Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 3: Xơ nhân tạo (Man-made fibres)
lượt xem 4
download
Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 3: Xơ nhân tạo (Man-made fibres) có nội dung trình bày về khái niệm xơ dệt nhân tạo, phân loại xơ nhân tạo, xơ nhân tạo gốc protein, xơ nhân tạo gốc polymer tự nhiên không phổ biến, xơ nhân tạo gốc cellulose,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 3: Xơ nhân tạo (Man-made fibres)
- Đại học Bách Khoa Tp.HCM Khoa Cơ Khí Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May VẬT LIỆU DỆT TEXTILE MATERIAL PHẦN 3 XƠ NHÂN TẠO – MAN-MADE FIBRES 1
- Xơ dệt nhân tạo là gì? Thời điểm ra đời? Phân loại xơ dệt nhân tạo? Kể tên các xơ dệt nhân tạo đặc trưng? 2
- Phân loại xơ nhân tạo Polymer tự nhiên Nhiệt dẻo Gốc Cellulose Polyamid Polyester Gốc Protein Polyvinyl và các dẫn Các gốc polymer tư xuất nhiên khác: alginate, Polyurethan cao su tự nhiên, silicat,silica Polyolefin Các xơ gốc nhiệt dẻo khác: carbon, thủy tinh, silicat nhôm,kim loại, polyurea ,polycarbonate 3 3
- 3. 1. Xơ nhân tạo gốc protein • Protein trong tự nhiên có ở dạng xơ như len, tơ tằm… • Nhiều protein không phải là ở dạng xơ, cần chuyển đổi để tạo xơ bằng cách hòa tan protein và đẩy dung dịch protein thu được qua vòi phun và sau đó đông cứng thành sợi • Từ cuối thế kỷ 19, một số xơ protein nhân tạo đã được tạo ra như: Casein (từ sữa), zein (ngô) và arachin (từ lạc), nhưng sản lượng và ứng dụng không cao. Lý do ? 4
- Liquid milk Dehydrate and degrease Dissolve Purify Graft copolymerization Quy trình tạo xơ Spin Recycle casein từ sữa Dry Curling Winding Length cut Staple fiber Filament Test Package 5
- Tính chất xơ casein • Có thể được kéo thành sợi 100% casein hoặc kéo thành sợi pha với cashmere, tơ tằm, spun lụa, bông, len, gai và xơ khác với các tính năng tương tự. • Dùng để tạo các sản phẩm dệt may cao cấp do các tính chất đặc trưng: - Lành cho da, thoải mái, màu sắc tươi sáng do tính nhuộm tốt - Là sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường - Hấp thụ và dẫn ẩm tốt - Thân sợi thành phần phức hợp và dọc trục sợi có các rãnh cấu trúc không đồng đều làm xơ sữa hấp thụ độ ẩm mịn tốt như xơ tự nhiên khác và dẫn ẩm tốt hơn so với xơ nhiệt dẻo, độ xuyên thấm tốt. 6
- Tính chất xơ casein Nhược điểm của xơ: độ bền, khả năng chịu nhiệt độ, độ co? Cấu trúc dọc trục và mặt cắt ngang xơ casein-Doshi group Ảnh SEM của xơ casein 7
- So sánh tính chất xơ casein với một số xơ khác Property Milk protein Cotton Silk Wool fiber Length (mm) 38 25-39 ----- 58-100 Fineness (dtex) 1.52 1.2-2.0 1.0-2.8 6-9 *Dry tensile strength(CN/dtex) 2.8 1.9-3.1 3.8-4.0 2.6-3.5 *Dry breaking elongation rate (%) 25-35 7-10 11-16 14-25 Wet tensile strength (CN/dtex) 2.4 3.2 2.1-2.8 0.8 Wet breaking elongation rate (%) 28.8 13 27-33 50 Friction coefficient (static) 0.187 0.52 0.24 Friction coefficient (dynamic) 0.214 0.26 0.384 Logarithm of mass specific 9.1 6.8 9.8 8.4 resistance (Wg/ cm2) *Initial modulus (CN/dtex) 60-80 60-82 60-80 44-88 Moisture regain (%) 5-8 7-8 8-9 15-17 Specific weight (g/cm3) 1.22 1.50-1.54 1.46-1.52 1.34-1.38 8
- Tìm hiểu thêm các xơ nhân tạo gốc protein khác: - Zein - Soya bean - Collagen - Groundnut 9
- 3. 2. Xơ nhân tạo gốc polymer tự nhiên không phổ biến Xơ Alginate - Điều chế từ acid alginic, trích ly từ rong biển lần đầu tiên năm 1860 - Họ rong biển lựa chọn thường là Laminariae bền dẻo, cấu trúc thớ rõ rệt, tạo được alginic acid với cấu trúc đại phân tử khá dài hoặc họ Macrocystis - Thường kéo sợi theo phương pháp ướt trong bể chứa các chất sau: 2-3% CaCl2, 0.5-0.6% HCl và chất làm dẻo (2.5% dầu olive,1% chất nhũ hóa) 10
- Đặc tính xơ alginate • Độ hút nước lớn (20-30%) • Bền cơ học kém, giảm bền mạnh khi ướt • Không cháy • Tan trong dung dịch xà phòng hoặc xút 1% có thể ứng dụng ra sao? • Tạo vải nhẹ, xốp • Tan được trong nước ứng dụng làm gì ? 11
- Quy trình sản xuất xơ alginate 12
- Cấu trúc xơ alginate Hình ảnh xơ (×400) xử lý với chitosan thủy phân (i) 0% w/w (chưa xử lý) ; (ii) 2% w/w; (iii) 5% w/w ( C.J Knill et al) 13
- 3.3. Xơ nhân tạo gốc cellulose • Cellulose là hợp chất thiên nhiên, là chất cơ bản tạo thành của các tế bào thực vật, trong đó có một số xơ dệt • Là polymer tự nhiên, cơ sở nguyên liệu sản xuất các xơ nhân tạo gốc cellulose như viscose, rayon, acetat • Cellulose ở thể rắn là hợp chất cao phân tử nhóm polysaccharid, đại phân tử có cấu trúc mạch thẳng với mắt xích [-C6H10O5-] 14
- Đặc tính phân tử cellulose (1) Chỉ số DP lớn, từ vài nghìn tới vài chục nghìn, chỉ số này có thể giảm trong các quá trình xử lý hóa học Các mắt xích cơ bản liên kết với nhau nhờ liên kết cầu oxy Ba nhóm hydroxyl trong mỗi mắt xích và liên kết cầu oxy quyết định các tính chất hóa học chủ yếu của cellulose Tỉ lệ tinh thể trong cellulose thiên nhiên đạt cỡ 70%, cellulose đã qua xử lý kiềm khoảng 40% Khối lượng riêng khoảng 1.55g/cm3, dễ hấp thu nước, khí Nhiệt dung riêng 1,26J/g độ, phân hủy sau 160°C 15
- Đặc tính phân tử cellulose (2) - Không bền với ánh nắng, bị oxy hóa bởi oxy trong không khí khi gặp tia tử ngoại - Là chất điện môi tốt - Không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ thông thường, tan được trong một số dung môi đặc biệt - Bị phân hủy bởi acid vô cơ, phân hủy yếu với acid hữu cơ, ngoài ra với acid có thể tạo ra các ester cellulose và dẫn xuất, dùng để sản xuất xơ nhân tạo như xanthogenate, acetyle - Bền với tác dụng của kiềm, nhưng khi xút tác động với cellulose có thể tạo ra cellulose kiềm dễ bị thủy phân thành hydrade cellulose, là nền tảng quá trình kiềm hóa 16
- Đặc tính phân tử cellulose (3) • Các chất kèm trong các mô thực vật chứa cellulose: • Hemicellulose (chiết phân tử thấp của cellulose và các polysaccharide), là thành phần phải loại khi sản xuất cellulose nhân tạo • Pectin: keo liên kết các xơ cơ bản thành xơ kỹ thuật • Lignin: chất nằm trong mô thực vật, làm xơ cứng, bảo vệ cho cellulose khỏi bị oxy hóa • Protein và hợp chất chứa nitơ • Chất béo và sáp: làm vỏ tế bào thực vật • Chất tro: oxide sắt, muối kim loại kiềm • Sắc tố tạo màu tự nhiên 17
- Đặc tính phân tử cellulose (4) Các α,β,γ cellulose • Các α, β, γ cellulose khác nhau chủ yếu là độ bền kiềm. • α cellulose: là phần cellulose không tan trong dung dịch NaOH nguội 17,5%, đại lượng này là thông số quan trọng trong việc điều chế dẫn xuất cellulose hòa tan. • β cellulose: là thành phần hemincellulose (no-cell) mạch ngắn, có khả năng tan trong dung dịch NaOH nguội 17,5 % nhưng sau đó kết tủa khi chuyển dung dịch sang môi trường acid. • γ cellulose: thực ra là thành phần hemincellulose (no-cell) có DP rất thấp là phần vẫn hòa tan khi đưa dung dịch qua môi 18 trường acid
- Nguyên liệu thô để sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose 1. Cotton linters (xơ ngắn vô dụng trong các quả bông) 2. Dạng bột nhão của gỗ (wood pulp) • Bột gỗ thường được sản xuất từ một số chủng cây chính như : vân sam, cây độc cần, khuynh diệp hay thông. • Bột gỗ chứa khoảng 94% cellulose, được tinh chế bằng cách đun sôi với xút hoặcdung dịch natri bisulphite • Bột gỗ được tẩy trắng và rửa sạch, đưa tới nhà máy dưới dạng các tấm dày, lưu trữ trong điều kiện có kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ cho đến khi độ ẩm được phân bố thống nhất 19
- Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (1) • 1846, Nitrocellulose Friedrich Schonbein phát hiện có thể chuyển cellulose nitrocellulose khi xử lý bằng acid nitric. • Nitrocellulose là vật liệu dễ cháy, thậm chí gây nổ. Khi trộn với camphor (long não) cho ra nhựa nhân tạo đầu tiên, celluloid • Nitrocellulose hòa tan dễ dàng, ví dụ, trong một hỗn hợp của ête và rượu. • George Audemars phát hiện ra khả năng hình thành sợi khô, cứng từ dung dịch nitrocellulose nhờ kim có ống hút • Sợi nitrocellulose là một tiến bộ lớn trong công nghiệp sản xuất sợi thương mại hữu ích: mịn, chắc và linh hoạt, tuy vẫn còn nhược điểm lớn (Là gì ?) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 0: Mở đầu
9 p | 27 | 3
-
Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 1: Giới thiệu chung về vật liệu dệt
9 p | 42 | 3
-
Bài giảng Khai thác kiểm định đường - Chương 4.1: Các thí nghiệm đánh giá chất lượng đường ô tô
107 p | 8 | 3
-
Bài giảng Cơ học máy: Chương 10 - TS. Phan Tấn Tùng
10 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn