intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Thương mại: Bài 2 - ThS. Hoàng Văn Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật Thương mại - Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp" cung cấp kiến thức về khái niệm doanh nghiệp; các đặc điểm của doanh nghiệp; quy chế, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp; các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp; khái niệm giải thể doanh nghiệp và các điều kiện giải thể doanh nghiệp; khái niệm phá sản và các bước trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Thương mại: Bài 2 - ThS. Hoàng Văn Thành

  1. BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành v1.0015103212 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm doanh nghiệp; • Phân tích được các đặc điểm của doanh nghiệp; • Trình bày được các loại hình doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại khác nhau; • Trình bày được quy chế, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp; • Trình bày được các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp; • Trình bày được khái niệm giải thể doanh nghiệp và các điều kiện giải thể doanh nghiệp; • Trình bày được các bước tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. • Trình bày được khái niệm phá sản và các bước trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. v1.0015103212 2
  3. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, sinh viên phải học xong các môn sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật; • Luật Dân sự. v1.0015103212 3
  4. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. ➢ Luật Doanh nghiệp 2014 ➢ Bộ Luật Dân sự 2005 ➢ Luật Cán bộ công chức 2008 ➢ Luật Phá sản 2014 ➢ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. v1.0015103212 4
  5. CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1. Khái quát về doanh nghiệp 2.2. Thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp v1.0015103212 5
  6. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp 2.1.3. Phân loại doanh nghiệp v1.0015103212 6
  7. 2.1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014). v1.0015103212 7
  8. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng. • Tên riêng của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau: ➢ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. ➢ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. ➢ Không thuộc các trường hợp cấm đặt tên hoặc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. • Các trường hợp cấm đặt tên quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014: ➢ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký hoặc chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu &… ➢ Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. ➢ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 8 v1.0015103212
  9. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định. Đặc điểm của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải có tài sản riêng. Doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. v1.0015103212 9
  10. 2.1.3. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp Nhà nước Căn cứ vào hình thức sở hữu Doanh nghiệp thuộc thành phần vốn điều lệ của kinh tế tư nhân doanh nghiệp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài v1.0015103212 10
  11. 2.1.3. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Doanh nghiệp tư nhân Căn cứ vào hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thức pháp lý của doanh nghiệp Công ty cổ phần Công ty hợp danh v1.0015103212 11
  12. 2.2. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 2.2.1. Thành lập 2.2.2. Tổ chức lại doanh nghiệp doanh nghiệp 2.2.3. Giải thể 2.2.4. Phá sản doanh nghiệp doanh nghiệp v1.0015103212 12
  13. 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP a. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp • Theo Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014: ➢ Tổ chức, cá nhân Việt Nam; ➢ Tổ chức, cá nhân nước ngoài. Không thuộc trường hợp cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. v1.0015103212 13
  14. 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) a. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp • Các đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp: ➢ Cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; ➢ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; ➢ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; ➢ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; ➢ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; ➢ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; ➢ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. v1.0015103212 14
  15. 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) b. Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp • Các đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm: ➢ Tổ chức, cá nhân Việt Nam; ➢ Tổ chức, cá nhân nước ngoài. • Trừ một số trường không được mua cổ phần của công ty cổ phần; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật, gồm: ➢ Cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; ➢ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. v1.0015103212 15
  16. 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Đăng ký kinh doanh • Khái niệm: Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó người có ý định thành lập doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền làm các thủ tục cần thiết nhằm làm phát sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. • Ý nghĩa của hoạt động đăng ký kinh doanh: ➢ Khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; ➢ Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của công dân; ➢ Đảm bảo hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; ➢ Nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi khai báo thông tin về doanh nghiệp của các thành viên sáng lập doanh nghiệp. v1.0015103212 16
  17. 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Đăng ký kinh doanh • Khái niệm: Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó người có ý định thành lập doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền làm các thủ tục cần thiết nhằm làm phát sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. • Ý nghĩa của hoạt động đăng ký kinh doanh: ➢ Khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; ➢ Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của công dân; ➢ Đảm bảo hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; ➢ Nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi khai báo thông tin về doanh nghiệp của các thành viên sáng lập doanh nghiệp. v1.0015103212 17
  18. 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP a. Chia doanh nghiệp (Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014) • Khái niệm: Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chia thành một số công ty cùng loại. • Đối tượng áp dụng: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu hoặc Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty bị chia chấm dứt hoạt động. ➢ Các công ty được chia tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được chia. ➢ Quyền và nghĩa vụ được chuyển sang cho các công ty mới. ➢ Các công ty được chia cùng liên đới chia sẻ trách nhiệm về tài sản phát sinh trước khi chia doanh nghiệp. v1.0015103212 18
  19. 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP b. Tách doanh nghiệp (Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014) • Khái niệm: Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách). • Đối tượng áp dụng: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty bị tách không chấm dứt hoạt động sau khi bị tách; ➢ Công ty bị tách chuyển một phần quyền và nghĩa vụ sang công ty được tách; ➢ Công ty được tách tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được tách; ➢ Công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác. v1.0015103212 19
  20. 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014) • Khái niệm: Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, hai hay một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp sang công ty hợp nhất. • Đối tượng áp dụng: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Các công ty bị hợp nhất chấm dứt hoạt động sau khi hợp nhất. ➢ Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được hợp nhất. ➢ Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. v1.0015103212 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2