Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 3
lượt xem 38
download
Mỗi một loại vết thương đều có những triệu chứng lâm sàng riêng biệt nhưng cũng có một số triệu chứng lâm sàng chung. - Đau: cảm giác đau đớn xuất hiện khi bị vết thương xuất hiện do các ngoại vật tác động lên. Cảm giác đau sau đó dần dần được giảm. Hiện tượng viêm được tăng lên tại khu vực vết thương, do vậy vị trí đó sưng lên rất nhanh, và như vậy cảm giác đau đớn lại tiếp tục tăng lên. Nếu như quá trình viêm giảm thì các triệu chứng đó cũng giảm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 3
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Mỗi một loại vết thương đều có những triệu chứng lâm sàng riêng biệt nhưng cũng có một số triệu chứng lâm sàng chung. - Đau: cảm giác đau đớn xuất hiện khi bị vết thương xuất hiện do các ngoại vật tác động lên. Cảm giác đau sau đó dần dần được giảm. Hiện tượng viêm được tăng lên tại khu vực vết thương, do vậy vị trí đó sưng lên rất nhanh, và như vậy cảm giác đau đớn lại tiếp tục tăng lên. Nếu như quá trình viêm giảm thì các triệu chứng đó cũng giảm theo. Vết thương tổn thương nhiều ở da thì cảm giác đau đớn càng mạnh, nhất là vùng gần móng. Cơ đau tột đỉnh có thể dẫn tới sốc và con vật có thể chết do cảm giác đau đớn tột đỉnh này. Do cảm giác đau đồn dập nên tần số nhịp tim tăng, con vật vả mồ hôi, kêu la cắn xé lung tung, đại tiểu tiện liên tục. -Rối loạn chức năng: Phụ thuộc vào vị trí của ttổn thương. Như rối loạn vận động -Độ hở của vết thương: Độ hở của vết thương càng rộng thì khả năng hồi phục càng chậm. Độ hở vết thương rộng kèm theo phản ứng viêm mạnh và có nguy cơ nhiểm trùng kế phát. -Chảy máu: Mức độ chảy máu phụ thuộc vào tổn thương có nhiều hay ít mạch máu. Chảy máu có thể là chảy máu trong hoặc chảy máu ngoài. Chảy máu trong thường gặp những biến chứng nguy hiểm như tại các vị trí tổn thương như xương khớp, cơ quan nội quan. Chảy máu tùy theo tính chất mà có thể chia ra theo thời gian là chảy máu đầu tiên, chảy máu kế phát. Chảy máu đầu tiên hay còn gọi là chảy máu tức thì- Tức là khi bị tổn thương máu chảy ngay sau một lúc là dừng hẳn. Chảy máu kế tiếp: sau một vài giờ và có thể sau một vài ngày máu chảy trở lại. Nguyên nhân chảy máu kế phát là do: công tác cầm máu vào thời điểm đầu không được bảo đảm. Có thể tổn thương lại được mở rộng, đứt mạch máu ở vị trí xương. Công tác can thiệp vết thương: - cầm máu Nếu chảy máu ở nhu mô thường tự cầm do: áp lực trongncác mạch thấp, tỷ lệ tromboplastin cao, chảy máu nhiều do đứt động mạch hoặc tỉnh mạch lớn. -Dùng băng gạc thấm để cầm máu -Tiêm vitaminK và adrenalin -Tiêm thuốc giảm đau -Nếu mất máu nhiều có thể truyền máu hoặc truyền dịh đẳng trương -Tiêm kháng sinh chống viêm nhiểm kế phát. -Nếu vết thương hở rộng cần phảu khâu lại để vết thương chống lành. Trức khi khâu cần vô trừng vết thương tốt. ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG Điều trị vết thương là việc làm không thể thiếu được của cán bộ thú y. Nhưng tùy theo từng mức độ vết thương mà tiến hành điều trị. Điều trị nhằm mục đích vết thương chống lành, con vật nhanh chống hồi phục. Điều trị vết thương vào pha I và pha hai có nhiều phương pháp nhưng tóm lại có một số phương pháp sau: -Phương pháp điều trị bệnh lý -Điều trị vô trùng cơ học -Phương pháp vô trùng vật lý Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 71
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Phương pháp vô trùng băng hóa học - Phương pháp sinh học Hoại tử và hoại thư Hoại tử: Hoại tử là chết cục bộ của một tổ chức mô cơ nào đó hay mộ cơ quan bộ phận, mất đi cức năng của sự sóng. Hoại tử thường gặp ở nhiều dạng bệnh khác nhau, như: bỏng lạnh cước chân, viêm mủ, vết thương, gảy xương... Khi tế bào bị toái hóa không có khả năng hồi phục trở lại người ta gọi là hoại tử. Quảtình hoại tử thường xảy ra không đột ngột mà từ từ, phụ thuộc vào sự biến đổi sinh học trong tổ chức mô bào, cơ quan bị hoại tử đó- quá trình này được gọi là quá trình sinh hoại tử (Necrobiosis). Trong một số điều kiện sinh lý hoại tử cũng thường xảy ra đó là sự chết của một số tế bào có đời sống ngắn, được thay một tế bào đồng loại. Ví dụ như niêm mạc ruột, niêm mạc tử cung, tế bào máu Ngoài những trường hợp bệnh lý thường xẩy ra ở trên kết quả dẫn tới hoại tử đó là hoại tử bệnh lý từ một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai do virut ở ngựa, bệnh dịch tả, bệnh sài chó con... Hoại thư: Hoại thư là tổ chức hoại tử bị tác động của vi khuẩn ( nhất là vi khuẩn gây thối rữa) và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm) phát sinh những biến đổi phức tạp hơn. Nói cách khác hoại thư là quá trình hoại tử kèm theo quá trình thối rữa. Hoại thư thường xẩy ra những nơi mà dể tiếp xúc với môi trường dể ảnh hưởng của quá trình thối rữa, như: da, phổi ruột tử cung, tuyến sữa... Đôi khi hoại thư cũng thương xảy ra với các cơ quan nằm sâu trong cơ thể như lách thận, cơ... Trong thực tế hoại thư thường gặp nhất là bị bỏng ở độ III, IV. Quá trình này kèm theo sự đông vón protein, ngăn trở mạch máu nuôi tổ chức và từ đó dể bị nhiễm khuẩn gây thối rữa. Hoại thư khô- thường xảy ra trên cơ sở của một hoại tử thường kèm theo mất nước làm cho tổ chức cơ quan đó bị teo lại. Loại hoại thư này thương xảy ra ơ cơ quan ít được cung cấp máu, như chóp tai, cẳng đuôi... Hoại thư ướt- Hoại tử thường xảy ra kèm theo sự nhiễm khuẩn thối rữa Hoại thư sinh hơi- Trên cơ sở của hoại thư ướt kemg theo sự xuất hiện của vi khuẩn yếm khí sinh hơi. Thường gặp ở bệnh thủy thủng ác tính. Tiên lượng: Hoại thư thường có tiên lượng không tốt, khả năng hồi phục rất kém, nhất là đối với hoại tử ướt, và hoại thư ướt. Điều trị: -Ngăn chặn quá trình lan rộng của hoại thư cũng như hoại tử -Vô trùng vết hoại thư bằng dung dịch Piotanina 2-3% -Loại bỏ các phần tổ chức đã hoại tử. -Nếu trên da có thể tiến hành và thay da, tổ chức . Rạch mở rộng vết thương khi mới bị hoại thư vết thương chưa lan rộng. Vết rạch theo chiều dài của vết thương. Cắt lộc bỏ tổ chức hoại thư, có thể cắt cụt(nếu như hoại thư đuôi) không để hoại thư tiếp tục lan rộng. -Điều trị hổ trợ Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 72
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Tiêm truyền dịch, có thể bổ sung thêm dung dịch điện giải, vi tamin nâng cao thể trạng cơ thể, Tiêm kháng sinh Penicilin, cần thiết làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Trong y học, trước đây người ta có thể dùng huyết thanh chống hoại thư. Nhưng hiện nay ít dùng vì có thể có tác dụng hiện tượng quá mẫn. Bệnh lồng ruột Là một bệnh thường gặp ở gia súc, trong tất cả các loại vật nuôi thường gặp nhất là ngựa. Ở người thường gặp ở trẻ đang thời gian bú sữa từ 3-9 tháng Lâm sàng: Bình thường con vật đang ăn uống bổn lồng lộn lên nằm dảy dụa, các cơ đau bụng cứ cachs nhau 10-15 phút. Nôn mữa (Đối với ngựa không có phản xạ nôn mữa) Ỉa ra máu Nắn bụng có khối lồng Xử trí: Thông thường nếu phát hiện sớm có thể tháo thụt bằng nước nống,hoặc bằng hơi thường có kết quả. Đối với những động vật quí hiếm như chó mèo có thể tiến hành mổ để đưa ruột lại ví trí bình thường. Có trường hợp mổ không tháo được lồng ruột rất dể bị hoại tử. SỐC Sốc là trạng thái bệnh lý gây nên bởi lưu lượng máu tuần hoàn bị giảm kéo dài làm tổn thương các cơ quan phủ tạng, sốc có thể gây chết. Sốc gây thiếu oxy trầm trọng ở mô bào tổ chức, do rối loạn tuần hoàn trong các mao mạch, co thắt cac cơ trơn trước và sau mao mạch, dẫn đến đông máu rải rác trong lồng mao mạch, gây nên các tổn thương không hồi phục ở các cơ quan phủ tạng như gan, thận, ruột tụy,... Nguyên nhân: -Sốc do chấn thương, con vật bị lao tác quá sức húc nhau ngã hố... sốc do chế độ làm việc ngoài trờ nằng -Sốc do chảy máu mất máu nhiều, trong các trường hợp tổn thương, lượng máu tuần hoàn không bù đắp kịp. -Sốc do mất nước, bị bệnh tiêu chảy, nôn mữa mất nước rối loạn điện giải. -Sốc tim: Các hiện tượng nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài bao tim, gây chèn ép tắc động mạch phổi; -Sốc do quá trình nhiễm khuẩn nặng,nhiễm trùng huyết; -Sốc dị ứng , do sử dụng một số thuốc kháng sinh, điều trị bằng huyết thanh; -Sốc thần kinh, do các chấn thương sọ não, gảy dập tủy sống, sốc do các ca mổ, gây mê, sử dụng thuốc gây mê gây tê quá liều; -Sốc nội tiết: thiểu năng hoạt động của tuyến thượng thận, tụt hàm lượng đường trong máu. (Ở chó sốc do bệnh đái tháo đường). Triệu chứng lâm sàng: -Niêm mạc xanh tái, toát mồ hôi, thân nhiệt hạ nhất là tứ chi -Tỉnh mạch cảnh không bắt được Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 73
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Huyết áp hạ khoảng cách huyết áp tối đa và tối thiểu hẹp. Do tính thích ứng của cơ thể nên huyết áp còn duy trì trong một thời gian, tụt huyết áp là một dấu hiệu xấu. -Nước tiểu ít, nếu nước tiểu đái ra trong khi bị sốc nhiều là tiên lượng tốt, nếu ít là tiên lượng xấu. Để xác định được mức độ tổn hại của sốc, cần phải tiến hành các xét nghiệm máu như: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemotocrit, đường huyết , ẻe huyết, chất điện giải, có thể nuôi cấy vi khuẩn để biết tình trạng nhiễm khuẩn. Can thiệp và điều trị sốc: * Nguyên tắc chung: -Điều trị càng sớm càng tốt không chờ huyết áp tụt mới điều trị. Cần phải có ước đoán tổn thương dễ gây sốc(dập nát các chi, bỏng nặng, mất máu) và dự vào các triệu chứng lâm sàng -Tiến hành điều trị liên tục không được ngắt quảng, điều trị khi nào hết cá dấu hiệu của sốc -Truyền dịch vào tỉnh mạch (dung dịch sinh lý) *Điều trị sốc: -Truyền dịch là việc làm đầu tiên khi phát hiện sốc, nếu không bắt mạch dịch tiêm vào màng bụng trong trường hợp này không hiêuh quả, vì sốc đã rối loạn tuần hoàn mao mạch, nên việc hấp thụ qua màng bụng là khó. -Để chống hiện tượng toan hóa cần truyền thêm huyết thanh có pha thêm 14% bicacbonatNa. -Sử dụng các thuốc co giản mạch như Izoprenalin -Không nên dùng Noradrelalin vào giai đoạn đầu vì các mạch đã bị co thắt. -Chú ý dùng thuốc trên có thể gây vô niệu do vậy biệnpháp truyền dịch là bắt buộc. -Dùng các thuốc Heparin, trong trường hợp nhồi máu cơ tim,Hemisucinat hydrrcotizon; -Trong sốc có nhiễm khuẩn Gram (-) nên có thể dùng kháng sinh Gentamycin + cephalosprezin. ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG DO HÓA CHẤT Phốt pho trắng Phôtpho trắng được sử dụng nhiều trong vủ khí, như lựu đạn, bom mìn,đạn cối... Nước ta trải qua một cuộc chiến tranh dài. Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm song hậu quả của nó còn để lại nguy hiểm khôn lường. Nguy hiểm đó không những nguy hại đến tính mạng con người, mà còn ảnh hưởng tới các đối tượng vật nuoi khi chăn dắt trên đồng cỏ bải chăn. Nhất là địa bàn các tỉnh Trung bộ, như Quảng Trị, Đà nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngải... Những vết thương mảnh đạn gây nên do sức phá, do mảnh đạn do photpho gặp khí trời tiếp tục cháy làm cho vết thương càng nặng nề hơn. Các loại axit photphoric ngấm vào cơ thể làm hủy hoại tế bào gan (liều gây tử vong đối với người 50mg, bò 78mg, lợn 50mg, cho 30mg...) Khi các mảnh photpho văng vào cơ thể, phải dùng khăn ướt đắp lên ngay, ngăn không cho P tiếp xúc với khí trời. Sau đó phải cắt lộc vết thương, lấy hết các mảnh P rồi rữa vết thương bằng nước sinh lý. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 74
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Nếu dùng Sunphát đồng tưới lên vết thương, các mảnh P sẻ biến thành Photphat đồng có màu đen dễ nhìn thấy. Tuy nhiên nếu dùng dung dung dịch Sunphat đồng có nồng độ đậm đặc tưới lên vết thương có P sẻ gây nên hồng cầu vỡ nhiều, do vậy chỉ nên dùng 0,5% là vừa. Và chỉ cho dung dịch sunphát đông tiếp xúc với vết thương trong khoảng vài phút. Sau đó tiến hành điều trị vết thương như các vết thương bình thường khác. CÁC HƠI ĐỘC Hơi độc làm chết người và gia súc: -Hơi độc ức chế thần kinh: như, anticholinesteraza có tác dụng ức chế thần kinh cản trở hoạt động của axetylcholinesteraza: Với hơi độc này cần đưa con vật ra chổ thoáng mát có gió lùa, tăng cường hô hấp,nếu có điều kiện cho thở oxy, tiêm atropin liều cao. -Hơi độc làm bỏng: Hơi sunphua, Nitrogen mustart gây bỏng ở da mặt, mủi niêm mạc mắt mũi. Với độc do các chất khí này gây bỏng thì cách điều trị cũng giống như điều trị bỏng. Nhưng cần phải khâu liền các vết bị bỏng. -Hơi độc kích thích phổi: Khi hít phải hơi độc gây viêm khí quản khí quản,và viêm phổi. Như hơi độc, Phophogen. Điều trị hơi độc này ngay lập tức ngăn không cho con vật tiếp xúc tiếp với khí độc, đưa ra nơi thoáng mát, nhanh chống cho thở oxy, và tiêm kháng sinh để điều trị viêm nhiễm. Hình 3. Bệnh thiếu kẽm Hơi độc làm suy nhược: Có nhiều loại hơ độc không làm cho con vật và người chết nhưng gây suy nhược cơ tthể, nhất là tê liệt, co cứng, hạ huyết áp, có các triệu chứng thần kinh. rối loạn thị giác... Như : amoniac, khí sunphua, khí cácbonic... Tất cả các loại khí này đề làm cho huyết áp giảm do vậy, cách điều trị đầu tiên dùng các thuốc nâng huyết áp, thuốc an thần. TRÀN MÁU KHỚP Tràn máu khớp là một hiện tượng thường gặp ở trâu bò, chó mèo. Các khớp động như vai, chân. Các mặt khớp kẹt vào với nhau, khó tắch ra, nên không xảy ra tràn máu khớp đơn thuần mà thường gặp tràn máu khớp là do gảy xương thấu khớp, bong gân nặng. Triệu chứng: Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 75
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thú y cơ bản - Phạm Quang Trung
181 p | 586 | 134
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 6
5 p | 455 | 89
-
Giáo trình thú y cơ bản part 8
5 p | 285 | 65
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y part 1
5 p | 324 | 59
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y part 2
4 p | 318 | 57
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 5
5 p | 247 | 45
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 5
5 p | 157 | 41
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 4
5 p | 176 | 36
-
Giáo trình thú y cơ bản part 10
4 p | 175 | 33
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 2
5 p | 166 | 31
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 1
5 p | 186 | 26
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 3
5 p | 151 | 25
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 2
5 p | 177 | 24
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 4
5 p | 143 | 21
-
Bài giảng Thú y cơ bản : CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ part 2
6 p | 162 | 20
-
Bài giảng Thú y cơ bản : CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ part 1
7 p | 139 | 19
-
Bài giảng Thú y cơ bản : THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦM part 1
7 p | 149 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn