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa nguy hiểm. - Danh mục các loại hóa chất cấm hoặc hạn chế sử dụng. Chủ đề trong các cuộc họp với các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức xã hội và các cơ quan nghiên cứu khoa học liên quan đến địa bàn hoạt động của CR. 5. Lưu giữ các văn bản phỏng vấn. Đoàn TTĐGR cần lưu giữ đầy đủ danh sách những người đến tham dự từng cuộc họp, từng cuộc phỏng vấn hoặc trực tiếp hoặc qua điện thoại và các tổ chức hay cá nhân có ý kiến tham vấn bằng mọi phương tiện thông tin đến Đoàn. Theo nguyên tắc quy định của Đoàn TTĐGR sẽ đảm bảo giữ bí mật danh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Quy hoạch lâm nghiệp điều chế rừng
162 p | 405 | 128
-
Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG
77 p | 394 | 124
-
Quản lý rừng cộng đồng
73 p | 404 | 122
-
Bài giảng cao học: Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học
0 p | 399 | 120
-
Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam
39 p | 290 | 58
-
BÀI GIẢNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG - CHƯƠNG 4 CÁC LUẬT TỤC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
16 p | 203 | 55
-
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
116 p | 450 | 53
-
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 27-phần 1
50 p | 84 | 13
-
Bài giảng Bảo vệ rừng tổng hợp: Chương 6 - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (tt)
12 p | 178 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho các rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam - Các biện pháp kỹ thuât lâm sinh và công tác cải thiện giống cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ"
17 p | 92 | 6
-
Mức giá sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh của người dân thành thị tỉnh Kiên Giang
10 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn