intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: Thành phần dữ liệu ở mức quan niệm và logic

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

171
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một tập hợp các khái niệm được dùng để diễn tả tập các đối tượng dữ liệu cũng như những mối quan hệ giữa chúng trong hệ thống thông tin cần tin học hóa Các khái niệm trong một mô hình dữ liệu được xây dựng bởi cơ chế trừu tượng hóa và mô tả bằng ngôn ngữ hay biểu diễn đồ họa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: Thành phần dữ liệu ở mức quan niệm và logic

  1. …………..o0o………….. Bài giảng: Thành phần dữ liệu ở mức quan niệm và logic
  2. Chương 3 Thành phần dữ liệu ở mức quan niệm và logic
  3. Nội dung Mô hình dữ liệu quan niệm Mô hình dữ liệu logic Mô hình dữ liệu vật lý 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 2 liệu ở mức quan niệm và
  4. Mục tiêu Hiểu rõ, mô tả lại toàn bộ dữ liệu của hệ thống Chuẩn bị cho việc cài đặt thành phần dữ liệu trong hệ thống  Đưa ra các mô hình dữ liệu Mô hình dữ liệu quan niệm ü Mô hình dữ liệu logic ü Mô hình dữ liệu vật lý ü 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 3 liệu ở mức quan niệm và
  5. Mục tiêu 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 4 liệu ở mức quan niệm và
  6. Mô hình dữ liệu Một tập hợp các khái niệm được dùng để diễn tả tập các đối tượng dữ liệu cũng như những mối quan hệ giữa chúng trong hệ thống thông tin cần tin học hóa Các khái niệm trong một mô hình dữ liệu được xây dựng bởi cơ chế trừu tượng hóa và mô tả bằng ngôn ngữ hay biểu diễn đồ họa 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 5 liệu ở mức quan niệm và
  7. Mô hình dữ liệu quan niệm Mục tiêu Mô tả thành phần dữ liệu của hệ thống (các thực thể/đối tượng dữ liệu và quan hệ của chúng) Độc lập với mọi hệ quản trị CSDL và cách thức sử dụng nó Tiêu biểu: Mô hình thực thể kết hợp (Entity Relationship Diagram - ERD) do Chen đề xuất năm 1976 (“The entity-relationships model - Toward a unified view of data”) 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 6 liệu ở mức quan niệm và
  8. Mô hình thực thể kết hợp (ERD - Entity Relationship Diagram) Thực thể Thuộc tính Mối kết hợp Thực thể kết hợp 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 7 liệu ở mức quan niệm và
  9. Thực thể Thực thể (entity) là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng của thế giới thực hay các khái niệm độc lập có cùng những đặc trưng chung cần quan tâm Ví dụ: Thực thể Sinh viên Sinh viên Thể hiện (instance) của một thực thể là một trường hợp cụ thể của một thực thể Ví dụ: Sinh viên Nguyễn Văn An là thể hiện của thực thể Sinh viên 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 8 liệu ở mức quan niệm và
  10. Thuộc tính Thuộc tính là những đặc trưng của thực thể mà đáng quan tâm đối với người thiết kế CSDL Ví dụ Thực thể Sinh viên có các thuộc tính: Mã SV, Tên SV, Địa chỉ, Chuyên ngành Địa chỉ Mã SV Sinh viên Chuyên Tên SV ngành 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 9 liệu ở mức quan niệm và
  11. Phân loại thuộc tính Thuộc tính phức hợp / Thuộc tính đơn Thuộc tính phức hợp là thuộc tính có thể phân nhỏ ra nhiều thành phần Thuộc tính đơn là thuộc tính không thể phân nhỏ ra thành những thành phần Ví dụ Thuộc tính phức hợp: Địa chỉ (Số nhà, đường, quận, thành phố) ● Thuộc tính đơn: Thành phố ● Địa chỉ Thành Số nhà Đường Quận phố
  12. Phân loại thuộc tính Thuộc tính đơn trị / Thuộc tính đa trị Thuộc tính đơn trị là thuộc tính chỉ có thể lấy một trị cho một thể hiện của thực thể Thuộc tính đa trị là thuộc tính có thể lấy nhiều hơn một trị cho một thể hiện của thực thể Ví dụ Thuộc tính đơn trị: Tên sinh viên ● Thuộc tính đa trị: Số điện thoại ● Số điện thoại Tên sinh viên 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 11 liệu ở mức quan niệm và
  13. Phân loại thuộc tính Thuộc tính lưu trữ / Thuộc tính dẫn xuất Thuộc tính lưu trữ là thuộc tính là thuộc tính mà trị của nó phải được lưu lại vì không thể được suy ra từ các thuộc tính khác Thuộc tính dẫn xuất là thuộc tính mà trị của nó có thể được suy ra từ các thuộc tính khác Ví dụ Thuộc tính lưu trữ: Ngày sinh ● Tuổi Thuộc tíNgàydẫn xuất: Tuổi nh sinh ● 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 12 liệu ở mức quan niệm và
  14. Thuộc tính xác định, mô tả Thuộc tính xác định (định danh): là một hoặc một vài thuộc tính xác định được những thể hiện riêng biệt của một thực thể Ví dụ: Mã SV là thuộc tính xác định của thực thể Sinh viên Thuộc tính mô tả: các thuộc tính của kiểu thực thể không phải là thuộc tính xác định Ví dụ: Tên SV, Địa chỉ là thuộc tính mô tả của thực thể Sinh viên Sinh viên Mã SV Tên SV Địa chỉ 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 13 liệu ở mức quan niệm và
  15. Mối kết hợp Mối kết hợp là một sự liên hệ có ý nghĩa giữa các thực thể Ví dụ: Hai thực thể Sinh viên và Môn học có một mối kết hợp là Đăng ký Thể hiện của mối kết hợp là sự kết hợp giữa các thể hiện của các thực thể tham gia vào mối kết hợp đó Ví dụ: Sinh viên Nguyễn Văn An đăng ký Môn học PTTK-HTTT đăng Sinh viên Môn học ký 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 14 liệu ở mức quan niệm và
  16. Thuộc tính của mối kết hợp Trong một số trường hợp, mối kết hợp có thể có thuộc tính riêng, không thuộc về riêng một thực thể nào Ví dụ Một sinh viên hệ tín chỉ có thể đăng ký một môn học nhiều lần trong trường hợp chưa đạt. Cần lưu trữ lại thông tin thời gian mỗi lần đăng ký của sinh viên. Lúc này, thời gian là thuộc tính của mối quan hệ đăng ký. đăng Sinh viên Môn học ký Thời gian 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 15 liệu ở mức quan niệm và
  17. Bậc của mối kết hợp Bậc của mối kết hợp là số thực thể tham gia vào mối kết hợp đó. Có ba loại bậc phổ biến nhất Mối kết hợp bậc một (một ngôi): Liên kết giữa các thể hiện của cùng một thực thể (đệ quy) Ví dụ: Nhân viên quản lý các Nhân viên khác ● quản Nhân viên lý 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 16 liệu ở mức quan niệm và
  18. Bậc của mối kết hợp Mối kết hợp bậc hai (hai ngôi): mối kết hợp giữa hai thực thể Ví dụ: Sinh viên đăng ký Môn học ● đăng Sinh viên Môn học ký Mối kết hợp bậc ba (ba ngôi): mối kết hợp giữa ba thực thể cung Nhà cung cấp Sản phẩm cấp p cung cấp các Sản phẩm cho Ví dụ: Các Nhà cung cấ các Công ty Công ty 17 5/12/2010
  19. Lượng số của mối kết hợp Lượng số của mối kết hợp là số thể hiện của thực thể này có thể hoặc phải kết hợp với mỗi thể hiện của thực thể khác. Ký hiệu 0: 1: nhiều: Kết hợp: Lượng số nhỏ nhất (xa thực thể), Lượng số lớn nhất (gần thực thể) Ví dụ: Mỗi Sinh viên học một và chỉ một Lớp. Mỗi Lớp có thể chưa có Sinh viên Sinh viên nào hoặc cóthuộc có nhiều Sinh viên.p thể Lớ 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 18 liệu ở mức quan niệm và
  20. Thực thể kết hợp Thực thể kết hợp là một thực thể mà kết hợp những thể hiện của một hay nhiều thực thể và có chứa thêm một số thuộc tính riêng biệt. Nên chuyển mối kết hợp thành thực thể kết hợp khi Lượng số của mối kết hợp là nhiều - nhiều Mối kết hợp có thể có thuộc tính xác định riêng Mối kết hợp có một vài thuộc tính khác Mối kết hợp sẽ tham gia vào mối kết hợp với các kiểu thực thể khác 5/12/2010 504001 - Thành phần dữ 19 liệu ở mức quan niệm và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2