intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Hồ Trần Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:73

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tư tưởng Hồ Chí Minh" Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng; nội dung của đại đoàn kết dân tộc; hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Hồ Trần Hùng

  1. 1
  2. Kết cấu : I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. 3. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc 4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế 2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 2
  3. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. - Truyền thống yêu nước, nhân ái tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được hình thành qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ huyền thoại Bà Âu cơ sinh trăm trứng, Hội nghị Diên Hồng quân dân cùng bàn bạc việc quân.. Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước…” 3
  4. - Yêu nước –nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành tình cảm tự nhiên , là lối sống, in đậm trong cấu trúc xã hội truyền thống tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình – làng xã- quốc gia b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.Quần chúng là người quyết định sự phát triển của lịch sử.
  5. Khẳng đinh vai tròcua quân chung ở 2 khia canh: ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̣ - Thứ nhât là vai trò trong lich sử xã hôi loai ́ ̣ ̣ ̀ ngươi, nhân dân làngươi san xuât ra cua cai vât ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ chât nuôi sông xãhôi, đồng thời sang tao ra cac ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ giátrị tinh thân, làđông lực phat triên xãhôi. ̀ ̣ ́ ̉ ̣ - Thứ hai là vai trò trong cach mang vô san. ́ ̣ ̉ Phương phap cach mang là phương phap bao ́ ́ ̣ ́ ̣ lực, muôn vây phai cólực lương quân chung. ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ 5
  6. Lênin cho rằng, nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó là giai cấp vô sản thì cách mạng không thể thực hiện được. Ông còn viết: giai cấp vô sản còn cần có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân lao động khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và ngay cả khi đang nắm chính quyền. Có thể nói vai trò của nhân dân trong lịch sử và vị trí của đoàn kết trong cách mạng vô sản là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
  7. c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Người am hiểu lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước xây dựng đất nước, Người nhận thức được trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã ghi lại những tấm gương đoàn kết của ông cha ta “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “khoan thư sức dân để làm kế lâu dài là thượng sách giữ nước… Người viết “Vì dân hăng hái kết đoàn, nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng”. Vua Quang Trung: ông đà chí cả mưu cao. Dân ta lại biết cùng nhau một lòng” 7
  8. Hồ Chí Minh đã kế thừa những bài học của ông cha ta để lại trong việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của mình. Năm 1954, khi đến thăm và nói chuyện với bộ đội tại Đền Giếng trước khi tiếp quản Hà Nội, Bác viết: Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Điều này thể hiện sự ghi nhớ công lao gây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta mà phần lớn là nhờ đoàn kết dân tộc và biết sử dụng người tài. 8
  9. - Phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ xx chịu tác động bởi hai hệ tư tưởng chủ yếu: - Theo tư tưởng phong kiến gồm các phong trào: cần vương, duy tân, yên thế. - Đầu thế kỷ xx hệ tư tưởng dân chủ tư sản du nhập vào Việt Nam, theo hệ tư tưởng này có các phong trào: Đông du, Duy Tân... - Nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt là CM tháng Mười Nga, bài học về huy động tập hợp lực lượng quần chúng công nông để giành và giữ chính quyền cách mạng. 9
  10. 2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng. - Từ thực tiễn khảo sát cách mạng Việt Nam và thế giới Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Cách mạng muốn thành công phải đoàn kết rộng rãi, quy tụ được mọi lực lượng cách mạng. Vì vậy đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược của cách mạng 10
  11. Hµm Ng hi Ho µng  Ho a Th¸m Phan Bé i Ch©u Phan Chu Trinh
  12. - Hình thức tổ chức lực lượng từng thời gian từng thời kỳ của cách mạng phải có sự điều chỉnh về sách lược và phương pháp cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng tập hợp. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng. - Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong MTVM, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. - Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng CNXH. 12
  13. -Muốn đoàn kết phải đặt lợi ích chung của tổ quốc và quyền lợi cơ bản của nhân dân, đó là mẩu số chung của đoàn kết. Người đánh giá cao vai trò của đoàn kết:”Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” Ai ơi xin nhớ chữ đồng Đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh 13
  14. Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta..dù giặc Mỹ có hung ác đến đâu, sức mạnh đoàn kết vĩ đại của chúng ta nhất định sẽ đánh thắng chúng Người tổng kết; Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. VD: Lật đổ chế độ thực dân phong kiến có không? Khó, nhưng ta đk nên ta lật đổ được. Lúc đầu kháng chiến với Pháp ta ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Pháp có không quân, hải quân ,xe tăng, thiết giáp..có Mỹ giúp. Lúc đó cơ đồ ta chỉ có tay không, nhưng chúng ta đã thắng vì we đoàn kết 14
  15. Người cho rằng sự nghiệp cách mạng rất to lớn nên những người làm cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó: “Người mình đã làm cách mạng nhiều rồi mà chưa thành công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau. Khi xâm lược nước ta thực dân Pháp dùng thủ đoạn chia để trị, vì vậy, chỉ có đoàn kết mới đánh lại được âm mưu chia rẽ của kẻ thù, chỉ có đoàn kết nước ta mới giành được độc lập”. Đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng và phát triển khối đđk dân tộc trong suốt cuộc đời hoạt động của Người 15
  16. Chuyện kể rằng năm 1958 khi đại tướng Trần Văn Trà ra miền Bắc được Bác mời cơm rất thân mật. Trong lúc chờ người cấp dưỡng dọn cơm lên 16
  17. b. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. - ĐĐK là mục tiêu của cách mạng nó phải được thể hiện trong đường lối chủ trương và chính sách của Đảng. -Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng lao động Việt Nam 3-1951, Người thay mặt Đảng tuyên bố: mục đích của Đảng lao động Việt Nam bao gồm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc” Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người nói: 17
  18. “Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho dân hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết, hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Hồ Chí Minh xem dân là gốc là lực lượng tự giải phóng nên đđk toàn dân không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ của cả dân tộc. Sức mạnh của đđk cũng là sức mạnh của nhân dân và Đảng chỉ là người lãnh đạo 18
  19. 3. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc. a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. - Quan niệm về dân của Hồ Chí Minh:Dân tộc VN, tổ quốc VN là cái chung và trong dân tộc trong tổ quốc bao gồm các tộc người, các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần xã hội.Bác nói “Mọi con dân nước Việt”, “con rồng cháu tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái,, giàu nghèo, quý tiện 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2