Bài giảng Thực tập Độc chất học - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 3
download
Bài giảng Thực tập Độc chất học được biên soạn nhằm giúp sinh viên có thể ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích acid cyanhydric, andehyd formic, phenol, các chất độc hữu cơ chiết từ dung dịch Acid, các chất độc hữu cơ chiết từ dung dịch kiềm, các chất độc vô cơ, chất độc dễ bay hơi như Ethanol, Methanol;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực tập Độc chất học - Trường ĐH Võ Trường Toản
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC TT ĐỘC CHẤT HỌC MÃ HP : TCDD047 Giảng viên biên soạn: ThS. Nguyễn Tấn Đạt ThS. Phạm Duy Lân ThS. Hứa Hữu Bằng Hậu Giang – Năm 2019
- MỤC LỤC Bài 1: Acid Cyanhydric, Andehyd Formic Bài 2: Phenol Bài 3: Các chất độc hữu cơ chiết từ dung dịch Acid Bài 4: Các chất độc hữu cơ chiết từ dung dịch kiềm Bài 5: Các chất độc vô cơ Bài 6: Chất độc dễ bay hơi: Ethanol, Methanol
- BÀI 1: ACID CYANHYDRIC, ANDEHYD FORMIC 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập,phân tích acid cyanhydric, andehyd formic. 2. ACID CYANHYDRIC Acid cyanhydric là chất độc dễ bay hơi, được phân lập bằng cách cất bằng hơi nước. 2.1. Định tính acid cyanhydric 2.1.1. Phản ứng Grignard hay Picrosodic Với acid picric trong môi trường kiềm, HCN sẽ tạo thành isopurpurin màu vàng cam. Chuẩn bị giấy thử lần lượt nhúng vào dung dịch bão hòa acid picric, rồi cho vào dung dịch Na2CO3. Ép khô giấy lọc giữa hai tờ giấy thấm khô, sau khi phơi trong tối, giấy có màu vàng. Khi có HCN sẽ chuyển sang màu vàng cam rõ của isopurpurin. Cho 5 ml dung dịch thử vào ống nghiệm. Thêm 10 giọt HCl. Đậy ống nghiệm lại bằng giấy tẩm acid picric. Màu vàng cam xuất hiện. 2.1.2. Phản ứng xanh phổ HCN phản ứng với hỗn hợp sulfat fero và ferric ở môi trường kiềm, xuất hiện màu xanh phổ khi được acid hóa trở lại. Kiềm hóa 5 ml dung dịch nghiên cứu với 1 ml NaOH 50%. Thêm 5 giọt sulfat fero 10%, 2 giọt FeCl3 5%. Đun sôi hỗn hợp, làm nguội. Thêm từng giọt HCl đậm đặc cho đến khi tan hết tủa nâu. Nếu có HCN sẽ thấy xuất hiện màu xanh hoặc tủa xanh. 2.2. Định lượng HCN bằng phương pháp bạc kế Phương pháp này dựa trên sự tạo thành phức hợp bạc cyanur: 2HCN + Ag+ Ag(CN)2- + 2H+ Phức hợp bạc cyanur hòa tan trong amoniac và khi tất cả HCN đã phản ứng hết thì lượng thừa AgNO3 sẽ tạo AgI không tan trong amoniac:
- AgNO3 + KI AgI + KNO3 Trong cốc có mỏ, cho 100ml dung dịch có chứa chất cyanur, thêm 10 ml amoniac, 1 ml KI 1%. Định lượng bằng AgNO3 đến khi có tủa không tan. 1 ml dung dịch AgNO3 0,1N tương đương với 5,4 ml HCN. 3. ANDEHYD FORMIC (FORMOL) Định tính: Cho 1 ml dịch thử vào ống nghiệm. Thêm 0,5 ml dung dịch phenol 1g/l. Trộn đều. Thêm vào nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm 1 ml H2SO4 đậm đặc. Xuất hiện vòng ở măt phân cách.
- BÀI 2: PHENOL 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích phenol. 2. ĐỊNH TÍNH PHENOL 2.1. Phản ứng tạo tribromophenol Cho 1 ml dịch thử vào ống nghiệm. Thêm vào 3 – 5 giọt dung dịch bão hòa nước brom. Xuất hiện tủa trắng. 2.2. Phản ứng với sắt (III) clorur Cho 1 – 2 ml dung dịch nghiên cứu vào chén sứ. Thêm 1 – 2 giọt FeCl3. Xuất hiện màu tím xanh. Màu này biến mất khi thêm vào 1 – 2 giọt nước. 2.3. Phản ứng tạo indophenol Cho 1 ml dung dịch thử với 1 giọt anilin và 1 – 2 giọt natri hypoclorid, xuất hiện màu xanh chàm bẩn, màu này ổn định khi thêm vào vài giọt amoniac đậm dặc. 2.4. Phản ứng với acid nitric Cho vào chén sứ 1 ml dung dịch thử, 10 giọt acid nitric. Đun nóng cách thủy, dung dịch có màu vàng do tạo thành acid picric. 3. ĐỊNH LƯỢNG PHENOL Phenol có trong nước tiểu dưới dạng acid phenyl sulfonic. Acid này được giải phóng bằng acid sulfuric, phenol phóng thích được cho tác dụng với lương thừa brom, tạo 2,4,6- tribromphenol. Lượng brom thừa được xác định bằng phương pháp iod, cho tác dụng với dung dịch KI và natri thiosulfat chuẩn để xác định lương iod sinh ra. Từ đó suy ra lượng phenol có trong nước tiểu. Lấy chính xác 25 ml dịch thử cho vào một bình cầu có ống sinh hàn thẳng đứng, thêm vào 2,5 ml H2SO4 đậm đặc. Đun sôi cách thủy trong 30 phút. Để nguội. Thêm vào 20 ml dung dịch bromur-bromat, để yên 10 phút. Thêm vào 10 ml KI 10%, lắc đều, để yên 2 phút. Thêm 2 ml cloroform. Định lượng iod phóng thích bằng Na2S2O3 0,1N. Làm song song với mẫu trắng chứa 25 ml nước cất, không cần đun sôi trên ống sinh hàn.
- Cách tính: Biết rằng 1 ml Na2S2O3 0,1N tương ứng với 1,56 mg phenol. Lượng phenol có trong 1 lít dung dịch là: Chú ý: Vì tribromophenol có thể hấp phụ 1 ít iod nên cần thêm vài giọt CHCl3 để hòa tan chất trầm hiện. Cho từng giọt natri thiosulfat 0,1 N vào, lắc mạnh cho đến khi mất màu lớp cloroform hoàn toàn.
- BÀI 3 : CÁC CHẤT ĐỘC HỮU CƠ CHIẾT TỪ DUNG DỊCH ACID 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích barbituric và cafein. 2. ĐỊNH TÍNH BARBITURIC Barbituric có nhân malonylure. Barbituric không tan trong nước, tan trong rượu, ethyl acetat, rất tan trong ether. Barbituric có phản ứng acid do hydro linh động của nhóm –NH. Với chất kiềm, barbituric cho muối tan trong nước. Với acid, barbituric kết tủa trong dung dịch nước và có thể chiết ra dễ dàng bằng ether. Phản ứng Pari Do có sự hiện diện của nhóm -CO-NH-CO-, barbituric phản ứng với cobalt nitrat trong môi trường amoniac, một phức hợp cobalto có màu tím xanh (phenobarbital) hoặc tím hoa cà (barbital). Cho 1 ml dung dịch barbituric 1% vào chén sứ, đun cách thủy đến cắn khô. Nhỏ vào 2 – 3 giọt cobalt nitrat 0,15%. Làm bốc hơi cách thủy cho thật khô. Úp ngược chén, hơ trên miệng chai amoniac đậm đặc. Màu tím xanh hoặc tím hoa cà xuất hiện. Ghi chú: phản ứng khá nhạy, nhưng không đặc hiệu. Các chất có chứa nhóm -CO-NH- CO- như alloxan, acid uric, theobromin đều cho phản ứng này. 3. ĐỊNH TÍNH CAFEIN Cafein là alkaloid của cây cà phê, trà. Cafein ít tan trong nước, nhưng rất tan trong cloroform. Cafein là một chất lưỡng tính. Đối với các phản ứng chung của alkaloid, cafein không cho kết tủa với phản ứng Dragendoff, cafein cho kết tủa đỏ iodobimutit cafein. Phản ứng Murexid Đây là phản ứng đặc hiệu nhất của cafein do có cấu tạo nhân purin.
- Cafein bị oxi hóa bằng nước brom bão hòa tạo acid amylic (tetra metyl aloxanthin). Dưới tác dụng của NH3, acid amylic cho một phức chất màu đỏ tím. Cho vào chén sứ 5 giọt dung dịch chứa cafein, đun cách thủy cho khô. Cho 2 – 3 giọt nước brom bão hòa, làm bốc hơi cách thủy thật khô. Làm lại một lần nữa như vậy (bốc hơi nước brom bão hòa), ta có cắn màu vàng. Úp ngược chén, hơ trên miệng chai amoniac đậm đặc. Xuất hiện màu hồng tím. 4. CHIẾT XUẤT VÀ TÌM CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG ACID Giai đoạn 1: Loại khỏi môi trường các chất làm cản trở sự ly trích các chất độc Đun cách thủy 50 ml chất thử nghiệm cho đến khi còn 2/3 thể tích ban đầu để loại rượu vào các acid dễ bay hơi. Khử bã với 3 ml acid tricloacetic để loại protein của 50 ml chất thử nghiệm. Giai đoạn 2: Ly trích các chất độc trong môi tường acid Acid hóa chất thử nghiệm (đã được cô còn 2/3 thể tích) với HCl đậm đặc cho đến khi giấy quỳ tím chuyển sang màu hồng. Khuấy đều, cho vào bình lắng gạn, và chiết các chất độc bằng 10 ml ether. Xoay tròn, trở ngược bình lắng gạn khoảng 20 lần, để yên 10 phút, lấy lớp phía dưới ra một chén sứ. Đổ dịch chiết ether ra bằng miệng bình lắng. Ta được các độc chất tan trong ether ở môi trường acid. Cho dịch chiết ether vào 3 chén sứ. Giai đoạn 3: Định danh các chất độc Cho dịch chiết ether vào một chén sứ, làm bốc hơi đến khô trên cách thủy. Sau đó, thực hiện phản ứng Murexid để tìm cafein. Cho dịch chiết ether vào một chén sứ khác và làm bốc hơi đến khô trên cách thủy. Sau đó, thực hiện phản ứng Pari để tìm barbituric.
- BÀI 4: CÁC CHẤT ĐỘC HỮU CƠ CHIẾT TỪ DUNG DỊCH KIỀM 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích, định tính codein, strychnin, atropin, quinin. 2. ALKALOID CỦA NHỰA OPIUM: CODEIN Codein là một alkaloid có nhân phenantren, đó là 3-methyl morphin. Tính chất vật lý: codein hơi tan trong nước, tan trong ether, ethyl acetat, benzen, methanol, rất tan trong cồn và cloroform, không tan trong ether dầu hỏa. Tính chất hóa học: codein cho kết tủa với thuốc thử Valse-Mayer, Dragendoff. Phản ứng Fronhde: Cho vào chén nhỏ 0,5 ml dịch codein, đung cách thủy đến cắn khô. Cho 1 – 2 giọt Fronhde vào, được màu lục ngã sang xanh dương. Phản ứng Lafon: Cho vào chén nhỏ 0,5 ml dịch codein, dung cách thủy đến cắn khô. Cho 1 – 2 giọt Lafon vào, được màu ngọc thạch. 3. ALKALOID CỦA MÃ TIỀN: STRYCHNIN Strychnin là alkaloid có nhân indol. Tính chất vật lý: strychnin gần như không tan trong ether và ethyl acetat, ít tan trong cồn vào benzen, tan trong cloroform. Tính chất hóa học: strychnin phản ứng với thuốc thử Valse-Mayer, Dragendoff. Phản ứng oxy hóa trong môi trường acid sulfuric: Cho vài giọt dung dịch strychnin vào chén sứ, đun cách thủy đến khô. Thêm 2 giọt acid sulfuric đậm đặc. Thêm 1 hạt kali dicromat, dùng đũa kéo hạt kali dicromat, thấy sọc tím ngã sang đỏ, vàng và biến mất. 4. ALKALOID CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC: ATROPIN Cà độc dược thuộc họ Solanaceae, có chứa alkaloid chủ yếu là atropin.
- Tính chất vật lý: atropin tan trong ether, ethyl acetat, rất tan trong cloroform, cồn, ít tan trong dầu hỏa. Phản ứng Vitali – Morin: Cho 1 ml dung dịch atropin vào chén sứ, làm bốc hơi đến khô trên bếp cách thủy. Nhỏ vào vài giọt acid nitric, rồi lại đun cách thủy đến khô. Thêm 5 ml aceton, hòa tan cắn. Thêm vài giọt KOH 0,1M trong methanol. Xuất hiện màu tím. Chú ý: phản ứng Vitali-Morin cũng thực hiện được với strychnin, nhưng strychnin sẽ cho màu đỏ tím hơn so với atropin. Khi chắc chắn không có strychnin mới tìm atropin bằng phản ứng này. 5. ALKALOID CỦA QUINQUINA Quinin là alkaloid có nhân quinolein và một nhân quinuclidin nối với nhau bằng một chức rượu bậc hai. Tính chất vật lý: quinin tan trong benzen, ethyl acetat, rất tan trong ether, cồn, cloroform, quinin. Tính chất hóa học: strychnin phản ứng với thuốc thử Valse-Mayer, Dragendoff. Phản ứng huỳnh quang: Trong dung dịch acid sulfuric 0,1%, quinin cho huỳnh quang màu xanh dương. Nếu dung dịch có clo, sẽ không thấy sự phát quang đó. Phản ứng Thaleoquinin: Trong một ống nghiêm, cho 2 – 3 ml dung dịch quinin, thêm 3 – 5 giọt acid acetic 1%. Thêm từng giọt nước brom bão hòa pha loãng đến khi có màu vàng nhạt. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 0,1M, màu xanh lục xuất hiện. Phản ứng Thaleoquinin không cho màu với cinchonin và cinchonidin. Phản ứng này rất khó thực hiện. Nếu cho nhiều quinin hoặc nhiều acid thì màu lục không hiện ra. Phản ứng Erythroquinin: Trong một ống nghiệm, cho 2 – 3 ml dung dịch quinin và 1 ml cloroform. Thêm từng giọt nước brom bão hòa pha loãng tới khi có màu vàng nhạt. Nhỏ từng giọt dung dịch ferocyanur (cứ 5 giọt nước brom thì 5 giọt ferocyanur). Lắc trong 20 – 30 giây. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 0,1M, lắc mạnh, để yên. Quinin cho màu hồng ở lớp cloroform.
- 6. CHIẾT XUẤT VÀ TÌM KIẾM CHẤT ĐỘC Ở MÔI TRƯỜNG KIỀM: Giai đoạn 1: Loại khỏi môi trường các chất làm cản trở sự ly trích các chất độc Đun cách thủy 50 ml chất thử nghiệm cho đến khi còn 2/3 thể tích ban đầu để loại rượu vào các acid dễ bay hơi. Khử bã với 3 ml acid tricloacetic để loại protein của 50 ml chất thử nghiệm. Giai đoạn 2: Ly trích các chất độc trong môi trường kiềm Kiềm hóa dung dịch chất thử nghiệm đã được cô đến 2/3 thể tích với KHCO3. Cho dung dịch vào bình lắng và chiết các chất độc bằng 10 ml ether. Phải chiết thật kỹ để lấy hết các chất độc bằng cách xoay tròn bình lắng, trở ngược bình lắng khoảng 20 lần. Để yên 10 phút, lấy lớp phía dưới ra chén sứ (chiết lại bằng cloroform) để tìm strychnin. Giai đoạn 3: Định danh các chất độc trong môi trường kiềm Dịch ether chia thành 5 chén, bay hơi đến cắn khô trên cách thủy. Chén 1: Tìm codein bằng phản ứng Lafon Nếu không có màu thì tiến hành chén 2. Chén 2: Tìm quinin bằng phản ứng huỳnh quang Cho vào cắn khô 2 ml nước, thêm vài giọt acid sulfuric 0,1%, đổ vào ống nghiệm, soi UV đồng thời với một ống nghiệm khác có chứa nước cất. Nếu có huỳnh quang xanh, dùng phản ứng erythroquinin để kiểm chứng lại. Nếu không có huỳnh quang chuyển sang chén 3. Chén 3: Tìm strychnin bằng phản ứng oxy hóa trong môi trường acid Nếu không có sọc tím thì chuyển sang chén 4. Chén 4: Tìm atropin bằng phản ứng Vitali – Morin Nhỏ vào chén sứ vài giọt acid nitric đậm đặc. Làm bốc hơi cách thủy cho khô. Làm lại như trên một lần nữa và làm bốc hơi thật khô. Thêm 5 ml aceton cho tan hết cặn. Thêm vài giọt KOH/methanol, xuất hiện màu tím thì có atropin. Chén 5: Kiểm chứng lại nếu nghi ngờ.
- BÀI 5: CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học để tiến hành phân lập, phân tích định tính các chất độc kim loại. 2. ĐỊNH TÍNH CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ 2.1. Bismuth: phản ứng Leger Phản ứng dựa trên sự thành lập tủa màu đỏ cam iodobismutit quinin trong dung môi hữu cơ. Trong ống nghiệm, cho 5 ml dung dịch thử, vài tinh thể quinin sulfat, thêm 1 giọt dung dịch formo-iodur. Xuất hiện tủa đỏ cam. Thêm 10 giọt ethyl acetat, lắc đều, lớp dung môi màu đỏ cam. Muối bismuth khi phản ứng với NaOH tạo tủa trắng, phản ứng với KI tạo kết tủa đen. 2.2. Crom: phản ứng Cazeneuve Trong môi trường acid phosphoric, dung dịch diphenyl carbazid tạo với dung dịch cromat và dicromat một màu tím hồng. Cr3+ cần oxy hóa thành Cr6+ bởi dung dịch kali persulfat trong môi trường acid với sự hiện diện của Ag+ làm xúc tác. Trong ống nghiệm, cho 5 ml dung dịch thử, thêm 1 – 2 giọt AgNO3 1% và 0,01 g kali persulfat. Cách thủy trong 15 phút. Thêm 5 giọt HCl 0,1M. Đun một lần nữa trên cách thủy đến sôi trong vài phút, làm nguội, thêm 2 giọt acid phosphoric, 5 giọt diphenyl carbazid 1%. Màu hồng tím xuất hiện. 2.3. Mangan: phản ứng Marshall Mn2+ bị oxy hóa thành Mn7+ bằng dung dịch kali persulfat trong môi trường acid với sự hiện diện ion Ag+ làm chất xúc tác, xuất hiện màu hồng tím. Trong ống nghiệm, 5 ml dung dịch thử, 1 giọt acid phosphoric đậm đặc, 1 giọt AgNO3 1%, 0,01 g kali persulfat, cách thủy đến sôi trong 15 phút. Có màu hồng tím.
- 2.4. Chì Phản ứng với dithizon: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch thử, thêm 2 giọt dithizon, xuất hiện màu hồng tím. Phản ứng với KI: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch thử, thêm 2 – 3 giọt KI 1%, có tủa vàng xuất hiện. Phản ứng với kali dicromat: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch thử, thêm 2 – 3 giọt kali dicromat, xuất hiện tủa vàng, không tan trong acid acetic, tan trong acid vô cơ và kiềm. 3. ĐỊNH LƯỢNG THỦY NGÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC CHẤT Cu2I2 sẽ phối hợp với ion Hg2+ trong dung dịch để tạo phức chất có màu. So sánh với 1 giai mẫu có nồng độ đã biết. Từ đó, suy ra lượng thủy ngân trong dịch thử. Lấy 0,5 – 6 ml dung dịch thử. Nếu cần thêm dung dịch hấp phụ đến thể tích 6 ml, thêm 4 ml dung dịch thành phần. Lắc cẩn thận, để 10 phút, so với giai mẫu. Pha giai mẫu: ỐNG 1 2 3 4 5 6 7 ỐNG ĐO Dung dịch hấp phụ (ml) 6 5,9 5,8 5,6 5,4 5,2 5 0 Dung dịch mẫu 0,01 mg/ml (ml) 0 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 1 6 ml dd thử Dung dịch thành phần (ml) 4 4 4 4 4 4 4 4 Lượng Hg (microgam) 0 1 2 4 6 8 10 ? Để yên 15 phút, lắc đều và so màu. Pha dung dịch thành phần: Cho vào becher 16 ml dung dịch natri sulfit 2,5N. Thêm từ từ và khuấy cho tan hết 8 ml dung dịch CuSO4 7% (dung dịch phải trong). Tiếp tục cho vào 12 ml NaHCO3 8%, khuấy đều. Dung dịch thu được trong suốt và có màu xanh lơ.
- BÀI 6: CHẤT ĐỘC DỄ BAY HƠI: ETHANOL, METHANOL 1. MỤC TIÊU Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học để tiến hành phân lập, phân tích định tính các chất độc bay hơi: ethanol, methanol. 2. ĐỊNH TÍNH ETHANOL 2.1. Phản ứng tạo iodoform Cho 1 ml dung dịch nghiên cứu vào ống nghiệm, thêm 1 ml dung dịch NaOH hoặc K2CO3 10% và từng giọt dung dịch iod 1% đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Đun cách thủy (không quá 50oC), nếu có ethanol sẽ có mùi iodoform, nếu có nhiều ethanol sẽ thấy tủa iodoform. 2.2. Phản ứng tạo ethyl acetat Thêm bột natri acetat khô vào 1 ml dung dịch thử đến khi bão hòa, thêm 2 – 3 giọt acid sulfuric đậm đặc. Đun sôi cách thủy đến khi ngửi thấy mùi ethyl acetat. Mùi sẽ dễ nhận hơn nếu đổ hỗn hợp phản ứng vào thể tích nước gấp 2 – 2,5 lần. 3. ĐỊNH TÍNH METHANOL Oxy hóa methanol thành formaldehyd, rồi định tính formaldehyd vừa mới sinh ra, hoặc dùng phản ứng ester hóa với acid salicylic thành methyl salicylat có mùi đặc biệt. 3.1. Phản ứng oxy hóa methanol Cho 5 ml dung dịch thử vào ống nghiệm, thêm 2 – 3 ml acid sulfuric 10%, làm lạnh bằng nước đá. Sau đó thêm 5 giọt KMnO4 1%. Để yên 15 – 20 phút, khử KMnO4 thừa bằng cách thêm từng giọt natri sulfit 15% cho đến khi mất màu tím của KMnO4. Lấy 1 ml dung dịch trên, cho vào 2 – 3 giọt acid sulfuric đậm đặc. Sau khi để nguội, thêm 1 ml dung dịch Fuchsin sulfuro. Khi có formaldehyd sẽ xuất hiện màu xanh hay màu tím xanh (sau 15 phút). 3.2. Phản ứng ester hóa methanol Cho 1 ml dung dịch thử vào ống nghiệm, thêm 0,03 g acid salicylic và 2 – 3 giọt acid sulfuric, đun nóng. Nếu có methanol, sẽ ngửi thấy mùi methyl salicylat.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng thực hành nuôi cấy mô thực vật
39 p | 707 | 245
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa Tập 2 (Phần 1)
42 p | 498 | 194
-
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Phần II-VIII)
39 p | 353 | 173
-
Bài giảng Giải phẩu - sinh lý hệ bài tiết (P1)
30 p | 456 | 90
-
Giáo trình độc chất học đại cương
171 p | 597 | 68
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương VIII - Trần Thị Diệp Nga
67 p | 166 | 36
-
BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 - BS. BÙI DUY QUỲ - 1
20 p | 145 | 19
-
Giải phẩu học: Mô cơ
15 p | 106 | 16
-
Dinh dưỡng và thực phẩm: Cacbohydrat
7 p | 124 | 15
-
Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: HÔN MÊ
4 p | 102 | 10
-
BẢO VỆ SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ SỨC KHỎE – 9
23 p | 81 | 8
-
Chống độc Ngộ độc các thuốc và hóa chất gây co giật
9 p | 106 | 6
-
Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh
5 p | 142 | 5
-
KIẾN THỨC SINH SẢN - GIẢM BIẾN CHỨNG CỦA THAI KỲ - 6
20 p | 71 | 4
-
Tập bài giảng Hồi sức cấp cứu (NUR 313): Ngộ độc cấp và chăm sóc điều dưỡng - ThS. BS. Nguyễn Phúc Học
38 p | 10 | 4
-
CƠ THỂ NGƯỜI - BỘ NÃO VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐẠI NÃO – 9
25 p | 60 | 3
-
CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG BẤT NGỜ - 2
16 p | 69 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn