Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc
lượt xem 64
download
An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Công. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, sinh thái ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Chính những tiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp có năng suất sinh học cao. Từ sau khi cải cách toàn diện nền kinh tế, năm 1986, ĐBSCL đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc
- Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc. Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Công. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, sinh thái ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Chính những tiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp có năng suất sinh học cao. Từ sau khi cải cách toàn diện nền kinh tế, năm 1986, ĐBSCL đã phát huy những lợi thế, phát triển sản xuất nông nghiệp, khắc phục được tình trạng thiếu lương thực triền miên trong nhiều năm trước đó, đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực đứng hàng đầu thế giới. An Giang cũng thừa hưởng những điều kiện thiên phú của cả Vùng. Trong nhiều năm qua, An Giang đã khai thác những gì thiên nhiên ban tặng để xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Đời sống nơi đây ngày một đổi thay rõ rệt theo chiều hướng phát triển chung của Vùng, của đất nước và của toàn cầu. Với tiềm năng đất, nước, sinh thái và khí hậu thuận lợi, con người sống trên mảnh đất An Giang, dù là người Kinh, Khmer, Chăm hay thuộc một dân tộc nào khác; dù là một công dân hay một nhà quản lý, nhà khoa học hay nhà doanh nghiệp đã trăn trở tìm cách để đưa An Giang từ một tỉnh nghèo, nhiều năm không đủ ăn, phải nhận trợ giúp từ Trung ương đã trở thành một tỉnh có sản lượng lượng thực và sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đứng hàng đầu cả nước. Đến năm 2005, tổng sản lượng lúa của Tỉnh đạt trên 3,1 triệu tấn lúa. Lương thực bình quân đầu người đạt gần 2.200 kg/người, gấp 2 lần bình quân Vùng ĐBSCL và gấp 5,1 lần bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực đầu người trong thời kỳ 10 năm (1996-2005) đạt 4%/năm, gấp 1,3 lần vùng ĐBSCL và gấp 1,8 lần cả nước. Năng suất lúa bình quân năm đạt gần 60 tạ/ha, cao hơn trung bình Vùng ĐBSCL 17,5%; cao hơn trung bình cả nước gần 21%. Trong vòng 10 năm, năng suất lúa của Tỉnh tăng hơn 10 tạ/ha. Xuất khẩu gạo đạt khoảng 650 ngàn tấn, tăng hơn 200 ngàn tấn so năm 2000. Có thể nói, đây là một trong những thành tựu vượt bậc của An Giang về khai thác tiềm năng đất, nước, khí hậu và đã đưa An Giang lên một vị thế mới. 1
- Về nuôi trồng thuỷ sản, trong mười năm (1996-2005), sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của An Giang có tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân 17,3%/năm; cao hơn trung bình Vùng ĐBSCL và cả nước khoảng 3,3%. Nuôi cá xuất khẩu ở An Giang đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Sản lượng cá nuôi của Tỉnh chiếm khoảng 27% của vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 18% của cả nước. Sản lượng xuất khẩu sản phẩm đông lạnh đạt khoảng 50 ngàn tấn năm 2005, tăng gấp gần 10 lần so năm 2000. Sản phẩm cá basa của An Giang đã có mặt ở thị trường của 70 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương đã tăng rất nhanh, năm 2005 đạt 329 triệu USD, gấp 3 lần năm 2000, gấp 5,5 lần năm 1995 và gấp gần 50 lần năm 1985. Dự kiến năm 2007 sẽ đạt khoảng 418 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006 và tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của An Giang đã tạo ra tốc động tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao qua các thời kỳ. Sau thời kỳ đổi mới toàn diện của cả nước, nhiều cơ chế chính sách được hình thành và áp dụng ở An Giang có hiệu quả cao. An Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước. Thời kỳ 1990-1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,8%/năm (cả nước đạt 8,2%/năm). Thời kỳ 1996-2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,9%/năm, xấp xỉ trung bình cả nước. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%/năm, gấp 1,26 lần trung bình cả nước. Dự kiến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 13,6%, gấp 1,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người theo đó, cũng liên tục tăng nhanh. Năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt 4,56 triệu đồng/người/năm; tăng lên 8,53 triệu đồng/người/năm 2005. Những thành tựu đạt được như trên rất đáng khích lệ. Trước hết, là do sự đoàn kết của nhân dân trong Tỉnh, đồng lòng khai thác những tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng, vượt lên chính mình để tạo ra những bước chuyển biến tích cực. Đồng thời cũng nhờ vào sự sáng tạo của Đảng bộ và Chính quyền địa phương đưa ra những chính sách đặc thù khích lệ các nguồn lực sẵn có tạo ra của cải vật chất thực thụ. Những chính sách đó không chỉ vận dụng cho An Giang mà còn có thể là kinh nghiệm áp dụng cho các địa phương khác, ví dụ như chiến lược tam nông (nông dân, nông nghiệp và nông thôn) hay chiến lược ba hóa (công nghiệp hoá- hiện đại hoá; hợp tác hóa và tri thức hóa nông dân) vừa có tính sách lược vừa có tính chiến lược về phát triển nông nghiệp-nông thôn của Tỉnh. Để thực hiện những 2
- chính sách này, An Giang đã có chủ trương phát huy những tiềm năng tự nhiên và con người. Với cơ chế phối kết hợp 4 Nhà (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà bank và Nhà nước), không chỉ được thực hiện ở An Giang mà còn là mô hình để các địa phương khác áp dụng. Tuy nhiên, nhìn chung An Giang vẫn là một tỉnh nghèo, với nền sản xuất nông nghiệp là chính. Các ngành nông –lâm nghiệp-thuỷ sản đóng góp tỷ trọng cao trong GDP, năm 2005, vẫn còn chiếm 38%GDP; công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 12%GDP. Thu nhập bình quân đầu người mới bằng 85% trung bình cả nước. Xét về mặt xã hội, cho thấy An Giang vẫn thuộc nhóm tỉnh chậm phát triển trong Vùng ĐBSCL và cả nước, mặc dù kinh tế tăng trưởng cao. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) về phát triển con người Việt Nam 1999-2004, công bố năm 20071 đã cho thấy: chỉ số phát triển con người (HDI) của cả nước đang tăng lên đáng kể, từ 0,689 năm 1999 tăng lên 0,731 năm 20042, đứng thứ 112 trong 177 nước và lãnh thổ thế giới. Năm 2005 thứ hạng tiếp tục tăng lên, đứng thứ 108, giảm đi 4 bậc so với năm 2004. Trong khi đó, An Giang thuộc vào nhóm các địa phương có HDI thấp trong cả nước và Vùng ĐBSCL, đứng thứ 41 trong 64 tỉnh, thành phố cả nước; đứng thứ 10 trong 13 tỉnh ĐBSCL (cao hơn: Hậu Giang, Đồng Tháp, và Sóc Trăng). Kết quả nghiên cứu này còn đưa ra: Sự chênh lệch giữa chỉ số HDI và thu nhập bình quân đầu người ở An Giang rất lớn (khoảng -26 điểm) 3, cho thấy: mặc dù thu nhập cao, nhưng phát triển con người chưa tương đồng với sự thu nhập cao, thể hiện chất lượng tăng trưởng chưa cao, thiếu tính bền vững. Có thể hiểu, trong thời gian qua, An Giang chủ yếu tập trung vào khai thác những tiềm năng về đất, nước, thiên về nông nghiệp và thuỷ sản (trồng lúa và nuôi cá). Những sản phẩm này bị ảnh hưởng và bị tác động rất lớn bởi thiên nhiên, và thị trường nông sản thế giới. Do vậy, tiềm ẩn nhiều rủi ro làm cho sự phát triển thiếu ổn định. Nhưng, An Giang còn nhiều tiềm năng riêng có khác, chưa được đầu tư, khai thác đúng mức? Như trên đã đề cập, bên cạnh những tiềm năng tương tự các địa phương khác ở ĐBSCL về đất, nước, khí hậu và sinh thái ngập nước của hạ lưu vực sông Mê Công, An Giang còn được thiên nhiên ban tặng riêng- một quần thể núi 1 Phát triển con người Việt Nam 1999-2004 Những thay đổi và xu hướng chủ yếu, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2007. 2 HDI: là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự phát triển con người: dựa trên 3 chỉ tiêu: Thu nhập bình quân tính bằng USD theo sức mua tương đương; chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ bình quân. 3 Chỉ số HDI đứng thứ 41; chỉ số GDP b/q theo sức mua tương đương PPP đứng thứ 15 cả nước. 3
- rừng giữa đồng bằng mênh mông sông nước, như một bức tranh thuỷ mặc lãng mạn, nhưng chứa đựng nhiều tiềm ẩn, huyền bí có một không hai? Có lẽ vì vậy mà đã thu hút và hình thành nhiều đạo giáo tọa lạc nơi đây (Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Công Giáo, Hồi Giáo và nhiều loại đạo khác) là nền tảng hình thành văn hóa lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm…tồn tại bấy lâu nay, như lễ hội vía Bà Chúa Xứ của đồng bào Kinh, Hoa; nhiều lễ hội đặc sắc của của đồng bào Khmer, của đồng bào Chăm...? Văn hóa lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ở An Giang đã thu hút hàng triệu lữ hành thập phương về đây thăm viếng là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch lễ hội và tâm linh. Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế ở kỷ nguyên mới, con người hướng về gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, có phải chăng kết hợp giữa lễ hội văn hóa lễ hội truyền thống với sinh thái núi rừng giữa đồng bằng mênh mang ngập nước là những tiềm năng lớn để tạo ra những sản phẩm du lịch, hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng đa dạng và đặc sắc ở An Giang. Và chính những lợi thế này, nếu khai thác đúng mức sẽ tạo ra cho An Giang những đột phá mới trong phát triển du lịch? An Giang có khoảng gần 100 km đường biên giới với Cămpuchia, với những cửa khẩu quốc tế và quốc gia, có thể phát triển mạnh hơn nữa trong giao thương của đồng bào ven biên giới và giữa hai nước sẽ mở rộng và phát triển mạnh mẽ ra các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế trong tương lai không xa, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội thương mại tự do của các nước Đông Nam Châu Á (AFTA) và Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Hoạt động giao thương qua các cửa khẩu Campuchia ở An Giang đã có từ lâu qua các thời kỳ phát triển. Vai trò của kinh tế cửa khẩu ngày một lớn trong phát triển kinh tế của An Giang và trong quan hệ thương mại với Campuchia của cả nước, vừa mang ý nghĩa hữu nghị thân thiết lâu đời, vừa mang ý nghĩa kinh tế-xã hội lớn trong thời mở cửa và hội nhập. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 65, ngày 11-5-2007 về quy chế hoạt động khu kinh tế cửa khẩu An Giang, với 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương; một cửa khẩu quốc gia: Khánh Bình. Các khu vực kinh tế cửa khẩu phát triển mạnh sẽ tạo cho An Giang trở thành cửa ngõ quan trọng kết nối Thái Lan, Lào và Campuchia với cảng biển của Việt Nam. Có phải chăng đây là một tiềm năng lớn nếu được khai thác đúng mức sẽ tạo cho An Giang có những đột phá mới trong phát triển thương mại dịch vụ ? 4
- Có thể đặt ra: tiềm năng sinh thái núi rừng giữa đồng bằng và tiềm năng kinh tế biên giới của An Giang cần được nhìn từ góc độ kinh tế-xã hội thời mở cửa và hội nhập. Cần được đánh giá đúng mức những lợi thế và hạn chế trên cơ sở đó, đầu tư hợp lý sẽ là những tiền đề để tạo ra những đột phá cho phát triển kinh tế- xã hội của An Giang và cả vùng ĐBSCL. Nghị Quyết số 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010 (4) đã xác định: xây dựng vùng ĐBSCL trở thành một vùng kinh tế trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững... nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ... Phát triển mạnh các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới quan trọng. Phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch văn hoá... Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 71, ngày 22-5-2007, về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020. Trong đó, đã chỉ rõ:...xây dựng An Giang thành địa bàn kinh tế mở, đầu mối thông thương giữa các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước ASEAN khác...Kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa nông nghiệp-hiện đại hóa nông thôn với mở rộng các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, có công nghiệp và dịch vụ năng động. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa-xã hội, đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Mục tiêu xuyên suốt là phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao: 12%/năm ở thời kỳ 2006-2010 và 11%/năm thời kỳ 2011-2020. Để đạt được mục tiêu này, An Giang phải tạo ra bước đột phá về cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Đến năm 2020, các ngành dịch vụ chiếm 68,6% GDP; các ngành nông-lâm-thuỷ sản chỉ còn 11,2% GDP; các ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 20,2% GDP. Nghị quyết VIII của Ban chấp hành tỉnh đảng bộ An Giang đã nhấn mạnh: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh. Từng bước xây dựng An Giang trở thành một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng của vùng ĐBSCL hướng ra thị trường khu vực và thế giới. Phát triển văn hóa xã hội tương ứng phát triển kinh tế, tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và các chỉ số chất lượng cuộc sống. 4 Số 21-NQ/TWcủa Bộ Chính Trị, ngày 20-10-2003. 5
- Với những định hướng của cả Vùng và nhiệm vụ đặt ra cho An Giang phải đánh giá đầy đủ nhất những tiềm năng về đất, nước, địa chính trị, cũng như tiềm năng xã hội của An Giang để có những bước đi phù hợp trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có của Tỉnh; đồng thời nắm bắt những thời cơ, chuyển hóa những hạn chế thành lợi thế, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội tạo ra những đột phá mới cho quá trình phát triển. An Giang là một tỉnh có đầy đủ những điều kiện để phát triển tổng hợp: Có vùng phù sa màu mỡ để phát triển nông nghiệp-thuỷ sản; có vùng núi rừng xen kẽ đồng bằng với mùa nước nổi đặc thù để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa lễ hội; có vùng biên giới, với các cửa khẩu quốc gia và quốc tế để phát triển thương mại và dịch vụ ở khu vực biên giới, có con người năng động và sáng tạo. Trong nhiều năm qua, An Giang đã tập trung khai thác phát triển nông nghiệp và thuỷ sản ở mức độ cao. Trong tương lai, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trên cơ sở nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị trên một ha đất, tạo thế ổn định sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới. Đồng thời, An Giang cần đánh giá và khẳng định những tiềm năng cho phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh về sinh thái núi rừng, thương mại dịch vụ biên giới, văn hóa lễ hội và tâm linh. Trên cơ sở đó, sẽ đầu tư khai thác những tiềm năng này để tạo ra những đột phá mới cho An Giang trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong GDP, đồng thời thực hiện được công nghiệp hóa và hiện đại hóa rút ngắn? Trong hội nghị này, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiêp, các nhà đầu tư và những người tâm huyết với An Giang, chúng ta, sẽ tập trung đánh giá những tiềm năng, những lợi thế về đất, nước, con người; những giá trị kinh tế, giá trị nhân văn Vùng Bảy Núi-một vùng hội đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội; hội đủ các tiềm năng để phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ mạnh mẽ trong thời kinh tế mở cửa và hội nhập. Trên cơ sở đó, Đảng bộ, Chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư trong Tỉnh sẽ có những quyết sách và hành động để đưa ra những giải pháp chiến lược, những biện pháp trước mắt phát triển kinh tế-xã hội Vùng Bảy Núi có hiệu quả cao, nhanh chóng đưa An Giang lên một tầm cao mới, xứng đáng với những món quà quý giá thiên phú giành cho Vùng Bảy Núi, cho An Giang và cho cả nước. Kính chúc sức khỏe các quý vị đại biểu. Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. 6
- 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn