intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - Giới thiệu về quản trị nhân lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị nhân lực: Chương 1 - Giới thiệu về quản trị nhân lực" được biên soạn với mục đích giúp các em sinh viên nắm được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh; Nắm được khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của QTNL đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh;... Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - Giới thiệu về quản trị nhân lực

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
  2. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 1 Nắm được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh 2 Nắm được khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của QTNL đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh 3 Hiểu được khái quát về các chức năng cơ bản của QTNNL trong một tổ chức doanh nghiệp 4 Phân tich được môi trường Quản trị nhân lực
  3. Chương 1: Giới thiệu về QTNL I. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của QTNL II. Quá trình hình thành và phát triển của QTNL III. Các hoạt động chủ yếu của QTNL IV. Vai trò của bộ phận chức năng về NNL V. Môi trường hoạt động của QTNL
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
  5. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Nhân lực là gì? ▪ NL là tổng hợp/toàn bộ các khả năng về thể lực,̀ trí lực và tâm lực mà con người đã vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất ▪ Có thể nói rằng khả năng về thể lực đã được sử dụng tương đối hợp lý, còn khả năng về trí lực và tâm lực thì vẫn còn nhiều khả năng tiềm ẩn Nguồn nhân lực là gì? ▪ Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động trong tổ chức đó
  6. Quản trị nhân lực là gì? ❖ Theo góc độ tổ chức lao động: QTNL là lĩnh vực theo dõi, điều chỉnh và kiểm tra sự trao đổi chất giữa con người và giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho con người và xã hội. ❖ Theo góc độ khoa học quản lý: QTNL là các hoạt động như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhân lực trong các tổ chức ❖ Theo góc độ nội dung cụ thể: QTNL là tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động thông qua tổ chức. ❖ Tổng quát nhất về Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức và của cá nhân.
  7. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Mục tiêu thuộc về doanh nghiệp Mục tiêu thuộc bộ phận chức Mục tiêu đối với xã hội năng trong doanh nghiệp Mục tiêu đối với cá nhân
  8. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÂN LỰC ➢ Giúp nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả quản trị thông qua người khác. ➢ Giúp cho cơ quan, doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao hiệu suất công tác và sản xuất kinh doanh. ➢ Quản trị nhân lực đóng vai trò mấu chốt của cải cách quản lý, giúp cơ quan, doanh nghiệp khẳng định vị trí và nâng cao vị thế trong điều kiện kinh tế hội nhập.
  9. Ý NGHĨA CỦA QTNL ❖ Giáo sư Letter C. Thurow – Viện MIT: “Điều quyết định cho sự tồn tại phát triển của công ty là những con người mà công ty đang có. Đó phải là những người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết làm việc có hiệu quả…” ❖ Giáo sư Gary Backer – người từng được giải Nobel về kinh tế năm 1992 với các công trình khoa học “Vốn con người” (The Human capital) đã viết: “các công ty nên tính toán, phân chia hợp lý cho việc chăm lo sức khỏe, huấn luyện, nâng cao trình độ người lao động để đạt năng suất cao nhất. Chi phí cho người lao động hải được xem như là một hình thức đầu tư…” ❖ Giáo sư Felix Migro kết luận: “QTNL là nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng của mỗi người đạt ở mức tối đa có thể được”
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
  11. GIAI ĐOẠN SƠ KHAI ● Giai đoạn sơ khai bắt đầu từ thời kì trung cổ, khi lao động còn thực hiện ở hình thức tự nhiên ● QTNS thuộc chức năng chung của quản trị
  12. GIAI ĐOẠN QTNS THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH ● Tách ra khỏi chức năng quản trị chung từ những năm 50 của thế kỉ 19, trong suốt thời gian dài quản trị nhân sự chỉ thi hành chức năng hành chính như lưu trữ hồ sơ nhân sự, chấm công , thực hiện các công việc sự vụ theo lệnh cấp trên. ● Chức năng ghi chép rất ít có giá trị nếu không muốn nói là vô giá trị đối với mục tiêu của tổ chức
  13. GIAI ĐOẠN QTNS THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO ● Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Taylor (người Mỹ 1856-1915 ) đã khởi xướng cách tiếp cận mới cho quản trị nhân sự . ● Quản trị nhân sự giai đoạn này đã chú trọng đặc biệt đến năng suất lao động và tìm ra cách thức thực hiện công việc một cách nhanh nhất. ● Nhà Quản trị nhân sự quan tâm đến chức năng huấn luyện, đào tạo công nhân để thực hiện các phương pháp làm việc khoa học.
  14. GIAI ĐOẠN QTNS THỰC HIỆN THÊM CHỨC NĂNG ĐỘNG VIÊN ● Trong khoảng 1930-1959, các nhà quản trị theo trường phái “thuyết động viên” như Elton Mayo, Fayol cho rằng: năng suất lao động vẫn có thể tăng lên ngay cả khi điều kiện lao động xấu đi nếu biết quan tâm đến con người. ● Từ đây các chức năng nhiệm vụ của quản trị nhân sự được làm phong phú hơn bởi một loạt các vấn đề như: giao tiếp nhân sự, an toàn và sức khỏe, phúc lợi và đào tạo, … ● Quản trị nhân sự trong giai đoạn này nhấn mạnh các yếu tố về phong cách lãnh đạo, sự thoải mái của nhân viên, bầu không khí tập thể là những yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động.
  15. TỪ QTNS ĐẾN QTNNL HIỆN ĐẠI ● Vào những năm 70 của thế kỷ 20 , sự phát triển của công nghệ máy tính đã giúp ích rất nhiều cho các hoạt động quản trị nhân sự , đặc biệt trong các kỹ thuật trắc nghiệm để tuyển chọn nhân viên , tính toán tiền lương … ● Từ năm 1980 nền kinh tế thế giới đi vào thời kỳ suy thoái và sự cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu buộc các nhà quản lý phải cố gắng giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh nhưng đồng thời phải đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng lên của nhân viên. ● Đến lúc này Quản trị nhân sự đã được nâng lên ở một tầm cao mới với tên gọi Quản trị Nguồn nhân lực như hiện nay.
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I.3 CHỨC NĂNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA QTNL
  17. CÁC NHÓM CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QTNNL Thu hút nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển NNL Duy trì nguồn nhân lực
  18. NHÓM CHỨC NĂNG THU HÚT Nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng. Muốn thực hiện được tổ chức phải tiến hành: Kế hoạch hoá nhân lực Phân tích, thiết kế công việc Biên chế nhân lực Tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí nhân lực
  19. NHÓM CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Nhóm chức năng này chú trọng: các hoạt động nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thiện công việc và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
  20. NHÓM CHỨC NĂNG DUY TRÌ Bao gồm 3 hoạt động: ✓ Đánh giá thực hiện công việc ✓ Thù lao lao động cho nhân viên ✓ Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2