Bài học kinh nghiệm từ đổi mới và vấn đề đặt ra trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay
lượt xem 4
download
Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế có nhiều biến động hầu như tất cả các nước đều có sự điều chỉnh chính sách, trong khi đó ở Việt Nam khủng hoảng xã hội ngày càng sâu sắc, viện trợ các nước xã hội chủ nghĩa bị cắt giảm, đất nước bị cấm vận… Bài viết trình bày những bài học kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới tại Việt Nam; Các vấn đề đặt ra về con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học kinh nghiệm từ đổi mới và vấn đề đặt ra trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐỔI MỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN THỊ ÁI VÂN Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Đà Lạt Email: vantta@dlu.edu.vn Tóm tắt: Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế có nhiều biến động hầu như tất cả các nước đều có sự điều chỉnh chính sách, trong khi đó ở Việt Nam khủng hoảng xã hội ngày càng sâu sắc, viện trợ các nước xã hội chủ nghĩa bị cắt giảm, đất nước bị cấm vận… Yêu cầu lúc này đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn dân tộc “đổi mới hay là chết”, muốn đổi mới trước tiên phải thẳng thắn thừa nhận những khuyết điểm trong chỉ đạo để có những bước đi, chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Hơn 30 năm đổi mới là cả một quá trình cả dân tộc cùng tìm tòi, bổ sung, phát triển đường lối về đổi mới và chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Có thể khẳng định rằng những bài học kinh nghiệm của toàn Đảng, toàn dân trải qua trên con đường đổi mới là sự tổng kết lý luận và thực tiễn, được đúc rút từ những kết quả, thành công và những yếu kém thậm chí cả thất bại. Từ khóa: Bài học kinh nghiệm; Chủ nghĩa xã hội; Dân tộc; Đảng Cộng sản Việt Nam; Đổi mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm 1989-1991, sự sụp đổ mang tính hàng loạt của mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đặt ra nhiều vấn đề về thực tiễn và lý luận trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, minh chứng chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với lịch sử dân tộc. Cho dù hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhưng một lần nữa cho thấy những bài học kinh nghiệm được đúc kết trong đổi mới vẫn giữ nguyên tính thời sự và giá trị lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Những bài học kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới tại Việt Nam Bài học thứ nhất về sự kiên định nguyên tắc, kiên trì mục tiêu Ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam. Gần 90 năm lãnh đạo và phát triển đất nước qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạt được những thành tựu như hôm nay chính là vì Đảng và nhân dân luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới được triển khai trong điều kiện các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành cải tổ, kết quả khủng hoảng không những giảm bớt mà ngày càng trầm trọng hơn, xã hội mất ổn định, kéo theo tan rã Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã từng bước tạo lập được ổn định, khắc phục được khủng hoảng, tạo 237
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 ra thế và lực mới, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Vậy tại sao, một nước thành trì xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, tiềm lực kinh tế, quốc gia trước đó rất mạnh lại không thành công trong khi Việt Nam qua nhiều năm chiến tranh, hòa bình vừa mới lập lại, tổ chức Đảng chưa được trang bị nhiều về lý luận và kinh nghiệm khi bước vào giai đoạn xây dựng kinh tế lại có bước đổi mới ngoại mục như vậy? Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng trong đó có một điều khi tổng kết thực tiễn đổi mới, cho thấy đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ quán triệt đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức và xây dựng có hiệu quả hơn; đổi mới không phải là đổi mầu; hội nhập nhưng không phải là hòa tan vào thế giới tư bản; đổi mới có nguyên tắc mà nguyên tắc hàng đầu là bảo đảm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho đất nước. Hiện nay các thế lực thù địch lợi dụng những hạn chế trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, những vấn đề búc xúc trong xã hội, sự thiếu tỉnh táo của một số bộ phận người dân trong xã hội và sự non kém về nhận thức chính trị của một số bộ phận cán bộ, đảng viên.., họ đã phủ nhận sạch trơn công lao của Đảng và nhân dân trong suốt thời kỳ đổi mới và con đường xã hội chủ nghĩa với những lập luận sai trái như “chủ nghĩa xã hội là con đường mù mờ, không có tương lai”, “đi vào ngõ cụt như Liên Xô”, “kinh tế thị trường không dung hợp với chủ nghĩa xã hội”(!). Sự kiện sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp và khi tiến hành cải tổ đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về chính trị, dẫn đến mất phương hướng trong cải tổ. Cũng không phải như lời xuyên tạc của các thế lực chống phá cho rằng Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, chính những nhà lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ đã hiểu chưa đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lênin, rơi vào chủ nghĩa cơ hội, giáo điều và bị các thế lực phản động quốc tế chống phá thông qua chiến lược diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ. Bài học này được các nhà lãnh đạo Việt Nam rút ra kinh nghiệm sâu sắc trên con đường đổi mới đất nước, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng kiên định con đường Đảng và dân tộc lựa chọn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định một trong những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta là: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc” [5, tr.65]. Đồng thời Đảng ta tại đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định rằng phải luôn kiên định và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là những điều kiện bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tình hình thế giới: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới” [6, tr.46]. Sự thành công của cách mạng Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay là một ví dụ điển hình áp dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin trong bối cảnh lich sử Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thắng lợi của công cuộc đổi mới cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử dân tộc. Bài học về cách thức và con đường đổi mới. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Bài học này thời gian tiến hành đổi mới được Đảng và Nhà nước quán triệt chặt chẽ. Đổi mới đòi hỏi đất nước phải phát triển toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tuy nhiên, đổi mới toàn diện và đồng bộ phải có 238
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 trọng tâm, trọng điểm, các bước đi, hình thức phải phù hợp, phải nắm được vấn đề mấu chốt ban hành những chính sách đúng đắn trong mỗi giai đoạn. Để xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Chúng ta đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Từ việc không xác định đúng bước đi; nóng vội, chủ quan, giải quyết không đúng mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội - chính trị trong chỉ đạo dẫn đến công cuộc cải tổ ở Liên Xô bị thất bại, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá dẫn đến sụp đổ. Tránh vết xe đổ của Liên Xô, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt phải tôn trọng quy luật khách quan, lấy thực tiễn là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách; Phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo trong lãnh đạo đồng thời khắc phục tình trạng nóng vội, chủ quan, tình trạng bảo thủ, trì trệ trong việc đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế cũng như toàn bộ công cuộc đổi mới. Ngay khi xác định cải cách, Đại hội VI nhấn mạnh: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” [3, tr.29]. Bài học về quán triệt tư tưởng “nhân dân là trung tâm” Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới. Nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng chính là luôn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn. Ngay trong Đại hội đổi mới, một trong bốn bài học lớn được Đảng rút ra: Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong toàn bộ hoạt động của mình. Đánh giá quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo” [4, tr.81]. Hơn 30 năm đổi mới, sự trưởng thành của Đảng và sự tiến bộ của nhân dân ta đã tỏ rõ sức mạnh sáng tạo của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội yêu cầu Đảng, Nhà nước phải biết khơi nguồn và phát huy cao độ tính tự giác và tiềm năng sáng tạo của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tạo động lực ngày càng mạnh mẽ cho quá trình đổi mới vận động liên tục và thành công. Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phải luôn trên nền tảng lấy dân làm gốc theo đúng tinh thần Đại hội lần thứ XII của Đảng “vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân” [6, tr.57]. Thế giới liên tục chuyển động, trên phạm vi quốc gia và quốc tế thuận lợi đan xen với phức tạp, vô vàn vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách được đặt ra từng ngày, từng giờ. Vậy bám sát thực tiễn trong mọi hoạt động để trang bị những lý luận phù hợp thì Đảng phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, bởi nhân dân là thước đo của thực tiễn. Quy luật này một lần nữa lại 239
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 được chứng minh sáng tỏ trong công cuộc đổi mới. Chìa khóa thành công đổi mới ở Việt Nam là dựa vào thực tiễn, kinh nghiệm quý báu rút ra từ nhân dân, Đảng đã phân tích, tổng kết thực tiễn một cách khoa học và nâng lên thành lý luận, đưa ra những quyết sách, chiến lược để xã hội ngày càng tiến bộ, giàu mạnh hơn. Qua thực tiễn đổi mới, có thể khẳng định khát vọng của toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh sẽ thành công nếu ta vững tin vào sức mạnh của dân tộc và huy động sức mạnh sáng tạo, sử dụng mọi nguồn lực của xã hội tiến hành, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc của dân tộc, tự do và hạnh phúc của đồng bào. Công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy trước mắt chứa đựng nhiều thách thức, khó khăn nhưng ra sức gây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn đảng, toàn dân đồng lòng, đồng sức; làm đúng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: bao nhiêu lợi ích là của dân, bao nhiêu quyền lực cũng là của dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, ở trong dân thì mọi khó khăn sẽ từng bước được giải quyết. Đó là chân lý của lịch sử được Đảng ta ra sức thực hiện xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nước. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực qua thực tiễn thẩm định đã trở thành một bài học kinh nghiệm lớn trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Nội lực được xây dựng trên truyền thống hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc, trí lực của hàng chục triệu nhân dân cùng với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, hay nói chính xác nội lực là sức mạnh quốc gia - dân tộc. Ngoại lực là những thành tựu vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, những xu thế mới của thời đại hay có thể hiểu ngoại lực là sức mạnh thời đại. Hai nhân tố không thể thiếu và cần được kết hợp có hiệu quả với nhau trong sự nghiệp đổi mới. Công cuộc đổi mới diễn ra trong điều kiện thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, vừa mang đến những cơ hội vừa chứa nhiều thách thức to lớn. Mặc dù quan hệ thế giới chứa đựng những tảng băng ngầm nhưng vì nhu cầu ổn định để phát triển, các quốc gia vẫn cố gắng duy trì xu thế chủ đạo là hòa bình, ổn định, hợp tác. Đồng thời sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo mọi lĩnh vực đời sống đã và đang trở thành xu thế nổi bật của thời đại, đặt ra yêu cầu bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội tất yếu phải tham gia vào xu thế chung đó. Để chủ động hội nhập với thế giới, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững Việt Nam cũng không ngoại lệ, cần phải tích cực, chủ động phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội trong đó nội lực đóng vai trò quyết định, đưa đất nước vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. Nhận thức sâu sắc tính tất yếu của hội nhập, Đảng ta luôn coi việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp là một trong những bài học kinh nghiệm lớn trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” [5, tr.102]. Để phát huy nội lực, phát triển kinh tế, ổn định đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật đồng thời chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại, khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các nguồn lực cho sự phát triển, đưa đất nước từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới. Những thành tựu trong đường lối đối ngoại hiện nay của Việt Nam, được bạn bè thế giới đánh giá cao chính là tinh thần dám thay đổi mình, thay vì quan ngại những sự biến đổi khó lường của thế giới rồi đóng kín cửa thì Đảng ta lại phát huy tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp 240
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 với sức mạnh thời đại nhằm biến những cái bất lợi thành thuận lợi, những thách thức thành thời cơ cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Dựa trên nguyên tắc dân tộc độc lập, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối đối ngoại rộng mỡ của Đảng đã tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để làm nhân lên sức mạnh nội lực, còn nội lực được phát huy tạo cơ sở cho việc sử dụng ngoại lực có hiệu quả hơn. Đó là cách thức để Đảng ta và nhân dân ta có thể bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực hiện nay Bài học về xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị Một Đảng muốn lãnh đạo lâu dài yêu cầu phải luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Ngay trong quan điểm về Đảng Cộng sản cầm quyền, Hồ Chí Minh từng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò “người cầm lái” con thuyền cách mạng, nhưng quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng lại chính là sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân. Nếu Đảng không còn trong sạch, vững mạnh, niềm tin của nhân dân đối với Đảng suy giảm thì Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [7, tr.672]. Chính vì thế, để trở thành một Đảng đạo đức, văn minh trong công tác xây dựng Đảng phải đặc biệt chú trọng công tác đào tạo cán bộ vừa hồng vừa chuyên, hội tụ được cả tâm lẫn tầm, thường xuyên rèn luyện đạo đức cán bộ tạo niềm tin trong lòng nhân dân. Hội nhập quốc tế trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt về chính trị, kinh tế, sự chi phối của các nước lớn và những diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng trong vai trò cầm quyền của mình. Trong tổ chức, Đảng phải đoàn kết thống nhất chặt chẽ, bên ngoài tạo mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; những chủ trương, chính sách của Đảng ban hành phải trong thuận lòng đồng chí, ngoài thuận lòng dân và hợp với xu hướng thế giới. Đây là những nhân tố góp phần giữ vững, nâng cao vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác một số mặt yếu kém trong tổ chức Đảng và cả biểu hiện tiêu cực của một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa về tư tưởng, lập trường, tham nhũng, suy thoái về lối sống, đạo đức, tác phong cần phải khắc phục bằng tính kỷ luật - nghiêm minh trong Đảng. Bởi vậy, để tiếp tục lãnh đạo ngày càng có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ngay từ đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta nhận định chính trị là lĩnh vực trọng yếu, nhưng đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần mắc sai lầm sẽ dẫn tới đổ vỡ, thất bại. Sau khi xem xét rất thận trọng, Đảng ta nhận định đổi mới hệ thống chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị mà nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xác định dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Các nhà lãnh đạo Việt Nam quyết định kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị, từ kết quả đổi mới kinh tế thực hiện từng bước đổi mới hệ thống chính trị một cách vững chắc trên nguyên tắc kiên quyết không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn bộ máy nhà nước từ địa phương đến trung ương, làm cho hệ thống chính trị ta ngày càng tinh gọn và hiệu quả, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nhằm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nói cách khác là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Đảng lãnh đạo đã được quy định trong Hiến pháp rõ ràng 241
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Hiến pháp năm 2013). Dân chủ trong Đảng với dân chủ trong xã hội gắn bó với nhau không thể tách rời, mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong Đảng, là cơ sở nền tảng để xây dựng, mở rộng và thực hiện tốt dân chủ trong xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là yêu cầu bức thiết của dân chủ hóa xã hội. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, người dân có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện bảo đảm quyền lợi đó của công dân và nâng cao trách nhiệm pháp lý công dân đối với Nhà nước, xã hội; Thực hiện dân chủ xã hội trên tiêu chí giữ vững kỷ cương, kỷ luật như tinh thần được quán triệt trong Đại hội lần thứ XI năm 2011 của Đảng “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm” [4, tr.84]. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội không chỉ phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa. thông qua vai trò, chức năng kiểm tra, giám sát của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, đối với năng lực lãnh đạo, tư cách, đạo đức, tác phong của cán bộ, đảng viên, của đội ngũ công chức nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhân dân góp phần đóng góp được ngày càng nhiều trí tuệ cho Đảng trong việc hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách. Xác lập những mối quan hệ hợp lý giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân thông qua hệ thống cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện ngày một tốt hơn, từ đó tạo ra động lực vô cùng mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Trên đây là những bài học lớn được rút ra hơn 30 năm đổi mới. Những bài học đó có giá trị và ý nghĩa to lớn, tiếp tục soi đường cho Việt Nam đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam vững tin trên con đường mình đã lựa chọn. 2.2. Các vấn đề đặt ra về con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam Qua phân tích các bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp trên con đường xây dựng CNXH hiện nay Thứ nhất, xác định mô hình về Chủ nghĩa xã hội Trước đổi mới, mô hình XHCN của Liên Xô và Đông Âu được Việt Nam đánh giá là một mô hình lý tưởng. Đến năm 1986 nhận thấy dấu hiệu bất ổn trong mô hình xã hội chủ nghĩa mà mình theo đuổi đặc biệt sự kiện sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu vào những năm 90 thế kỷ XX, một cuộc cải cách tư duy rất lớn diễn ra trong các nhà lãnh đạo Việt Nam về mô hình mới về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được xác định là mô hình Chủ nghĩa xã hội của thời kỳ quá độ chứ không phải là mô hình của Chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn phát triển. Nó còn phụ thuộc vào thời gian, không gian và những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, dân tộc của quốc gia. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam luôn được bổ sung và hoàn thiện từng bước qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc, dựa trên nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đến đại hội XI năm 2011, ban lãnh đạo trung ương Đảng phác họa mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay bao gồm những đặc trưng sau:“ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm 242
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [4, tr.70]. Quan điểm của Đảng về đặc trưng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cơ bản vẫn được giữ nguyên như Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 nêu ra, nhưng có bổ sung thêm cho đầy đủ và toàn diện hơn. “Dân giàu” ở vị trí hàng đầu, dân chủ trở thành điều kiện, động lực phát triển, đặc điểm và mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một bổ sung quan trọng về đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng. Thứ hai, thời gian xây dựng Chủ nghĩa xã hội Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cực kỳ vẻ vang nhưng phải lâu dài và gian khổ. Do đó, Đảng phải kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý trí. Cần phải có sự đồng lòng đồng sức của nhân dân phấn đấu kiên trì, bền bỉ với một quyết tâm cao độ mới có thể đưa sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta đến thắng lợi hoàn toàn. Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội còn hội tụ nhiều yêu tố, trong khi hiện nay tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường cùng những tác động mặt trái của kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến toàn diện của xã hội… đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải có lập trường tư tưởng vững vàng và có cái nhìn mền dẽo về thời gian và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Thời gian xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội được định rõ là “đến giữa thế kỷ XXI” nhưng trước tiên phải phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, tức là thắng lợi được sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tạo nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở đến giữa thế kỷ XXI nước ta có nền công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, về tiêu chí con người xã hội chủ nghĩa. Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển và hưng thịnh của đất nước, là động lực cách mạng Chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là những người năng động, có trí tuệ, học vấn cao, có trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật... Việc xây dựng bản lĩnh, nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay cần kế thừa những tinh hoa từ cội nguồn văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cần xóa bỏ những nhược điểm, thói hư tật xấu ăn sâu vào trong hệ tư tưởng đến nay đã không còn phù hợp. Rèn luyện bản lĩnh, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam cần được tiến hành và củng cố trong các mối quan hệ đan xen: truyền thống và hiện đại, cá nhân và cộng đồng, dân tộc và quốc tế. Có như vậy, con người Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới, có đủ nội lực, bản lĩnh để vượt qua thách thức trên con đường dân tộc đang phấn đấu xây dựng một Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Thứ tư, chống tình trạng tham nhũng và “tự diễn biến” trong tổ chức Đảng. Muốn xây dựng thành công chủ nghã xã hội, điều kiện tiên quyết phải giữ vững vai trò lành đạo của tổ chức Đảng, nhưng Đảng ta muốn nắm vững vai trò lãnh đạo đòi hỏi phải luôn đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay đe dọa đến vận mệnh của đất nước, đến sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa và uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng là tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân của một số bộ phận cán bộ, đảng viên. Thực tế tình trạng tham nhũng, chưa bao giờ hạ nhiệt mà còn diễn ra ngày càng tinh vi 243
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 hơn. Nội bộ cấu kết với nhau, phe cánh bao che tội lỗi theo kiểu “lợi ích nhóm” lan rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã làm tăng thêm sự bức xúc, bất bình của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của tổ chức Đảng và Nhà nước. Bài học của tan rã của Liên Xô và Đông Âu cho thấy con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội sẽ bị đe dọa nếu không có giải pháp kịp thời cho tình trạng xuất hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về mặt lý tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên cấp cao làm suy yếu Đảng. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Khắc phục tình trạng trên, Đảng dựa vào nhân dân kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách nghiêm khắc, khách quan, không hình thức trong sinh hoạt Đảng. Thực hiện dân chủ, phát huy tính Đảng, đấu tranh cái sai, bảo vệ cái đúng, xử lý nghiêm mọi biểu hiện cơ hội, tiêu cực trong công tác cán bộ, những người lợi dụng chức quyền vi phạm quyền làm chủ trong Đảng và quyền làm chủ của nhân dân. Tạo mọi điều kiện phát huy vai trò của báo chí, của công luận; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tham gia tích cực, có hiệu quả chống tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 3. KẾT LUẬN Thành tựu hiện nay của đất nước trong những năm qua, khẳng định dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đồng thuận của nhân dân, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Song điều quan trọng hơn nữa là Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới từng bước hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Từ phân tích đúng đắn các bài học kinh ngiệm cũng như những vấn đề đặt ra trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay đã giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ đan xen nguy cơ để từ đó tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; tôn trọng và hành động theo quy luật, tiếp tục thực hiện mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve- dang/lich-su-dang/doc-193020159424446.html. [2] Báo điện tử Tạp chí Cộng sản. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2015/31528/Dac-diem-ly-thuyet-doi-moi-va-nhung-bai-hoc-lon-tu.aspx. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987). Văn kiện Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự Thật. Hà Nội [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [7] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 244
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 [8] Hoàng Chí Bảo (2016). Những nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn kiện đại hôi XII, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 5. [9] Nguyễn An Ninh (2016). Quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 8. [10] Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2017). Việt Nam sau 30 năm đổi mới - Thành tựu và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam 30 năm đổi mới - Thành tựu, bài học và triển vọng, Hà Nội: Hồng Đức. Title: EXPERIENCES AND OBSTACLES GAINING FROM THE PRACTICAL SITUATIONS OF THE RENEWAL CAMPAIGN FOR THE SOCIALISM CONSTRUCTION Abstract: During the period of 1970 and 1980, the economy in over the world experienced the decline which leaded to the economic stagnation with being under high unemployment and inflation. At the same time, across Vietnam agriculture, and national income was extremely low. The economy mainly dominated by small-scale production, low labour productivity, unemployment, material and technological shortfalls, and insufficient food and consumer goods. Facing with these mentioned situations, the Vietnam government decided perform the renewal campaign for all aspects from economy to policy. In order to accomplishing this campaign, the Vietnam government honestly acknowledged the shortcomings to take the next steps for the new era. Doi Moi combined economic planning with free- market incentives and encouraged the establishment of private businesses in the production of consumer goods and foreign investment, including foreign-owned enterprises. Through over 30 years of innovation, Vietnamese government and citizens have explored, complemented and perform the innovation and socialism solutions to help the country escape out of the economic and society crisis and motivate the industrialization and modernization and international integration. It can be affirmed that the lessons learned from on the path of the renewal campaign, which are the conclusion of theory and practice, sum up from results, successes and even weaknesses and failure. Keywords: Experiences, Socialism, Nation, Communist Party of Vietnam. 245
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hải Dương hiện nay
7 p | 180 | 30
-
Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
12 p | 125 | 9
-
Ebook Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm: Phần 2
174 p | 9 | 4
-
Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non, trường CĐSP Trung ương - Nha Trang
4 p | 15 | 4
-
Đại hội XIII của Đảng: Về mục tiêu phát triển, hạnh phúc của nhân dân và những bài học kinh nghiệm đúc rút từ sự nghiệp đổi mới
8 p | 15 | 4
-
Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam
9 p | 55 | 4
-
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học: Kinh nghiệm từ một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam
5 p | 65 | 4
-
Phát triển giáo dục đại học ngoài công lập toàn cầu - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
8 p | 9 | 3
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Á và thực tiễn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
10 p | 11 | 3
-
Thực trạng, cơ hội, thách thức và một số bài học kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 p | 18 | 3
-
Một số bài học kinh nghiệm về đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2021
18 p | 3 | 2
-
Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
19 p | 10 | 2
-
Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay
14 p | 4 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Bài học kinh nghiệm từ xu thế và thực tiễn
8 p | 11 | 2
-
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – Kinh nghiệm đối với Việt Nam
11 p | 35 | 2
-
Đổi mới phương pháp dạy học – Kinh nghiệm từ kết quả thực hiện phong trào dạy giỏi ở khoa Nghiệp vụ Cảnh sát phòng chống tội phạm hình sự
4 p | 54 | 2
-
Giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn