intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật kinh tế: Chương 9 - ThS. Bùi Huy Tùng

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:91

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 9 giúp người học hiểu về "Pháp luật về phá sản". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Khái quát về phá sản và pháp luật phá sản, thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật kinh tế: Chương 9 - ThS. Bùi Huy Tùng

  1. CHƯƠNG IX. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN   Các vấn đề nghiên cứu:  I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ  SẢN  II.  THỦ  TỤC  PHÁ  SẢN  DOANH  NGHIỆP,  HỢP  TÁC Xà
  2. I.  KHÁI  QUÁT  VỀ  PHÁ  SẢN  VÀ  PHÁP  LUẬT PHÁ SẢN  1. Khái quát về phá sản  2. Khái quát về pháp luật phá sản 
  3. 1. Khái quát về phá sản  1.1  Phá  sản  –  hiện  tượng  tất  yếu  trong  nền  KTTT  1.2 Khái niệm phá sản DN  1.3 Phân loại phá sản  1.4 Phân biệt phá sản và giải thể 
  4. 1.1  Phá  sản  –  hiện  tượng  tất  yếu  trong  nền KTTT   Trong  nền  kinh  tế  tự  cung  tự  cấp,  hoạt  động  thương  mại  chưa  tồn  tại  nên  không  có  hiện  tượng phá sản.   Trong nền KTKHHTT, các chủ thể kinh tế chủ yếu  là các XNQD và HTX được NN thành lập và tài sản  thuộc sở hữu NN, được NN bảo trợ. Chúng không  bị  mất  khả  năng  thanh  toán  nên  hiện  tượng  phá  sản không thể xảy ra. 
  5. 1.1  Phá  sản  –  hiện  tượng  tất  yếu  trong  nền KTTT (tt) Trong KTTT, phá sản là một hiện tương KT­XH  tồn tại mang tính tất yếu khách quan, bởi các  lý do sau:   DN cũng chỉ là một thực thể xã hội, nên cũng có quá  trình  phát  sinh,  phát  triển,  tồn  tại  và  tiêu  vong,  phù  hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật, hiện tượng.   Cạnh tranh là một quy luật khách quan, các DN không  có  khả  năng  cạnh  tranh  sẽ  dẫn  tới  mất  khả  năng  thanh toán và lâm vào tình trạng phá sản.   Trong  HĐKD,  DN  có  thể  thu  được  lợi  nhuận  nhưng  đồng thời cũng có thể phải gánh chịu những rủi ro xét  cả trên bình diện chủ quan cũng như khách quan. 
  6. 1.2 Khái niệm phá sản DN  Khái niệm phá sản được xem xét trên hai bình  diện:   ◙ DN lâm vào tình trạng phá sản  ◙ Phá  sản  –  thủ  tục  phục  hồi  DN  hoặc  xử  lý  nợ  đặc biệt 
  7. ◙ DN lâm vào tình trạng phá sản   Ở  VN,  trong  cơ  chế  KHHTT,  trên  cả  bình  diện  pháp  luật và thực tiễn đều chưa xuất hiện phá sản.   Hiện  tượng  phá  sản  chỉ  mới  xuất  hiện  và  pháp  luật  phá sản mới chỉ ra đời khi chuyển đổi sang nền KTTT.   Hai VBPL đầu tiên đề cập đến phá sản là LDNTN1990  và LCT1990.  LPSDN1993 đã quy định cụ thể hơn: “DN lâm vào tình  trạng  phá  sản  là  DN  gặp  khó  khăn  hoặc  bị  thua  lỗ  trong  HĐKD  sau  khi  áp  dụng  các  biện  pháp  tài  chính  cần  thiết  mà  vẫn  mất  khả  năng  thanh  toán  nợ  đến  hạn” (Đ2).  
  8. DN lâm vào tình trạng phá sản(tt)  LPS2004 quy định DN lâm vào tình trạng phá sản theo  hướng đơn giản và hợp lý hơn: “DN lâm vào tình trạng  phá  sản  là  DN  không  có  khả  năng  thanh  toán  được  các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu” (Đ3).   Khác  với  LPSDN1993,  LPS2004  không  quy  định  các  dấu hiệu cụ thể để xác định DN mất khả năng thanh  toán nợ đến hạn.   Điều  này  thể  hiện  sự  tiến  bộ  trong  nhận  thức,  phù  hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho việc sớm  mở  thủ  tục  phá  sản  cũng  như  khả  năng  phục  hồi  HĐSXKD của DN. 
  9. ◙ DN lâm vào tình trạng phá sản (tt) Một số khía cạnh cụ thể khi nghiên cứu dấu hiệu mất  khả năng thanh toán nợ đến hạn:   Điều này không có nghĩa là DN hoàn toàn cạn kiệt tài sản, trái  lại  DN  có  thể  có  nhiều  tài  sản  nhưng  chúng  không  có  tính  thanh khoản.   Nó  còn  thể  hiện  DN  đang  lâm  vào  tình  trạng  tài  chính  tuyệt  vọng,  có  nghĩa  là  không  trả  được  nợ,  không  có  lối  thoát,  trừ  phi có sự can thiệp của tòa án hoặc sự giúp đỡ của các chủ  nợ.   Đối  với  DNTN,  nếu  trong  HĐSXKD  có  giao  kết  bất  kỳ  hợp  đồng  nào  mà  sau  đó  phát  sinh  các  khoản  nợ  thì  chúng  cũng  được coi là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản của DN.   Pháp  luật  không  phải  quy  định  một  con  số  tuyệt  đối  một  khoản nợ là bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản vì  tình hình tài chính của các DN là rất khác nhau.    Bản  chất  của  việc  mất  khả  năng  thanh  toán  có  thể  không  trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. 
  10. ◙ DN lâm vào tình trạng phá sản (tt) Tóm  lại:  Theo  pháp  luật  VN,  phá  sản  là  khái  niệm  dùng  để  chỉ  cá  nhân,  tổ  chức  lâm  vào  tình  trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất  khả  năng  thanh  toán  nợ  đến  hạn  nếu  chủ  nợ  có  yêu  cầu.  Tuy  nhiên,  DN  lâm  vào  tình  trạng  phá  sản  chưa  hẳn  đã  bị  phá  sản.  DN  lâm  vào  tình  trạng  phá  sản  chỉ  được  coi  là  bị  phá  sản  khi  đã  tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. 
  11. ◙ Phá sản – thủ tục phục hồi DN hoặc  xử lý nợ đặc biệt   Tính  chất  đặc  thù  của  thủ  tục  phục  hồi  của  DN  lâm vào tình trạng phá sản:   Phục hồi DN lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp.  Quá  trình  tự  phục  hồi  là  giải  pháp  tổ  chức  lại  SXKD  được  DN chủ động thực hiện.   Là một giai đoạn trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản,  được  tiến  hành  sau  khi  tòa  án  mở  thủ  tục  giải  quyết  yêu  cầu phá sản và tòa án là người quy định thủ tục này.   Việc  phục  hồi,  cũng  như  nội  dung,  thủ  tục  xem  xét  thông  qua và thời hạn thực hiện phương  án phục hồi chỉ có thể  được thực hiện khi có đủ các điều kiện luật định.  Hoạt  động  phục  hồi  nằm  dưới  sự  giám  sát  nghiêm  ngặt  của tòa án cũng như các chủ nợ. 
  12. ◙ Phá sản – thủ tục phục hồi DN hoặc  xử lý nợ đặc biệt (tt)   Tính đặc thù của thủ tục thanh toán nợ:  Đây là một thủ tục đặc biệt khác với thủ tục đòi nợ và  thanh  toán  nợ  thông  thường.  Sự  đặc  biệt  này  được  xác định bởi tính chất của quan hệ giữa chủ nợ và DN  mắc nợ.  Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể.   Việc đòi nợ và thanh toán nợ tiến hành thông qua một  cơ quan đại diện có thẩm quyền là tòa kinh tế.     Thanh  toán  các  khoản  nợ  được  tiến  hành  trên  cơ  sở  số tài sản còn lại của DN.   Việc  thanh  toán  nợ  được  tiến  hành  sau  khi  có  quyết  định của CQNN có thẩm quyền mà cụ thể là tòa án. 
  13. 1.3 Phân loại phá sản  ◙ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản ◙ Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp  lý ◙ Dựa  vào  đối  tượng  và  phạm  vi  điều  chỉnh  của LPS
  14. ◙ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản  Phá sản trung thực: phá sản do những nguyên  nhân  khách  quan  hay  những  rủi  ro  trong  kinh  doanh gây ra.  Phá sản gian trá: phá sản do con nợ có những  thủ  đoạn  gian  trá,  có  sự  sắp  đặt  trước  nhằm  chiếm đoạt tài sản. 
  15. ◙  Căn  cứ  vào  cơ  sở  phát  sinh  quan  hệ  pháp lý  Phá sản tự nguyện: Là phá sản do chính con nợ yêu  cầu khi lâm vào tình trạng phá sản. Đây là nghĩa vụ  của DN khi lâm vào tình trạng phá sản.   Phá  sản  bắt  buộc:  Là  phá  sản  theo  yêu  cầu  của  chủ  nợ  hoặc  của  đại  diện  chủ  sở  hữu  hoặc  theo  đại diện của NLĐ. Cách phân loại này có ý nghĩa khi xây dựng hồ  sơ  phá  sản  cũng  như  khi  thẩm  phán  lựa  chọn  thủ  tục phá sản thích hợp (phục hồi hay xử lý tài sản). 
  16. ◙  Dựa  vào  đối  tượng  và  phạm  vi  điều  chỉnh của LPS  Phá sản DN   HTX   Phá sản cá nhân.  Việc  phân  chia  này  có  ý  nghĩa  trong  việc  áp  dụng luật khi giải quyết vụ việc phá sản. 
  17. 1.4 Phân biệt phá sản và giải thể ◙ Lý do giải thể không đồng nhất đối với các loại  hình  DN  và  rộng  hơn  nhiều  so  với  lý  do  phá  sản. ◙ Phá  sản  khác  với  giải  thể  ở  bản  chất  của  hai  thủ  tục  pháp  lý  cũng  như  cơ  quan  có  thẩm  quyền thực hiện các thủ tục đó. ◙ Giải thể và phá sản còn khác nhau về hậu quả. ◙ Thái  độ  của  NN  đối  với  các  chủ  sở  hữu  hay  người  quản  lý,  điều  hành  DN  cũng  có  sự  khác  biệt.
  18.  Phân biệt phá sản và giải thể (tt) ◙ Lý  do  giải  thể  không  đồng  nhất  đối  với  các  loại  hình  DN  và  rộng  hơn  nhiều  so  với  lý  do  phá sản:  DN  có  thể  tự  chấm  dứt  hoạt  động  hoặc  bị  bắt  buộc  giải thể khi: Mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc  đã hoàn thành xong mục tiêu đó hoặc bị thu hồi giấy  phép.   Việc  phá  sản  chỉ  có  thể  do  một  nguyên  nhân  duy  nhất,  đó  là  mất  khả  năng  thanh  toán  nợ  đến  hạn  khi  chủ nợ yêu cầu. 
  19.  Phân biệt phá sản và giải thể (tt) ◙ Phá sản khác với giải thể  ở bản chất của hai  thủ  tục  pháp  lý  cũng  như  cơ  quan  có  thẩm  quyền thực hiện các thủ tục đó:  Giải thể là một thủ tục hành chính: là giải pháp mang  tính  chất  tổ  chức  của  người  chủ  DN  tự  mình  quyết  định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành  lập quyết định.  Thủ  tục  phá  sản  một  thủ  tục  tư  pháp:  là  hoạt  động  của tòa án có thẩm quyền. 
  20.  Phân biệt phá sản và giải thể (tt) ◙ Giải  thể  và  phá  sản  còn  khác  nhau  về  hậu  quả:  Giải  thể  bao  giờ  cũng  dẫn  đến  chấm  dứt  hoạt  động  và xóa tên DN, HTX.  Đối  với  phá  sản  không  phải  bao  giờ  cũng  dẫn  đến  hậu quả như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2