intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học cơ sở - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Y học cơ sở cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về vi sinh vật y học và một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp; Đại cương về ký sinh trùng y học và một số ký sinh trùng gây bệnh thường gặp; Miễn dịch và tiêm chủng mở rộng; Xử lý phân rác;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học cơ sở - Trường Trung học Y tế Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI BÀI GIẢNG Y HỌC CƠ SỞ Tài liệu dùng cho đối tượng Dược sỹ trung cấp Năm 2017 1
  2. PHẦN 1: VỆ SINH DỰ PHÒNG BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT Y HỌC VÀ MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được các hình thái và cấu tạo tế bào vi khuẩn. 2. Mô tả được sinh lý của vi khuẩn, virus. 3. Phân biệt được 3 loại vi sinh vật về hình thái, cấu tạo và sinh sản. 4. Trình bày được tác hại của vi sinh vật gây bệnh. NỘI DUNG Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ bé mắt thường không thể nhìn thấy trong giới tự nhiên. Chúng sống và tồn tại khắp mọi nơi trong thiên nhiên như trong đất, trong nước, không khí và ngay cả cơ thể người và động vật. Có rất nhiều loại vi sinh vật, song chỉ một số ít có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Có 3 loại vi sinh vật: Vi khuẩn, virus và Ricketsia. 1. VI KHUẨN Vi khuẩn là hình thái lớn nhất của các vi sinh vật, có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh. Vi khuẩn có kích thước từ 0,5 đến 50 micromet. 1.1. Hình thái: Có 3 loại 1.1.1. Cầu khuẩn: Là những vi khuẩn hình cầu, có thể sắp xếp thành từng đám gọi là tụ cầu, sắp xếp thành từng đôi gọi là song cầu, sắp xếp thành từng chuỗi gọi là liên cầu. 1.1.2. Trực khuẩn: Là những vi khuẩn hình gậy hoặc hình que. Trực khuẩn có thể đứng riêng rẽ như trực khuẩn lao, có thể đứng thành bó giống bó đũa như trực khuẩn phong. Một số trực khuẩn còn có hình thái đặc biệt gọi là nha bào hay kén, khi gặp điều kiện sống không thuận lợi. Nha bào có màng dày, khó thấm nước, chịu được nóng, khô hơn vi khuẩn ở dạng không nha bào. Ví dụ: Nha bào trực khuẩn uốn ván. 1.1.3. Vi khuẩn hình xoắn: Là vi khuẩn có hình dạng như cái lò xo, gồm 2 loại: - Phẩy khuẩn: Là vi khuẩn có hình dạng là một phần của vòng xoắn, ví dụ phẩy khuẩn tả. - Xoắn khuẩn: Là vi khuẩn có nhiều vòng xoắn giống như lò xo, ví dụ xoắn khuẩn giang mai. 1.2. Cấu tạo của vi khuẩn Vi khuẩn có cấu tạo như một tế bào hoàn chỉnh, gồm 4 phần: màng (vỏ), vách tế bào, nguyên sinh chất và nhân. 1.2.1. Màng (vỏ vi khuẩn) Vỏ vi khuẩn bao bọc mặt ngoài vi khuẩn, là một màng nhầy, dày, mỏng khác nhau, dễ tan trong nước và mang tính chất kháng nguyên. 1.2.2. Vách tế bào vi khuẩn: 2
  3. Là một cấu trúc bảo vệ và là khung giữ cho vi khuẩn có hình thái ổn định. Dựa vào cấu trúc hoá học của vách tế bào vi khuẩn mà khi nhuộm bằng phương pháp Gram người ta phân biệt làm 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn Gram dương (+) và vi khuẩn Gram âm (-). Vi khuẩn Gram dương bắt m àu của tím Genthian và bền vững khi cố định bằng dung dịch Lugol, còn vi khuẩn Gram âm không bắt màu của tím genthian mà bắt màu đỏ của fuchsin. 1.2.3. Nguyên sinh chất Nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn khác với nguyên sinh chất của tế bào thực vật là có nhiều ribosom nên khả năng tổng hợp protid rất mạnh. 1.2.4. Nhân tế bào Nhân tế bào vi khuẩn chứa rất nhiều ADN (acid desoxyribonucleic) mang mật mã di truyền. 1.3. Sinh lý vi khuẩn 1.3.1. Sinh sản và phát triển - Vi khuẩn sinh sản trong điều kiện thuận lợi cứ 20 phút vi khuẩn sinh sản một lần theo kiểu song phân như 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8... - Vi khuẩn thường phát triển qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn thích ứng: trong giai đoạn này vi khuẩn chưa sinh sản mà tìm hiểu môi trường sống mới, tương ứng trên lâm sàng là thời kỳ ủ bệnh. + Giai đoạn số lượng vi khuẩn tăng theo bội số, tương ứng trên lâm sàng là thời kỳ khởi phát. + Giai đoạn số lượng vi khuẩn tăng tối đa, tương ứng trên lâm sàng là thời kỳ toàn phát. + Giai đoạn vi khuẩn suy tàn (số lượng vi khuẩn sinh ra ít hơn số lượng vi khuẩn chết đi), tương ứng trên lâm sàng là thời kỳ lui bệnh. 1.3.2. Chuyển hoá của vi khuẩn - Trong quá trình phát triển, vi khuẩn sinh ra men phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản để hấp thụ như men phân giải đường đa thành đường đơn, men phân giải protid thành amino acid. - Một số vi khuẩn sinh ra độc tố, đó là chất độc gây bệnh cho người và có 2 loại: + Nội độc tố: là chất độc nằm ở thân vi khuẩn, chỉ được giải phóng khi vi khuẩn chết. Nội độc tố thường có độc lực yếu như nội độc tố thương hàn, cần đến 400 mg mới gây chết cho một người trưởng thành. + Ngoại độc tố: là độc tố được giải phóng ra môi trường khi vi khuẩn còn đang sống. Ngoại độc tố có độc lực rất mạnh như chỉ cần 0,002 mg ngoại độc tố bạch hầu đã gây chết một người trưởng thành. - Chí nhiệt tố là chất do vi khuẩn sinh ra hoặc là xác vi khuẩn có khả năng gây sốt cho người và động vật. Chí nhiệt tố có đặc điểm chịu được nhiệt độ cao, vì vậy muốn loại trừ chí nhiệt tố phải lọc qua màng siêu lọc. Ví dụ nước cất để lâu ngày có chí nhiệt tố, nếu đem pha dung dịch tiêm truyển cho người sẽ gây phản ứng sốt. 1.3.3. Hô hấp của vi khuẩn: 3
  4. Là khả năng trao đổi ôxy của vi khuẩn. Dựa vào khả năng này người ta chia làm 3 loại vi khuẩn: - Vi khuẩn hiếu khí (ái khí): là vi khuẩn chỉ sống được ở môi trường có oxy tự do, ví dụ như phế cầu, vi khuẩn thương hàn... - Vi khuẩn kỵ khí (yếm khí): là vi khuẩn chí sống được ở môi trường không có oxy tự do như vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn hoại thư sinh hơi... - Ngoài ra vi khuẩn có thể sống được ở môi trường có oxy tự do và môi trường không có oxy tự do như liên cầu, tụ cầu...người ta gọi đó là vi khuẩn tuỳ tiện. 2. VIRUS (SIÊU VI KHUẨN) 2.1. Đại cương - Virus là vi sinh vật nhỏ nhất, chưa có cấu trúc tế bào, đơn vị đo là nanomet, 1 nm = 10-6 mm = 10-3 micromet. - Virus không thể tồn tại độc lập được trong tự nhiên mà phải sống bám vào các tế bào sống của các sinh vật khác để tồn tại và phát triển. - Quá trình sinh sản của virus làm cho hàng ngàn tế bào của cơ thể con người bị phá huỷ, gây rối loạn hoạt động các cơ quan và gây nên bệnh tật. - Hầu hết virus không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. - Virus dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, ethanol, acid, tia tử ngoại... 2.2. Hình thái và cấu tạo - Hình thái: Virus có hình cầu, hình khối đối xứng, hình sợi. - Cấu tạo: Virus có cấu tạo rất đơn giản, thành phần chủ yếu của virus là acid nucleic (ADN, ARN) đặt trong một cái vỏ cấu tạo bởi protein. 2.3. Sinh sản Virus sinh sản bằng cách nhân lên ở trong tế bào. Đầu tiên acid nucleic xâm nhập vào nhân tế bào để hình thành các acid mới. Mỗi acid lại kết hợp với một protein, lipid của nguyên sinh chất tế bào hình thành virus mới. Virus mới phá huỷ tế bào rồi lại xâm nhập vào các tế bào khác và tiếp tục sinh sản. 3. RICKETSIA - Ricketsia là một loại vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn và lớn hơn virus. - Ricketsia có kích thước từ 0,5 đến 2 micromet. - Ricketsia có hình cầu, hình thoi hoặc hình que ngắn. - Cấu tạo và sinh sản của Ricketsia gần giống virus. - Ricketsia có thể gây ra một số bệnh sốt phát ban cho người thông quan sinh vật trung gian là chấy, rận, bọ chét. 4. TÁC HẠI CỦA VI SINH VẬT 4.1. Gây nhiễm trùng Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể gây nên những biến đổi và rối loạn chức năng hoạt động các cơ quan ở mức độ khác nhau. Bằng nhiều đường xâm nhập vào cơ thể như đường tiêu hoá, hô hấp, máu, da...các vi sinh vật vào cơ thể tạo ra 2 khả năng: - Có nhiễm trùng song cơ thể thích ứng được, không có biểu hiện triệu chứng cận lâm sàng gọi là nhiễm trùng ẩn tính. - Có nhiễm trùng mà cơ thể không thích ứng được, có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng, đó là trạng thái mắc bệnh. Các vi sinh vật là nguyên nhân chính gây 4
  5. nên các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà, lao, phong...và dễ dẫn đến tử vong. 4.2. Nhiễm độc Trong quá trình phát triển ở cơ thể người, vi sinh vật sinh ra độc tố gây rối loạn hoạt động các cơ quan ở mức độ khác nhau. 4.3. Gây phản ứng sốt cho cơ thể người và động vật. 4.4. Gây rối loạn sự sinh sản và phát triển của tế bào hoặc làm tê liệt chức ăng của tế bào cơ thể như virus gây ung thư, AIDS. LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn các câu từ 1- 7: 1. Kể tên 3 loại vi sinh vật? 2. Nêu 4 giai đoạn phát triển của vi khuẩn? 3. Liệt kê đủ 4 tác hại của vi sinh vật gây bệnh? 4. Vi sinh vật là những sinh vật..........mà mắt thường........trong giới tự nhiên. 5. Trong quá trình phát triển vi khuẩn sinh ra.....................để phân giải các chất...........phức tạp thành đơn giản để hấp thu. 6. Độc tố là..............do vi khuẩn sinh ra để...............cho người. 7. Vỏ vi khuẩn là màng bao bọc.............vi khuẩn và mang tính chất............... * Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (x) vào cột Đ cho câu đúng, cột S cho câu sai: TT Nội dung Đ S 1 Vi khuẩn sinh sản bằng cách song phân 2 Nha bào thường gặp ở cầu khuẩn 3 Nội độc tố là độc tố nằm ở thân vi khuẩn 4 Nhân tế bào vi khuẩn chứa nhiều ADN 5 Virus có cấu tạo như một tế bào hoàn chỉnh 6 Vi khuẩn yếm khí là vi khuẩn chỉ sống được ở môi trường có oxy tự so 7 Virus bị tia tử ngoại tiêu diệt 8 Ricketsia là vi sinh vật nhỏ nhất trong các vi sinh vật 5
  6. BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG Y HỌC VÀ MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Phân biệt được ký sinh vật với vật chủ. 2. Mô tả được đặc điểm sinh lý của ký sinh vật. 3. Trình bày được tác hại của ký sinh vật. NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM VỀ KÝ SINH VẬT VÀ VẬT CHỦ 1.1. Ký sinh vật Ký sinh vật là những sinh vật sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống, sử dụng chất dinh dưỡng của các sinh vật đó để tồn tại và phát triển. Ví dụ: Các loài giun sán chiếm chất dinh dưỡng của người, muỗi hút máu của người và trâu bò... 1.2. Vật chủ Vật chủ là những sinh vật bị ký sinh vật sống nhờ. Ví dụ: Người là vật chủ của các loài giun sán, muỗi là vật chủ của ký sinh vật sốt rét. 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA KÝ SINH VẬT 2.1. Kích thước Ký sinh vật có kích thước rất không đều nhau. Có loại rất nhỏ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy như ký sinh vật sốt rét có kích thước từ 3 đến 12 micromet, có loại dài tới 25 cm như giun đũa, lại có loại rất dài tới 8m như sán dây. 2.2. Cấu tạo Ký sinh vật có thể là thực vật như nấm gây hắc lào, lang ben, có thể là các loài động vật như giun, sán. Ký sinh vật có thể cấu tạo là động vật đơn bào như ký sinh vật amibe, chuyển động bằng giả túc. Ký sinh vật đơn bào chuyển động bằng doi như trichomonas. Ký sinh vật có thể cấu tạo đa bào như các loài giun, sán. Trong loại đa bào, cơ thể có thể cấu tạo bởi những bộ phận phức tạp như giun có cơ quan bài tiết, cơ quan tiêu hoá, sinh dục riêng biệt... Đặc điểm của ký sinh vật có cấu tạo đa bào là: có những bộ phận cần thiêt cho việc ký sinh thì phát triển rất mạnh như giun móc có móc bám chắc vào niêm mạc ruột, sán dây có hấp khẩu... Những bộ phận không cần thiết cho việc ký sinh thì bị thoái hoá như giun không có cơ quan thính giác, thị giác. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA KÝ SINH VẬT 3.1. Sinh sản Ký sinh vật sinh sản rất nhanh và có nhiều phương thức. 3.1.1. Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái như ký sinh vật amibe sinh sản bằng cách tách đôi, nấm sinh sản bằng cách nảy chồi. 6
  7. 3.1.2. Sinh sản hữu tính: Là sinh sản cần có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, sinh sản hữu tính có thể đẻ ra trứng như giun đũa, có thể đẻ ra ấu trùng như giun chỉ. 3.1.3. Sinh sản lưỡng tính: Bản chất cũng là sinh sản hữu tính, song trên một cơ thể có cả 2 bộ phận sinh dục đực và cái như sán dây có cấu tạo nhiều đốt, mỗi đốt có cấu tạo một cơ quan sinh dục đực hoặc cái. 3.1.4. Sinh sản đa phôi: Bản chất cũng là sinh sản hữu tính song một trứng có thể nở ra nhiều ấu trùng như sán lá gan kí sinh ở gan. 3.2. Chu kỳ của ký sinh vật Khi ký sinh ở cơ thể vật chủ, ký sinh vật có quá trình phát triển, biến hoá, sinh sản. Quá trình phát triển của ký sinh vật từ trứng thành ấu trùng rồi thành ký sinh vật trưởng thành gọi là chu kỳ của ký sinh vật. Chu kỳ của ký sinh vật có thể có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn cần môi trường và vật chủ khác nhau. Ví dụ như sự phát triển của sán lá gan bắt đầu từ trứng theo phân người ra ngoài, vào môi trường nước trứng phát triển thành ấu trùng lông, ấu trùng lông vào cơ thể ốc biến thành ấu trùng đuôi thoát ra khỏi cơ thể ốc vào cá biến thành ấu trùng nang. Người hoặc chó, mèo, trâu, bò ăn phải cá có ấu trùng nang chưa chín sẽ mắc bệnh sán lá gan. Ký sinh vật có 2 loại vật chủ: - Vật chủ chính: là vật chủ mang ký sinh vật ở thể trưởng thành hoặc giai đoạn sinh sản hữu tính. Ví dụ người là vật chủ chính của sán lá gan. - Vật chủ phụ: là vật chủ mang ký sinh vật ở thể chưa trưởng thành hoặc ở giai đoạn sinh sản vô tính như muỗi mang ký sinh vật sốt rét ở giai đoạn sinh sản hữu tính, muỗi là vật chủ chính của ký sinh vật sốt rét. Người mang ký sinh vật sốt rét ở giai đoạn sinh sản vô tính, người là vật chủ phụ của ký sinh vật sốt rét. - Vật chủ trung gian: Ngoài 2 loại vật chủ trên, người ta còn phân biệt vật chủ trung gian. Đó là loại vật chủ làm trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác. Vật chủ trung gian có thể là vật chủ chính (như muỗi truyền ký sinh vật sốt rét) hoặc có thể là vật chủ phụ (như ốc truyền sán lá gan)... Ngoài các vật chủ, ký sinh vật còn được các sinh vật khác mang tạm thời và truyền từ người này sang người khác. Các sinh vật đó gọi là sinh vật môi giới. Ví dụ ruồi nhặng mang trứng giun sán... 4. TÁC HẠI CỦA KÝ SINH VẬT 4.1. Tác hại gây bệnh - Đa số ký sinh vật sống ở cơ thể người đều lấy chất dinh dưỡng và hút máu làmc ho cơ thể suy yếu như giun đũa, giun móc, sán lá, sán dây... - Một số ký sinh vật có thể gây rối loạn về cơ học như giun đũa gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật, giun chỉ gây tắc mạch bạch huyết. - Ký sinh vật tiết ra độc tố làm rối loạn hoạt động các cơ quan như giun móc hút máu, tiết ra độc tố ức chế cơ quan tạo máu, tiết ra chất chống đông máu... - Ký sinh vật gây ra một số phản ứng cho cơ thể như phản ứng dị ứng, phản ứng sốt... Căn cứ vào vị trí ký sinh của ký sinh vật, người ta phân làm 3 loại ký sinh vật gây bệnh: 7
  8. - Ký sinh vật ký sinh ở cơ quan nội tạng ruột, gan, phổi như hầu hết các loài giun sán: giun đũa, giun móc, sán lá, sán dây... - Ký sinh vật ký sinh ở trong máu như ký sinh vật sốt rét, giun chỉ. - Ký sinh vật ký sinh ở da và các hốc tự nhiên (lỗ tai, mũi, họng, âm đạo) như nấm, trùng roi. 4.2. Tác hại truyền bệnh Một số ký sinh vật trong quá trinhd ký sinh còn truyền cho người vi khuẩn, virus, Ricketsia và ký sinh vật khác như muỗi hút máu người, đồng thời truyền cho người virus gây viêm não, sốt xuất huyết, ký sinh vật sốt rét hoặc chấy rận hút máu người, đồng thời truyền Ricketsia gây sốt phát ban cho người. 5. VẤN ĐỀ PHÒNG BỆNH KÝ SINH VẬT Bệnh do ký sinh vật gây tác hại âm thầm, nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Sự phát triển của bệnh gắn liền với đời sống xã hội. Vì vậy muốn phòng bệnh ký sinh vật có hiệu quả phải thực hiện tốt những biện pháp sau: - Cải tạo hoàn cảnh sống đặc biệt chú ý xử lý phân, nước, rác đúng quy cách hợp vệ sinh để diệt mầm bệnh. - Diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, chấy rận... - Giáo dục toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh như nằm màn, ăn chín, uống nước đã đun sôi. LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn các câu: 1. Nêu tên 2 loại vật chủ của ký sinh vật? 2. Chỉ ra 3 biện pháp chính để đề phòng bệnh ký sinh vật? 3. Kể 4 phương thức sinh sản của ký sinh vật? 4. Liệt kê 4 tác hại của ký sinh vật gây bệnh? 5. Ký sinh vật là những sinh vật sống nhờ vào những sinh vật khác............sử dụng các chất dinh dưỡng của các sinh vật đó để............. 6. Một số ký sinh vật trong quá trình ký sinh còn truyền cho người vi khuẩn.............., Ricketsia và..........................khác. 7. Đặc điểm cấu tạo của ký sinh vật là rất....................với điều kiện sống ký sinh. 8. Chu kỳ của ký sinh vật là quá trình phát triển của ký sinh vật từ...........đến..........rồi đến........................... 9. Mỗi giai đoạn phát triển của ký sinh vật đều cần đến....................và nhờ...............khác nhau. 10. Đa số ký sinh vật sống ở cơ thể người đều................và tiết ra.......................... 8
  9. BÀI 3. MIỄN DỊCH VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được cơ chế miễn dịch và phân biệt được 2 loại miễn dịch nhân tạo. 2. Nêu được 6 loại vacxin và cách tiêm phòng loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH 1.1. Định nghĩa miễn dịch Miễn dịch là khả năng không mắc bệnh của cơ thể khi bị các vi sinh vật, ký sinh vật gây bệnh xâm nhập vào. 1.2. Kháng nguyên, kháng thể 1.2.1. Kháng nguyên - Kháng nguyên là sản phẩm đặc hiệu của vi sinh vật, ký sinh vật gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu. - Nguồn gốc kháng nguyên: kháng nguyên chủ yếu là các vi sinh vật, ký sinh vật gây bệnh và các độc tố của nó. Ngoài ra còn có một số phấn hoa, chất hoá học, thuốc, cây cỏ cũng mang tính chất kháng nguyên. 1.2.2. Kháng thể: - Là sản phẩm đặc hiệu của cơ thể được sinh ra dưới sự kích thích của kháng nguyên tưng ứng. Kháng thể có tác dụng chống lại kháng nguyên nhằm bảo vệ cơ thể. Nếu cơ thể có nhiều kháng nguyên và kháng thể mạnh thì khả năng miễn dịch tốt và phòng được nhiều bệnh. 2. CÁC LOẠI MIỄN DỊCH 2.1. Miễn dịch tự nhiên 2.1.1. Miễn dịch tự nhiên chủng loài Mỗi loài có khả năng miễn dịch với một số bệnh nhất định của loài khác. Ví dụ: Trâu bò không mắc bệnh thương hàn của người, người không mắc bệnh Niucatson của gà. 2.1.2. Miễn dịch tự nhiên do mẹ truyền cho con Trẻ em dưới 6 tháng tuổi thường có kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai nên ít mắc bệnh truyền nhiễm. Miễn dịch loại này yếu ớt và mất dần theo thời gian. 2.1.3. Miễn dịch tự nhiên mang tính chủ động Đây là loại miễn dịch xuất hiện sau khi mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. Thời gian miễn dịch lâu hay chóng tuỳ thuộc theo từng bệnh. Có bệnh miễn dịch rất bền vững như sởi, đậu mùa. Có bệnh miễn dịch rất ngắn như bệnh cúm. 2.2. Miễn dịch nhân tạo: Có 2 loại 2.2.1. Miễn dịch thụ động do dùng huyết thanh - Nguyên lý: Dùng huyết thanh là đưa vào cơ thể một loại kháng thể đã có sẵn của người hay động vật, cơ thể sử dụng kháng thể đặc hiệu này chống lại kháng nguyên gây bệnh. - Tác dụng: Miễn dịch dùng huyết thanh xuất hiện sớm (ngay sau khi tiêm) và nhanh chóng bị thải trừ (sau từ 10 - 15 ngày). Vì vậy loại này dùng để chữa 9
  10. bệnh và phòng bệnh tức khắc. Khi dùng để điều trị thường phối hợp với kháng sinh, vaccin để diệt mầm bệnh và tạo miễn dịch lâu dài. Ví dụ dùng SAT chữa bệnh uốn ván, dùng SAD chữa bệnh bạch hầu, dùng SAR phòng bệnh dại, dùng SAT phòng bệnh uốn ván - Các loại huyết thanh: Có 4 loại + Huyết thanh chống độc tố: là huyết thanh được cấu tạo từ độc tố của vi khuẩn như SAT, SAD. + Huyết thanh chống vi khuẩn như huyết thanh chống vi khuẩn hoại thư sinh hơi + Huyết thanh chống virus như huyết thanh SAR + Huyết thanh chống nọc như huyết thanh chống nọc rắn... - Cách dùng huyết thanh + Chủ yếu tiêm dưới da, kháng thể sẽ xuất hiện trong máu từ 30 phút đến 1 giờ + Trước khi tiêm phải thưe phản ứng do huyết thanh dễ gây mẫn cảm 2.2.2. Miễn dịch chủ động do dùng vaccin - Nguyên lý: Dùng vaccin là đưa vào cơ thể những kháng nguyên lấy từ vi sinh vật gây bệnh song không còn khả năng gây bệnh. Kháng nguyên này sẽ kích thích cơ thể tự sinh ra kháng thể tương ứng để hình thành miễn dịch. - Tác dụng của vaccin: Miễn dịch dùng vaccin xuất hiện chậm (từ 10 - 15 ngày sau khi tiêm) và có thể kéo dài từ 1 đến nhiều năm, vì vậy vaccin chủ yếu dùng để phòng bệnh là chính, nó giúp cho cơ thể tự tạo ra miễn dịch và không bị mắc bệnh khi có nhiễm trùng tái phát. Rất ít vaccin có thể dùng để chữa bệnh trừ một số ít trường hợp như chữa bệnh bạch hầu, uốn ván. Khi dùng để chữa bệnh thường phải phối hợp với huyết thanh, kháng sinh. - Các loại vaccin: Dựa vào tính chất kháng nguyên có thẻ phân loại: + Vaccin sống: Là các vi sinh vật đã được làm giảm hoặc mát khả năng gây bệnh như vaccin Sabin, vaccin phòng đậu mùa... + Vaccin chết: Là các vi sinh vật đã được giết chết chỉ còn tính chất kháng nguyên như vaccin phòng tả, vaccin phòng bệnh thương hàn. + Vaccin chứa các độc tố (giải độc tố) là độc tố của vi sinh vật nhưng đã được làm mất độc tính song vẫn còn khả năng gây miễn dịch như vaccin phòng bệnh bạch hầu. Dựa vào hiệu lực tác dụng phân loại: + Vaccin đơn giá là vaccin chỉ có tác dụng phòng một bệnh như vaccin BCG phòng bệnh lao, vaccin Sabin phòng bệnh bại liệt... + Vaccin đa giá là vaccin có tác dụng phòng được nhiều bệnh do phối hợp nhiều loại kháng nguyên như vaccin tả - TAB, phòng được 4 bệnh. - Cách sử dụng vaccin + Đối tượng dùng vaccin: Chỉ dùng cho những người khoẻ mạnh, không dùng cho những người đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hay vừa khỏi bệnh. Không dùng cho những người mắc bệnh mãn tính nặng như bệnh lao, bệnh đái đường, suy tim, suy thận, suy gan, suy dinh dưỡng... 10
  11. + Cách đưa vaccin vào cơ thể: Có thể đưa vaccin vào cơ thể bằng cách tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt hoặc đường uống. Hiện nay người ta thường dùng cách tiêm bắp thịt. + Phạm vi sử dụng: Về địa dư càng tiêm rộng càng tốt Về dân số càng tiêm nhiều càng tốt + Thời gian sử dụng Thường tiêm trước mùa dịch vì sau khi tiêm từ 10 - 15 ngày có thể mới có miễn dịch. Tiêm liên tục đúng kỳ hạn, khoảng cách giữa các lần tiêm dài quá hoặc ngắn quá đều làm giảm tác dụng gây miễn dịch của vaccin. + Bảo quản vaccin: Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ 00C đến +80C, không có ánh sáng và phải khô ráo, tránh đông băng nên không đẻ lọ vaccin tiếp xúc trực tiếp với bình tích lạnh hoặc nước đá. - Các loại vaccin thường dùng (6 loại vaccin thường dùng cho trẻ em) + Vaccin BCG (Bacillus Calmette Guerin): Là vaccin phòng bệnh lao, có 2 loại. BCG sống hiện nau ít dùng. BCG chết hiện nay hay dùng. Vaccin ở dạng đông khô trước khi sử dụng phải pha với dung môi. Tiêm 0,1 ml vào trong da cho trẻ sơ sinh, tiêm nhắc lại khi 7 tuổi và 13 tuổi. + Vaccin Sabin là vaccin phòng bại liệt chứa hỗn dịch virus bại liệt sống đã làm giảm độc lực. Vaccin ở dạng dung dịch màu hồng. Uống 2 giọt/lần cho trẻ 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi. + Vaccin phòng bệnh sởi là một chủng virus sởi đã làm giảm độc lực. Vaccin sởi ở dạng đông khô, trước khi sử dụng phải pha với dung môi. Tiêm dưới da 0,5 ml/lần cho trẻ dưới 9 tháng tuổi. Tiêm 2 lần có khả năng miễn dịch lâu dài. Khi dùng miễn dịch này có thể tạo ra một bệnh sởi nhẹ sau khi tiêm. + Vaccin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) Vaccin DPT gồm có: Giải độc tố bạch hầu, vaccin ho gà là hỗn dịch vi khuẩn ho gà đã bị giết chết, giải độc tố uốn ván. Là dung dịch để lâu sẽ tách làm 2 phần khác nhau, ở phía dưới trông như có cặn. Khi sử dụng phải lắc đều. Tiêm 3 lần, mỗi lần 0,5 ml vào bắp thịt khi trẻ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. + Vaccin viêm gan B: Ở dạng dung dịch đóng thành liều trong lọ, trước khi tiêm phải lắc đều. Tiêm 3 liều: mỗi liều 0,5 ml vào bắp thịt vào các thời điểm: 24 giờ đầu sau khi sinh, 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi. + Vaccin viêm não Nhật Bản B: Là dung dịch chứa virus viêm não Nhật Bản đã bất hoạt. Vaccin trong suốt, không màu, bảo quản ở nhiệt độ +40C đến +80C. Tiêm trong da. Sơ chủng: 3 liều: Liều 1 tiêm 0,5 ml khi còn dưới 5 tuổi Liều 2 tiêm 1 ml khi trên 5 tuổi: 0,5 ml x 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tuần. Liều 3: tiêm 0,5 ml sau liều 2 là 1 năm 11
  12. Tái chủng: Cứ 4 năm tiêm 1 liều 0,5 ml để duy trì miễn dịch. Lịch tiêm chủng VACCIN THỜI GIAN CÁCH DÙNG BCG Sơ sinh Tiêm trong da Viêm gan B 24h đầu sau khi sinh Tiêm bắp thịt 2, 4 tháng tuổi Sabin 2, 3, 4 tháng tuổi Uống DPT 2, 3, 4 tháng tuổi Tiêm bắp thịt Sởi 9 tháng tuổi Tiêm dưới da Viêm não Nhật Bản - Dưới 5 tuổi Tiêm dưới da - Trên 5 tuổi - Sau liều 2 là 1 năm ĐÁNH GIÁ * Trả lời ngắn các câu sau: 1. Kể tên 2 loại miễn dịch nhân tạo? 2. Kể 3 loại vaccin dựa vào tính chất kháng nguyên? 3. Liệt kê 4 loại huyết thanh thường dùng miễn dịch? 4. Liệt kê đủ 6 loại vaccin thường dùng cho trẻ em hiện nay? 5. Miễn dịch là khả năng.............của cơ thể khi bị các vi sinh vật, ký sinh vật................xâm nhập vào. 6. Kháng nguyên khi vào cơ thể, kích thích cơ thể sinh ra..........đặc hiệu. 7. Kháng thể là sản phẩm của cơ thể được sinh ra dưới sự kích thích của ..................tương ứng. * Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (x) vào cột Đ cho câu đúng, cột S cho câu sai: TT Nội dung Đ S 1 Huyết thanh SAD để phòng bệnh uốn ván. 2 Đưa huyết thanh vào cơ thể chủ yếu bằng đường tiêm dưới da 3 Trước khi tiêm vaccin phải thử phản ứng 4 Vaccin Sabin là hỗn dịch virus bại liệt còn sống 5 Vaccin ho gà là hỗ dịch trực khuẩn ho gà còn sống 6 Vaccin phòng uốn ván dùng để tiêm dưới da 7 Vaccin DPT được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da 8 Vaccin viêm gan B được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm trong da 9 Bảo quản vaccin viêm não Nhật Bản ở nhiệt độ từ 4 đến 8 độ C 12
  13. BÀI 4. XỬ LÝ PHÂN RÁC MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được ảnh hưởng của phân, rác đối với sức khoẻ con người và lợi ích của việc xử lý phân, rác đúng kỹ thuật. 2. Phân biệt được 2 phương pháp ủ phân hiếu khí và kỵ khí. 3. Kể được các nguyên tắc kỹ thuật và chỉ dẫn việc quản lý và sử dụng hố xí 2 ngăn, hố xí tự hoại. NỘI DUNG 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XỬ LÝ PHÂN RÁC 1.1. Ảnh hưởng của phân rác đối với sức khoẻ của con người - Phân rác làm ô nhiễm không khí bởi các chất khi phân huỷ: H 2S, CO2, NH3, Scatol... - Phân, rác là nguồn tập trung các vi sinh vật, ký sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn, coli, trứng giun sán,v.v. - Phân rác là môi trường phát triển của các côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, muỗi,v.v. 1.2. Lợi ích của xử lý phân rác - Tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, hạn chế được sự phát triển của ruồi nhặng, làm giảm được tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hoá. - Tận dụng được nguồn phân và vô cơ hoá phân làm thức ăn tốt cho cây trồng, góp phần tăng năng suất trong nông nghiệp. - Thanh toán được các tập quán lạc hậu, bảo vệ môi trường trong sạch, có tác dụng tốt về mặt văn hoá xã hội, xây dựng nếp sống văn minh. 2. XỬ LÝ PHÂN 2.1. Các phương pháp ủ phân (xử lý phân các loài trâu, bò, lợn, gà...) 2.1.1. Phương pháp ủ phân hiếu khí (còn gọi là ủ xốp, ủ nóng) - Nguyên tắc: Phương pháp này lợi dựng hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí hút oxy, nhả CO2, toả ra nhiệt lượng làm cho nhiệt độ đống phân lên cao tới 60 - 700C, phân được vô cơ hoá đồng thời các vi sinh vật, ký sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt. - Điều kiện kỹ thuật: Trộn phân với các chất độn xốp như mùn rơm, rạ hoặc lá cây băm nhỏ rồi trát bùn xung quanh nên cần các điều kiện sau: + Chất độn để ủ phải là chất độn xốp như rơm rạ hoặc lá cây băm nhỏ. + Không được nén chặt phân và chất độn để có đủ oxy cho vi khuẩn hiếu khí phát triển. + Phải có lớp cách nhiệt ở đáy và xung quanh bằng trấu hoặc rơm rạ. + Phải trát 1 lớp bùn mỏng ở ngoài để khỏi bay hơi chất đạm. - Kết quả: sau khi ủ từ 15 - 20 ngày nhiệt độ đống phân có thể lên tới 60 - 0 70 C. Sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng phân được vô cơ hoá hoàn toàn đồng thời các vi sinh vật và ký sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt. 2.1.2. Phương pháp ủ phân kỵ khí (còn gọi là ủ nén, ủ nguội) 13
  14. - Nguyên tắc: Phương pháp ủ phân này lợi dụng sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí để phân giải các chất hữu cơ trong phân thành vô cơ, các vi sinh vật và ký sinh vật gây bệnh bị ngạt vì thiếu oxy. - Điều kiện kỹ thuật: Trộn phân với các chất độn mịn rồi đem ủ nên cần các điều kiện sau: + Chất độn phải là độn mịn như: tro bếp, vôi bột, đất bột. + Phải nén thật chặt phân với chất độn để giảm oxy đến mức tối thiểu trong đống phân. + Phải trát một lớp bùn dày bên ngoài để tạo môi trường kỵ khí trong đống phân và để khỏi bay hơi chất đạm. - Kết quả: Sau từ 2 - 3 tháng phân sẽ được vô cơ hoá, các vi sinh vật, ký sinh vật được tiêu diệt. 2.2. Hố xí 2 ngăn 2.2.1. Nguyên tắc kỹ thuật - Nguyên tắc: Hố xí 2 ngăn là tập trung ủ phân tại chỗ do đó phải có 2 ngăn, 1 ngăn sử dụng, 1 ngăn để ủ luân phiên nhau, thời gian ủ ít nhất là 2 tháng. - Yêu cầu kỹ thuật: + Hố xí 2 ngăn phải kín với 3 môi trường đát, nước, không khí, để các chất bẩn của hố xí không thấm vào các nguồn nước và không làm ô nhiễm không khí. Nên hố xí phải được xây và có nắp đậy kín, đồng thời phải bịt kín cửa sau hố xí. + Hố xí 2 ngăn phải đảm bảo nguyên tắc khô, để hạn chế sự phát triển của dòi và trứng giun sán nên hố xí phải có rãnh thoát nước tiểu riêng. + Hố xí phải sạch sẽ để hạn chế mùi hôi thối, tạo điều kiện thoải mái khi sử dụng. Vì vậy phải quét dọn hố xí thường xuyên và dự trữ chất độn đầy đủ. 2.2.2. Kích thước của hố chứa phân - Hố xí tròn đường kính 70 cm, chiều cao 70 cm - Hố xí vuông mỗi cạnh 70 cm - Lỗ phóng đường kính 15 cm, lỗ thông hơi đường kính 6 xm. 2 viên gạch để ngồi: góc sau cách nhau 12 cm, góc trước cách nhau 28 cm. Miệng lỗ phóng cách 2 viên gạch 6 cm, có nắp đậy kín, có rãnh thoát nước tiểu riêng. 2.2.3. Hướng dẫn sử dụng hố xí 2 ngăn - Tôn trọng nguyên tắc 1 ngăn sử dụng, 1 ngăn để ủ phân luân phiên nhau. - Hố xí phải kín: cửa sau phải bịt kín và có nắp đậy. - Phải dự trữ chất độn đầy đủ như tro bếp, đất bột. Sau mỗi lần đi tiêu, bỏ đủ tro với tỷ lệ 2/1 để hấp phụ hơi thối. - Khi phân đầy hố, bỏ đủ tro, trát kín lỗ phóng để ủ phân, thời gian ủ ít nhất là 2 tháng. - Quét dọn sạch sẽ hàng ngày. 2.3. Hố xí tự hoại 2.3.1. Nguyên tắc kỹ thuật: Hố xí tự hoại phải có 2 bể, 1 bể tự hoại (bể chứa và lắng), 1 bể lọc. - Trong bể chứa và lắng các vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh. gây nên các bọt khí từ đáy bể nổi lên trên kéo theo cặn nhỏ tạo màng vi sinh vật học dày tới 30 cm.Tại bể này quá trình phân giải các hữu cơ được xúc tiến làm các vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt (xấp xỉ 70%). 14
  15. - Trong bể lọc vi sinh vật hiếu khí phát triển và phân giải tiếp chất hữu cơ thành chất vô cơ, lớp lọc giữ lại chất hữu cơ, nước phân được lọc trong rồi theo hệ thống ống dẫn vào cống thoát nước thải. 2.3.3. Hướng dẫn sử dụng hố xí tự hoại - Phải dội nước ngay sau khi đi tiêu. - Không dội nước xà phòng, các chất sát trùng, bỏ giấy, rác, lá cây hoặc các vật cứng vào lỗ phóng. - Không cậy nắp ga để lấy phân tươi. - Hàng năm rửa bể tự hoại 1 lần. 3. XỬ LÝ RÁC 3.1. Thu thập và vận chuyển rác. 3.1.1. Sọt rác và thùng rác. - Ở mỗi gia đình, thường có sọt rác hoặc thùng rác. Sọt và thùng cần có nắp đậy kin, tránh ruồi nhặng. Khi hót rác vào sọt hoặc mang sọt đổ vào xe rác, tránh rơi vãi ra sân, vườn, đường phố. Nên có thùng rác bằng kim loại phủ một lớp sơn, có nắp đậy kín, có quai sách, dễ cọ rửa. Có thể mở nắp thùng rác bằng bàn đạp chân. - Ở mỗi đường phố có thùng rác cố định hoặc lưu động. Thùng rác cố định xây bằng gạch hoặc bằng kim loại. Thùng rác lưu động cần phải dễ mang lên xe để đổ, dễ cọ rửa. Nơi để thùng rác phải thuận tiện với sinh hoạt của nhân dân và với phương tiện vận tải. Thời gian lưu rác trong thùng là 1 - 3 ngày, tốt nhất là đổ hàng ngày. 3.1.2. Đường ống dẫn rác trong nhà ở tập thể. - Ống dẫn rác nên đặt trong tường. Miệng ống đặt ở nhà bếp, có nắp đẩy tráng men, kín đặt cách mặt đất 0,80m - 1mét. Ống dẫn rác phải nhẵn, ít đầu mối, không để khí thoát ra, không thấm nước, không bị ăn mòn,thường bằng thép hay xi măng (đk 0,3 - 0,35m ) phía ống ra hầm chứa rác - Ưu điểm là không phải đổ rác vào thùng ngoài sâu , rác đựơc thanh toán ngay và phù hợp với nhà nhiều tầng 3.1.3.vận chuyển rác - Thường dùng xe chở rác có trọng lượng nhẹ để xe có năng xuất cao - Khi xe rác tới nhân dân mang rác đổ vào xe. tránh đổ ra đường phố , làm mất mỹ quan và nguy hiểm về mặt phòng bệnh và phòng dịch. - Có loại xe rác chở thùng, chuyển thùng lên hay rỡ thùng xuống đều dùng cần trục. 3.1.4 .Thải rác vào cống: - Rác được nghiền vụn bằng máy nghiền tự động và thải xuống cống. - Ưu điểm là không cần xe chở rác, rác được nghiền vụn làm tăng giá trị của phân bón. 3.2. Xử lý rác: 3.2.1. Đốt rác: - Lò đốt rác có loại nhỏ, có công xuất là 1,5 - 3 tấn / 24h, thích hợp với các bệnh viện. - Ở thành phố, có trạm đốt rác, xây cách xa khu dân cư 500m. Trạm có lò loại lớn công suất 400 - 500 tấn / 24h. 15
  16. 3.2.2. Nơi đổ và ủ rác - Ở cách xa khu dân cư ít nhất 300m , ở ngoại thành và trên đường giao thông thuận tiện ,địa điểm bằng phẳng ,mạch nước ngầm ở sâu 1-1,5m - Đánh đống thành hình tháp cụt ,đáy dưới có chiều rộng 3-4m, đáy trên rộng 2-3m, chiều dài 20-25m ,cao 1- 1,5m . trước khi đánh đống , trải một lớp than xỉ hay rơm rạ dày khoảng 0,15 - 0,20m , khi đánh đống , trải từng lớp không nén chặt phủ lên đáy trên và thành đống rác một lớp đất dày 0,15-0,25m nhằm hút hơi thối,ngăn ruồi giữ cho rác khỏi khô và mất nhiệt . - Rác ủ là một chất xốp , màu nân xẫm , không có mùi hôi thối.Thời gian ủ rác trung bình 6 tháng LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn các câu sau: 1. Kể 3 lợi ích của việc xử lý phân đúng quy cách? 2. Nêu 3 điều kiện kỹ thuật của phương pháp ủ phân kỵ khí? 3. Nêu 4 điều kiện kỹ thuật của phương pháp ủ phân hiếu khí? 4. Phân, rác là nguồn tập trung các....................gây bệnh đường.................. 5. Hố xí 2 ngăn là tập trung ủ phân tại chỗ do đó phải có 1 ngăn ..............và một ngăn..........................luân phiên nhau. 6. Hố xí 2 ngăn phải kín với 3 môi trường: đất, nước, không khí để các chất bẩn của hố xí............vào các nguồn nước, đồng thời không làm ..........không khí. * Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (x) vào cột Đ cho câu đúng, cột S cho câu sai: TT Nội dung Đ S 1 Phải dội nước vào hố xí 2 ngăn sau mỗi lần đi tiêu 2 Ủ phân theo phương pháp ủ xốp là lợi dụng sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí làm vô cơ hoá phân 3 Trong phương pháp ủ phân hiếu khí, các vi sinh vật và ký sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt do nhiệt độ cao kéo dài nhiều ngày 4 Trong phương pháp ủ phân hiếu khí nhiệt độ đống phân lên cao 60 - 700C sau thời gian từ 1,5 đến 2 tháng 16
  17. BÀI 5. CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Mục tiêu học tập 1. Trình bày được vai trò của nước đối với con người 2. Trình bày tác hại của nước đối với con người. 3. Trình bày tiêu chuẩn một mẫu nước sạch 4. Trình bày được các nguồn nước trong thiên nhiên và các hình thức cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. 5. Trình bày các phương pháp làm sạch nước tại cộng đồng. Nội dung 1. Vai trò của nước đối với con người Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào nước. Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy nhu cầu về nước và sự văn minh đi đôi với nhau. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển đã loại trừ được nhiều bệnh tật truyền qua đường nước sinh hoạt. Sự hiểu biết về tính chất và vai trò của nước trong đời sống sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến môi trường nước. Nước cũng như không khí và thực phẩm rất cần thiết cho sự sống của con người, những vai trò chính của nước như sau: - Nước được coi như một thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể con người. + Trong cơ thể con người, nước chiếm một tỷ lệ rất lớn: 63%; ngoài ra ở một vài tổ chức của cơ thể, tỷ lệ nước cao hơn (da: 70%, thận 83%, huyết tương: 90%). Dưới hình thức hòa tan trong nước, các chất bổ dưỡng được đưa vào cơ thể và cũng do hình thức này, các chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể. Nước còn là yếu tố điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp lực thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất. + Mỗi ngày cơ thể cần từ 1,5 - 2 lít nước, bài tiết ra từ 1,5- 2 lít nước qua thận, da, phổi, ruột. Những người lao động nặng do thời tiết nóng bức thì nhu cầu cần nước cao hơn. - Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tố cần thiết như: Fe, I, Mn, Zn. Khi thiếu hay thừa những nguyên tố vi lượng này sẽ dẫn đến bệnh lý. - Nước là yếu tố để đảm bảo vệ sinh cá nhân, nhà cửa, chuẩn bị thức ăn và vệ sinh công cộng, nước còn cần thiết cho cứu hỏa và sản xuất. 2. Tác hại của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người Năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho biết 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nguồn nước, với số giường bệnh bằng 1/2 tổng số giường bệnh tại bệnh viện. Tại các nước đang phát triển, các bệnh có liên quan 17
  18. đến nước thường phổ biến, khó khống chế hoặc thanh toán. Các bệnh liên quan đến nước thường gặp là: 2.1. Bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước ô nhiễm Vi khuẩn đường ruột vào cơ thể con người từ nguồn nước ô nhiễm thông qua con đường ăn uống, chế biến thực phẩm… các bệnh thường gặp: - Dịch tả: do thức ăn, nước uống bị nhiễm phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae) từ phân tươi; loại khuẩn này thường gây bệnh thành dịch lớn, bệnh diễn tiến rất nhanh, gây tiêu chảy cấp mất nước nặng, có thể dẫn đến tử vong trong vài giờ nếu không phát hiện điều trị thích hợp khẩn cấp và ngăn chặn kịp thời. Nguồn thải vi khuẩn tả ra phân chính từ những người đang mắc bệnh, người trong thời kỳ hồi phục và người lành mang trùng. - Thương hàn: là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do trực khuẩn Salmonella gây ra, bệnh lây lan qua đường tiêu hóa. Những người bệnh, người đang thời kỳ hồi phục hay người lành mang mầm bệnh cũng là nguồn chủ yếu thải trực khuẩn Salmonella ra trong phân. Con người có thể bị nhiễm bệnh do thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn thương hàn; gây nên bệnh cảnh lâm sàng kéo dài như sau: sốt từ từ tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao 39 - 410C liên tục vào tuần thứ hai tạo hình ảnh sốt hình cao nguyên, kèm theo ớn lạnh và dấu hiệu mạch nhiệt phân li. Đau bụng lan tỏa, bụng đầy hơi, tiêu chảy kéo dài phân vàng lỏng lợn cợn. Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc: bệnh nhân có “vẽ mặt thương hàn” như nằm bất động, thờ ơ với ngoại cảnh, mắt nhìn đờ đẫn, môi khô, má đỏ, lưỡi dơ bợn trắng. Trường hợp nặng nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể thủng ruột, nhiễm độc, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong. - Lỵ trực trùng: là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa chủ yếu là ở ruột già, do trực trùng Shigella gây nên. Người bệnh, người đang thời kỳ hồi phục hay người lành mang mầm bệnh là nguồn chủ yếu thải trực trùng Shigella trong phân. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường đặc trưng với 2 hội chứng là: (1) Hội chứng lỵ: Đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại tràng trước khi đi tiêu; mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau vùng trực tràng có thể dẫn đến sa trực tràng ở người già; tiêu phân nhầy máu, nhiều lần (trường hợp nặng có thể đi tiêu: 20 – 40 lần), lượng phân càng lúc càng ít dần; (2) Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao (có thể giảm sau vài ngày), người mệt mỏi hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu, thể trạng suy sụp nhanh chóng. - Tiêu chảy trẻ em (do E.Coli, do Proteus…), đôi khi thành dịch và lan truyền rất nhanh. 18
  19. 2.2. Bệnh do virút trong nước ô nhiễm - Bệnh bại liệt (Polio virus). - Viêm gan siêu vi A - Adenovirus - Echovirus... 2.3. Bệnh do giun sán Bệnh sán lá gan, sán lá ruột, sán máng, sán lá phổi... 2.4. Bệnh do côn trùng có liên quan đến nước . Bệnh sốt rét (nước là nơi để muỗi Anophen sinh sản và phát triển, chúng hút máu người chứa ký sinh trùng sốt rét, là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét). . Bệnh Sốt xuất huyết (do muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh). . Bệnh giun chỉ (do muỗi tulex pipiens sống trong ao tù nước đọng bẩn). 2.5. Các bệnh da, mắt, cháy, rận... . Bệnh mắt hột, bệnh viêm màng tiếp hợp, ghẻ lở, hắc lào, chàm, nấm da, cháy, rận... Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành do thiếu nước sinh hoạt vệ sinh hàng ngày hay dùng nước không sạch. 2.6. Các bệnh do thiếu vi chất trong nước . Bệnh bướu cổ địa phương (do một số nơi thiếu Iốt trong nước kéo dài). . Bệnh sâu răng (do thiếu Fluor), hoen ố răng và tổn thương xương (do thừa Fluor trong nước uống kéo dài). 2.7. Bệnh do các độc chất trong nước . Bệnh methemoglobin (MetHb) do Nitrat chuyển thành Nitrit kết hợp với Hb ngăn cản sự vận chuyển oxy đến các mô. . Nitrit còn có thể tác dụng với các acid amin tạo thành Nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư. . Một số chất hữu cơ tổng hợp (nhân thơm, benzen vòng...), thạch tín có khả năng gây ung thư cao. . Các chất phóng xạ, chì, đồng, thủy ngân... có trong nước khi vượt quá ngưỡng an toàn sẽ gây ngộ độc rất trầm trọng. 3. Tiêu chuẩn về số lượng Nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản: + Đủ về số lượng: tiêu chuẩn từ 60 – 100 lít cho một người một ngày 19
  20. + Đảm bảo an toàn về chất lượng: không có các yếu tố gây độc hại. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước, vào khả năng cung cấp nước từng vùng. Sau đây là những tiêu chuẩn lượng nước cung cấp cho một người trong một ngày: - Thành phố 60 – 100 lít/ ngày - Thị trấn và nông thôn 40 lít/ ngày 4. Tiêu chuẩn một mẫu nước sạch 4.1. Về lý học - Độ trong: Nước uống buộc phải trong nước, đục là do có những chất lơ lửng trong nước như đất, cát bụi đối với nước bề mặt, chất Fe đối với nước ngầm. - Màu nước uống được nhìn bằng mắt thường phải không có màu rõ rệt. - Mùi vị: nước uống được phải không có mùi vị lạ nếu có: + Do nhiều chất khoáng: muối, Fe. + Do khí hoà tan : Flo thừa + Do thực vật thối rữa trong nước đang bị phân hoá 4.2. Về hoá học 4.2.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01: 2009/BYT) (Có phụ lục kèm theo) 4.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: (QCVN 02: 2009/BYT) (Có phụ lục kèm theo) 5. Các nguồn nước trong thiên nhiên và các hình thức cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. 5.1. Nguồn nước mưa *. Tính chất. - Chất lượng hoá học và vi sinh vật học nước mưa sạch nhất tuy nhiên nước mưa cũng có thể bị nhiễm bẩn bởi không khí, dụng cụ chứa đựng nước mưa, lượng nước mưa không nhiều chỉ đủ cung cấp nước cho các gia đình trong thời gian 3 - 4 tháng/ năm, hàm lượng muối khoáng trong nước mưa thấp, hơi mềm, có vị hơi ngọt ( do có CO2 ở dạng hoà tan) - Hiện nay nước mưa là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các gia đình ở nông thôn Việt Nam, nó không những là nguồn nước ăn tốt mà còn là nguồn cung cấp đạm cho thực vật và gieo trồng. *. Sử dụng - Nước mưa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Tình trạng vệ sinh của không khí, mùa khô hay mùa mưa, từng vùng khác nhau, cách hứng chứa và bảo quản nước mưa, - Nên bỏ nước mưa trong vài cơn mưa đầu mùa, giữ gìn vệ sinh mái và máng hứng nước mưa, thường xuyên thau bể chứa nước mưa. 5. 2. Nguồn nước bề mặt 5.2.1. Nước suối. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0