
Bài giảng Tiếp cận liệt vận động - ThS. Nguyễn Kinh Quốc
lượt xem 5
download

Bài giảng Tiếp cận liệt vận động trình bày triệu chứng liệt vận động, các hội chứng tủy. Tham khảo nội dung bài giảng để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận liệt vận động - ThS. Nguyễn Kinh Quốc
- TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG ThS NGUYỄN KINH QUỐC Bộ môn Thần Kinh
- Nhắc lại giải phẫu chức năng hệ vận động n Chức năng VĐ được duy trì nhờ hệ tháp, hệ ngoại tháp, tiểu não, và các tế bào VĐ NB, cơ quan thực hiện là các bắp cơ. Tổn thương bất cứ thành phần nào nêu trên đều gây ra các bất thường về VĐ. n Hệ tháp là tập hợp các tế bào VĐ TƯ, thân TB nằm chủ yếu tại các vùng vỏ não vận động thùy trán, sợi trục tập hợp lại thành bó tháp, đi xuống qua bao trong xuống thân não, phần lớn bắt chéo tại hành não sang đối bên rồi đi xuống tủy sống theo bó tháp bên, tận cùng tiếp hợp với các tế bào vận động ngoại biên tại sừng trước tủy sống hoặc tại nhân các dây sọ vận động ở thân não.
- Nhắc lại giải phẫu chức năng hệ vận động n Hệ ngoại tháp là một mạng lưới phức tạp các neuron tại các nhân xám đáy não, hệ này cùng với tiểu não tác động lên hệ tháp và các TB VĐNB để điều chỉnh VĐ, chủ yếu cho phối hợp VĐ và các VĐ có tập luyện, tạo kỹ năng VĐ (chức năng trí nhớ VĐ). TB VĐ NB bắt đầu từ thân TB tại sừng trước tủy, đi ra theo rễ tủy VĐ, đám rối thần kinh, các dây thần kinh, và tới tiếp hợp thần kinh – cơ, hoặc từ các nhân dây sọ VĐ ở thân não theo các dây sọ tới cơ. n Chức năng VĐ được đánh giá ở ba khía cạnh: vận động hữu ý (voluntary), vận động phản xạ (reflex) và vận động tự động (automatic, vd cuời, ngáp).
- Dẫn truyền vận động Bó vỏ gai: § CN: VĐ hữu ý § Diện VĐ (4) sừng trước § Bó vỏ gai bên (bắt chéo) Bó vỏ gai trước (không bắt chéo)
- CHỨC NĂNG (phản xạ)
- CHỨC NĂNG (phản xạ duỗi chéo)
- CHỨC NĂNG (phản xạ gân cơ)
- Khai thác bệnh sử Có đúng là yếu cơ không? n Cần lưu ý xác định rõ vì bệnh nhân có thể nhầm lẫn yếu cơ với mất phối hợp VĐ (như hội chứng tiểu não), với chậm chạp VĐ (như hội chứng Parkinson) hoặc thậm chí với rối loạn CG (bệnh nhân khai bị tê, nhưng thực ra là yếu cơ, liệt cơ). Ngoài ra bệnh nhân cũng thường nói yếu hay thậm chí liệt tay chân để tả tình trạng mệt mỏi, thiếu sinh lực, suy nhược, suy kiệt, khi khám cần phải phân biệt rõ.
- Khai thác bệnh sử Phân bố triệu chứng như thế nào? n Yếu cơ một bên thân thể thường là do TT tại tủy hoặc não bộ (TT TƯ). Cần xem mức độ yếu cơ ở tay và ở chân có tương đương nhau không. Yếu cơ một tay hoặc một chân vẫn có thể do TT TƯ, nhưng cũng có thể là tổn thương tại rễ hoặc dây TK (TT TKNB). n Yếu liệt hai chi dưới hoặc tứ chi có thể do tổn thương thân não, tủy sống, TKNB hoặc tổn thương cơ. n Phân bố yếu cơ tại mỗi chi cũng quan trọng: bệnh TKNB thường gây yếu cơ ngọn chi trong khi bệnh cơ
- Khai thác bệnh sử Kiểu khởi phát triệu chứng: Yếu liệt khởi phát như thế nào? n Khởi phát đột ngột thường do NN MMáu (TBMMN, tủy),một số rối loạn chuyển hoá hay ngộ độc. n Khởi phát bán cấp từ vài ngày tới nhiều tuần thường do ung thư, bệnh nhiễm hoặc viêm. Chèn ép tủy do K di căn thường tiến triển nhanh, trong khi chèn ép tủy do bệnh lý CS hoặc do u lành tính thường từ từ. n Yếu liệt tiến triển từ từ trong nhiều tháng, vài năm thường do bệnh lý di truyền, bệnh thoái hóa, bệnh nội tiết hoặc khối u. n Bệnh TKNB và bệnh lý cơ nguyên phát có thể khởi phát cấp hoặc từ từ.
- Khai thác bệnh sử Quá trình diễn tiến bệnh: n Yếu tiến triển tăng dần từ lúc khởi phát chứng tỏ quá trình bệnh lý căn nguyên vẫn đang tiếp diễn. Triệu chứng dao động từng đợt chứng tỏ bản chất là bệnh mạch máu hoặc viêm. Triệu chứng tiến triển nặng từ từ đều đặn gợi ý căn nguyên u tân sinh hoặc bệnh lý thoái hoá. Triệu chứng dao động nhanh trong ngày, gắn với thời gian hoạt động cơ là đặc trưng của bệnh nhược cơ.
- Khai thác bệnh sử Các triệu chứng kèm theo: n Gồm rối loạn cảm giác, đau rễ, đau tại cột sống, bán manh và các bất thường các dây sọ khác, rối loạn cơ vòng, động kinh. Các triệu chứng này cùng với đặc điểm phân bố liệt giúp xác định gần đúng vị trí TT n Các bệnh lý chỉ gây triệu chứng vận động đơn thuần không có rối loạn cảm giác gồm tổn thương neuron vận động sừng trước tủy (xơ cứng cột bên teo cơ), tổn thương tiếp hợp thần kinh – cơ (bệnh nhược cơ), và tổn thương ngay tại cơ (bệnh cơ, viêm cơ). n Tiền sử: khai thác tiền sử bệnh, tiền sử phát triển (bệnh ở trẻ em), và tiền sử gia đình.
- Khám hệ vận động n Dáng đứng và đi: Nếu BN còn đi lại được, đánh giá tư thế đứng, dáng đi, các cử động tự động. n Nhìn bắp cơ: teo cơ, giả phì đại cơ, rung giật bó cơ, dinh dưỡng da vùng yếu cơ. n Trương lực cơ: khám bằng VĐ thụ động n Sức cơ: lưu ý phân bố yếu cơ giữa các vùng cơ thể và tại mỗi chi. n Phối hợp VĐ. n Phản xạ gân cơ: tăng, giảm phản xạ gân cơ, đa động. n Phản xạ nông – phản xạ tháp: PX da bụng, da bìu, PX cơ vòng hậu môn, PX da lòng bàn chân – dấu Babinski, dấu Hoffmann, Tromner.
- Định Vị Tổn Thương n Tất cả các phần khai thác bệnh sử, tiền sử và khám TK, cộng với các CLS cần thiết đều nhằm mục đích trước mắt là định khu vị trí tổn thương gây liệt VĐ. Các vị trí đó có thể là hệ TKTƯ (vỏ não, chất trắng dưới vỏ, bao trong, thân não, tủy sống), hệ TKNB (rễ tủy, đám rối, dây thần kinh), tiếp hợp thần kinh – cơ, hoặc ngay tại các bắp cơ. n Các yếu tố giúp định khu sang thương về LS gồm: liệt cứng hay mềm, khởi phát cấp, bán cấp hay từ từ, phân bố triệu chứng liệt trên cơ thể và tại mỗi chi (gốc, ngọn chi), đặc điểm các rối loạn CG đi kèm, các rối loạn cơ vòng, các PX bệnh lý, dấu teo cơ, rung giật bó cơ...
- Tổn thương TB VĐ TƯ (TB tháp) n Triệu chứng: Liệt mềm (giảm trương lực cơ, giảm phản xạ gân cơ) nếu tổn thương cấp tính, liệt cứng (tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân cơ) nếu tổn thương từ từ hoặc giai đoạn sau của tổn thương cấp tính. Kèm theo là mất phản xạ da bụng, da bìu; có dấu Babinski, không có hoặc có rất ít teo cơ.
- Tổn thương TB VĐ TƯ (TB tháp) Các vị trí tổn thương: n Tổn thương đại não thường gây triệu chứng nửa thân, tổn thương thân não có thể gây tổn thương một bên hoặc hai bên, tổn thương tủy thường gây TC 2 bên. + Tổn thương nội sọ cạnh đường giữa: (khe liên bán cầu) gây liệt cơ kiểu TƯ chủ yếu ở hai chi dưới do ảnh hưởng vùng vỏ não VĐ chi dưới của hai bán cầu ở sát đường giữa, có thể kèm rối loạn cơ vòng đường tiểu; giai đoạn muộn, hai tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Tổn thương TB VĐ TƯ (TB tháp) + Tổn thương vỏ não, dưới vỏ: n Liệt nửa thân không đồng đều, tùy theo vị trí tổn thương: TT nhỏ khu trú một vùng vỏ não gây yếu liệt khu trú một phần cơ thể nào đó, vd bàn tay đối bên; TT vùng vỏ não do đm não trước tưới máu có thể gây yếu liệt khu trú ở một chân đối bên, trong khi TT vùng do nhánh nông đm não giữa chi phối có thể gây yếu liệt khu trú ở tay và mặt đối bên. n Liệt không đồng đều trong cùng một chi: Liệt nặng ở ngọn chi hơn gốc chi; và liệt nhiều ở các cơ VĐ tinh vi.
- Tổn thương TB VĐ TƯ (TB tháp) n Thường kèm các dấu hiệu khác của tổn thương vỏ não: RL CG (tổn thương thùy đính), bán manh đồng danh (tồn thương phần sau, thùy chẩm), mất ngôn ngữ (tổn thương bán cầu ưu thế), rối loạn nhận thức thị giác – không gian và sơ đồ thân thể (tổn thương bán cầu phải), động kinh cục bộ VĐ. n Riêng trường hợp tổn thương rộng lan tỏa ở vỏ não và dưới vỏ gây yếu hoặc liệt đều cả tay chân và mặt đối bên, có thể kèm theo mất ngôn ngữ, tổn thương thị trường, hoặc rối loạn CG kiểu vỏ não. Phản ứng phù não nhiều gây chèn ép sang đối bên sẽ gây rối loạn sự thức tỉnh.
- Tổn thương TB VĐ TƯ (TB tháp) + Tổn thương bao trong: n Là nơi toàn bộ các sợi trục vận động tập trung lại sát nhau, thường gây yếu liệt nặng đều ở cả tay, chân và mặt đối bên. Ở từng chi cũng liệt toàn bộ, cả gốc và ngọn chi, ở tất cả các cơ. n Liệt vận động đơn thuần trong trường hợp tổn thương bao trong; Liệt kèm rối loạn cảm giác (giảm cảm giác, tăng cảm đau muộn…) trong tổn thương bao trong – đồi thị; Kèm mất ngôn ngữ “dưới vỏ” nếu có tổn thương thể vân; và kèm bán manh khi tổn thương tia thị.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
18 p |
135 |
13
-
Thuốc tác dụng trên hệ cholinergic (Kỳ 6)
5 p |
132 |
11
-
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN LIỆT HAI CHI DƯỚI
17 p |
143 |
9
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán hội chứng liệt hai chi dưới - BS. CKII Lưu Xuân Thu
39 p |
98 |
5
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Tầm soát nhiễm trùng ở thai phụ: HIV, viêm gan siêu vi và viêm âm đạo do vi khuẩn
3 p |
60 |
4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Tiếp cận nhiễm trùng thai nhi: Rubella, Cytomegalovirus và giang mai
4 p |
43 |
4


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
