intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Thương mại: Bài 7 - ThS. Hoàng Văn Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật Thương mại - Bài 7: Pháp luật về hợp đồng thương mại" cung cấp khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại; giao kết hợp đồng thương mại; hiệu lực của hợp đồng thương mại; hợp đồng thương mại vô hiệu; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Thương mại: Bài 7 - ThS. Hoàng Văn Thành

  1. BÀI 7 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành v1.0015103212 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nắm được, hiểu và phân tích được: khái niệm, đặc điểm của hợp đồng, điều kiện ký kết và có hiệu lực, các biện pháp bảo đảm thực hiện cũng như trách nhiệm pháp lý của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. • Từ đó vận dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế. v1.0015103212 2
  3. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, sinh viên phải học xong các môn sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. • Luật Dân sự. v1.0015103212 3
  4. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo: ➢ Luật Doanh nghiệp 2014; ➢ Bộ Luật Dân sự 2005; ➢ Luật Thương mại 2005; • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. v1.0015103212 4
  5. CẤU TRÚC NỘI DUNG 7.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại 7.2 Giao kết hợp đồng thương mại 7.3 Hiệu lực của hợp đồng thương mại 7.4 Hợp đồng thương mại vô hiệu Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 7.5 thương mại v1.0015103212 5
  6. 7.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại 7.1.2. Đặc điểm hợp 7.1.3. Các hợp đồng đồng thương mại thương mại phổ biến v1.0015103212 6
  7. 7.1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. v1.0015103212 7
  8. 7.1.2. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Về chủ thể, hợp đồng thương mại được thực hiện bởi các thương nhân hoặc một bên có tư cách thương nhân. Những Về nội dung, hợp đồng thương mại là sự thỏa đặc điểm của thuận về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. hợp đồng thương mại Về mục đích, các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Về hình thức, hợp đồng được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. v1.0015103212 8
  9. 7.1.3. CÁC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI PHỔ BIẾN Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng trong hoạt động Các hợp xúc tiến thương mại đồng thương mại phổ biến Hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại Hợp đồng gia công Hợp đồng đấu giá hàng hóa v1.0015103212 9
  10. 7.2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng 7.2.2. Phương thức 7.2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng giao kết hợp đồng v1.0015103212 10
  11. 7.2.1. NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Nguyên tắc giao kết hợp đồng Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng v1.0015103212 11
  12. 7.2.2. PHƯƠNG THỨC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng Phương thức giao kết gián tiếp Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Bàn bạc, thảo luận nội dung của hợp đồng. Phương thức giao kết trực tiếp Các bên cùng ký kết vào hợp đồng. v1.0015103212 12
  13. 7.2.3. THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là Thời điểm sự trả lời chấp nhận giao kết. giao kết hợp đồng Nếu hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Nếu hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. v1.0015103212 13
  14. 7.3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 7.3.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 7.3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng v1.0015103212 14
  15. 7.3.1. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG • Chủ thể tham gia hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết hợp đồng. ➢ Cá nhân kinh doanh ➢ Pháp nhân: người đại diện theo pháp luật ➢ Đại diện theo ủy quyền: ▪ Phải được lập thành văn bản, có công chứng trong một số trường hợp nhất định. ▪ Thẩm quyền của người được ủy quyền được xác định rõ trong văn bản hoặc hợp đồng ủy quyền. • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. • Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. • Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật (Điều 122 Bộ Luật Dân sự năm 2005). v1.0015103212 15
  16. 7.3.2. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ Luật Dân sự năm 2005). v1.0015103212 16
  17. 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Thế chấp tài sản Cầm cố tài sản Tín chấp Đặt cọc Ký quỹ Bảo lãnh Ký cược v1.0015103212 17
  18. 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) a. Cầm cố tài sản (Điều 326 Bộ Luật Dân sự 2005) Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải được sự đồng ý Đặc điểm của tất cả các đồng sở hữu. của cầm cố tài sản Các tài sản cầm cố thường là động sản. Bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố. v1.0015103212 18
  19. 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) b. Thế chấp tài sản (Điều 342 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp chuyển giao giấy tờ thuộc quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp mà không phải chuyển giao tài sản Đặc điểm thế chấp Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản tài sản được hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, máy móc, máy bay... v1.0015103212 19
  20. 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) c. Đặt cọc (Điều 358 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Bên đặt cọc chuyển giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác cho bên nhận đặt cọc. Đặc điểm của đặt cọc Mục đích: nhằm giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng. v1.0015103212 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2