YOMEDIA
ADSENSE
Bài Giảng Thuế - Bài 3
297
lượt xem 141
download
lượt xem 141
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ khâu sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Trong khái niệm trên ta thấy có phạm trù giá trị gia tăng. Vậy giá trị gia tăng là gì. Cách tính thuế trên giá trị gia tăng như thế nào, ta sẽ nghiên cứu ví dụ sau để trả lời các câu hỏi trên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài Giảng Thuế - Bài 3
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng BÀI 3: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Nội dung Mục tiêu • Khái niệm đặc điểm của thuế • Hiểu được bản chất và đặc trưng của thuế giá trị GTGT; gia tăng; • Đối tượng nộp thuế; • Xác định đối tượng nộp thuế và chịu thuế theo • Đối tượng chịu thuế và đối quy định; tượng không chịu thuế GTGT; • Tính được số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng • Các phương pháp tính thuế phương pháp tính khấu trừ và phương pháp tính GTGT; trực tiếp trên giá trị gia tăng; • Hóa đơn chứng từ; • Nắm được các quy định về đăng ký, kê khai nộp • Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế thuế GTGT, hoàn thuế GTGT. GTGT. Hướng dẫn học • Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1, chú trọng đến các yếu tố cấu thành một sắc thuế và các quy định đăng ký kê khai thuế trong phần quản lý thuế. • Nghiên cứu nội dung, bài giảng powerpoint để nắm được những vấn đề cơ bản về sắc thuế này. • Nghiên cứu các văn bản quy định về việc thực hiện thuế giá trị gia tăng. • Làm các bài tập và trả lời câu hỏi. Thời lượng học • Tìm đọc các tình huống thực tế về thuế giá trị • 12 tiết gia tăng. 55
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống Trong bài 2, chúng ta đã tính được thuế nhập khẩu của lô hàng gồm 500 chai rượu vang mà Công ty cổ phần đầu tư Việt Nga nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Câu hỏi đặt ra là Công ty chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với lô hàng trên hay còn phải nộp thêm thuế nào khác nữa. Câu trả lời là Công ty còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Tại sao lô hàng nhập khẩu đã chịu thuế nhập khẩu rồi lại phải chịu cả thuế giá trị gia tăng? Khi công ty cổ phần đầu tư Việt Nga bán toàn bộ lô hàng trên, công ty lại phải tính thuế giá trị gia tăng lần nữa. Vậy có hiện tượng trùng lắp thuế ở đây không. Trong thực tế chúng ta được nghe nói rất nhiều về hóa đơn đỏ hay hóa đơn giá trị gia tăng, về hoàn thuế giá trị gia tăng, về tính ưu việt của thuế giá trị gia tăng, về ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng trong việc làm minh bạch hóa các quan hệ mua bán hàng hóa dịch vụ ... Các câu trả lời trên sẽ được trình bày qua nội dung Bài 3 về Thuế giá trị gia tăng, một sắc thuế có phạm vi tác động ở tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. 56
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng 3.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng 3.1.1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ khâu sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Trong khái niệm trên ta thấy có phạm trù giá trị gia tăng. Vậy giá trị gia tăng là gì. Cách tính thuế trên giá trị gia tăng như thế nào, ta sẽ nghiên cứu ví dụ sau để trả lời các câu hỏi trên. Với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu được thể hiện qua bảng sau: Thuế giá trị gia tăng Cơ sở Sản Giá bán chưa Giá trị Số thuế GTGT Giá mua kinh doanh phẩm có thuế GTGT gia tăng phải nộp Dệt Sợi Sợi 0 100 100 10 May Áo 100 150 50 5 Thương mại Áo 150 160 10 1 Tổng cộng 160 16 Qua bảng trên ta thấy cơ sở sản xuất sợi tạo ra phần giá trị gia tăng là 100, với mức thuế suất thuế GTGT là 10%, số thuế mà cơ sở này phải nộp NSNN là 10. Về bản chất, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu do vậy là bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa. Công ty may mua sợi dệt thành áo, khi mua sợi công ty may phải bỏ ra số tiền là 110 trong đó có 10 là tiền thuế GTGT, đúng bằng số thuế công ty sợi phải nộp cho Nhà nước. Công ty may sản xuất ra sản phẩm là áo bán với giá chưa có thuế là 150, phần giá trị gia tăng công ty may tạo ra là 50, thuế giá trị gia tăng nhà nước thu được là 5. Công ty thương mại khi mua sản phẩm của công ty may phải trả số tiền là 165, trong đó có thuế giá giá trị gia tăng là 15. Khi thu được 15 tiền thuế, Công ty may lấy về cho mình 10, là số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua sợi, còn lại 5 nộp cho Nhà nước. Việc Công ty may lấy về cho mình 10 được gọi là khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Công ty thương mại bán cho người tiêu dùng với giá 160 sẽ cộng thêm 16 tiền thuế giá trị gia tăng. Khi thu được 16, Công ty thương mại lấy về 15 và nộp cho Nhà nước 1. Như vậy tổng số thuế giá trị gia tăng Nhà nước thu được qua 3 cơ sở sản xuất kinh doanh là 16, đúng bằng số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu. Để hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng. 3.1.2. Đặc điểm Thuế GTGT được áp dụng lần đầu tiên tại Pháp năm 1954 nhưng chỉ sau 50 năm đã có hơn 100 quốc gia trên thế giới áp dụng loại thuế này bởi những ưu điểm của nó không chỉ đem lại nguồn thu ổn định cho Ngân sách Nhà nước mà còn giúp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những ưu thế này của thuế giá trị gia tăng bắt nguồn từ những đặc trưng của loại thuế này, cụ thể: 57
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu nên có đầy đủ các đặc điểm của thuế gián thu, như là một bộ phận cấu thành giá bán của hàng hoá dịch vụ và có tính luỹ thoái (mức độ động viên của thuế trên thu nhập giảm khi thu nhập tăng). • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng đánh trên thu nhập dành cho tiêu dùng của các cá nhân. Người tiêu dùng cuối cùng là người gánh chịu loại thuế này. • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế nhiều giai đoạn đánh ở tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. • Thuế giá trị gia tăng chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm nên khắc phục tính trùng lắp của thuế Thuế gián thu doanh thu trước đây. • Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi sự hợp nhất hay chia tách các giai đoạn của quá trình sản xuất hay nói cách khác thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao. • Thuế giá trị gia tăng có tính lãnh thổ, loại thuế này chỉ đánh trên các hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong phạm vi một quốc gia. 3.1.3. Vai trò • Thuế giá trị gia tăng đóng góp một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước thông qua quá trình chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ. Thực tế ở nước ta cho thấy thuế giá trị gia tăng chiếm khoảng hơn 20% tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí. • Các qui định về khấu trừ và hoàn thuế thuế giá trị gia tăng đã góp phần thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tăng cường công tác hạch toán kế toán và sử dụng hóa đơn, chứng từ trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. • Thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu do thuế giá trị gia tăng chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm không bị trùng lắp như thuế doanh thu trước đây. • Thuế giá trị gia tăng góp phần hoàn thiện hệ thống thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2. Đối tượng nộp thuế • Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng có thể chia thành 2 nhóm đối tượng o Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh. o Các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT. • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: o Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. 58
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã o hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp o tác kinh doanh theo Luật Đầu tư, các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh o doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. 3.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. Luật Thuế GTGT hiện hành qui định 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT với các tính chất như: • Các loại máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu về làm TSCĐ nhằm tăng cường năng lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. • Hàng hoá là các sản phẩm trồng trọt chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân mới qua sơ chế. • Hàng hoá, dịch vụ không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thông thường như hàng nhập khẩu phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng nhập khẩu phục vụ cho giáo dục đào tạo, v.v... • Hàng hoá, dịch vụ được cung cấp không nhằm mục đích kinh doanh như vận tải công cộng, thoát nước, y tế, giáo dục, bảo hiểm nhân thọ, v.v... Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng • Hàng hoá dịch vụ được sản xuất, kinh doanh bởi các nhóm đối tượng có thu nhập thấp. • Hàng hoá dịch vụ Nhà nước có chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho phát triển trong giai đoạn đầu như: môi giới chứng khoán, phần mềm máy tính, v.v... 3.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng Theo qui định của Luật Thuế GTGT hiện hành, có hai phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 3.4.1. Phương pháp khấu trừ Thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT × Thuế suất thuế GTGT 3.4.1.1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng Theo qui định hiện hành thuế GTGT có 3 mức thuế suất: 59
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng • Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế, vận tải quốc tế, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: o Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu. o Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế. o Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại: Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các Hàng hóa đánh thuế 0% hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài. Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. o Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. Các hàng hóa, dịch vụ khác: o Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất. o Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa. o Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%. o Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: o Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. o Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. o Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. o Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu. 60
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: o Tái bảo hiểm ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. o Xăng, dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa. o Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. o Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động. • Thuế suất 5%: Áp dụng đối với các hàng hoá thiết yếu, các hàng hóa thuộc diện được nhà nước hỗ trợ để phát triển như sản phẩm cơ khí, dịch vụ nghiên cứu khoa học, thức ăn chăn nuôi, v.v... • Thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không áp dụng mức thuế suất 0% và 5%. Trong tiến trình cải cách thuế GTGT nhằm đảm bảo tính trung lập của loại thuế này xu hướng chỉ còn 2 mức thuế suất 0% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và 8% áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh tiêu dùng trong nước. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Ví dụ 3.1. Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ, nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. 3.4.1.2. Giá tính thuế giá trị gia tăng • Giá tính thuế GTGT về nguyên tắc là giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế GTGT o Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. 61
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Ví dụ 3.2. Công ty A bán điều hòa và cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí cho khách hàng trong phạm vi 10km. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng của điều hòa là 10.500.000 đồng/bộ. Chi phí vận chuyển vượt 10km là 5.000 đồng/km. Công ty áp dụng chính sách ưu đãi cho khách hàng mua 2 bộ trở lên với mức giảm giá 10% trên giá chưa có thuế. Khách hàng B mua 02 chiếc và thuê công ty vận chuyển về cơ sở của mình cách Công ty A 30 km. Xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra của nghiệp Tính thuế vụ bán hàng trên biết thuế suất thuế GTGT đối giá trị gia tăng với điều hòa là 10%, đối với hoạt động vận chuyển là 5%. Doanh nghiệp ghi giá hàng mua và chi phí vận chuyển trên cùng hóa đơn. Hướng dẫn: Do giá mua và chi phí vận chuyển ghi trên cùng hóa đơn nên cả hai mặt hàng phải chịu cùng mức thuế suất 10%. Thuế GTGT đầu ra = (2 × 10.500.000 × 90% + 20 × 5.000) × 10% = 1.900.000 đồng Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, o tặng, khuyến mại hoặc để trả thay lương là giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh o xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất o vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. Ví dụ 3.3. Công ty rượu A trong tháng 9/N có tài liệu như sau: Xuất bán 1.000 lít rượu trắng. Giá bán chưa có thuế GTGT là 12.500 đồng/lít. Xuất 100 lít rượu trắng phục vụ hội nghị công nhân viên chức. Xuất 500 lít rượu trắng để sản xuất rượu mạnh. Do 500 lít rượu trắng được xuất dùng để tiếp tục chu trình sản xuất nên không phải chịu thuế giá trị gia tăng còn 100 lít xuất phục vụ hội nghị công nhân viên chức được sử dụng nội bộ nên phải chịu thuế giá trị gia tăng với giá tính thuế bằng giá tính thuế của rượu trắng bán ra là 12.500 đồng/lít Thuế giá trị gia tăng đầu ra của tháng 9/N là: 11000 × 12.500 × 10% = 13.750.000 Đối với dịch vụ cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho o tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị v.v... là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định. 62
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Ví dụ 3.4. Công ty A có 2 tầng nhà cho thuê. Khách hàng thuê tầng 2 trả tiền hàng tháng với giá chưa thuế GTGT là 25 triệu. Khách hàng tầng 3, trả 6 tháng một lần với giá chưa thuế GTGT là 132 triệu. Trong tháng 6/N, cả hai khách hàng đều thanh toán tiền thuê thì: Giá tính thuế đối với khách hàng tầng 2 là 25 triệu Giá tính thuế đối với khách hàng tầng 3 là 132 triệu Dịch vụ Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, o cho thuê tài sản trả chậm là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm), không tính theo số tiền trả góp, trả chậm từng kỳ. Ví dụ 3.5. Công ty xe máy X bán xe Future Neo theo 2 hình thức: Trả ngay một lần, giá thanh toán là 27,5 triệu (trong đó thuế GTGT là 2,5 triệu) o Trả góp trong 12 tháng: Ngay khi nhận trả 15 triệu; số còn lại trả đều 1,1 o triệu/tháng. Hãy tính giá tính thuế đối với xe máy theo phương thức trả góp? Hướng dẫn: Giá tính thuế GTGT đối với xe máy trả góp = 27,5 – 2,5 = 25 triệu đồng Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm: tiền o công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu. Đối với xây dựng, lắp đặt: o Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Ví dụ 3.6. Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Ví dụ 3.7. Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng (1500 triệu đồng – 1000 triệu đồng). Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. Ví dụ 3.8. Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất. 63
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó: Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng. Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng. (80 + 120) × 10% = Thuế GTGT 10%: 20 tỷ đồng. Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng. Bên A: Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT) Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định. Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật do các cơ sở kinh o doanh được Nhà nước giao đất xây dựng để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất thì giá tính thuế GTGT là giá thực tế chuyển nhượng cơ sở hạ tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT, trừ tiền sử dụng đất phải nộp vào NSNN theo giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời Cơ sở hạ tầng điểm giao đất. Trường hợp cơ quan Nhà nước có khu chế xuất thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất đã có cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó cơ sở kinh doanh trúng đấu giá đất xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng để bán thì giá tính thuế GTGT là giá thực tế chuyển nhượng nhà, cơ sở hạ tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất trừ giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Đối với cơ sở hạ tầng do cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu o tư cho thuê trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ để cho thuê lại là giá cho thuê chưa có thuế GTGT, trừ giá thuê đất phải nộp NSNN. Ví dụ 3.9. Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 300.000 đồng/m2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty Z thuê 5.000 m2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng) là 800.000 đồng/m2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần. Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm là: (5.000 m2 × 800.000đồng) – (5.000 m2 × 300.000đồng) × 01 năm = 2.500.000.000đồng. Thuế GTGT là: 2.500.000.000 đồng × 10% = 250.000.000 đồng. 64
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT đối với nhà, o hạ tầng gắn với đất được trừ giá đất theo giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng bất động sản. Ví dụ 3.10. Công ty Đầu tư và phát triển nhà X được Nhà nước giao 10.000 m2 đất để xây dựng nhà bán, trong đó 3.000 m2 đất sử dụng làm đường nội bộ trong khu quy hoạch không phải nộp tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước theo giá 2.000.000 đồng/m2. Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 50 m2, giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 800 triệu đồng (trong đó giá nhà 600 triệu đồng, giá chuyển quyền sử dụng đất là 200 triệu đồng). Giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là: 800 – (50 × 2.000.000) = 700 triệu đồng Thuế GTGT đầu ra là: 700 triệu đồng × 10% = 70 triệu đồng Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và o dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT. Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, o không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như vé cước vận o tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) Giá chưa có thuế GTGT = 1 + (%) Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng o theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói doanh thu của cơ sở kinh doanh được xác định là giá đã có thuế GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên không thuộc diện chịu thuế GTGT tại Việt Nam. Ví dụ 3.11. Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, tham quan theo chương trình thoả thuận, trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 17.000 VNĐ Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau: Doanh thu chịu thuế GTGT là: (32.000 – 10.000) × 17.000 = 374.000.000 đồng 65
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng 374.000.000 = 340.000.000 đồng Giá tính thuế GTGT là: 1 + 10% Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm o tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có), khoản thu từ dịch vụ này được xác định là giá đã có thuế GTGT. Đối với sách, báo, tạp chí bán theo giá bìa, theo o quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. Ví dụ 3.12. Nhà xuất bản Văn học bán sách văn học cho Công ty phát hành sách: Giá in trên bìa (giá có thuế GTGT) là 6.300 đồng/quyển, phí phát hành (25%) là 1.575 đồng/quyển. Giá tính thuế GTGT xác định như sau: Trường hợp Nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hành thì giá tính thuế của xuất bản phẩm được xác định: Giá ghi trên bìa – Phí phát hành Giá tính thuế ở khâu xuất bản = 1 + Thuế suất 6.300 đồng – 1.575 đồng = = 4.500 đồng/quyển 1 + 5% Thuế GTGT đầu ra ở khâu xuất bản là: 4.500 × 5% = 225 đồng/quyển. Tổng số tiền thanh toán là: 4.500 + 225 = 4.725 đồng/quyển Giá tính thuế ở khâu phát hành (ở Công ty phát hành sách) là: 6.300 = 6.000 đồng/quyển 1 + 5% Thuế GTGT đầu ra: 6.000 đồng/quyển × 5% = 300 đồng/quyển. Thuế GTGT phải nộp ở khâu phát hành sách là: 300 – 225 = 75 đồng/quyển (Giả định không có thuế GTGT đầu vào khác). Trường hợp Nhà xuất bản bán xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng, giá tính thuế GTGT của hoạt động xuất bản được xác định như sau: Giá ghi trên bìa Giá tính thuế ở = khâu xuất bản 1 + Thuế suất Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực o hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba o của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được. 66
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng • Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử o dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc o thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu o thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng o nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng o mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. o 3.4.1.3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bao gồm: Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm o cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng o từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính theo công thức: Thuế Giá tính Thuế Thuế Thuế suất thuế = + + × GTGT hàng thuế NK NK TTĐB GTGT nhập khẩu Ví dụ 3.13. Công ty A nhập khẩu 100 chiếc điều hòa của Malaysia. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu là 120 USD/chiếc. Thuế suất thuế nhập khẩu điều hòa là 15%. Thuế suất thuế TTĐB của điều hòa là 15%; thuế suất thuế GTGT là 10%. Tỷ giá 1USD = 18.000 VNĐ. Xác định thuế GTGT mà công ty nộp cho số hàng nhập khẩu trên? Hướng dẫn: Thuế nhập khẩu phải nộp = 100 × 120 × 15% × 18.000 = 32.400.000 đồng Thuế TTĐB phải nộp = (100 × 120 × 18.000 + 32.400.000) × 15% = 37.260.000 đồng Thuế GTGT của lô hàng nhập khẩu = (100 × 120 × 18.000 + 32.400.000 + 37.200.000)× 10% = 28.566.000 đồng 67
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì: Giá thanh toán Thuế Thuế suất, Thuế GTGT của hàng (tiền bán vé, bán tem...) = × GTGT hoá, dịch vụ đó 1 + (%) Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó • Các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh o hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh o doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Ví dụ 3.14. Công ty A tháng 9/N, có tài liệu sau: Doanh thu bán xe đạp là 1.000 triệu đồng; Doanh thu bán xe lăn là 200 triệu đồng; Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào: Dùng cho sản xuất xe đạp là 75 triệu đồng; Dùng cho xe lăn là 10 triệu đồng ; Khấu trừ thuế Dùng cho cả hai mặt hàng là 6 triệu Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 75 + 6 x 1.000 /(1000 + 200) = 80 triệu đồng Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh o doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Ngoại trừ các TSCĐ sau: TSCĐ chuyên dùng để sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, công ty tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học. Tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của o doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. 68
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm o nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được xác định như sau: Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hoá là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Việc kê khai nộp thuế GTGT thực hiện tại văn phòng trụ sở chính. Thuế GTGT đầu vào hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do o thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, mất trộm không được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc o hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác o định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót. Ví dụ 3.15. Cơ sở kinh doanh A có 01 hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 10/2/2009. Trong kỳ kê khai thuế tháng 2/2009, kế toán của cơ sở kinh doanh bỏ sót không kê khai hoá đơn này thì cơ sở kinh doanh A được kê khai và khấu trừ bổ sung tối đa là kỳ kê khai tháng 7/2009. • Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau: o Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài. o Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20.000.000 đồng theo giá đã có thuế GTGT. o Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ 3.16. Tháng 9/N, công ty A tập hợp được Thuế GTGT đầu vào trên các hóa đơn chứng từ mua vào là 54 triệu. Trong đó có 3 hóa đơn: 69
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Hóa đơn 1: Giá chưa thuế 15 triệu đồng, thuế GTGT 1,5 triệu đồng; Hóa đơn 2: Giá chưa thuế 20 triệu đồng, thuế GTGT 2 triệu đồng. Thanh toán qua ngân hàng Hóa đơn 3: Giá chưa thuế 30 triệu đồng; thuế GTGT 3 triệu đồng. Thanh toán 1/2 bằng tiền mặt, 1/2tiền gửi ngân hàng. Xác định thuế GTGT được khấu trừ của các hợp đồng trên? Điều kiện để khấu trừ thuế Hướng dẫn: Hợp đồng 1: Được khấu trừ hết Hợp đồng 2: Được khấu trừ hết Hợp đồng 3: Được khấu trừ 1/2 × 3 = 1,5 triệu đồng Ngoài các điều kiện trên đối với hàng hoá xuất khẩu và coi như xuất khẩu cần phải có các hồ sơ để chứng minh hàng thực sự xuất khẩu mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Xem phụ lục 2. Điều kiện, thủ tục để khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu). 3.4.2. Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bao gồm: • Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam. • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. • Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Cách xác định thuế GTGT phải nộp: • Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. Số thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT GTGT của hàng hoá, = × dịch vụ chịu thuế phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đó Doanh số của hàng hoá, GTGT của hàng Giá vốn của hàng hoá, = – hoá, dịch vụ dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra và giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra được xác định theo giá thanh toán đã bao gồm cả thuế GTGT. • GTGT xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: o Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Doanh số Doanh số Giá vốn Doanh số mua = + – hàng bán ra trong kỳ tồn đầu kỳ tồn cuối kỳ 70
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Đối với ngành xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp o đặt công trình, hạng mục công trình trừ (–) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. o Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (–) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. o Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. o Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. o Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. o Đối với các ngân hàng thương mại, tổng doanh thu phát sinh trong kỳ bao gồm doanh thu của dịch vụ ngân hàng, doanh thu thu lãi tiền vay, tiền gửi; doanh thu các nghiệp vụ khác và chênh lệch của hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý (chênh lệch = doanh số – giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra). o Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (–) giá vốn của hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. • Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ: Số thuế GTGT GTGT của hàng hoá, Thuế suất thuế GTGT = × phải nộp dịch vụ chịu thuế của hàng hoá, dịch vụ đó Trong đó: GTGT của hàng Doanh số của hàng hoá, Tỷ lệ = × hoá, dịch vụ dịch vụ bán ra giá trị gia tăng • Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế: Số thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT Giá trị gia tăng của hàng = × hoá, dịch vụ chịu thuế ph ả i n ộ p của hàng hoá, dịch vụ đó 71
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Trong đó: Doanh thu Tỷ lệ GTGT của hàng hoá, = × dịch vụ ấn định giá trị gia tăng Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT được cơ quan thuế qui định đối với từng địa bàn kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ 3.18. Nhà hàng T trong tháng 9/N có tổng doanh số bán hàng là 125 triệu đồng. Nhà hàng sử dụng đầy đủ hoá đơn khi bán hàng nhưng không tập hợp được các hoá đơn mua nguyên vật liệu do mua hàng của các cá nhân kinh doanh không có hoá đơn. Cửa hàng phở Hùng béo phục vụ cho cá nhân, cửa hàng không sử dụng hoá đơn khi bán hàng cũng như không tập hợp được hoá đơn mua hàng. Cơ quan thuế tiến hành điều tra quyết định ấn định mức doanh thu hàng tháng của cửa hàng là 30 triệu đồng. Hãy xác định thuế GTGT mà nhà hàng T và cửa hàng Hùng béo phải nộp biết rằng tỷ lệ giá trị gia tăng ngành dịch vụ ăn uống do cơ quan thuế qui định là 35%, thuế suất thuế GTGT là 10%. Hướng dẫn: Nhà hàng T phải nộp 125.000.000 × 35% × 10% = 4.375.000 đồng Cửa hàng Hùng béo phải nộp 30.000.000 × 35% × 10% = 1.050.000 đồng 3.5. Hóa đơn chứng từ Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc lập hóa đơn, chứng từ khi mua bán hàng hóa như sau: • Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT). • Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử Lập hóa đơn thuế dụng hoá đơn bán hàng. • Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán. Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là: • Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh. • Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng. • Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng. Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp: 72
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng • Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành. • Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo. • Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế. • Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn. • Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng. • Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp. • Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp. Sử dụng và ghi hoá đơn, chứng từ trong một số trường hợp cụ thể xem tại phụ lục 3. 3.6. Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng 3.6.1. Kê khai thuế giá trị gia tăng Theo quy định hiện hành, các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế Tờ khai tính thuế GTGT kèm theo các bảng kê. Thời gian gửi tờ khai hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. • Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Kê khai thuế việc kê khai. • Việc xử lý sai sót sau khi kê khai được thực hiện như sau: o Trường hợp cơ sở kinh doanh đã gửi tờ khai cho cơ quan thuế, sau đó phát hiện có sự sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp thuế, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay cho tờ khai không đúng. o Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp sau. 3.6.2. Nộp thuế giá trị gia tăng Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nếu có cơ sở sản xuất hoạch toán phụ thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. 73
- Bài 3: Thuế giá trị gia tăng Nếu cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất. Nếu trường hợp cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế tại trụ sở chính phải nộp thuế GTGT: Theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế GTGT người nộp thuế đã nộp cho cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Ví dụ 3.19: Doanh nghiệp A đóng trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc tại Bà Rịa-Vũng Tàu, sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT với thuế suất 10%. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán, do đó, hàng tháng doanh nghiệp A có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế GTGT cho cơ sở hạch toán phụ thuộc theo tỷ lệ 2% trên doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT đối với hàng hoá do cơ sở sản xuất phụ thuộc tại Bà Rịa-Vũng Tàu sản xuất. Số thuế GTGT đã nộp cho cơ sở hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp A tại TP Hồ Chí Minh. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20 hàng tháng. 3.7. Hoàn thuế giá trị gia tăng Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc Nhà nước hoàn lại số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hoặc số thuế GTGT nộp thừa. Các trường hợp được hoàn thuế và xét hoàn thuế GTGT bao gồm: • Trường hợp 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Ví dụ 3.20. Công ty A có tình hình khấu trừ thuế GTGT như sau (đơn vị tính: triệu đồng) Luỹ kế thuế Thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT GTGT đầu vào Tháng đầu vào được đầu ra phải nộp chưa được khấu trừ khấu trừ 12 100 150 -50 - 50 1 150 140 +10 - 40 2 160 180 -20 -60 Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 60 triệu đồng. • Trường hợp 2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng 74
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn