Bài giảng Thương mại quốc tế: Chương 2
lượt xem 13
download
Bài giảng Thương mại quốc tế - Chương 2: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phân tích tính pháp lý của hợp đồng xuất nhập khẩu, tìm hiểu nội dung các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thương mại quốc tế: Chương 2
- HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (SALES/PURCHASE CONTRACTS)
- 2 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG • Phân tích tính pháp lý của hợp đồng xuất nhập khẩu. • Tìm hiểu nội dung các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu. 2
- 3 NỘI DUNG 1 Luật áp dụng trong hợp đồng 2 Mối quan hệ giữa luật và hợp đồng 3 Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4 Nội dung các điều khoản của hợp đồng 3
- 4 LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ • Điều ước quốc tế • Luật quốc gia • Tập quán mua bán quốc tế 4
- 5 ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Có 02 loại điều ước quốc tế • Điều ước quốc tế quy định những nguyên tắc pháp lý chung, mang tính chủ đạo đối với các hành vi thương mại như các Hiệp định song phương và đa phương. • Điều ước quốc tế quy định một cách trực tiếp quyền và nghiã vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế như các Công ước. Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 1980. Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu. Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế. Công ước Brussels 1924 về vận tải đường biển 5
- 6 CÁC NGUỒN LUẬT QUỐC GIA Luật Việt Nam Luật quốc tế • Bộ Luật dân sự. • Luật Anh – Mỹ • Luật thương mại. • Luật Châu Âu • Luật ngoại hối • Luật các công cụ chuyển nhượng. • Luật thanh toán quốc tế. 6
- 7 TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tập quán thương mại quốc tế chỉ áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong các trường hợp sau: • Khi được quy định trực tiếp trong hợp đồng • Khi được quy định trong điều ước quốc tế có liên quan. • Khi hợp đồng, điều ước quốc tế và luật quốc gia được dẫn chiếu tới cũng không có quy định gì về vấn đề tranh chấp. 7
- 8 CÁC TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) • Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC - 522) • Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP - 600) 8
- 9 MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT VÀ HỢP ĐỒNG Bệ cá chính là “Hiến pháp” làm nền tảng cho toàn bộ Hợp đồng phần còn lại. Mặt kính bao quanh là tượng trưng “Công luật”. Nước trong hồ là “Dân luật” “Hợp đồng” chẳng qua là con cá “bơi” trong hồ nước đó 9
- 10 TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ (SALES/PURCHASE CONTRACT) KHÁI NIỆM: Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thoả thuận giữa các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. 10
- 11 Ý NGHĨA CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU • Làm cơ sở cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình • Làm cơ sở giải quyết tranh chấp • Thực hiện những công việc mang tính thủ tục như hải quan, mở L/C, chuyển tiền, mua ngoại tệ, vay ngoại tệ. 11
- 12 ĐẶC ĐIỂM Chủ thể của hợp đồng đăng ký kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. Hàng hoá chuyển ra khỏi “biên giới hải quan”. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai bên hoặc cả hai bên. 12
- 13 BIÊN GIỚI HẢI QUAN LÀ GÌ? Thuật ngữ “biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từ thực tiễn sự hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác để xác định ranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 khẳng định đặc điểm này khi định nghĩa: 13
- 14 BIÊN GIỚI HẢI QUAN LÀ GÌ? (tt) 1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” (Điều 28, Luật thương mại năm 2005) 14
- 15 ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG CÓ HIỆU LỰC TẠI VN ĐIỀU KIỆN Đ H P Đ NG CÓ HI U Chủ thể Hàng hóa Nội dung Hình thức Người ký kết 15
- 16 CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở (điều 14,84).. 16
- 17 HÀNG HÓA MUA BÁN Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được XK, NK hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh (trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm XK, tạm ngừng XK, hàng hóa thuộc Danh mục cấm NK, tạm ngừng NK). Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). 17
- 18 NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 402) đã quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: - Đối tượng của hợp đồng - Số lượng - Chất lượng - Giá cả - Phương thức thanh toán - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng - Quyền, nghĩa vụ của các bên - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Phạt vi phạm hợp đồng - Các nội dung khác 18
- 19 HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 27, Luật 19 TMVN 2005).
- 20 NGƯỜI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy quyền. (Điều 140-142, Luật dân sự 2005) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thương mại quốc tế của Việt Nam - Chương 2
48 p | 751 | 327
-
Bài giảng Nghiệp vụ thương mại quốc tế: Chương 2 - Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
79 p | 784 | 82
-
Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Văn Sơn
40 p | 607 | 70
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương 2: Các lý thuyết bàn về lợi ích của TMQT
61 p | 218 | 28
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế - Chương 2: Thiết chế thương mại quốc tế cơ bản
12 p | 194 | 25
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương 10 (phần 2): Chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu
23 p | 123 | 10
-
Bài giảng Thương mại quốc tế - Chương 2: Những khác biệt của mỗi quốc gia trong kinh tế chính trị
19 p | 110 | 10
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Tổ chức thương mại thế giới WTO
17 p | 14 | 9
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương 2: Các lý thuyết về lợi ích của ngoại thương
13 p | 100 | 8
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương 2: Những lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương
60 p | 113 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Minh Nhật
19 p | 31 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Các thiết chế thương mại quốc tế cơ bản (Trường ĐH Thương Mại)
12 p | 36 | 7
-
Bài giảng môn học Chính sách thương mại quốc tế - Chương 2: Lý thuyết về thương mại và quốc tế
6 p | 192 | 6
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế 1 (International economics 1) - Chương 2: Các lý thuyết hiện đại về Thương mại quốc tế
25 p | 12 | 5
-
Đề cương bài giảng Kinh doanh quốc tế - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
106 p | 7 | 4
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế: Chương 2 - Vũ Đức Cường
19 p | 65 | 3
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 2 - Tổ chức Thương mại Thế giới và các nguyên tắc pháp lý của WTO
5 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn