intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách Khủng hoảng nợ công Châu Âu và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam"gồm có 3 chương chính như sau: cơ sở lý luận và thực hiện nợ công; cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu; bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với vấn đề nợ công ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 2

  1. r Chương III BÀI HỌC TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VỚI VẤN ĐỂ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM I- THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 1. T hâm hụt ngân sách nhà nước Giai đoạn 2003 - 2012, cán cân ngân sách của Việt Nam luôn ở trạng thái âm (trừ năm 2006), tức là mức thu không đủ bù chi hay bội chi. Thâm hụt ngân sách tăng manh từ 0,54% GDP năm 2008 đến mức 7,17% GDP năm 2009. Trong hai năm 2009 - 2011, thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm đi, tuy nhiên lại có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2012 ở mức 3,4% GDP. Bảng 7: Tỷ trọng nợ công và số dư ngân sách n h à nước so với G D P (2003 - 2012) Đơn vị: % GDP Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ 40,4 42,3 43,7 45,4 48,9 48,9 51 51,7 50,9 49,9 công 106
  2. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sô' dư ngân sách -3,25 -0,19 -1,31 0,3 -2,18 -0,54 -7,17 -5,19 -2,69 -3,4 nhà nước IMF country report No.12/165 và Economist Nguồn: global debt clock, http://ca.gdc.economist.com.s3.a- mazonaws.com. 2. Tỷ trọng nợ công trên GDP Thống kê của The Economist cho thây, nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2003 - 2012. Mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2010 là 51,7% GDP. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), mức nợ công nguy hiểm cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là 64% GDP1 cao hơn mức nợ , công của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012. Tuy nhiên, không thể kết luận thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ bởi tổn tại sự khác biệt trong cách tính nợ công 1. Mehmet Caner, Thomas Grennes, Fritzi Koehler Geib: Finding the tipping point: When sovereign debt turns bad, sovereign debt and the financial crisis, The World Bank, 2011. 107
  3. của Việt Nam và thế giới khiến việc xác định mức độ nghiêm trọng của nợ công không đảm bảo tính chính xác. Cụ thể: tháng 10-2012, nợ công của Việt Nam là 1.391.478 tỉ đổng, chiếm 55% GDP vẫn ở trong ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn của WB. Nhưng theo cách tính quốc tế, nợ công của Việt Nam tháng 10-2012 lên đến 2.683.878 tỉ đồng, tương đương 106% GDP, vượt ngưỡng an toàn1. Hình 16: N ợ công V iệt N am giai đoạn 2003 - 2012 Đơn vị: % GDP 60 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: The Economist 1. Xem Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ tháng 10-2012 và văn bản trả lòi của Bộ trưởng tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa xni, tháng 11-2012. 108
  4. 3. Đặc điểm nợ công Việt Nam a) Nợ nước ngoài ngày càng tăng trong khi dự trữ ngoại hôí còn hạn chế: Trong giai đoạn 2006 - 2010, nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh trong khi dự trữ ngoại hối giảm sút liên tục. Theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ quổíc tế và WB, diên biến quy mô nợ công và nợ nước ngoài tăng trong khi dự trữ ngoại hốì giảm liên tục là những cảnh báo đối vói Việt Nam vào năm 2011 và trong trung hạn đến năm 2015 về an toàn tài chính công1. Hình 17: Quy mô nợ công, nợ nước ngoài so vói dự trữ ngoại hối 2006 2007 2008 2009 2010 2011(e) 2012(f) ■ Nợ công (tỉ USD) S Nợ nước ngoài (tỉ USD) S a Dự trữ ngoại hối (ti USD) Nguổti: Bộ Tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc tế và EIU (Economist Intelligence Unit). 1. Xem Tạ Thị Lệ Yên: Tài chính công Việt Nam trong bôi cành khủng hoảng nợ công thế giới, Đê' tài nghiên cứu cấp cơ sở, Học viện Ngân hàng, tr.18. 109
  5. b) Nguồn cung cãp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam vẫn là các khoản vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Từ năm 2004 đến năm 2010, nợ nước ngoài từ nguồn vốn vay ODA luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam, ở mức trên 80% (bảng 8). Các điều khoản ưu đãi của ODA về lãi suất cũng như thời gian trả nợ có tác động giảm bớt được áp lực nợ công cho Việt Nam1. Tuy nhiên, tác động này chi duy trì trong một thời hạn nhất định, do ODA chi bao gồm các điều kiện thanh toán nợ ưu đãi hom, không có nghĩa là cho vay không hoàn lại. Bảng 8: Cơ cấu nợ Chính phủ Việt Nam (2004 - 2010) Đơn vị: tỉ VNĐ X. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chi tieuN. Tổng nợ 311.834 365.229 359.599 64.567 67.677 87.300 119.700 chính phú Nợ trong 99.572 139.843 108.477 51.572 48.009 71.300 98.700 nước 1. Xem Lê Phan Diệu Thảo: "Nợ công Việt Nam: Những vấn đề cần bàn thêm", tạp chí Ngăn hàng, tháng 6-2011. 110
  6. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tieu"\ Nợ nước 212.262 225.386 251.122 2.995 19.668 16.000 21.000 ngoài Trong đó 198.305 200.044 223.497 10.260 15.689 14.567 19.879 ODA ODA/TỔng 64% 55% 62% 16% 23% 16% 17% nợ ODA/Nợ 93% 88% 89% 78% 80% 91% 94% nước ngoài \T . ^ T T T T *T - _ np*
  7. xảy ra trên thị trường tài chính thế giới. Các khoản vay bằng USD chiếm tỷ trọng cao (39% năm 2010) trong khi giá USD luôn có xu thế tăng lên so với VND có thê khiến giá trị các khoản nợ của Việt Nam biến động mạnh trong tương lai. Hình 18: Cơ cấu nợ công nước ngoài theo loại tiền (năm 2010) 8 USD WSDR 39% ■ JPY ■ EUR ft Khác Nguổn: Bộ Tài chinh. Thứ hai, rủi ro về hiệu quả đầu tư. Bằng việc phân tích chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát triển (Incremental capital output rate), có thể nhận thây hiệu quả đầu tư của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và có chiều hướng suy giảm. 112
  8. Hình 19: Hệ số hiệu quả sử dụng tống hợp vốn đẩu tư phát triển của Việt Nam và một số nước châu Á C N C M C N C M C N I C N C M t N t N — • Campuchia - - - • Trung Quốc — Ân Độ — • Việt Nam Nguồn: World Development Indicators and Economic Intelligence Unit 2010. Khu vực nhà nước luôn nhận được tỉ trọng đầu tư nhiều hơn, nhưng chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát triển lại gấp hơn hai lần, tức là hiệu quả đầu tư thấp hơn. Cụ thể trong giai đoạn 2000 - 2005, trong khi khu vực ngoài nhà nước chi cần gần 2,93 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị doanh thu thì khu vực nhà nước trung bình cần đến 6,94 đơn vị. Đến giai đoạn 2006 - 2010, khu vực ngoài nhà nước cần 4,01 đơn vị thì khu vực nhà nước cần đến 9,68 đơn vị. 113
  9. Hình 20: Chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp vốn đẩu tư phát triển Việt Nam phân theo từng khu vực Nhà nước Ngoài nhà nước FD) 8 2000-2005 ■ 2006-2010 Nguôn: Vũ Minh Long: "Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới", Tlđd, tr.60. Thực trạng đầu tư thiếu hiệu quả này xuất phát từ nguyên nhân: Chính phủ là người vay nợ nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là chủ dự án, đơn vị thụ hưởng ngân sách. Các đom vị này sử dụng nguồn tài chính do Chính phủ bảo lãnh nhưng sau cùng, Chính phủ lại vẫn phải chịu mọi rủi ro liên quan đến trách nhiệm trả nợ. 4. So sánh vấn đê nợ công của Việt Nam và châu Âu a) Những điểm tương đong - Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo: Ở Việt Nam, thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt trên Nghị quyết của ^ 114
  10. Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm. Cách thức sử dụng ngân sách, vốn vay do Nhà nước bảo lãnh cũng không được giám sát nghiêm ngặt, dẫn đến thực trạng sử dụng vổn không hiệu quả. - Việc phân bô7nguon vôh dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế. - Tỷ trọng nợ nước ngoài trong tổng nợ cao, trong khi đó, dự trữ ngoại hổì còn hạn chế. Hiện tại, thực trạng này chưa trở thành rủi ro nhưng trong dài hạn sẽ hình thành rủi ro thanh toán, khả năng thanh toán cũng bị phụ thuộc vào các biến động vĩ mô như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân xuất - nhập khẩu. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp: + Thòi gian thực hiện dự án kéo dài: việc chậm trễ trong tiến độ hoàn thành các dự án khiến tiền lãi phải trả tăng lên. + Trách nhiệm của người đi vay không cao vì có sự tách biệt giữa việc ban hành quyết định vay nợ và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Tài chính công thiêu tính công khai, minh bạch: Con số nợ công không được công khai trong một thời gian dài khiến tình trạng tài chính công không được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ cũng như các tổ chức, nhóm xã hội. Các vấn đề và nguy cơ theo đó cũng sẽ không được phát hiện kịp thời, gây khó khăn trong việc đối phó với khủng hoảng. 115
  11. b)Những điểm khác biệt - Vấn đ ề nợ công và yêu cầu khách quan của nền kinh tẽ.■ Khác với các quốc gia châu Âu, các nước đang phát triển đòi hỏi một lượng vốn tài chính và kỹ thuật lớn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Do đó, các quốc gia đang phát triển thường duy trì tỷ trọng nợ công khá cao so với GDP. Tỷ trọng nợ công cao thể hiện nỗ lực của các chính phủ trong việc huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình và dự án quốc gia, phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Khi đó, nợ công ở mức cao mang những tác động tích cực nhiều hơn là tiêu cực. - Chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam có tính độc lập và tự quyết, không chịu ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy định hay cam kết nào như trường hợp của các quốc gia châu Âu: Khi gặp rủi ro thanh toán, các quốc gia Eurozone không thể phá giá đổng tiền để khuyến khích xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại do chính sách tiền tệ bị phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam có sự linh hoạt tương đốỉ trong điều hành chính sách tiền tệ. Nếu gặp rủi ro thanh toán, thậm chí là vói các khoản nợ nước ngoài, Chính phủ vẫn có thể tác động lên chính sách tỷ giá nhằm khuyến khích nguồn thu từ xuất khẩu, đảm bảo nguồn ngoại tệ cần thiết thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 116 k
  12. Tuy nhiên, điểm khác biệt này lại không đem lại lợi thê'cho Việt Nam trong đối phó với khủng hoảng. Khi có khủng hoảng xảy ra, các quốc gia châu Âu đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cứu trợ mang tính chất tập thể. Trái lại, nếu xảy ra khủng hoảng nợ, giải pháp duy nhâ't của Việt Nam chỉ có thê là tìm sự trợ giúp từ phía Quỹ Tiền tệ quốc tế, theo đó, nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều ràng buộc từ các điều kiện cho vay khắc nghiệt. Trên thực tế, vân đề nợ công của Việt Nam vẫn đang dừng ở mức nguy cơ, chưa thực sự bùng phát thành khủng hoảng. Thất bại trong việc phòng ngừa khủng hoảng đã khiến các quốc gia châu Âu lún sâu vào vòng xoáy nợ công. Cho nên, các biện pháp cần xây dựng cho Việt Nam trong giai đoạn này phải xoay quanh việc quản lý nợ công để phòng ngừa và dự báo trước khủng hoảng. Các quốc gia châu Âu có thể tận dụng môi trường thể chế chặt chẽ của mình để tiến hành giám sát, quản lý diễn biến nợ công của các quốc gia, trong đó đề cao vai trò của Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, vai trò này do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm một cách độc lập và không phụ thuộc vào bất cứ thể chế đa phương nào. Do đó, yếu tố cần thiết nhất là đảm bảo tính minh bạch, tránh chổng chéo việc thực hiện chức năng quản lý nợ công. 117
  13. II- BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ cuộc KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU 1. Hy Lạp và bài học về chính sách chi tiêu công a) Nguyên nhân Khủng hoảng nợ công Hy Lạp xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, xét về bản chất cũng như tính đến những nguyên nhân quan trọng nhất, mà không chỉ Hy Lạp, còn nhiều nước trong cộng đồng Liên minh châu Âu và bên cạnh đó là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam cũng đang gặp phải đó là hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, quản lý tài chính công không hiệu quả, tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. - Chính phủ Hy Lạp đã dùng quá nhiều tiền không phải của mình để đầu tư vào những lĩnh vực không đem lại hiệu quả kinh tế trong thời hạn ngắn như phúc lợi xã hội, giáo dục, chính quyền địa phương mà không quan tâm đến việc trả nợ. - Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2009, lượng công chức ở Hy Lạp chiếm tới 1/4 lực lượng lao động ở nước này, bình quân 1 công chức được lĩnh 1.350 euro/tháng trong khi các khu vực kinh doanh ngoài nhà nước chỉ được khoảng 750 euro. Theo thông tin từ Bộ Tài chính Hy Lạp, trong năm 2009, Bộ này đã tuyển dụng tổng cộng khoảng 27.000 công chức mói, nhưng số công chức làm việc
  14. thực sự chỉ chiếm 2/3. Thêm vào đó, khoản thưởng cuối năm của công chức luôn luôn lớn hơn 2 tháng lương, đôi khi là 14 tháng. - Sự già hóa dân sô' và hệ thống lương hun vào loại hào phóng bậc nhâ't khu vực châu Âu. Tỷ lệ sô' người trên 64 tuổi của Hy Lạp năm 2007 là 19%. Lương hưu vào khoảng 70 - 80% mức lương chính thức trước khi về hun. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp là 11,5% GDP năm 2005. Thứ hai, tình trạng tham nhũng có hệ thông. Theo danh sách Tổ chức Minh bạch quốc tê' tham nhũng ở Hy Lạp luôn đứng đầu các nước châu Âu, hằng năm lấy đi khoảng 10% GDP nước này. Nhung đến nay, rất ít người bị xét xử và kết án tội danh tham nhũng, bởi khi bị phát hiện, họ có thể từ chức và sẽ không bị đưa ra xét xử nữa. Tại Hy Lạp, khái niệm đi hối lộ để "đôi bên cùng có lợi" đã trở nên bình thường và luôn đúng. Ngoài ra, củng cần chú ý tới nguyên nhân thứ ba, đó là sự vội vã trong việc hội nhập khu vực cũng như quốc tế của Hy Lạp. Ngày 1-1-2001, Hy Lạp đã được gia nhập khôi đổng tiền chung Eurozone bằng nhiều cách làm đẹp sổ sách như cố tình không tính đến một số chi tiêu quân sự và y tế, hay coi viện trợ từ châu Âu là khoản thu của chính phủ. Hậu quả là khi đồng euro tăng giá từ 1 euro = 0,8 USD lên 1 euro = 1,6 USD do tác động từ 119
  15. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thì đối với quốc gia nhỏ, nguồn tài nguyên hạn hẹp, năng lực cạnh tranh thấp như Hy Lạp thì đây thực sự là một khó khăn râ't lớn: hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuâ't đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản phúc lợi, an sinh xã hội, điều này càng làm gia tăng thâm hụt ngân sách. b) Biện pháp giải quyết khủng hoảng Tháng 5-2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ quô'c tế công bô' gói cứu trợ kỳ hạn ba năm trị giá 110 tỉ euro dành cho Hy Lạp. Sau đó, vào tháng 10-2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỉ euro (tương đương 3,3 tỉ USD), nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn câp mà Quỹ Tiền tệ quốc tế dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 ti euro (tương đương 13,98 tỉ USD). Từ tháng 5-2010 đến tháng 6-2011, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mua khoảng 45 tỉ euro trái phiếu Chính phủ Hy Lạp. Ngoài ra, các khoản hỗ trợ thanh khoản mà Ngân hàng Trung ương châu Âu dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 ti euro vào tháng 1-2010 lên mức 98 tỉ euro vào tháng 5-2011. Tháng 2-2012, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đổng tiền chung châu Âu đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải cứu thứ hai dành cho Hy Lạp, trong đó bao 120
  16. gồm gói cứu trợ mới 130 tỉ euro và kế hoạch cắt giảm nợ công của Hy Lạp xuống 121% GDP vào năm 2020. Ngày 19-2-2012, Chính phủ Hy Lạp đã thông qua gói biện pháp khắc khô cuối cùng mà Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quổc tế yêu cầu để đổi gói cứu trợ thứ hai, làm tăng hy vọng đạt được một thỏa thuận để Aten tránh vỡ nợ. Đổng thời, Chính phủ Hy Lạp cũng đề nghị các chủ nợ tư nhân hoán đổi các trái phiếu cũ tổng trị giá khoảng 206 tỉ euro thành trái phiếu mới, nhằm giúp giảm 100 tỉ euro trong "núi" nợ của Hy Lạp, đưa nợ của Hy Lạp từ 160% GDP xuông còn khoảng 120% GDP vào năm 2020. Tháng 3-2012, các chủ nợ tư nhân đổng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp, giúp cắt giảm khoảng 100 tỉ euro nợ khỏi nghĩa vụ nợ của quốc gia này. c) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giải quyết khủng hoảng Mặc dù rất nhiều gói cứu trợ đã được đưa ra, tuy nhiên, các giải pháp cho Hy Lạp đã không đem lại kết quả như mong muốn. Điển hình như giải pháp thắt lưng buộc bụng không những không giúp giảm được nợ công mà còn khiến nợ công tăng lên đêh 159,1% GDP kể từ khi áp dụng giải pháp này. Giải pháp thứ nhất là tái cấu trúc dạng nhẹ, theo đó các chủ nợ đổng ý gia hạn thời gian trả nợ và lãi. Trong khi đó, Hy Lạp sẽ hạ thấp tỷ lệ lãi suất ngân hàng, tăng cường cải cách kinh tế và thực hiện các chương trình tư 121
  17. nhân hóa. Giải pháp này đem lại cho Hy Lạp thêm thời gian, nhưng xét đến cùng vẫn không giải quyết được vâh đề khả năng trả nợ của nước này. Ngân hàng Trung ương châu Âu lại phản đối bất cứ hình thức tái cấu trúc nợ nào. Các hãng xếp hạng tín dụng như Moody's cũng coi hình thức tái cấu trúc này là vỡ nợ và như vậy có thể sẽ lại tiếp tục hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, khiến nước này càng không thể tiếp cận với thị trường vốn. Giải pháp thứ hai cũng là giải pháp ngặt nghèo nhất, đó là tái cấu trúc thực sự, khi mà toàn bộ các khoản nợ của Hy Lạp sẽ bị giảm giá trị đi một phần. Điều này sẽ khiến các chủ nợ tư nhân mâ't tiền và giảm ngay lập tức khoản nợ công của Hy Lạp. Hậu quả là các ngân hàng của Hy Lạp sẽ bị ảnh hưởng, gây nguy cơ lan ra hệ thống ngân hàng của khu vực châu Âu. Niềm tin của các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và có thể tác động tới uy túi của các nước châu Âu khác. Nhưng chi với những biện pháp mạnh mẽ như vậy mới có thể giải quyết triệt để vấn đề nợ công quá nhiều và thâm hụt ngân sách. Ba nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong việc giải cứu Hy Lạp là: - Châu Âu qúá lạc quan khi cho rằng Hy Lạp sẽ nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng bởi theo đánh giá của họ, khi áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng, Hy Lạp sẽ giảm bớt nợ công và bội chi ngân sách. Nhưng Hy Lạp không có cả mạng lưới kinh tê' và công 122
  18. nghiệp đạt hiệu quả, cũng không có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy, chừng nào Hy Lạp vẫn còn phải đi vay tiền quốc tế và trả lãi suâ't cao hơn so vói tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực thì chưa thể tính tới khả năng giải quyết được các khoản nợ. - Khác với Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997 - 1998 và khủng hoảng nợ ở Braxin và Áchentina, Hy Lạp hoàn toàn không có khả năng phá giá đồng tiền để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm lây lại cân bằng trong cán cân vãng lai. Hơn nữa, cơ chế tài chính chung trong khu vực đổng euro chưa thực sự hoàn chỉnh, khi Hy Lạp lâm vào khủng hoảng nợ thì không có một cơ quan nào có đầy đủ chức năng để đứng ra bảo lãnh các khoản nợ của Hy Lạp, giúp trân an các nhà đầu tư. - Quan trọng nhất, mặc dù Hy Lạp được vay vốn với giá "phải chăng" so với đòi hỏi của các nhà đầu tư nhung Hy Lạp vẫn phải trả lãi suất 5%, trong khi Liên minh châu Âu đi vay với lãi suất chi 3% và dùng khoản tín dụng đó cho Hy Lạp mượn với lãi suất cao hơn gần gấp đôi. Thậm chí, Hy Lạp còn phải đi vay vốn với lãi suất cực cao, gấp 3 - 4 lần mức các ngân hàng trung ương khác phải trả và phải chịu thêm lãi mẹ đẻ lãi con. Lãi suất vay vốn thời hạn 10 năm phải trả liên tục tăng, từ mức 12% (tháng 5-2010) lên hơn 17% (tháng 7-2011). Chừng nào mức lãi suất vay nợ tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, thì chưa thể nói tới khả năng Hy Lạp giải quyết được khủng hoảng nợ. 123
  19. Như vậy, vân đề chính của Hy Lạp là phải tự cứu mình bằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ để giảm thâm hụt ngân sách, tìm cách trở lại thị trường vốn. Bởi một gói cứu trợ mới cũng chỉ là một giải pháp tình thế cho Hy Lạp thêm thòi gian trước khi nước này phải trực tiếp giải quyết bài toán nợ công bằng chính khả năng của mình. d) Những van đề tồn tại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vân đê' nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Trong thòi gian gần đây, ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép. Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế ngày càng lớn. Hiện nay, tỷ lệ nợ công/GDP đã ở mức 65% và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt k 124
  20. dự án quy mô rất lớn như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc - Nam,... Đây là những dự án tiêu tôn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vôn vay từ nước ngoài. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vổn đầu tư bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiên Việt Nam phải suy nghĩ lại vể bài toán chât lượng tăng trưởng. Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27 - 30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn bên ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài, FPI, ODA và các khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ. Tuy trong ngắn hạn, Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngoài nhưng xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp. Nếu Việt Nam có biện pháp sử dụng vốn đầu tư môt cách hiệu quả (hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2