intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách phân tích cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhằm làm rõ nguyên nhân, tác động của nó tới nền kinh tế các quốc gia châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát nợ công cũng như đề xuất chính sách phòng ngừa, đối phó với vấn đề nợ công cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 1

  1. KHỦN NỢ CÔNG ĩ . , ĩ ỉ . ^4 CHẢU ẨU ^ ^ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ■ ■ ĐỐI VỚI VIỆT NAM■ NHÀ XUÁT BÀN CHÍNH TRỊ QUOC GIA
  2. KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
  3. 33 (T) Mã sô': CTQG-2014
  4. TS. Đặng Hoàng Linh KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ẦU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ■ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA - sự THẬT Hà Nội - 2014
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đẩu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bổ Đào Nha, Alien, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha). Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững cùng với sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia và sự hạn ch ế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone). Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ ch ế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện nhũng chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý dài hạn. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng cũng chính là hổi chuông cảnh báo các quốc gia trên thế giới phải đánh giá lại tình trạng ngân sách của mình nhằm nhận định kịp thời nguy cơ khủng hoảng và có biện pháp đôi phó, ngăn ngừa kịp thời. Có thể thấy sự tương đổng giữa bối 5
  6. cảnh Việt Nam hiện nay với các quốc gia đang chịu khủng hoảng ở châu Âu. Nợ xấu của Việt Nam xuất phát từ tình trạng suy thoái kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản. Vì vậy, cần có sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ nợ công, tránh sự cố xảy ra như các nước châu Âu từng gặp phải. Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu về khủng hoảng nợ công châu Âu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách K h ủ n g h o ả n g n ợ công châu  u và bài học kinh nghiệm đối với Việt N am do TS. Đặng Hoàng Linh, Phó Trưởng Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao biên soạn. Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quan diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, phân tích nguyên nhân, tác động của nó cũng như các đánh giá về hệ thống giải pháp ứng phó của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng. Qua đó, có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản châ't, mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng nợ công, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong kiểm soát nợ công và đề xuất chính sách phòng ngừa, đối phó với vấn đề nợ công, hạn chế rủi ro khi khủng hoảng xảy ra. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
  7. MỞ ĐẦU Trải qua 40 năm hội nhập khu vực, Liên minh châu Âu đã phát triển từ một khu vực thương mại tự do tới việc hình thành một liên minh kinh tế - tiền tệ với sự lưu hành của đồng tiền chung euro của 17 quốc gia thành viên. Thành quả của quá trình hội nhập được thể hiện đầy đủ trong vị thế ngày càng gia tăng của Liên minh châu Âu đối vói nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát tại khu vực đồng tiền chung euro từ cuối năm 2009 đã làm suy kiệt nhiều nền kinh tế châu Âu như: Hy Lạp, Ailen, Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia; đổng thời đặt ra thách thức lớn đối với sự bền vững của Eurozone và Liên minh châu Âu. Không chỉ dừng lại ở mức độ một cuộc khủng hoảng kinh tê' cuộc khủng hoảng nợ công đã tác động mạnh mẽ tới cả đời sông chính trị - xã hội của người dân các quốc gia châu Âu. Hệ quả của nó là chính sách tài chính công khắc khổ nhằm giảm gánh nặng chi tiêu công dẫn tới tình trạng bất ổn định xã hội, thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng và sự ra đi của chính phủ các quốc gia. 7
  8. Một bức tranh tổng quan các diễn biến của cuộc khủng hoảng, những phân tích chuyên sâu vê nguyên nhân, tác động của nó cũng như các đánh giá về hệ thống giải pháp ứng phó của châu Âu là những nội dung đáng được quan tâm, nghiên cứu. Câu chuyện của châu Âu đã, đang và sẽ là bài học kinh nghiệm dành cho các quốc gia mà qua đó, mỗi chính phủ có thê có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản chât, mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng nợ công, từ đó có sự so sánh, đối chiếu vói tình hình quốc gia mình nhằm tự ý thức và đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro khủng hoảng xảy ra. Cuốn sách phân tích cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhằm làm rõ nguyên nhân, tác động của nó tói nền kinh tế các quốc gia châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát nợ công cũng như đề xuât chính sách phòng ngừa, đối phó với vârt đề nợ công cho Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, cuốn sách đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công đê làm nền tảng cho việc nhận định, đánh giá cuộc khừng hoảng tại châu Âu và thực trạng nợ công tại Việt Nam. Đó cũng là cơ sở đê đưa ra những phân tích liên quan đến nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng nợ công, không chỉ trên khía cạnh kinh tế mà còn trên cả các khía cạnh chính trị - xã hội. Mặt khác, cơ sở thực tiễn thu thập được từ quá trình các chính phủ châu Âu ứng phó 8
  9. vói khủng hoảng cùng với hệ quả của nó, góp phần tổng kết bài học kinh nghiệm, cũng như xây dựng hệ thống giải pháp hạn chế rủi ro nợ công cho Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách được xuâ't bản, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này; cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp những ý kiến quý báu. Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học trong các trường cao đẳng, đại học và các học viện cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế khi tìm hiểu về vấn đề nợ công. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 T ' _ _• 2 Tác giả TS. ĐẶNG HOÀNG LINH 9
  10. Chương I cơ sở LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỂ NỢ CÔNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG 1. Khái niệm Do sự khác biệt trong thực tiễn hoạt động quản lý nợ của mỗi nước cũng như hoạt động theo dõi, giám sát nợ công của các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nợ công (còn gọi là nợ nhà nước hay nợ chính phủ). Đa số các khái niệm đều coi nợ công là khoản nợ mà trách nhiệm chi trả khoản nợ đó thuộc về chính phủ một quốc gia. Nợ công cùng với nợ tư nhân hợp thành nợ quốc gia, là toàn bộ các khoản phải trả của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định1. 1. Xem Trần Vũ Hải: "Quản lý nợ công: Thực trạng và các kiến nghị", tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 200, tháng 8-2011. 11
  11. Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam', nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương: 1. Nợ chính phủ: Khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thòi kỳ. 2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh: Khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. 3. Nợ chính quyền địa phương: Khoản nợ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thê' giới (WB)2 được đưa ra năm 2002, nợ công là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thê bao gồm: 1. Nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban, ngành trung ương. 1. Xem Luật quản lý nợ công, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17-6-2009. 2. Ian Storkey: Báo cáo Hội thảo cấp Bộ: Cải cách nợ công tại Việt Nam, ngày 26-5-2004, Bộ Tài chính, Hà Nội. 12
  12. 2. Nợ của các cấp chính quyền địa phương. 3. Nợ của ngân hàng trung ương. 4. Nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của chính phủ hoặc chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ nếu tổ chức đó vỡ nợ. Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc t ế (IMF) công bố năm 2010, nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công trong đó, khu vực công bao gồm khu vực chính phủ và các tổ chức công. Theo đó, nợ công bao gồm: 1. Nợ của chính phủ. 2. Nợ do chính phủ bảo lãnh. 3. Nợ của chính quyền địa phương1. Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tê5. Sự khác biệt này trong cách thức xác định nợ công có ảnh hưởng đến kết quả thông kê và đánh giá quy mô cũng như tính nghiêm trọng của thực trạng nợ công tại Việt Nam. 1. Xem Vũ Minh Long: "Khủng hoảng nợ công tại một sô' nền kinh tế trên thế giới", Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 2. Xem Báo cáo giải trình tiếp thu, chinh lý dự án Luật quản lý nợ công, ủ y ban Thường vụ Quốc hội, 2009. 13
  13. Hình 1: Khu vực công theo đinh nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế N guân: Quỹ Tiền tệ quốc tế năm 2010. 14
  14. 2. Phân ỉoạỉ nợ công Nhìn chung, nghĩa vụ nợ công của một nền kinh tế được chia thành nợ trong nước và nợ nước ngoài. Cách phân loại này đã bao gồm giói hạn về địa lý cũng như đồng tiền sử dụng trong vay nợ và trả nợ. a) Nợ trong nước Nợ trong nước là hình thức vay nợ của chính phủ thông qua các công cụ như tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ. Trong đó, công cụ phổ biến nhất là trái phiếu, được phân chia theo cấp quản lý dưới hai hình thức: trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương1. - Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho các công trình, dự án đầu tư cụ thể. Bên cạnh đó, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốh đầu tư theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. - Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do ủy ban nhân 1. Xem Luật quản lý nợ công, Tlđd. 15
  15. dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. b)Nợ nước ngoài Là khoản vay do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tô chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tô chức và cá nhân nước ngoài. Nợ nước ngoài được phân chia thành: vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA), vay ưu đãi và vay thương mại1. - Vay ODA là khoản vay nhân danh Nhà nước và Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tô chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhâ't 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đôi với khoản vay không ràng buộc. - Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. - Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Nợ trong nước có rủi ro thấp khi chính phủ có thể hoàn toàn chủ động sử dụng chính sách tài khóa như 1. Xem Luật quản lý nợ công, ĩĩđd. 16
  16. tăng thuê' giảm chi tiêu hay in thêm tiền đê thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Mặt khác, loại hình vay nợ nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ lại có rủi ro lớn hơn vì dự trữ ngoại tệ của chính phủ là có hạn, khả năng chính phủ không đủ khả năng trả các khoản nợ đáo hạn bằng ngoại tệ là hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa rủi ro về tỷ giá hối đoái có thể khiến giá trị của các khoản nợ bằng đồng ngoại tệ cao hơn Tất nhiều so với con số đi vay ban đầu1. 3. Tác động của nợ công a) Tác động tích cực Theo quan điểm của John Maynard Keynes, nợ công được duy trì ở một mức hợp lý là cách thức can thiệp của nhà nước trong thòi kỳ kinh tế suy thoái nhằm kích thích táng trưởng. Cụ thể: Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho chính phủ, từ đó tăng cường nguồn vốn để đầu tư cho các công trình và dự án quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đổng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhâ't. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. 1. Xem Vũ Minh Long: "Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới", Tlđd. 17
  17. Thứ hai, huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc chính phủ vay nợ mà những khoản tiền nhàn rôi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tê cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. Thứ ba, nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế - ngoại giao quan trọng, được sử dụng đặc biệt trong trường hợp các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia đang và chậm phát triển, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Nếu nguồn lực tài chính quốc tế này được tận dụng một cách hiệu quả sẽ góp phần cải thiện trình độ phát triển và năng lực của các nền kinh tế vay nợ; đồng thời liên kết, củng cố các mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa các quốc gia1. b) Tác động tiêu cực1 Nợ công cao vượt quá ngưỡng an toàn mang theo các tác động tiêu cực, khiến nền kinh tế bị tổn tương và chịu nhiều sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài. 1. Xem Trần Vũ Hải: "Quản lý nợ công: Thực trạng và các kiến nghị", Tlđd. 2. Xem Lê Thị Minh Ngọc: "Nợ công: Sự tác động đên tăng trưởng kinh tê' và gánh nặng của thế hệ tương lai", Học viện Ngân hàng, 2011.
  18. Thứ nhất, nợ công lớn làm giảm tích lũy vổh tư nhân. Khi chính phủ vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, mức tích lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiền vào ngân hàng, công chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi tín dụng của chính phủ lại tăng lên. Khi đó, lãi suâ't tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn tói hiện tượng thoái lui đầu tư khu vực tư nhân. Thứ hai, nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại do xuất khẩu ròng giảm. Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước tăng tương đôỉ so với lãi suâ't nước ngoài, các luồng tài chính từ nước ngoài sẽ đổ vào trong nước khiến tỷ giá hối đoái tăng (đồng tiền tăng giá). Khi đó, giá hàng hóa trong nước sẽ đắt lên tương đổỉ so vói hàng hóa nước ngoài, kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, làm giảm xuâ't khẩu ròng. Thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách nếu xảy ra vào cùng một thòi điểm sẽ gây hiện tượng "thâm hụt kép" gây tác động tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Thứ ba, nợ công tạo áp lực g ây ra lạm phát. Có hai nguyên nhân chính gây ra lạm phát, đó là do cầu kéo hoặc chi phí đẩy. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đâu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt khác, người nắm giữ trái phiếu chính phủ tin vào khoản thu nhập tương lai lỗ
  19. của mình, cảm thâ'y mình giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Lúc này, chi tiêu chính phủ và tiêu dùng cá nhân đều tăng dẫn đến cẩu hàng hóa, dịch vụ tăng theo, tạo ra áp lực lạm phát trong ngắn hạn. Điều này tác động tiêu cực đên tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát). Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, trong dài hạn, áp lực trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên. Khi đó, đổng nội tệ mâ't giá làm việc nhập khẩu đắt lên tương đối, khiến chi phí đẩu vào tăng lên, dẫn tới nguy cơ lạm phát. Như vậy, trong trường hợp chính phủ vay nợ quá nhiều, nguy cơ lạm phát nảy sinh xuâ't phát từ cả hai nhân tô' cầu kéo và chi phí đẩy. Thứ tư, nợ công gây tổn thất phúc lợi xã hội trong dài hạn. Nếu vay nước ngoài, nguồn để trả nợ gốc và lãi sẽ được lấy từ nguồn thuê' thu tò cộng đổng. Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các đối tượng ngoài quốc gia. Tác động gián tiếp là giảm thu nhập, giảm tiêu dùng và tò đó giảm chất lượng cuộc sống ở một giới hạn nhất định. Vay trong nước có ít tác động hơn bởi chính phủ nợ chính công dân nước mình và chính họ là người được thụ hưởng các lợi ích do các khoản chi tiêu công đem lại. Tuy nhiên, kể cả khi người dân đóng thuế so
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2