Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình
lượt xem 4
download
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân; Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình
- CHƯƠNG VI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Tình Bộ môn TTHCM, Khoa Lý luận chính trị, HVTC Sđt: 0946483579 Mail: tinh.hvtc11@gmail.com
- Kết cấu bài giảng: Bài giảng gồm có 5 phần: I . Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước III. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. IV. Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả V. Kết luận
- Qúa trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước • 1930 Chính cương vắn tắt: “dựng ra chính quyền công nông binh” • 1941 HNTW 8 Chương trình Việt Minh: “toàn thể ND liên hiệp và lập CP DCCH” • 1944 Thư gửi đồng bào toàn quốc: trước hết cần có 1 CP đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất cả các đảng phải cách mệnh, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra. • 1945 Khu giải phóng, UBNDCM được TL. Đây là hình ảnh nước VN mới phôi thai. • 1945 NNVNDCCH thành lập: NN của dân, do dân, vì dân.
- B – NỘI DUNG I. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân 1. Nhà nước của dân - Đó là nhà nước mà tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 có ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 Hiến pháp năm 1946 cũng khẳng định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”.
- 1. Nhà nước của dân - Khi nói nhà nước của dân, Hồ Chí Minh đã xác định tư cách, vị thế “là chủ” của nhân dân: ▪ Thứ nhất, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, dân bầu ra Nhà nước, chính quyền các cấp. ▪ Thứ hai, nhân dân có quyền kiểm soát giám sát và bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”. ▪ Thứ ba, dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì PL không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo HP và pháp luật.
- I. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân 2. Nhà nước do dân Thế nào là Nhà nước do dân? Nhà nước do dân là nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. (quyền, nghĩa vụ của dân) ▪ - Nhà nước do nhân dân lập nên, lựa chọn, bầu ra. ▪ - Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế. ▪ - Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, kiểm tra, giám sát. HCM yêu cầu: “Tất cả các CQNN là phải dựa vào ND, liên hệ chặt chẽ với ND, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của ND”. “Nếu CP làm hại dân thì dân có quyền đuổi CP” ▪ - Nhà nước do dân làm chủ thể hiện qua việc tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân (Dân làm chủ)
- I. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân 3. Nhà nước vì dân Thế nào là Nhà nước vì dân? - Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. (phục vụ ai?) ▪ + Mục đích hoạt động của nhà nước là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh đã nói: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. ▪ + Nhà nước phải biết kết hợp các loại lợi ích của dân, bảo đảm sự thống nhất, hài hòa, công bằng. ▪ + Muốn phục vụ tốt nhân dân, nhà nước phải thật sự trong sạch, liêm khiết, chống tham ô, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi. Cán bộ nhà nước phải là công bộc của nhân dân.
- II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước 1. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Nhà nước ta là nhà nước dân chủ của nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Như vậy, Người đã khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước ta. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Biểu hiện cụ thể: ▪ Một là, Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo ▪ Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước ▪ Ba là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tập trung dân chủ.
- II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước 2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước Sự thống nhất đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau: ▪ + Nhà nước dân chủ mới của ta ra đời là kết quả đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. ▪ + Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm cơ bản. ▪ + Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
- III. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 1. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến. ▪ Bản Tuyên ngôn độc lập đánh dấu sự ra đời của nhà nước mới - nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhờ đó, Chính phủ lâm thời do cuộc cách mạng của nhân dân lập nên có địa vị hợp pháp. ▪ Nhà nước hợp hiến: phải có Hiến pháp riêng. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành: ▪ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên (06/01/1946), lập Chính phủ chính thức (02/03/1946), ▪ Thông qua Hiến pháp đầu tiên (09/11/1946)…
- III. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 2. Hoạt động quản lí nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là nhà nước được cai trị bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. ❑ - Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc về Nhà nước pháp quyền, về vị trí, vai trò của pháp luật trong điều hành, quản lý xã hội. + Năm 1919, khi đưa ra bản Yêu sách tám điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật. + Trong bài “Việt Nam yêu cầu ca” (1920), Người viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
- III. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 2. Hoạt động quản lí nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống Người coi trọng việc đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân - Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là cán bộ trong ngành hành pháp và tư pháp. - Trong quá trình thực thi pháp luật cần đảm bảo tính khách quan, công bằng và bình đẳng, pháp luật không có vùng cấm. - Nhà nước phải điều hành bằng pháp luật, kết hợp với giáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ cách mạng cho nhân dân.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài - Vai trò của cán bộ: là gốc của mọi công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ. Người nhấn mạnh: ▪ “Cán bộ là sợi dây chuyền của bộ máy”, ▪ Là gốc của mọi công việc, ▪ Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém", ▪ Công tác cán bộ phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. - Tiêu chuẩn chung: cán bộ, công chức phải là những người “vừa có đức, vừa có tài”, “vừa hồng, vừa chuyên”
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài - Tiêu chuẩn cụ thể, Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. + Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ. + Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. + Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân + Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản". + Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước - Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Việt Nam mới, Người đặc biệt chỉ rõ các tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục: + Đặc quyền, đặc lợi Biểu hiện: cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền làm lợi cá nhân mình, dẫn đến sa vào chủ nghĩa cá nhân. + Tham ô, lãng phí, quan liêu Tham ô, lãng phí, quan liêu - dùng để chỉ những kẻ “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”. Hồ Chí Minh coi các bệnh trên là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, chúng nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Đó là những căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống, nếu không chúng sẽ dẫn tới nguy cơ suy thoái, đổ vỡ không lường hết được.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước Tham ô - Ngày 27/11/1946: Người trực tiếp ký các sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với mức án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp gấp đôi tiền nhận hối lộ. - Ngày 26/01/1946: Người ký lệnh quy định hình phạt với tội tham ô, trộm cắp của công dân là hình phạt tử hình. Lãng phí - Lãng phí là căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt. - Lãng phí mà Hồ Chí Minh nói đến là lãng phí thời gian, sức lao động, tiền của, trí tuệ Người kêu gọi chống lãng phí, khẳng định chống lãng phí là biện pháp để tiết kiệm - vấn đề quốc sách của mọi quốc gia.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước Quan liêu Bệnh này có ở không chỉ cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện mà còn ở ngay cấp cơ sở. Nó liên quan mật thiết với bệnh tham ô, lãng phí. Là nguồn gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng phí. Là đất ươm mầm, ấp ủ, che chở, dung túng cho các bệnh đó. - Biểu hiện: + Không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi dân chúng. + Đối với công việc thì trọng hình thức, không xem xét mọi mặt, không đi sâu vào vấn đề.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước - Hậu quả: + Quan liêu dẫn tới việc chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… + “Có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không giữ vững…”. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. ➢ Đây là bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng phí; muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
- IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước ❖ “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. ▪ - Tư túng là gì? Là kéo bè, kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này, chức nọ. Người tài đức nhưng không vừa lòng thì đẩy ra ngoài. Từ đó, gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác, biến việc quốc gia đại sự thành nơi hội họp của “dòng họ”. ▪ - Bệnh chia rẽ là gì? Là “bênh vực lớp này, chống lại lớp khác”, không biết cách làm cho mọi người hòa thuận với nhau, dẫn đến mất đoàn kết, công việc giảm hiệu quả. ▪ - Bệnh kiêu ngạo, cậy thế là gì? Là “tưởng rằng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi… Cử chỉ lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng”, làm mất uy tín của Chính phủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 596 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (20tr)
20 p | 1402 | 69
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 352 | 36
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương Mở đầu
14 p | 159 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 73 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ThS. Hồ Trần Hùng
35 p | 14 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
49 p | 83 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
48 p | 99 | 7
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Nguyễn Hải Ngọc
13 p | 75 | 5
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1 - PGS.TS. Phạm Ngọc Anh
15 p | 62 | 5
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Hồ Trần Hùng
62 p | 16 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - ThS. Hồ Trần Hùng
45 p | 7 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Hồ Trần Hùng
53 p | 6 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - ThS. Hồ Trần Hùng
27 p | 4 | 3
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Hồ Trần Hùng
73 p | 5 | 3
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 0 - ThS. Tạ Trần Trọng
29 p | 1 | 0
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ThS. Tạ Trần Trọng
38 p | 3 | 0
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - ThS. Tạ Trần Trọng
97 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn