YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập góc nhập xạ
142
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Bài tập góc nhập xạ gợi ý cách giải một số bài tập thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi môn Địa lý bậc THPT làm tư liệu tham khảo cho các thầy, cô giáo và các em học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập góc nhập xạ
- Gợi ý cách giải một số bài tập thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi môn Địa lý bậc THPT làm tư liệu tham khảo cho các thầy, cô giáo và các em học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Bài tập 1: Tính giờ trên Trái Đất. a. Một trận đấu bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08/3/2009, được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây: Vị trí Việt Nam Anh Nga Úc Hoa Kỳ Kinh độ 1050Đ 00Đ 1050Đ 1050Đ 1050Đ Giờ 15h Ngày, tháng 08/03 b. Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08/3/2009 thì các địa điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao? * Hướng dẫn làm bài 1 múi giờ = 150 kinh tuyến Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time). Những địa điểm nằm ở kinh độ đông thì giờ sớm hơn GMT Những địa điểm nằm ở kinh độ Tây thì giờ muộn hơn GMT * Giải a, Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia. Từ kinh độ của các quốc gia ta suy ra giờ các nước so với giờ ở Anh như sau: Nga sớm hơn ở Anh 3 giờ, Việt Nam sớm hơn 7 giờ, Ôxtrâylia sớm hơn 10 giờ. Còn Hoa Kì muộn hơn 8 giờ => kết quả Vị trí Việt Nam Anh Nga Úc Hoa Kỳ Kinh độ 1050Đ 00Đ 1050Đ 1050Đ 1050Đ Giờ 22h 15h 18h 1h 7h Ngày, tháng 08/03 08/03 08/03 0/03 08/03 Ở Việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 8/3/2009 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùngngày 08/3 nhưng có giờ khác nhau. Vì Việt Nam ở múi giờ số 7, mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy lúc đó múi giờ số 12 là 18 + 5 = 23 giờ ngày 8/3, còn múi giờ số 13 có ngày trễ nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08/3. Bài tập 2: a. Hãy tính giờ, ngày ở Việt Nam, biết rằng lúc đó giờ GMT là 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2007. b. Địa điểm A (múi giờ số 3) : địa điểm B (múi giờ số 11). Nếu tại Hà Nội (múi giờ số 7) là 22 giờ ngày 30 42008 thì lúc đó ở điểm A, B là mấy giờ? ngày nào? * Hướng dẫn làm bài Xác định Hà Nội nằm ở múi giờ số 7(1050Đ) Xác định địa điểm A cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ muộn hơn Hà Nội. Địa điểm B cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ sớm hơn Hà Nội. * Giải: a, Khi giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 tức là 0 giờ ngày 01/01/2008…Theo quy định Việt Nam ở múi giờ thứ 7, vậy lúc ở GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 thì ở Việt Nam là 0 + 7; Tức là 7 giờ sáng ngày 01/01/2008 b, Xác định ngày, giờ ở địa điểm A và B. Kết quả: Địa điểm A: 22 – 4 = 18 giờ ngày 30 4 2008. Địa điểm B: 22 + 4 => 2 giờ ngày 1 5 2008. Bài tập 3: Xác định kinh độ địa lí của địa phương A, B có giờ lần lượt là 8h3/ 12// , 8h 10/44/. Biết rằng lúc đó kinh tuyến gốc là 1 h cùng ngày. * Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra thì giờ của địa điểm A, B sớm hơn giờ ở kinh tuyến gốc => địa phương A, B nằm ở bán cầu đông. Trái đất quay một vòng 24 h => 15 kinh độ = 1 múi giờ. Địa phương A cách giờ kinh tuyến gốc là 7 h 3/12//, địa phương B cách giờ kinh tuyến gốc 7 h 10/44// => Địa phương A ở kinh độ 105048/ kinh độ đông Địa phương B ở kinh độ 107041/ kinh độ đông Bài tập 4 : a.Viết công thức tổng quát để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại các địa điểm trên Trái Đất. b.Vận dụng công thức để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưangày 22.6, 22.12 và ngày 21.3 tại các địa điểm: Hà Nôi (21001’B), Tôkiô (35000’ B), Saopaolô ( 23027’ N). * Giải : a, Viết công thức tổng quát: Khi φ ≤ α → h = 900 + φ α Khi φ > α → h = 900 φ ± α Trong đó: h là góc nhập xạ; φ là vĩ độ địa điểm cần tính; α là góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời so với mặt phẳng xích đạo. b, Vận dụng công thức tính ra kết quả sau: Ngày, tháng/địa điểm 21.3 22.6 22.12 Hà Nội 680 59’ 870 34’ 450 32’ Tôkiô 550 00’ 780 27’ 310 33’ Saopaolô (Brazil) 660 33’ 430 06’ 900 00’ Bài tập 5: Cho 3 địa điểm sau đây: Địa điểm Vĩ độ Hà Nội 210 02’ Huế 160 26’ Tp.HCM 100 47’ Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế * Giải. Hà Nội nằm ở phía Bắc của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau: Ha= 900 φ + α. Trong đó: α: vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh, φ: vĩ độ cần tính. Thay số: Ha = 900 21002’ + 16026’ = 85024’ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau: Ha= 900 + φ – α Thay số: Ha = 900+10047’ 16026’ = 84021’ Bài tập 6: Cho 3 địa điểm sau đây: Địa điểm Vĩ độ Hà Nội 210 02’ Huế 160 26’ Tp.HCM 100 47’ Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội, Huế, thành phố HồChí Minh. (được phép sai số 1 ngày) * Hướng dẫn làm bài: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến 1 lần, giữa 2 đường chí tuyến (nội chí tuyến) 2 lần, khu vực ngoại chí tuyến không có lần nào. Theo bài ra thì ta thấy các địa điểmtrên của nước ta đều nằm trong khu vực nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trong năm, theo dương lịch các tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Các tháng 4,6,9,11có 30 ngà. Tháng 2 có 28 ngày. * Giải : Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến bắc hết 93 ngày ( từ 21/3 đến 22/6) với góc độ : 23o27’ = 1407’
- Vậy trong một ngày Mặt Trời di chuyển biểu kiến một góc là: 1407’: 93 ngày = 15’08’’ = 908’’ Số ngày Mặt Trời cần di chuyển từ xích đạo đến Huế (vĩ độ 16 o26’B = 59160’’B) là: 59160 : 908 = 65 ngày. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là: + Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5 + Từ ngày 22/6 mặt trời di chuyển từ chí tuyến 23027’về Huế mất thời gian là :25260 : 908 = 28 ngày . Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ hai là: 22/6 + 28 ngày sẽ là ngày 20/7 Tương tự như cách tính trên ta sẽ tính được ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: + Ở Hà Nội: Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 13/6, lần 2 vào ngày 2/7 + Ở Tp.Hồ Chí Minh: Mặt trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 3/5, lần 2 vào ngày 12/8. Bài tập 7: Dựa vào hình vẽ dưới đây: Tính độ cao của núi, nhiệt độ tại sườn núi khuất gió: *Hướng dẫn giải: Tính độ cao của núi : Theo qui luật Gradien, thì cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C. Chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh núi là: 227=150C => Độ cao núi là: ( 15.100): 0,6=2500m Nhiệt độ tại chân núi sườn khuất gió là: Theo qui luật Gradien không khí khô dichuyển xuống sườn khuất gió 100 m nhiệt độ tăng 1,00C . => Nhiệt độ tại chân núi sườn khuất gió là 7 + (2500/100) = 320C. Vũ Kim Đức tổng hợp & biên tập
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn