intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về tiếp xúc cử tri - Ngô Tự Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:12

100
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan về tiếp xúc cử tri bao gồm những nội dung về đại biểu Quốc hội (ĐBQH) - đại biểu hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) và công tác tiếp xúc cử tri; một số hình thức tiếp xúc cử tri của ĐBQH và ĐBHĐND; một số vấn đề pháp lý nảy sinh trong công tác tiếp xúc cử tri của ĐBQH VÀ ĐBHĐND; cách để nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri của ĐBDC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về tiếp xúc cử tri - Ngô Tự Nam

  1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI Ông Ngô Tự Nam Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của  Ủy ban thường vụ Quốc hội
  2. 1.  ĐBQH  –  ĐB  HĐND  và  công  tác  tiếp xúc cử tri (TXCT) ­ ĐBQH:  ­ Được bầu bằng tổng tuyển cử tự do;  ­ Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả  nước; ­ Thay  mặt  cho  nhân  dân  ở  cơ  quan  quyền  lực  nhà  nước cao nhất;  ­ Là  cầu  nối  quan  trọng  giữa  chính  quyền,  nhà  nước  với nhân dân;  ­ ĐBQH  vừa  chịu  trách  nhiệm  trước  cử  tri,  vừa  chịu  trách  nhiệm  trước  cơ  quan  quyền  lực  nhà  nước  cao  nhất (ĐBQH là chủ thể của Quốc hội – Chủ tịch Quốc  hội Nguyễn Sinh Hùng)
  3. ĐBQH  –  ĐB  HĐND  và  công  tác  TXCT  (tiếp) ­ Công  tác  tiếp  xúc  cử  tri  của  ĐBQH  (điều  51­52,  Luật tổ chức Quốc hội): ­ ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát  của cử tri, thường xuyên TXCT, tìm hiểu tâm tư, nguyện  vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,  kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước  hữu quan; mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo  trước  cử  tri  về  việc  thực  hiện  nhiệm  vụ  đại  biểu  của  mình; ­ ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân; khi nhận được kiến  nghị,  khiếu  nại,  tố  cáo,  ĐBQH  có  trách  nhiệm  chuyển  đến người có thẩm quyền giải quyết,  đôn đốc, theo dõi  việc giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu  nại, tố cáo biết
  4. ĐBQH  –  ĐB  HĐND  và  công  tác  TXCT  (tiếp) ­ ĐBHĐND (điều 36, LTC HĐND & UBND) ­ Công tác tiếp xúc cử tri của ĐB HĐND (điều 39, LTC HĐND  & UBND):  + ĐBHĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri  ở đơn vị bầu ra  mình;  chịu sự  giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và  phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri;  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ  tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt  động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu và kiến  nghị của cử tri; +  Sau  mỗi  kỳ  họp  HĐND,  ĐBHĐND  có  trách  nhiệm  báo  cáo  với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các  nghị  quyết  của  HĐND,  vận  động  và  cùng  với  nhân  dân  thực  hiện các nghị quyết đó
  5. 2.  MỘT  SỐ  HÌNH  THỨC  TXCT  CỦA  ĐBQH VÀ ĐBHĐND ­ TXCT  theo  đơn  vị  bầu  cử  và  theo  các  cụm,  phường, xã: ­ TXCT theo giới, ngành; ­ TXCT  là  các  chuyên  gia  về  thu  thập  ý  kiến  xây  dựng luật; ­ Đảm  bảo  duy  trì  đều  đặn  tiếp  xúc  cử  tri  là  cán  bộ  công  nhân  viên  của  cơ  quan  nơi  các  ĐBQH,  ĐB HĐND công tác; ­ Hoạt động TXCT của ĐB HĐND
  6. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NẢY SINH  TRONG CÔNG TÁC TXCT CỦA ĐBQH VÀ  ĐBHĐND 3.1.  Những  khó  khăn,  vướng  mắc  từ  nguyên  nhân  pháp lý: ­ Điều 51, luật TCQH quy định “Mỗi năm ít nhất một lần  ĐBQH  phải  báo  cáo  trước  cử  tri  về  việc  thực  hiện  nhiệm vụ đại biểu của mình”, vậy chỉ bắt buộc “1 năm  một lần” thực hiện nhiệm vụ báo cáo trước cử tri, quy  định  này  dẫn  đến  một  số  trường  hợp  =>  thiếu  sự  liên  hệ chặt chẽ với cử tri; “Liên hệ chặt chẽ với cử tri” –  cơ chế để đảm bảo?; ­ Chưa  có  văn  bản  pháp  lý  quy  định  cụ  thể  thời  lượng  của một lần TXCT, cũng như quy trình thống nhất tiến  hành buổi TXCT của ĐBQH;
  7. 3.1.  Những  khó  khăn,  vướng  mắc  từ  nguyên nhân pháp lý (tiếp) ­ TXCT thường mang tính đại diện; cử tri được tham dự  Hội  nghị  tiếp  xúc  thường  thì  chỉ  phát  biểu  cùng  một  vấn  đề;  trong  khi  đó có ý kiến  đóng góp thì không  có  giấy mời tham dự; ­ Trong công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của  cử tri thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước  ở địa  phương  được  đoàn  ĐBQH  chuyền  đến  các  cơ  quan  chức năng thì tỷ lệ trả lời chưa cao; và cũng do đa số  ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm nên việc đôn đốc, theo  dõi  kết  quả  giải  quyết  kiến  nghị  của  cử  tri  còn  hạn  chế
  8. 3.2. Giải pháp pháp lý để nâng cao chất  lượng công tác TXCT ­ Thứ  nhất,  UBTVQH  sớm  ban  hành  quy  chế  về  TXCT, xác định rõ cơ chế, nội dung, hình thức tiếp  xúc  cử  tri,  trách  nhiệm  của  các  cơ  quan  hữu  quan  trong  tổ  chức  TXCT,  tạo  hành  lang  pháp  lý  để  các  cuộc  TXCT  đi  vào  thực  chất,  giảm  tính  hình  thức,  khắc phục tình trạng đại biểu “kiêm nhiệm” – cử tri  “chuyên nghiệp”; ­ Thứ  hai,  xây  dựng  văn  bản  pháp  lý  về  thời  lượng  một lần TXCT của ĐBQH và xây dựng một quy trình  thống nhất cho các lần TXCT của ĐBQH;
  9. 3.2. Giải pháp pháp lý để nâng cao chất  lượng công tác TXCT (tiếp) ­ Thứ  ba,  để  đảm  bảo  tính  rộng  rãi,  bình  đẳng,  dân  chủ, công khai trong TXCT, cần có văn bản pháp lý  quy  định  rõ  cử  tri  nào  muốn  tham  dự  thì  liên  hệ  và  đăng  ký  với  UBMTTQ  để  được  nhận  giấy  mời.  Đồng  thời,  cần  quy  định  cụ  thể  về  quyền  và  trách  nhiệm của cử tri khi tham gia dự buổi tiếp xúc; ­ Thứ tư, trong công tác giám sát việc giải quyết kiến  nghị của cử tri, cần có văn bản pháp lý để cụ thể hóa  các vấn đề:  ­ Quy định cụ thể cơ chế phối hợp với trách nhiệm cụ thể  của các cơ quan nhà nước trong giải quyết kiến nghị cử  tri;  ­ Tạo thêm kênh liên hệ để thông tin đến với cử tri nhanh  hơn; 
  10. 4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ  NĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐBDC ­ Những  yếu  tố  cần  thiết  để  cho  buổi  TXCT  hấp  dẫn, đạt hiệu quả mong muốn? ­ Cần có “Kỹ năng”! ­ Rèn luyện “Kỹ năng” cần có những yếu tố nào? ­ 1. Đề cao tinh thần trách nhiệm ­ 2. Không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao  trình độ ­ 3. Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ  năng truyền đạt 
  11. “Đổi mới cách thức tiếp xúc cử tri, bảo  đảm để ĐBQH liên hệ chặt chẽ, thường  xuyên, nắm bắt và phản ánh đầy đủ  nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, theo  dõi việc giải quyết và báo cáo kết quả với  cử tri”    (Một trong những kết luận của UBTVQH về việc xây dựng  Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động  của Quốc hội)
  12. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm  theo dõi của quý vị đại biểu! Chúc quý vị một năm mới Vạn sự  như ý, An khang thịnh vượng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2