Bài giảng Thủ tục phá sản
lượt xem 10
download
Bài giảng Thủ tục phá sản sau đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về công việc chuẩn bị để soạn thảo và nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; xác định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; những người có quyền, nghĩa vụ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; doanh nghiệp, hợp tác xã có lâm vào tình trạng phá sản hay không và một số kiến thức khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thủ tục phá sản
- THỦ TỤC PHÁ SẢN Ls Hang Asialaw 1
- 1. Công việc chuẩn bị để soạn thảo và nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Văn bản quy phạm pháp luật • Luật phá sản (Điều 7 và Điều 8) • Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-04-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hư Công việc chính và kỹ năng thực hiện: • Xác định thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 7 Luật phá sản. • Xác định những người có quyền và nghĩa vụ gửi đơn quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Luật phá sản. • Cần phải biết: Khi Tòa nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ phân công một Thẩm phán xem xét việc thụ lý hay không thụ lý đơn và Thẩm phán này sẽ trực tiếp phụ trách tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này. • Xác định thành phần tiến hành thủ tục phá sản 1. Toà án nhân dân cấp huyện chỉ phân công một Thẩm phán; 2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể phân công một hoặc ba Thẩm phán. Ls Hang Asialaw 2
- 2. Xác định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-04-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng định của Luật phá sản 2005 (sau đây viết tắt là NQ 03/2005) (mục 3 Phần I) Những điểm cần lưu ý: TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã có đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó (Khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản). TAND cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc tuy thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh xét cần thiết lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản (Khoản 2 Điều 7 Luật Phá sản). TAND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó (Khoản 3 Điều 7 Luật Phá sản). Xác định những trường hợp Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết: HTX có mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều địa phương khác nhau; HTX có bất động sản ở nhiều nơi khác nhau; Có yếu tố nước ngoài; Có tranh chấp cần phải giải quyết; Có hợp đồng cần phải tuyên bố vô hiệu… Thủ tục lấy lên như sau: Toà án nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên nếu thấy toà án mình không đủ khả năng giải quyết; Toà án nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ; Nếu Toà án nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị giữ lại để giải quyết nếu thấy toà án mình có khả năng giải quyết;3 Ls Hang Asialaw Thông báo bằng văn bản cho người gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết việc chuyển đơn.
- 3. Xác định những người có quyền, nghĩa vụ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật phá sản (các điều 13, 14, 15, 16, 17, và 18) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành m Những người có quyền nộp đơn: Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Trong trường hợp doanh nghiệp, h ợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 63 Luật DNNN. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. Xác định những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Ls Hang Asialaw 4
- 4. Xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có lâm vào tình trạng phá sản hay không Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Điều 3) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành mộ Những điểm cần lưu ý: Cần phải xem xét, xác định các dấu hiệu xem doanh nghiệp, hợp tác xã có lâm vào tình trạng phá sản hay không: Có các khoản nợ đến hạn phải thanh toán. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán nhưng không có khả năng thanh toán. Đã có văn bản khất nợ nhưng chủ nợ không đồng ý hoặc không có văn bản trả lời. 5. Xác định việc nộp tạm ứng án phí cho thủ tục phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Điều 31) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành mộ Nghị định 70/CP ngày 12061997 của Chính phủ về án phí, lệ phí(Điều 34) Những điểm cần lưu ý: Khi người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì không phải nộp phí phá sản. Ngân sách nhà nước tạm ứng phí phá sản trong hai trường hợp: Khi người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có tiền để nộp nhưng có tài sản khác bảo đảm. Khi thanh lý tài sản phải ưu tiên thanh toán phí phá sản, đặc biệt trong trường hợp phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng. Ls Hang Asialaw 5
- 6. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Các điều 22, 23, 24, 26 và 27) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Những điểm cần lưu ý: Ngày thụ lý tính từ ngày nhận đơn nếu người lao động nộp đơn. Ngày thụ lý tính từ ngày nhận được biên lai nộp tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn phải nộp tạm ứng phí phá sản nhưng không có tiền để nộp thì ngày thụ lý tính từ ngày hoàn thành thủ tục tạm ứng từ ngân sách nhà nước. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ lưu giữ giấy báo đã thụ lý đơn do Thẩm phán phải cấp cho. Những điểm cần biết thêm Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu người nộp đơn là chủ nợ, người lao động thì Thẩm phán xem xét, thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản biết. Nội dung thông báo bao gồm: Toà án đã thụ lý đơn, những yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải làm (cung cấp tài liệu theo quy định tại Điều 15 và Điều 27 Luật phá sản 2005). Thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan này ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; thông báo cho Toà án đã thụ lý giải quyết vụ án liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; nếu vụ án do chính Toà án mình đang thụ lý giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó. Xem xét việc tạm đình chỉ hoặc cho phép xử lý tài sản bảo đảm theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Nghị quyết 03/2005. Ls Hang Asialaw 6
- 7. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Điều 3) Luật Phá sản (các điều từ Điều 13 đến Điều 18) Luật Phá sản (các điều từ Điều 21 đến Điều 24) Những điểm cần lưu ý: Nếu quá thời hạn do toà án ấn định phải nộp phí phá sản nhưng người phải nộp phí phá sản không nộp, khi họ không chứng minh được họ không có tiền, tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản như quy định tại Điều 87 Luật phá sản. Kiểm tra những quy định về nộp phí phá sản. Xem xét quyền nộp đơn của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu họ không thuộc đối tượng quy định tại các điều 13 đến 18 Luật phá sản. Cần phân biệt các trường hợp trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với việc sửa đổi bổ sung đơn theo quy định tại Điều 22 Luật phá sản. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó. Ls Hang Asialaw 7
- 8. Thời hạn ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Điều 28, 29, 30, 31) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng Những điểm cần lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Trường hợp đặc biệt: Sau khi bên nộp đơn đã nhận được thông báo của Thẩm phán trong đó ấn định thời hạn yêu cầu chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp tạm ứng phí phá sản nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thì khi đó cần phải chuẩn bị sẵn Báo cáo bằng văn bản thực trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản để khi Thẩm phán yêu cầu thì nộp. Báo cáo phải theo đúng quy định của pháp luật (xác nhận hoặc công chứng khi có yêu cầu). Cũng cần phải kiểm tra về mặt thủ tục xem Thẩm phán có đăng báo về tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị tuyên bố phá sản trước khi ra quyết định tuyên bố phá sản hay không. Ls Hang Asialaw 8
- 9. Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (Điều 29) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi Cần hiểu rõ thủ tục tố tụng sau xem Thẩm phán có thực hiện đúng hay không: Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải tiến hành: Gửi quyết định cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và gửi đăng báo. Gửi thông báo về quyết định cho chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản (những người đã được ghi trong danh sách, đã khai báo). Đăng báo của một cơ quan trung ương, phát hành trên toàn quốc và một báo của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và yêu cầu họ đăng trên những số báo liên tiếp và trong các ngày gần nhất. Cùng với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ đạo trực tiếp tổ quản lý, thanh lý tài sản thông qua Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. => Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người làm đơn yêu cầu có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó. Ls Hang Asialaw 9
- 10. Áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản Văn bản quy phạm pháp luật 1. Luật phá sản (các điều 43, 44, 45, 46, 47 và 48) 2. Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 2005 (sau đây viết tắt là NQ 03/2005) (mục 1 và 2 Phần IV) Những điểm cần lưu ý: Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, theo yêu cầu của tổ quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ không có bảo đảm, hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã Thẩm phán xem xét ra các quyết định áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản. Các giao dịch bị coi là vô hiệu 1. Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu: a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; e) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ls Hang Asialaw 10
- 11. Triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (các điều từ Điều 61 đến Điều 67) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướ Những điểm cần biết: Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản phải chuẩn bị, chịu trách nhiệm triệu tập, chủ trì Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc các công việc sau: Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và lập xong danh sách chủ nợ. Gửi giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ cho tất cả những người có quyền và có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ kèm theo nội dung, chương trình Hội nghị chủ nợ. Những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm ch ủ n ợ có tên trong danh sách chủ nợ; người bảo lãnh sau khi trả nợ thay cho doanh nghiệp, h ợp tác xã; ĐạI diện người lao động, đạI diện công đoàn được uỷ quyền theo quy định tạI Điều 14 Luật phá sản. Những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp, hợp tác xã; Các đại diện khác khi họ là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản chuẩn bị nội dung Hội nghị chủ nợ, chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Hội nghị chủ nợ. Ls Hang Asialaw 11
- 12. Xem xét áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (các điều 68, 69, 70, 71, 72, 75, và 76) Giai đoạn này cần nắm rõ những điểm sau: Các điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi: 1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyết định áp dụng biện pháp tài sản đặc biệt đối với doanh nghiệp đó. 2. Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. 3. Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết đồng ý giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. 4. Quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, theo thoả thuận giữa các chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ có thể sửa đổi bổ xung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 5. Quyết định của toà án về công nhận nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phảI được đăng báo theo quy định tại Điều 29 Luật Phá sản 2005. 6. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh tối đa là 3 năm, có thể rút ngắn theo thoả thuận giữa các chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. 7. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi theo quy định tại Điều 76 và thông báo quyết định đó theo quy định tại Điều 29 Luật Phá sản. Ls Hang Asialaw 12
- 13. Xem xét áp dụng thủ tục thanh lý tài sản: Văn bản quy phạm pháp luật Luật Phá sản (các điều 29, 34, 35, 36, 37, 40, 42) Luật Phá sản (các điều 78, 79, 80, 81, và 82) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi h Những điểm cần biết trong giai đoạn này: Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã được áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng kể trên, không thanh toán được các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu và có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó, thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý mà không cần triêụ tập Hội nghị chủ nợ. Áp dụng thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong các trường hợp: Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng khi người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc người lao động; Không đủ số chủ nợ theo quy định khi người nộp đơn là các đối tượng quy định tại các điều từ Điều 15 đến 18 Luật Phá sản. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất khi doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi theo thoả thuận; Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi của doanh nghiệp, hợp tác xã; Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Ls Hang Asialaw 13
- 14. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật phá sản (Điều 85, 86, và 87) Những điểm cần nắm rõ: Thẩm phán (tổ Thẩm phán) ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong các trường hợp: Khi ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý; Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền và tài sản khác để nộp phí phá sản; Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Cùng với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, Thẩm phán phải ra ngay quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phảI được gửi cho những người liên quan và được đăng báo theo như quy định tạI Điều 29 Luật phá sản 2005. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phảI được gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trong sổ đăng ký kinh doanh. Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Ls Hang Asialaw 14
- 15. Mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Văn bản quy phạm pháp luật Luật phá sản (Điều 8) Luật phá sản (Điều 12) Luật phá sản (Điều 19) Luật phá sản (Điều 29) Luật phá sản (Điều 81) Luật phá sản (Điều 89) Luật phá sản (Điều 93) Nghị quyết số 03/2005/NQHĐTP ngày 28042005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướ Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán phải xác định rõ việc tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản để thông báo cho viện kiểm sát cũng như cùng phối kết hợp thi hành nhiệm vụ. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì Thẩm phán cung cấp tài liệu đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để cơ quan này xem xét khởi tố về hình sự. Chỉ cung cấp bản sao và chỉ những tài liệu có liên quan; Việc giải quyết yêu cầu phá sản vẫn tiến hành bình thường. Ls Hang Asialaw 15
- 16. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị Văn bản quy phạm pháp luật Luật phá sản (Điều 25, 26); Luật phá sản (Điều 32); Luật phá sản (Điều 52, 53); Luật phá sản (Điều 56) Luật phá sản (Điều 83, 84); Luật phá sản (Điều 91,92) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu có khiếu nạI, kháng nghị thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản phảI lập hồ sơ, gửi hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn quy định. Tranh chấp về thẩm quyền do chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết. Khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do Chánh án Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết. Khiếu nại về việc không mở thủ tục phá sản do Chánh án Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết. Khiếu nại danh sách chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản giải quyết; nếu chấp nhận thì bổ sung hoăc đưa ra khỏi danh sách chủ nợ. Khiếu nại việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do chánh án toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản do toà án cấp trên của toà án đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giải quyết; Nếu có khiếu nại, kháng nghị, Tòa án tiến hành thủ tục phá sản gửi hồ sơ cho Toà án cấp trên giải quyết. Toà án cấp trên chỉ định một hội đồng gồm 3 Thẩm phán giải quyết khiếu nại loại này. Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản do toà án cấp trên của toà án đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản giải quyết; Nếu có khiếu nại, kháng nghị, Tòa án tiến hành thủ tục phá sản gửi hồ sơ cho Toà án cấp trên giải quyết. Toà án cấp trên chỉ định một hội đồng gồm 3 Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị là quyết định cuối cùng, có giá trị thi hành. Ls Hang Asialaw 16
- 17. Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản Văn bản quy phạm pháp luật Luật phá sản (Điều 10) Những điểm cần lưu ý: Sau khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Thẩm phán giao hồ sơ, quyết định cho tổ quản lý, thanh lý tài sản để tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Ls Hang Asialaw 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Phá sản doanh nghiệp
57 p | 451 | 64
-
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - THS. THẾ NGUYÊN - 5
13 p | 193 | 37
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 4: Chế độ pháp lý về phá sản
39 p | 149 | 27
-
Bài giảng về Luật phá sản
58 p | 182 | 23
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 7 - Ths. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ
22 p | 189 | 22
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Bài 13 - ThS. Nguyễn Quốc Sỹ
9 p | 122 | 20
-
Bài giảng Pháp luật về phá sản - ThS. Đinh Hoài Nam
12 p | 164 | 14
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 8: Pháp luật về phá sản
54 p | 16 | 12
-
Bài giảng Luật Thương mại: Bài 2 - ThS. Hoàng Văn Thành
37 p | 82 | 9
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 9 - ThS. Bùi Huy Tùng
91 p | 48 | 7
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 3-4-5: Thủ tục phá sản
24 p | 24 | 6
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 1: Khái quát chung về phá sản
16 p | 25 | 6
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 2: Chủ thể trong thủ tục phá sản
6 p | 15 | 5
-
Bài giảng Luật kinh tế - Bài 10: Thủ tục phá sản doanh nghiệp – Hợp tác xã
13 p | 45 | 4
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 6 - TS. Vũ Văn Ngọc
47 p | 52 | 4
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 7 - Pháp luật về phá sản
11 p | 6 | 2
-
Bài giảng Pháp luật phá sản
28 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn