Bài giảng Xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một số điểm chính - TS.BS. Không Nam Hương
lượt xem 4
download
Bài giảng Xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một số điểm chính - TS. BS. Không Nam Hương biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Các khuyến cáo về xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; Xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; Điều trị kháng sinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một số điểm chính - TS.BS. Không Nam Hương
- XỬ TRÍ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN: MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TS.BS. KHỔNG NAM HƯƠNG VIỆN TIM MẠCH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
- CÁC KHUYẾN CÁO VỀ XỬ TRÍ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN United States ●American College of Cardiology (ACC)/AHA: Guideline for the management of patients with valvular heart disease (2020) ●AHA: Scientific statement on infective endocarditis in adults – Diagnosis, antimicrobial therapy, and management of complications (2015) Europe ●European Society of Cardiology (ESC): Guidelines for the management of infective endocarditis(2015)
- NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH - Nguyễn Ngọc Trang: Nghiên cứu tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VNTMNK theo tiêu chuẩn DUKE cải tiến điều trị tại Viện Tim mạch từ 4/2019 đến tháng 2/2021, theo dõi bệnh nhân trong thời gian nằm viện và trong 6 tháng kể từ khi bệnh nhân ra viện
- NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH Điều trị Tử vong trong viện Tử vong trong 6 tháng Tổng sau ra viện Phẫu thuật 2 (3,7%) 1 (1,8%) 3 (5,5%) (n=54 (42,9%)) Nội khoa (n=72) 11 (15,3%) 18 (25%) 29 (40,3%) Tổng (n =126) 13 19 32 (25,4%) -Thời gian nằm viện TB: 30 ngày - Thời gian nằm viện của nhóm tử vong trong viện TB: 10 ngày
- NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH Thời gian tử vong trung bình từ thời điểm xuất viện Tử vong thêm trong 6 tháng TB (ngày) Tối thiểu Tối đa Nội khoa (n=18) 46,7 1 160 Phẫu thuật (n=1) 43 43 43 Tổng (n=19) 46,5 1 160
- NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH Chung Còn sống Tử vong Loại vi sinh vật P n n n Staphylococus 18 11 7 0,003 Streptococus 19 19 0 Tỷ lệ cấy máu dương tính: 52/126 (41,3%); dùng KS trước cấy máu:47,6%; Không dùng KS trước cấy máu: cấy máu dương tính: 53% Dùng KS trước cấy máu: dương tính: 28,3%
- XỬ TRÍ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN Xử trí VNTMNK gồm: - Chẩn đoán sớm: Chậm chẩn đoán và điều trị làm tăng biến chứng gồm: hở van, suy tim, tắc mạch, nhiễm khuẩn tăng Các phương pháp chẩn đoán chính gồm: cấy máu (trước khi cho kháng sinh), siêu âm tim - Điều trị kháng sinh hiệu quả - Theo dõi chặt chẽ nếu bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc chống đông - Đánh giá sự cần thiết phải lấy bỏ các dụng cụ cấy ghép bị nhiễm khuẩn (catheter trong mạch máu, các điện cực và máy tạo nhịp tim, thông động tĩnh mạch ở bệnh nhân thận nhân tạo,…) - Phát hiện những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật - Theo dõi, phòng VNTMNK tái phát
- ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Trong VNTMNK, tác nhân gây bệnh cần được điều trị hiệu quả. Lựa chọn loại kháng sinh, liều dùng, khoảng cách giữa các liều,… phải tối ưu. Nên làm MIC - Điều trị kháng sinh theo tác nhân gây bệnh được phân lập từ cấy máu. (Theo Uptodate 2022: tỷ lệ cấy máu (+) > 90%). Chẩn đoán chính xác là bước quan trọng trong điều trị.
- ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Với những bệnh nhân nặng, khi gợi ý VNTMNK, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm là cần thiết. Chỉ bắt đầu điều trị sau khi cấy máu ít nhất là 2 (tốt nhất là 3) mẫu cách nhau 30 – 60 phút. -Chọn kháng sinh dựa vào tác nhân có khả năng gây bệnh nhiều nhất. Nhìn chung kháng sinh theo kinh nghiệm phải phủ được Staphyloccoci (nhạy và kháng methicillin), Streptococci, Enterococci.
- ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN -Thời gian điều trị kháng sinh ở bệnh nhân VNTMNK với van tự nhiên thường là 6 tuần và phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và vị trí của van nhiễm khuẩn. Phần lớn bệnh nhân được điều trị với kháng sinh đường tĩnh mạch 4 - 6 tuần. Những bệnh nhân cần được điều trị 6 tuần: vi khuẩn nặng, kháng kháng sinh, có biến chứng trong và ngoài tim, thời gian nhiễm trùng dài trước khi được chẩn đoán.
- ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN -Với bệnh nhân VNTMNK trên van nhân tạo: Điều trị khó hơn van tự nhiên, có thể phải phẫu thuật thay van sớm + điều trị kháng sinh. - Kháng sinh với tác nhân đặc hiệu tương tự như với van tự nhiên. Thời gian điều trị ít nhất là 6 tuần. - Với Staphylococci phải dùng 3 kháng sinh (Vancomycin, Rifampin, Gentamycin).
- PHẪU THUẬT TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Xem xét phẫu thuật sớm cho những bệnh nhân có biến chứng hoặc có nguy cơ biến chứng cao (suy tim vừa - nặng, block nhĩ thất, tắc mạch hệ thống, van tim nhân tạo) - Khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật sớm, không nên trì hoãn trừ những bệnh nhân có biến chứng tai biến mạch não nặng (chảy máu não rộng,..) hoặc nguy cơ phẫu thuật rất cao, tiên lượng sống không dài do bệnh khác - Những bệnh nhân bị tắc mạch não (không xuất huyết, không tắc mạch não diện rộng khiếm khuyết TK nặng) vẫn có thể được phẫu thuật - Những bệnh nhân bị chảy máu não thì nên trì hoãn phẫu thuật
- SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Bệnh nhân VNTMNK có nguy cơ cao bị biến cố tắc mạch, bao gồm cả tắc mạch não. -Nguy cơ tắc mạch cao bao gồm: kích thước mảnh sùi >10 mm, nhiễm trùng với tác nhân nguy cơ cao (VD: Staph. Aureus hoặc Candida). Nguy cơ tắc mạch giảm đáng kể trong những tuần sau khi điều trị kháng sinh hiệu quả. -Bệnh nhân VNTMNK có nguy cơ bị biến chứng chảy máu cao, đặc biệt là chảy máu não. Chảy máu não có thể do: chuyển dạng xuất huyết sau nhồi máu não, vỡ phình mạch hình nấm, viêm mạch chảy máu do loét thành mạch.
- SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Các dữ liệu hiện có cho thấy cả thuốc chống đông và aspirin đều không làm giảm nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân VNTMNK. Do đó, thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu không được chỉ định để giảm biến chứng tắc mạch ở bệnh nhân VNTMNK. - Bệnh nhân VNTMNK có tình trạng khác kèm theo mà tình trạng này có nguy cơ tắc mạch ngoài VNTMNK thì xem xét giữa nguy cơ khi ngừng thuốc chống đông và nguy cơ khi tiếp tục điều trị thuốc chống đông (đặc biệt là nguy cơ xuất huyết não). - Những bệnh nhân có chỉ định mạnh mẽ tiếp tục dùng thuốc chống đông là bệnh nhân có van cơ học
- SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Bệnh nhân VNTMNK có chỉ định dùng thuốc chống đông tiếp tục dùng sau khi đánh giá siêu âm tim và loại trừ CCĐ như xuất huyết não hoặc thiếu máu não. -Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu tiếp tục được dùng cho bệnh nhân có bệnh ĐMV kèm VNTMNK.
- SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Thuốc chống đông nên ngừng ở hầu hết bệnh nhân VNTMNK bị đột quỵ thiếu máu cấp. Những bệnh nhân được đánh giá có nguy cơ cao biến cố đột quỵ có nguồn gốc từ tim (bn có van cơ học với đặc điểm nguy cơ cao) và thiếu máu não diện nhỏ thì thuốc chống đông có thể được tiếp tục dùng hết sức thận trọng. Chỉ định này vẫn chưa thống nhất. - Bệnh nhân xuất huyết não hoặc có biến chứng chảy máu nặng khác, thuốc chống đông và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu ngừng ngay và nên đảo ngược tác dụng của thuốc chống đông. (bệnh nhân đang dùng thuốc kháng vitamin K, đảo ngược tác dụng phụ thuộc mức độ nặng của chảy máu và INR)
- KHÁNG SINH DỰ PHÒNG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN - Kháng sinh dự phòng VNTMNK được xem xét ở bệnh nhân có nguy cơ cao: van nhân tạo, sửa van có dùng vật liệu nhân tạo, bệnh nhân có tiền sử VNTMNK -Đặc biệt chú ý đến vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, biện pháp vô trùng đối với các thủ thuật xâm lấn ở nhóm bệnh nhân trên -Kháng sinh dự phòng nên xem xét với những thủ thuật nha khoa liên quan đến vùng lợi, quanh răng, niêm mạc miệng
- XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Viêm màng não mủ
52 p | 632 | 235
-
Đặc điểm - Nguyên tắc xử trí viêm phổi và suy hô hấp cấp (Phần 1)
7 p | 178 | 25
-
Bài giảng Viêm màng ngoài tim - PGS. TS. Vũ Minh Phúc
20 p | 139 | 19
-
Đặc điểm - Nguyên tắc xử trí viêm phổi và suy hô hấp cấp (Phần 4)
7 p | 137 | 18
-
Bài giảng Điều trị chấn thương bụng kín và vết thương thấu bụng - BS Nguyễn Tấn Cường
10 p | 245 | 18
-
Bài giảng Viêm loét giác mạc
7 p | 160 | 12
-
Bài giảng Viêm tiểu phế quản cấp các khuyến cáo trong chuẩn đoán và điều trị
35 p | 116 | 10
-
Bài giảng Nhiễm khuẩn hậu sản - BS. Nguyễn thị Tuyết
30 p | 21 | 9
-
Bài giảng Sinh lý bệnh Quá trình viêm - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
53 p | 75 | 8
-
Bài giảng Quá trình viêm và sự phục hồi - Bùi Thị Thu Hằng
42 p | 11 | 7
-
Bài giảng Cập nhật chẩn đoán và xử trí viêm tụy cấp nặng – PGS.TS. Đào Xuân Cơ
71 p | 114 | 7
-
Bài giảng Điều trị phẫu thuật viêm tụy mạn
22 p | 86 | 7
-
Bài giảng Viêm phổi COPD hay đợt cấp COPD: Nhìn nhận và xử trí - PGS. TS. BS. Lê Tiến Dũng
19 p | 30 | 4
-
Bài giảng Cập nhật chẩn đoán và xử trí IBS 2023 - PGS. TS. BS. Quách Trọng Đức
36 p | 11 | 3
-
Bài giảng Sỏi túi mật - Viêm túi mật - Nguyễn Hồng Sơn
53 p | 1 | 1
-
Bài giảng Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng và nguy kịch ở người lớn - ThS.BS. Đỗ Ngọc Chánh
16 p | 3 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 18: Phẫu thuật nội soi phụ khoa
202 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn