Bài giảng Thiết kế công trình Ga đường sắt đô thị - ThS. Nguyễn Đức Tâm
lượt xem 5
download
Bài giảng Thiết kế công trình Ga đường sắt đô thị cung cấp cho người học những kiến thức như: Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế ga; Thiết kế các loại ga đường sắt thông thường; Thiết kế ga đường sắt đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế công trình Ga đường sắt đô thị - ThS. Nguyễn Đức Tâm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG TRÌ NH BỘ MÔN: ĐƯỜNG SẮT *****oOo***** BÀI GIẢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THI ̣ GIẢNG VIÊN: ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM Tp. Hồ Chı́ Minh - 2017
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ GA ............................................................5 1.1. Các khái niệm căn bản và định nghĩa .................................................................................... 5 1.1.1. Tác dụng của ga ................................................................................................................ 5 1.1.2. Phân loại ga ...................................................................................................................... 5 1.1.2.1. Phân loại đối với ga đường sắt thông thường.................................................................... 5 1.1.2.2. Phân loại ga ĐSĐT ......................................................................................................... 6 1.1.3. Các khái niệm về điểm phân giới ..................................................................................... 10 1.1.4. Các số liệu đầu vào phục vụ công tác thiết kế ga đường sắt ............................................... 12 1.1.5. Khổ giới hạn trên đường sắt và khoảng cách giữa các đường trong ga ................................ 15 1.1.6. Phân loại đường .............................................................................................................. 17 1.1.7. Nền và công trình thoát nước ........................................................................................... 18 1.1.7.1. Trình tự thiết kế nền ga ................................................................................................. 18 1.1.7.2. Thiết kế đường ga ........................................................................................................ 20 1.1.7.3. Thiết kế nền ga ............................................................................................................. 21 1.1.7.4. Các công trình thoát nước trên ga .................................................................................. 23 1.2. Kết nối các đường .............................................................................................................. 26 1.3. Các tiêu chuẩn về thiết kế ga .............................................................................................. 29 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC LOẠI GA ĐƯỜNG SẮT THÔNG THƯỜNG ................................30 2.1. Ga nhường tránh ................................................................................................................ 30 2.1.1. Yêu cầu ga nhường tránh ................................................................................................. 30 2.1.2. Tác nghiệp của ga nhường tránh ...................................................................................... 30 2.1.3. Các sơ đồ bố trí ga nhường tránh...................................................................................... 30 2.2. Ga vượt ............................................................................................................................. 32 2.2.1. Tác nghiệp ga vượt tàu .................................................................................................... 32 2.2.2. Sơ đồ ga vượt tàu ............................................................................................................ 32 2.3. Ga trung gian ..................................................................................................................... 33 2.3.1. Yêu cầu tác nghiệp của ga trung gian ............................................................................... 33 2.3.2. Sơ đồ ga trung gian ......................................................................................................... 33 2.3.2.1. Sơ đồ ga xếp ngang ...................................................................................................... 33 2.3.2.2. Sơ đồ ga xếp dọc .......................................................................................................... 34 2.3.3. Bố trí các công trình chủ yếu của ga trung gian ................................................................. 35 2.3.3.1. Các công trình nghiệp vụ hành khách, hàng hóa ............................................................. 35 2.3.3.2. Các công trình đường ga ............................................................................................... 37 2.4. Ga khu đoạn ...................................................................................................................... 39 -1-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 2.4.1. Tác nghiệp và thiệt bị của ga khu đoạn ............................................................................. 39 2.4.2. Các loại hình bố trí ga khu đoạn....................................................................................... 41 2.4.3. Khu vực yết hầu ga khu đoạn........................................................................................... 42 2.4.4. Hóa trường ..................................................................................................................... 43 2.4.5. Đoạn đầu máy................................................................................................................. 43 2.5. Ga lập tầu .......................................................................................................................... 44 2.5.1. Phân loại ga lập tàu ......................................................................................................... 44 2.5.2. Loại hình bố trí ga lập tàu ................................................................................................ 44 2.5.3. Dốc gù ........................................................................................................................... 45 2.6. Đầu mối đường sắt............................................................................................................. 45 2.6.1. Yêu cầu .......................................................................................................................... 45 2.6.2. Các thiết bị của đầu mối đường sắt................................................................................... 46 2.6.3. Phân loại đầu mối đường sắt. ........................................................................................... 46 2.6.4. Cách bố trí ...................................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ...................................................................... 48 3.1. Nguyên tắc thiết kế ga và lựa chọn vị trí ga ĐSĐT .............................................................. 48 3.1.1. Nguyên tắc thiết kế ga ĐSĐT .......................................................................................... 48 3.1.2. Lựa chọn vị trí ga ............................................................................................................ 48 3.2. Phân bố ga ĐSĐT .............................................................................................................. 50 3.2.1. Nguyên tắc phân bố ........................................................................................................ 50 3.2.2. Tối ưu khoảng cách ga theo chỉ tiêu tổng thời gian xuất hành hành khách .......................... 51 3.2.3. Biến đổi khoảng cách ga tối ưu ........................................................................................ 52 3.3. Thiết kế ga ........................................................................................................................ 53 3.3.1. Quy mô ga ...................................................................................................................... 53 3.3.2. Phân tích các chức năng ga .............................................................................................. 53 3.3.3. Sảnh ga .......................................................................................................................... 54 3.3.4. Ke ga ............................................................................................................................. 56 3.4. Cửa ra vào ga .................................................................................................................... 65 3.4.1. Vị trí, số lượng và nguyên tắc thiết kế cửa ra vào .............................................................. 65 3.4.2. Phân loại cửa ra vào ........................................................................................................ 69 3.4.3. Thiết kế đường thông cửa ra vào ...................................................................................... 70 3.4.3.1. Phân loại đường thông cửa ra vào ga ............................................................................. 70 3.4.3.2. Thiết kế đường thông cửa ra vào ga............................................................................... 70 3.4.4. Tính toán chiều rộng cầu thang ........................................................................................ 72 3.4.5. Thiết kế cửa ra vào không cản trở người tàn tật ................................................................. 72 -2-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 3.5. Cấp thoát nước cho ga ........................................................................................................ 73 3.5.1. Nguyên tắc và căn cứ thiết kế cấp nước nhà ga.................................................................. 73 3.5.2. Hệ thống cấp nước .......................................................................................................... 73 3.5.3. Tham số thiết kế .............................................................................................................. 73 3.5.4. Lượng nước sử dụng ....................................................................................................... 74 3.6. Thoát nước ga ĐSĐT ......................................................................................................... 74 3.6.1. Khái quát ........................................................................................................................ 74 3.6.2. Mô tả hệ thống ................................................................................................................ 74 3.6.3. Các nguyên tắc thoát nước thải ......................................................................................... 75 3.6.4. Giải pháp thiết kế thoát nước ........................................................................................... 75 3.7. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy ........................................................................................ 76 3.7.1. Nguyên tắc thiết kế phòng cháy ....................................................................................... 76 3.7.2. Nguồn nước phòng chữa cháy .......................................................................................... 76 3.7.3. Hệ thống phòng chữa cháy vòi dập lửa .............................................................................. 77 3.7.4. Hệ thống phòng chữa cháy màn nước ............................................................................... 79 3.7.5. Hệ thống dập lửa phun nước tự động................................................................................. 79 3.7.6. Hệ thống dập lửa thể khí .................................................................................................. 80 3.7.7. Thoát nước chữa cháy ..................................................................................................... 80 3.8. Hệ thống thông gió ............................................................................................................ 80 3.8.1. Cơ sở lý luận của ga Metro .............................................................................................. 80 3.8.2. Đặc điểm khống khế môi trường Metro ............................................................................ 81 3.8.3. Phân loại hệ thống khống chế môi trường của Metro ......................................................... 82 3.8.3.1. Hệ thống mở ................................................................................................................ 82 3.8.3.2. Hệ thống kín ................................................................................................................ 83 3.8.3.3. Hệ thống cửa chắn ........................................................................................................ 83 3.8.4. Nguyên tắc thiết kế thông gió .......................................................................................... 83 3.8.5. Tính toán nhiệt lượng ...................................................................................................... 84 3.8.5.1. Nhiệt sinh ra do tàu vận hành ........................................................................................ 84 3.8.5.2. Nhiệt lượng do chiếu sáng............................................................................................. 85 3.8.5.3. Nhiệt lượng do tiếp xúc ................................................................................................ 85 3.8.5.4. Nhiệt lượng sinh ra do con người .................................................................................. 86 3.8.5.5. Tản nhiệt thiết bị .......................................................................................................... 86 3.8.5.6. Tản nhiệt đất kết cấu vây bao ........................................................................................ 86 3.8.6. Tính lượng gió cần thiết................................................................................................... 87 3.8.6.1. Lượng thông gió cần thiết để loại bỏ nhiệt lượng thừa .................................................... 87 -3-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 3.8.6.2. Lượng gió cần thiết để loại trừ độ ẩm thừa..................................................................... 87 3.8.6.3. Lượng gió tính toán theo lượng không khí trong lành cần thiết của hành khách để loại bỏ các chất độc hại trong không khí như CO2 , CO, NO2 , SO2 ............................................................ 88 3.8.7. Thông gió bị kẹt và thiết bị điều hòa không khí thông gió ................................................. 88 3.8.7.1. Thông gió bị kẹt ........................................................................................................... 88 3.8.7.2. Giếng gió ..................................................................................................................... 89 3.8.7.3. Quạt thông gió đường Metro ......................................................................................... 89 3.8.7.4. Cửa thông gió tổ hợp .................................................................................................... 89 3.9. Chiếu sáng ga .................................................................................................................... 89 3.9.1. Phương pháp xử lý chiếu sáng nghệ thuật kiến trúc ga Metro ............................................ 89 3.9.1.1. Lấy trang trí đèn nghệ thuật là chính ............................................................................. 89 3.9.1.2. Sử dụng đồ án sắp xếp đèn thành dãy tạo hình đơn giản, phong cách thống nhất. ............. 90 3.9.1.3. Xử lý nghệ thuật chiếu sáng .......................................................................................... 90 3.9.2. Đặc điểm chung của chiếu sáng “kiến trúc hóa”................................................................ 90 3.9.3. Phương thức chiếu sáng “ kiến trúc hóa” .......................................................................... 90 3.9.3.1. Trần phát sáng ............................................................................................................. 90 3.9.3.2. Dầm ánh sáng và dải ánh sáng ...................................................................................... 91 3.9.3.3. Trần phát sáng kiểu các ô ............................................................................................. 91 3.9.3.4. Trần phản quang .......................................................................................................... 92 3.9.4. Tiêu chuẩn độ chiếu sáng ................................................................................................ 92 3.9.4.1. Lượng quang thông ...................................................................................................... 93 3.9.4.2. Độ chiếu sáng .............................................................................................................. 93 3.9.4.3. Cường độ sáng ............................................................................................................. 93 3.9.4.4. Độ sáng ....................................................................................................................... 93 -4-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ GA 1.1. Các khái niệm căn bản và định nghĩa 1.1.1. Tác dụng của ga Đối với đường sắt thông thường: Ga là đơn vị sản xuất cơ bản của ngành vận tải đường sắt. Các loại tác nghiệp hàng hóa, hành khách của vận tải đường sắt như lên xuông s tàu của hành khách xếp dở, giao nhận hàng hóa đều phải thực hiện tại ga. Các loại tác nghiệp của vận tải đường sắt như đón gửi tàu, tránh tàu, vượt tàu, giải thể lập tàu, thay máy và tổ phục vụ, trong nôm, sữa chữa, tiếp dầu, mỡ, nước, thay đổi đầu máy, cắt hay móc thêm toa xe v.v … cũng đều thực hiện tại ga. Cho nên quyết định đến việc hình thành các chỉ tiêu khai thác của đường sắt, vì vậy phải bố trí thật hợp lý về địa điểm, bố trí thiết bị và không ngừng nâng cao công nghệ vận tải Đối với ĐSĐT: Ga là nơi hành khách lên xuống tàu, là nơi trung chuyển hành khách từ tuyến này sang tuyến khác, là nơi kết nối các tuyến ĐSĐT với nhau. 1.1.2. Phân loại ga 1.1.2.1. Phân loại đối với ga đường sắt thông thường 1. Theo tác nghiệp kỹ thuật: Theo tác nghiệp kĩ thuật và các thiết bị khác nhau có thể phân chia thành : Ga nhường tránh để các đoàn tàu trước nhường đoàn tàu sau và các đoàn tàu ngược chiều tránh nhau ở các đường tàu đơn. Ga vượt tàu để tàu sau vượt tàu trước ở đường tàu đôi. Muốn hoàn thành được công tác đó ở ga trên phải có một số đường nhất định tùy theo yêu cầu. trên các ga này có thể có những công tác như hành khách lên xuống và bốc dỡ hàng hóa. Ga dọc đường (ga trung gian) để nhường tránh cắt hoặc móc them toa, xếp dỡ hàng hóa, có thể cho đường chuyên dụng lắp vào. Ga khu đoạn để nhường tránh, cắt hoặc móc them toa và thay đổi đầu máy. Ga lập tàu để thành lập và giải thể các đoàn tàu đồng thời cũng làm việc như ga nhường tránh và ga trung gian. Ga nhường tránh, ga vượt tàu và ga dọc đường được bố trí nhằm nâng cao năng lực thông qua của đường sắt bảo đảm tàu chạy an toàn và phục vụ sản xuất công, nông nghiệp dọc tuyến đường. 2. Theo tính chất nghiệp vụ: Ga hàng để làm công việc xếp dỡ hàng hóa, bao gồm: nhận hàng, bảo quản xếp lên xe, dỡ hàng giao hàng. Ga này đặt ở các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn nơi có nhiều -5-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ hàng hóa chuyển từ đường thủy lên đường sắt,, từ đường cự ly hẹp sang cự ly đường tiêu chuẩn. Ga hàng có nhiều đường xếp dở, nhà kho, kho ngoài trời, máy móc thiết bị cần bốc dỡ, hàng hóa cần vận chuyển, nhà phục vụ, nơi có các toa xe máy móc đỗ lại,…. Ga khách chuyên làm các công việc phục vụ hành khách như công tác về hành lý, bưu điện, công tác kĩ thuật như tổ chức chạy tàu, cắt móc toa và kiểm tra kĩ thuật. Do đó ga khách cần có các phòng như phòng đợi, bán vé, thanh lý, nhà ăn, nhà vệ sinh, cửa hàng bán hàng và phòng làm việc của nhân viên. 1.1.2.2. Phân loại ga ĐSĐT 1. Phân loại theo đặc điểm vận doanh và vị trí của chúng trên sơ đồ tổng thể: a. Ga trung gian: chỉ dùng cho hành khách lên hoặc xuống tàu là loại nhà ga thường thấy nhất trong giao thông đường sắt đô thị, nhất là trong thời kỳ đầu xây dựng mạng đường giao thông đường sắt đô thị. Số điểm giao cắt giữa các tuyến chưa nhiều b. Ga khu vực: là ga trung gian mà trong ga có đường cụt phản hồi (đoàn tàu có thể phản hồi hoặc đậu lại trong ga) Hình 1.1. Ga khu vực c. Ga liên vận: có thể đồng thời sử dụng cho tuyến vận chuyển khu vực 1 đường rộng nhiều toa và 1 tuyến tàu nhanh. Ga liên vận chính là ga trung gian mà ở mỗi hướng có 1 đường đậu nhiều toa. Các thềm ga được liên hệ bằng cầu vượt hay đường hầm. Nói chung cứ cách vài ga trung gian thì đặt 1 ga liên vận. Hình 1.2. Ga liên vận d. Ga đầu mối: vị trí của ga đầu mối ở chỗ phân chẽ tuyến giao thông ĐSĐT trong đó có 1 đường là chính tuyến có thể nhận hoặc phát tàu theo 2 hướng. Hình 1.3 là loại ga đầu mối thường dùng. Trên đường sắt có 2 điểm giao cắt nhưng không nguy hiểm vì ở điểm A các đoàn tàu cùng xuất phát từ 1 ga. Ở điểm B khi tàu qua điểm B tiến vào khu gian đóng đường tự động không nguy hiểm. -6-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Hình 1.3. Kiểu giao cắt ga đầu mối e. Ga chuyển tàu: dùng cho hành khách chuyển từ tuyến này sang tuyến khác. Ngoài việc lắp đặt các ke cầu thang hoặc thang máy phải đặt các thiết bị phục vụ hành khách đi từ ke ga tuyến này sang ke ga tuyến khác f. Ga điểm cuối: ngoài việc phục vụ hành khách lên xuống tàu còn dùng cho việc phản hồi các đoàn tàu. Trường hợp cần kéo dài tuyến thì ga điểm cuối được chuyển thành ga trung gian hay ga khu vực. g. Đoạn toa xe và bãi đậu toa (Deport): Đoạn toa xe giao thông đường sắt đô thị được phân thành 2 loại: Đoạn kiểm tu toa xe (đoạn toa xe): Ở đoạn toa xe cần đặt các thiết bị sau: Đường dừng đậu toa, các thiết bị kiểm tu, các thiết bị để thử vận hành, lập tàu, điều toa, cắt toa, các thiết bị xử lý sự cố, quét dọn vệ sinh, các thiết bị kiểm tra kỹ thuật toa xe, sửa chữa định kỳ và sửa chữa bất thường. Đoạn dừng đậu toa xe (bãi đậu xe): là đoạn toa xe đơn giản tương đối ít đường, thiết bị tương đối đơn giản nên không thể sửa chữa định kỳ và sửa chữa trên giá đỡ, sửa chữa hàng tháng và các tác nghiệp kỹ thuật khác. 2. Phân loại ga theo số ke khách và cách bố trí: Hình 1.4. Sơ đồ bố trí ke khách -7-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ b. Ga 1 ke và ke khách ở dạng đảo: Ưu điểm: + Đơn giản và có định hướng rõ ràng cho hành khách + Lấp đầy và đều ke vào giờ cao điểm của đường + Giải pháp xây dựng đơn giản, giải pháp kiến trúc có tính toàn khối + Thông tàu dễ dàng, số người phục vụ ít Khuyết điểm cơ bản: có sự giao cắt của dòng hành khách khi chuyển động trên ke c. Ga có 2 ke khách và 2 ke 2 bên: Ưu điểm: + Đảm bảo đặt ke 1 cách độc lập theo hướng chạy tàu + Phân dòng hành khách theo các ke riêng biệt Khuyết điểm: + Quá tải ở 1 trong các ke ở giờ cao điểm + Cần phải xây dựng thêm những cầu chuyển tàu + Khó khăn trong việc trang trí kiến trúc và định hướng của hành khách + Tăng số người phục vụ so với loại (1) d. Ga có 3 ke, 1 ke dạng đảo; 2 ke 2 bên: Ưu điểm: phân tách hết dòng HK theo các hướng khác. HK sẽ lên tàu từ ke dạng đảo và xuống tàu 2 ke 2 bên → tăng khả năng thông qua của ga Khuyết điểm: + Cần xây dựng cầu vượt bổ sung để cho hành khách chuyển hướng đi tàu + Phức tạp cho việc định hướng của hành khách + Tăng số người phục vụ và tăng giá thành xây dựng * Kết luận: ga có ke dạng đảo là có ưu thế nhất xét về tính đơn giản các giải pháp quy hoạch, thuận tiện tối đa cho hành khách. 3. Phân loại theo vị trí tương đối của ga so với mặt đất: a. Ga ngầm: Theo chiều sâu đặt móng chia ra: ga đặt sâu (thi công bằng phương pháp kín) và ga đặt nông (thi công bằng phương pháp đào lộ thiên). Những ga ngầm đặt ở độ sâu 30m cũng có thể xây dựng bằng phương pháp đào lộ thiên hoặc nửa lộ thiên -8-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ b. Ga tại mặt đất (Hình 1.5a): được xây dựng trực tiếp tại mặt đất Hình 1.5. Sơ đồ ga tại mặt đất và trên cao c. Ga nổi trên cao (1.5b): đặt trên cầu khi gặp chướng ngại chứa nước (hồ,..) 4. Phân loại theo sơ đồ cấu trúc ga: Việc lựa chọn sơ đồ cấu trúc ga phụ thuộc địa chất công trình và yêu cầu khai thác : + Ga dạng 1 vòm: có chiều rộng ke ≥ 10m, cho phép đặt các hầm băng chuyền giữa các đường và đảm bảo tính toàn vẹn khi trang trí kiến trúc nhà ga và định hướng tốt cho hành khách + Ga dạng 2 vòm: được xây dựng khi dòng hành khách không lớn khi điều kiện địa chất công trình và điều kiện địa chất thuỷ văn không thuận lợi + Ga dạng 3 vòm: 3 vòm cuốn dạng trụ cầu 3 vòm cuốn dạng trụ tháp Xét về giải pháp cấu trúc chúng được chia ra: + Ga 1 nhịp: phức tạp khi làm trần ngăn ga do chiều rộng nhịp quá lớn → không phổ biến + Ga 2 nhịp: gồm 1 dãy cột theo tim công trình → ít dùng + Ga 3 nhịp: gồm 2 dãy cột dọc theo ke + Ga dạng 1 vòm: giải pháp trang trí kiến trúc dễ dàng, tiết kiệm vật liệu so với ga 1 nhịp -9-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Hình 1.6. Sơ đồ kết cấu ga được xây dựng Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc của các ga được bằng phương pháp kín xây dựng theo phương pháp hở. a- ga một vòm cuốn a - ga một nhịp ; b - ga hai nhịp ; b - ga hai vòm cuốn c - ga ba nhịp ; d - ga một vòm c- ga ba vòm cuốn dạng trụ cầu 1 - Tim đường 2- Tim ga d - ga ba vòm cuốn dạng tháp 1.1.3. Các khái niệm về điểm phân giới Với mục đích đảm bảo khả năng thông qua, đáp ứng yêu cầu về an toàn và điều phối quá trình vận tải trên các tuyên phân thành các khu gian và các điểm đóng đường. Khu gian – Đoạn đường sắt giữa hai nhà ga, trạm. Với đường đơn khu gian giới hạn bởi các cột đèn hiệu ra vào ga. Với đường đôi khu gian tính từ biển báo giới hạn của ga này đến cột đèn hiệu vào ga (trạm) tiếp theo. Trạm – là một vị trí trên khu gian có lắp thiết bị đóng đường tự động với chức năng độc lập trong việc kiểm soát tín hiệu và liên lạc, có chức năng phân giới hạn bởi các cột đèn hiệu giữa khu gian, đèn ra vào các ga và nhà ga. Các trạm, phân chia tuyến đường sắt thành các khu gian và các khu vực đóng đường được gọi là các điểm phân giới. Có thể phân chia các điểm phân giới: Điểm phân giới không phát triển đường: các trạm, khu vực giới hạn bởi các đèn hiệu giữa khu gian, hai đầu khu vực đóng đường trên tuyến sử dụng thiết bị đóng đường tự động độc lập trong việc liên lạc và điều khiển vận tải. Điểm phân giới có phát triển đường: các ga nhường tránh, ga vượt, các nhà ga. Trạm đóng đường - Là điểm phân giới trên tuyến đường sắt hỗ trợ cho việc điều phối chuyển động của các đoàn tàu (các cột đèn hiệu trên các khu vực đóng đường bán tự động, các điểm kết nối trên đường đơn…). -10-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Ga nhường tránh: Được bố trí trên các tuyến đường đơn, có phát triển đường, với mục đích hỗ trợ các đoàn tàu tránh nhau hoặc vượt. Ga vượt: Là điểm phân giới trên các tuyến đường đôi, có phát triển đường, cho phép các đoàn tàu vượt nhau và trong một số trường hợp cần thiết có thể giúp các đoàn tàu chuyển từ đường chính này sang đường chính khác. Ga nhường tránh và ga vượt còn đảm bảo các tác nghiệp kỹ thuật như đón, gửi, cho thông qua các đoàn tàu, đón trả khách và trong một số trường hợp đặc biệt đón trả một lượng hàng hóa nào đó. Các nhà ga đường sắt là các điểm phân giới có phát triển đường, cho phép caccs đoàn tàu thực hiện các tác nghiệp như đón, gửi, chạy suốt, vượt, tiếp nhận và bôc dỡ hàng hóa, hành lý, phục vụ hành khách, trong trường hợp có lắp thêm các thiết bị có thể thực hiện thêm các tác nghiệp khác như lập và giải thể các đoàn tàu, kiểm tra kỹ thuật với các đoàn tàu. Trên các nhà ga hình thành các đoàn tàu cũng như các đoàn toa xe. Khoảng 80 % thời gian quay vòng của các toa xe diễn ra trên các ga. Phụ thuộc vào khối lượng công việc và mức độ phức tạp các tác nghiệp trên nhà ga có thể chia ra theo cấp: Ngoại hạng, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5. Trong quản lý đường sắt hiện đại các nhà ga, các ga nhường tránh, ga vượt được bố trí như các đợn vị trực thuộc liên kết với ga điều phối. Ga điều phối tổ chức mọi hoạt động của các điểm phân giới trong phạm vi điều phối của mình. Theo các chức năng cơ bản các nhà ga được chia thành: ga trung gian, ga khu đoạn, ga lập tàu, ga hàng hóa, ga đặc biệt, ga hành khách. Ga trung gian được xây dựng để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật như đón, gửi và thông qua các đoàn tàu khách và tàu hàng, làm thủ tục, đóng giói tiếp nhận hàng hóa đưa vào quá trình vận chuyển, thực hiện bốc dỡ, bảo quản, trao trả hàng hóa cho người nhận, thực hiệc cắt móc toa xe hoặc một số toa xe trong đoàn tàu đưa đến các bãi hàng, móc nối toa xe hoặc một số toa xe vào đoàn tàu có sẵn, thực hiện đón trả khách cùng với việc xếp dỡ hành lý. Trên một số ga trung gian có thể thực hiện kết nối với một số xí nghiệp bằng đường công vụ. Ga khu đoạn có chức năng chủ yếu là tiếp nhận, xử lý các nghiệp vụ kỹ thuật và thương mại, gửi các đoàn tàu quá cảnh qua ga, thay đầu máy và tổ lái, giải thể và lập các đoàn tàu, kiểm tra kỹ thuật đối với các đoàn tàu, đón nhận, bốc, dỡ và trao trả hàng hóa, hành lý, dọn dẹp toa xe, đón trả khách, kết nối với các đường nhánh, thực hiện sửa chữa đầu máy, toa xe,… Ga lập tàu thực hiện phân loại toa xe và lập nên các loại đoàn tàu khác nhau theo kế hoạch, thực hiện việc thông qua các đoàn tàu chưa được xử lý với các đoàn tàu đã được xử lý một phần, thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa toa xe, kiểm định thương mại và kỹ thuật. Trên các ga lập tàu thực hiện thay đầu máy và thay tổ lái, xếp và dỡ hàng từ toa xe, phục vu các đường nhánh, lập nhóm toa đặc biệt, bảo dưỡng các toa lạnh, các toa xe chở sinh vật tươi sống, phục vụ các tàu đô thị, tàu khách. -11-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Ga hàng hóa có chức năng chủ yếu là thực hiên các tác nghiệp kỹ thuật, hàng hóa, thương mái liên quan đến việc tiếp nhận, đóng gói, bảo quản, bốc, dỡ, phân loại và trao trả tại các vị trí sử dụng chung cũng như tại các đường nhánh trong các xí nghiệp, xử lý các công te nơ hàng bao gồm cả các công te nơ hàng nặng, làm các giấy tờ thủ tục vận chuyển, tiếp nhận, giải thể, lập, kiểm tra tính thương mại, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, tiễn các đoàn tàu hàng và các đoàn tàu công vụ, thông báo cho người giửu và người nhận thông tin đến và đi của hàng hóa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật đưa toa xe đến vị trí xếp dỡ và phân loại. Ngoài ra có thể có ga hàng hóa đặc biệt như ga hải quan biên giới, ga chuyển hàng, ga trên cảng, ga cận cảng, ga chuyển lên phà … Ga hành khách có nhiệm vụ cơ bản là phục vụ hành khách lên xuống tàu và các công việc có liên quan, thực hiện chức năng của bên cuối cùng trong việc tiếp nhận và gửi các đoàn tàu khách cũng như các đoàn tàu chở hành lý và bưu kiện và đưa các đoàn tàu này sang ga kỹ thuật tàu khách, thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật và thêm bớt một vài toa trong trường hợp cần thiết đối với các đoàn tàu khách chạy thông qua, thực hiện công tác bán vế tàu, tiếp nhận, gửi và bảo quản hành lý, bưu kiện, túi xách… Ga kỹ thuật tàu khách thực hiện các tác nghiệp chuẩn bị cho đoàn tàu vào hành trình (kiểm tra kỹ thuật, lau rửa, sửa chữa, làm thủ tục, phân tổ lái) gửi các đoàn tàu đến ga hành khách, giải thể một số đoàn tàu. Đầu mối đường sắt là điểm giao cắt và nối ray của một số tuyến đường sắt, tích hợp hàng loạt các loại ga, các điểm phân giới, hoạt động phối hợp theo công nghệ thống nhất, trong đầu mối đường sắt có các loại ga cấu thành: ga lập tàu, ga khu đoạn, ga hành khách, ga hàng hóa… Đầu mối giao thông là tổ hợp công trình giao thông tạo vị trí kết nối một vài lộ tuyến giao thông cùng thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách vãng lai, khách tại chõ và phục vụ vận tải hành khách hàng hóa trong đô thị. Trên hệ thống đường sắt Việt Nam trên tuyến đường sắt Thống nhất có 161 ga, Hà nội – Quán Triều 12 ga, Hà Nội - Đồng Đăng 18 ga, Hà Nội – Lào Cai 14 ga, Hà Nội - Hải Phòng 11 ga, Hà Nội – Hạ Long 19 ga (nếu tính từ ga Kép còn 10 ga). 1.1.4. Các số liệu đầu vào phục vụ công tác thiết kế ga đường sắt Việc xây dựng ga mới và phát triển cải tạo ga và đầu mối xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể đưa ra ba nguyên nhân chủ yếu liên quan tới việc xây dựng tuyến đường sắt mới, phát triển đường vào các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bến cảng,… và nâng cao trạng thái kỹ thuật cho tuyến đường sắt. Số liệu đầu vào cơ bản nhất phục vụ cho việc thiết kế ga và đầu mối là các số liệu kinh tế do các viện nghiên cứu và các tổ chức phân tích độc lập có uy tín đưa ra. Trên cơ sở các số liệu này các công ty tư vấn thực hiện các công việc tiếp theo trong việc khảo sắt kinh tế kỹ thật và thực hiện các tính toán quy mô vận tải (nhu cầu vận tải). Để xác định quy mô vận chuyển trên các tuyến dẫn vào đầu mối và tại chỗ cần phải xác -12-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ định đầu máy kéo trên tuyến và đầu máy tác nghiệp trên ga, chủng loại và thành phần toa xe trong đoàn toa xe, độ dốc tính toán trên các đường vào ga. Các số liệu kinh tế kỹ thuật, theo quy định, được đưa ra trong các niên hạn 5, 10 năm, đối với các ga lớn và đầu mối cần phải khảo sát số liệu xa hơn – 15, 20 năm. Sử dụng số liệu đầu vào về quy mô vận chuyển, xác định một cách hợp lý khối lượng vận chuyển đường sắt với các loại hình phương tiên giao thông khác tính đến cả yếu tố chậm và tắc nghẽn và xác định khối lượng hàng (nghìn tấn/năm), hình thành tại chỗ cũng như vãng lai, và số đôi tàu khách/ngày đêm. Trên cơ sở kết quả khảo sát kinh tế kỹ thuật, xác định đúng quy mô vận chuyển vào các năm tính toán xác định phương án tối ưu trong xây dựng và cải tạo các ga, điểm phân giới bằng cách so sánh phương án. Cần tính đến lượng vận chuyển không đều trong năm do ảnh hưởng của mưa bão, thu hoạch mùa màng …Chỉ số tính đến lượng vận chuyển không đều trong năm α được tính bằng tỉ số giữa lượng vận chuyển của tháng lớn nhất trong năm đối với lượng hàng vận chuyển trung bình theo tháng trong năm (thường nhân giá trị từ 1,15 đến 1,2). Số lượng toa xe được xác định đối với từng hướng tuyến và riêng rẽ cho các đoàn tàu vãng lai cũng như các đoàn tàu hình thành tại chỗ. Khi biết khối lượng tính toán của đoàn tàu, khối hàng hàng trung bình và hệ số sử dụng tải trọng của đoàn tàu, tiến hành xác định số lượng toa xe trong đoàn toa xe, và tiếp theo đó, từ số lượng toa xe đến và đi theo các hướng xác định quy mô vận chuyển theo các hướng dân vào đầu mối. Trong các tính toán quay vòng toa xe và các đoàn tàu cần tính đến việc điều phối cả các toa rỗng. Song song với việc khảo sát kinh tế tiến hành công tác khảo sát kỹ thuật như khảo sát địa hình, địa mạo trên diện tích xây dựng, khảo sát tuyến và các khu vực phụ cận, khảo sát địa chất. Việc khảo sát các đường ga và hiện trạng trang thiết bị trên ga cho phép xác định mức độ tái sử dụng sau cải tạo, khấu hao về mặt vật chất cũng như ý nghĩa của công trình …Trước khi thực hiện thiết kế ga và đầu mối cần phải thu thập thông tin về quy hoạch của thành phố, kế hoạch bố trí các nhà máy, khu công nghiệp và các thông số liên quan đến kế hoạch phát triển các loại hình giao thông khác. Trước khi tiến hành thiết kế cải tạo ga đường sắt, kỹ sư thiết kế cần phải giải thích rõ những khó khăn, tồn tại của công trình hiện tại, kiểm tra khả năng nâng cao năng lực công trình bằng các giải pháp tổ chức, nghiên cứu các điều kiện tại chỗ cho việc phát triển bình đồ và trắc dọc, nghiên cứu các thiết kế sắn có và sử dụng một cách hợp lý và tối đa cơ sở vật chất sẵn có. Công tác xây dựng được thực hiện trong điều kiện không phá vỡ các hoạt động của tuyến đường. Trong nhiều trường hợp tiến hành cải tạo nhà ga được thực hiện trong điều kiện phức tạp với yêu cầu tạm dừng chuyển động của các đoàn tàu trên tuyến, tức là cần phải dành ra khoảng thời gian đóng đường nhất định phục vụ công tác xây dựng. Do đó việc cải tạo nâng -13-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ cấp nhà ga cần phải bắt đầu ngay từ khi còn một lượng dự trữ khả năng thông qua và dự trữ năng xử lý, và kết thúc không chậm hơn khi các dự trữ này cạn kiệt. Thông thường việc phát triển ga và đầu mối được thực hiện dần dần theo một vài bước tương ứng với việc gia tăng khối lượng công tác. Khi đó với các bộ phận khác nhau của ga sử dụng các niên hạn khác nhau trong tính toán công suất của các bộ phận đó. Khi thiết kế ga và đầu mối cần phải giải bài toán tổng thể các phương án thiết kế mới và cải tạo ga và đầu mối cũ (có tính đến sự phát triển liên quan đến đầu máy, toa xe, lượng hàng, lượng hành khách và các yếu tố khác). Trong hồ sơ thiết kế nêu rõ phương thức tổ chức vận tải trên các tuyến kết nối, quay vòng đầu máy, toa xe, bố trí tổ lái, kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa đầu máy, toa xe, công tác bốc dỡ hàng hóa, an toàn lao động. Các ga (đầu mối) mới và cải tạo được thiết kế phù hợp với yêu cầu năng lực thông qua và công suất xử lý vào năm tính toán có tính đến khả năng phát triển trong những năm tiếp theo. Để đưa ra phương án hợp lý về mặt kinh tế cần phải thực hiện một vài phương án xây dựng mới (cải tạo) ga và đầu mối với chi phí quy đổi thấp nhất trên cơ sở tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế, bảo vệ môi trường. Theo Luật xây dựng thì công tác thiết kế ga và đầu mối tùy theo tính chất, quy mô có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: 1. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; 2. Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 3. Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Các bản vẽ sơ đồ tổng thể có thể được thể hiện trên tỉ lệ lớn (M) 1:5000, 1:10000, 1 : 25000, với các thiết kế chi tiết hơn (M) 1:5000, 1:2000, 1:1000. Trong tập bản vẽ ngoài các bản vẽ tổng thể còn có các bản vẽ của từng chi tiết riêng biệt. Thiết kế ga và đầu mối được tiến hành trên cơ sở thực hiện trình tự các nhiệm vụ: xác định các số liệu đầu vào cho thiết kế; đưa ra các sơ đồ dạng sơ bộ các phương án thiết kế mới hoặc cải tạo ga và đầu mối; lựa chọn hai đến ba phương án có tính cạnh tranh cao nhất để thực hiện các thiết kế chi tiết và so sánh phương án. Thực hiện tính toán công suất của các bộ phận của ga và đầu mối theo từng phương án được đem so sánh. Bước tiếp theo là phải đưa ra sơ đồ tổng thể với tối đa các phương án nâng cấp khả năng thích ứng; xác định khối lượng công tác đối với các công trình; xác định chi phí đầu tư và chi phí khai thác và lựa chọn giải pháp tối -14-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ưu trên cơ sở so sánh giá thành quy đổi về năm tính toán hoặc thời gian hoàn vốn. Với phương án được lựa chọn, hoàn thành bản vẽ thiết kế và dự toán cho từng hạng mục. Sau khi thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế chính thức được phê duyệt và là cơ sở để đưa ra bản vẽ thi công cũng như cho phép thực hiện quá trình xây dựng. Hồ sơ thiết kế - dự toán trong thiết kế ga và đầu mối được thực hiên bởi các công ty tư vấn thiết kế, các công ty này phải bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán, cung cấp tài chính cho công tác thiết kế và thi công công trình. 1.1.5. Khổ giới hạn trên đường sắt và khoảng cách giữa các đường trong ga Các thiết bị khác nhau trên nhà ga (cột tính hiệu, cột dây tiếp điện, dây thông tin, dây điện chiếu sáng, kho hàng, ke ga, nhà công vụ và các công trình kỹ thuật khác) luôn cách tim đường một khoảng cách theo quy định và như vậy khoảng cách giữa hai đường cạnh nhau trong ga được xác định bởi khổ giới hạn thiết bị cũng như phương tiện theo Quy chuẩn kỹ thuật đường sắt. Hình 1.8. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường khổ 1000 mm Các kích thước cơ bản của khổ giới hạn xác định khoảng cách giữa các đường, khoảng cách giữa hai đường cạnh nhau trên khu gian. Trong Bảng 1.1 đưa ra khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường lân cận trong ga theo QCVN 8:2011/BGTVT. -15-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Bảng 1.1. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường lân cận trong ga Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường (mm) Mục khoảng cách Đường 1000mm Đường 1435mm và đường lồng - Giữa tim đường chính với đường đón gửi tàu, tim đường đón gửi tàu 4.100 5.000 với nhau, tim đường đón gửi tàu với tim đường lân cận. - Giữa hai tim đường sang toa 3.300 3.600 - Giữa hai tim đường khác 3.800 4.600 Khổ giới hạn khiến trúc đường sắt là đường bao giới hạn theo mặt cắt ngang (vuông góc với trục tim đường), trong đường bao đó không được phép bố trí, lắp đặt bất kỳ công trình nhân tạo và thiết bị nào, ngoại trừ các thiết bị tương tác trực tiếp với phương tiện vận tải (dây dẫn điện, phanh hãm toa xe đúng quy cách …, hình 1.8, 1.9). Hình 1.9. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường khổ 1435 mm Khổ giới hạn thiết bị là đường bao giới hạn theo mặt cắt ngang (vuông góc với trục tim đường), trong đường bao đó không cho phép đầu máy toa xe ở trạng thái rỗng cũng như chất đầy hàng, trên đường thẳng, vượt ra khỏi phạm vi giới hạn. Trong bảng 1.2 đưa ra khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường chính trong khu gian. -16-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Bảng 1.2. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường chính trong khu gian. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường (mm) Cấp đường mm Đường khổ 1435 Đường khổ 1000 mm Đường sắt cao tốc 5.000 - Đường sắt cận cao tốc 4.300 - Đường sắt cấp 1 4.000 4.000 Đường sắt cấp 2 4.000 4.000 Đường sắt cấp 3 4.000 3.800 Khoảng cách giữa tim đường lồng với tim đường khổ 1000mm áp dụng tiêu chuẩn của khổ đường 1435mm. Hình 1.10. Cột treo xà và ác dân dẫn điện trên đường điện khí hóa. 1) dây dẫn; 2) Xà ngang; 3) Cột trụ. Trên hình 1.10 thể hiện sơ đồ bố trí các cột bê tông cốt thép với vói các xà ngang làm bằng dàn thép để treo các bình sứ treo dây dẫn điện. Số đường phía bên dưới mỗi khung xà thép dao động từ 3 đến 6 đường. Trong trường hợp tối đa có thể bố trí đến 8 đường kể cả hai đường hai bên sử dụng dây dẫn treo dưới xà dầm hẫng. Theo các thiết kế chuẩn các cột được bố trí giữa hai đường có khoảng cách tối thiểu bằng khoảng cách chuẩn công thêm khoảng 10 đến 20 cm. Khi bố trí cột treo dây dẫn cần phải đảm bảo tầm nhìn đối với các đèn tín hiệu, đảm bảo an toàn cho nhân viên phục vụ trên ga và đảm bảo cho các phương tiện cơ giới tác nghiệp trên ga. 1.1.6. Phân loại đường Đường trên ga phân thành đường ga và các đường có chức năng đặc biệt. Các đường ga có thể là đường chính, đường đón gửi, đường chuyển làn, đường lập giải thể tàu, đường xếp dỡ hàng, đường bảo dưỡng đầu máy toa xe, đường di chuyển đầu máy, đường kết nối, đường dẫn vào kho, bãi, khu sửa chữa, và các đường khác được bố trí để làm chỗ đứng cho các toa xe quá khổ, quá tải. -17-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Đường chính là đường kéo dài của tuyến trên khu gian vào trong ga và không bị đổi hướng khi đi qua các ghi. Đường đón gửi là đường dùng để tiếp nhận các đoàn tàu vào ga, cho tàu dừng, và gửi các đoàn tàu vào hành trình trên khu gian. Đường lập gải thể tàu có công dụng phân loại, dồn dịch toa xe theo công năng và lập các đoàn tàu theo như kế hoạch. Các đường kết nối dùng để dịch chuyển các toa xe, nhóm toa xe, đoàn toa xe từ đường này sang đường khác, thực hiện công tác phân loại dồn dịch đối với các toa xe. Các đường có chức năng đặc biệt gồm các đường nhánh (vào các mỏ, các xí nghiệp, cụm công nghiệp …); các đường cụt an toàn (đường an toàn), dành cho các đoàn tàu có chiều dài không nhỏ hơn 50m tránh khỏi các đường đang có tàu chạy; đường lánh nạn, có chức năng thực hiện dừng các đoàn tàu mất hãm hoặc một bộ phân các đoàn tàu sau khi xuống đốc dài (hình 1.1). 1 – đường chính; 2 và 3 – đường đón tiễn; 4, 5 – đường an toàn; 6 – đường nánh nạn. Hình 1.11. Đường an toàn và đường nánh nạn trên ga 1.1.7. Nền và công trình thoát nước 1.1.7.1. Trình tự thiết kế nền ga Nền đất trên các điểm phân giới được thiết kế đồng thời với bình đồ và trắc dọc trên cơ sở các số liệu khảo sát về địa chất thủy văn, địa hình địa mạo. Nếu như thiết kế cải tạo cần phải đo đạc trắc ngang của nền đường, khảo sát lớp đá balat (độ dày, độ lún…), khi thiết kế ga mới trong các điều kiện phức tạp cần khảo sát mặt cắt ngang của mặt đất thiên nhiên tại vị trí dự kiến bố trí bãi ga. Để giảm thiểu khối lượng khi thiết kế ga mới cần phải bố trí công trình hợp lý dựa trên điều kiện đia hình địa mạo cụ thể. Mặt cắt ngang nền ga đường sắt được thiết kế theo các quy định trong quy trình quy phạm. Bề rộng của nền đất trên các điểm phân giới được thiết lập tương ứng với số đường trong ga. Khoảng cách từ tim đường ngoài cùng trong số các đường ga đến vai đường không được phép nhỏ hơn một nửa bề rộng của nền đường đơn cấp I và II trên đường thẳng (bảng 1.3, 1.4). Trên đường bãi ghi, trên các đường ngoài cùng của ga lập tàu, trên các đường nối dài không nhỏ hơn 3.2 m với mọi cấp. -18-
- BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GA ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Bảng 1.3. Bề rộng mặt đỉnh nền đường khổ 1435 mm Bề rộng tim đến vai đường (m) Khoảng cách Cấp đường 22 TCN 362 - 07 TCVN 4117-1985 22 TCN 340 - 05 tim đường (m) ĐS cao tốc 4,5 5,0 ĐS cận cao tốc 4,0 4,3 ĐS cấp 1 4,0 3,2 ≥ 3,1 4,0 ĐS cấp 2 3,5 3,2 ≥ 3,1 4,0 ĐS cấp 3 3,1 2,85 ≥ 3,1 4,0 Bảng 1.4. Mở rộng mép lưng nền đường khổ 1435 mm trên đường cong Cấp đường sắt Bán kính đường cong (m) Mở rộng mép lưng đường cong (m) ≤ 600 0,6 600 < R ≤ 1500 0,5 Cấp I và cấp II 1500 < R ≤ 2000 0,4 2000 < R ≤ 3000 0,3 3000 < R ≤ 4000 0,2 ≤ 300 0,5 300 < R ≤ 500 0,4 Cấp III 500 < R ≤ 600 0,3 600 < R ≤ 1000 0,2 1000 < R ≤ 4000 0,1 Bảng 1.5. Bề rộng mặt đỉnh nền đường và khoảng cách giữa hai tim đường khổ 1000 mm 22 TCN 362-07 Quy phạm thiết kế 1976 Bề rộng tim đến vai Khoảng cách Bề rộng tim đến Cấp đường Cấp đường đường (m) tim đường (m) vai đường (m) Cấp 1 2,9 4,0 Chủ yếu 2,2 Cấp 2 2,7 4,0 Thứ yếu 2,1 Cấp 3 2,5 3,8 Trên các nhà ga có khối lượng công tác dồn dịch phân loại toa xe lớn, lớp đá ba lát trên các đường dồn dịch toa xe và đường di chuyển cần phải mở rộng về hai bên tính từ đầu tà vẹt một lượng không nhỏ hơn 1m kể từ vị trí bắt đầu thực hiện cắt móc toa xe đến đỉnh dốc gù (từ vị trí tháo móc đoàn toa xe), Khi đó bề rộng mặt đỉnh nền đường cũng được nới rộng ra -19-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ - ĐH Thủy Lợi
160 p | 454 | 92
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 8
21 p | 215 | 44
-
Bài giảng Phương pháp luận thiết kế công trình - TS. Mai Văn Công
172 p | 262 | 43
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 1
11 p | 190 | 42
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 4
20 p | 164 | 39
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 9
2 p | 165 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 6
12 p | 161 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 5
22 p | 182 | 33
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 7
5 p | 164 | 32
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương 3
5 p | 157 | 32
-
Thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích độ tin cậy - Chương
15 p | 141 | 28
-
Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp: Phần 1 - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
80 p | 30 | 11
-
Bài giảng Thiết kế công trình công nghiệp: Phần 2 - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
93 p | 25 | 10
-
Bài giảng Thiết kế đường - Phần 2: Thiết kế nền đường và các công trình trên đường - Th.S Võ Hồng Lâm
98 p | 49 | 7
-
Bài giảng Bố trí công trình - Bài 7: Chuyển vị trí điểm thiết kế bằng phương pháp tọa độ cực
6 p | 21 | 4
-
Bài giảng Thiết kế đường ô tô: Chương 8
15 p | 92 | 3
-
Bài giảng Thiết kế cảnh quan - TS. Hồ Anh Cương
74 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn