Bài tập Hóa: Chương. ESTE - LIPIT
lượt xem 70
download
Tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh phổ thông có tư liệu ôn thi tốt đạt kết quả cao trong các kì thi giữa kì và cuối kì
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập Hóa: Chương. ESTE - LIPIT
- CHƯƠNG I. ESTE - LIPIT Câu 1. Khi trùng hợp CH3COOCH=CH2 thu được A. polistiren. B. polivinyl axetat. C. polibutađien. D. polietilen. Câu 2. Chất nào tham gia phản ứng thuỷ phân ? A. C2H5OH B. CH3COOH C. CH3COOCH3 D. CH3CHO. Câu 3. Sản phẩm thu được khi thuỷ phân vinylaxetat trong dd kiềm là A. một muối và một ancol B. Một muối và một anđehit C. một axit cacboxylic và một ancol D. một axit cacboxylic và một xeton Câu 4. Xà phòng hóa este C4H8O2 thu được ancol etylic. Axit tạo thành este đó là A. axit axetic B. axit propionic C. axit fomic D. axit oxalic Câu 5. Số đồng phân este của C3H6O2 là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. S ố chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7. Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công th ức phân t ử C4H8O2, đều tác dụng với dung dịch NaOH A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 8. Vinyl axetat được điều chế bằng phản ứng của A. axit axetic với ancol vinylic B. axit axetic với vinylclorua. C. axit axetic với axetilen. D. axit axetic với etilen Câu 9. Este X có CTCP C4H6O2. Biết X thuỷ phân trong môi trường kiềm tạo ra muối và anđêhit. Công thức cấu tạo của X là. A. CH3COOCH= CH2 B. CH3COOCH=CH-CH3 C. HCOOCH2-CH= CH2 D. CH3COOCH2CH3 Câu 10. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng C. tráng gương D. trùng ngưng A. este hóa B. xà phòng hóa Câu 11. Phản ứng este hoá giữa ancol etylic với axit axetic tạo thành A. metylaxetat B. etylaxetat C. metylfomat D. etylfomat Câu12. Công thức chung của este giữa axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức là A.CnH2n+1O2. B. CnH2nO2. C. CnH2n+1O. D. CnH2n-1O2 Câu 13. Khi thuỷ phân este E trong môi trường ki ềm(dd NaOH) người ta thu đ ược natri axetat và etanol. Vậy E có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3 Câu 14. Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH 2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2COOH B. HCOOCH3 C. CH3COOH D. OHCCH2OH. Câu 15. Este CH3COOC2H5 được tạo thành từ phản ứng giữa A. C2H5COONa và CH3OH B. CH3COONa và C2H5OH C. C2H5OH và CH3COOH D. C2H5COOH và CH3OH Câu 16. Este nào sau đây thuỷ phân trong môi trường kiềm cho hai muối? A. Etylaxetat B. Phenyl axetat C. Vinylbenzoat D. metylacrylat Câu 17. Phenylaxetat được điều chế bằng phản ứng của A. phenol với axit axetic B. phenol với anhiđrit axetic C. axit axetic với ancolphenylic D. phenol với anđehit axetic. Câu 18. Este được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no đơn chức m ạch hở có công th ức cấu tạo là A. CnH2n+1COOCmH2m+1 B. CnH2n-1COOCmH2m+1 C. CnH2n-1COOCmH2m-1 D. CnH2n+1COOCmH2m-1 Câu 19. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng b ạc. Sản phẩm th ủy phân c ủa X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH3COOCH2CH2OH. B. HCOOCH2CH(OH)CH3. C. HCOOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.
- Câu 20. Phát biểu đúng là: A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều. B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu (ancol). C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Câu 21. Este CH3COOC2H5 phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng sinh ra các sản phẩm là A. C2H5COONa và CH3OH B. C2H5COOH và CH3ONa C. CH3COONa và C2H5OH D. CH3COOH và C2H5OH Câu 22. Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau: X Y → Este cã mï i chuèi chÝ . Tên của X → +H + CH COOH n 2 3 0 H SO (® c) Æ Ni , t 2 4 là A. pentanal B. 2 – metylbutanal C. 2,2 – đimetylpropanal. D. 3 – metylbutanal. Câu 23. Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là A. CH3OCO-CH2-COOC2H5. B. C2H5OCO-COOCH3. C. CH3OCO-COOC3H7. D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5. Câu 24. Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại A. ancol no đơn chức B. axit không no đơn chức C. este no đơn chức D. axit no đơn chức Câu 25. Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng A. tách nước C. đề hidro hóa B. hidro hóa D. xà phòng hóa Câu 26. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 27. Cho sơ đồ chuyển hoá: +H 2 d (Ni, t 0 ) Triolein X Y Z. Tên của Z là+NaOH d , t 0 → + HCl → → A. axit oleic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic. Câu 28. Khi thuỷ phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol? A. Muối B. Este đơn chức C. Chất béo D.Etylaxetat Câu 29. Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 2 axit C 17H33COOH và C15H31COOH. Tối đa có bao nhiêu loại trieste được tạo thành A. 8 B. 12 C. 4 D. 6 Câu 30. Cho 3,7 gam este no, đơn chức mạch hở tác dụng hết v ới dung d ịch KOH thu đ ược muối và 2,3 gam ancol etylic. Công thức của este là A. CH3COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. C2H5COOC2H5 D. HCOOC2H5 Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một este X thu được 4,48 lit CO 2 (đktc) và 3,6 gam H2O. X có công thức phân tử là A. C5H10O2 B. C4H8O2 C. C3H6O2 D. C2H4O2. Câu 31. Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân c ủa nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam h ỗn h ợp ancol. Xác định công thức cấu tạo của 2 este. A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3, B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5. D. Cả B, C đều đúng. C. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3. Câu 25. X là este tạo bởi ancol đồng đẳng của ancol etylic và axit đ ồng đ ẳng c ủa axit axetic. Thuỷ phân hoàn toàn 6,6 gam X cần dùng 0,075 mol NaOH. CTCT của X là A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOCH3 D. CH3COOC3H7 Câu 26. Xà phòng hoá a gam hỗn hợp 2 este là HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là A. 14,8 gam B. 18,5 C. 22,2 D. 29,6 Câu 27. Đun một lượng dư axit axetic với 13,8 gam ancol etylic( có axit H 2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
- A. 75% B. 62,5 % C. 60,0 % D. 41,67 % Câu 28. Đun 12,00 axit axetic với lượng dư ancol etylic( có axit H 2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 75% B. 62,5 % C. 50,0 % D. 70 % Câu 29. X là este đơn chức, tỉ khối hơi đối với CH 4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH dư thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOCH3 Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 2,96 gam este no đơn chức cần dùng 4,48 gam O 2. Công thức phân tử của este là A. C2H4O2 B. C4H8O2 C. C5H10O2 D. C3H6O2. Câu 31. Hỗn hợp X gồm hai este đồng phân. Đốt cháy 7,4 gam X thu đ ược 6,72 lít CO 2 ( đktc) và 5,4 gam H2O.Công thức cấu tạo của hai ests là A. C2H5COOCH3 và CH3COOCH3 B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 D. không xác định. C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5 Câu 32. Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dd NaOH ta thu đ ược 4,76g mu ối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là A. CH3COOCH3 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5 Câu 33. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH 4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đ ược 28 gam ch ất r ắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-CH2-CH3. C. CH3-COO-CH=CH-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH=CH2. Câu 34. Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá h ơi 1,85 gam X thu đ ược thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N 2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5. C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.D. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)3. Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung d ịch Ca(OH) 2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 7,74 gam. B. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,38 gam. C. Tăng 2,70 gam. Câu 36. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đ ơn ch ức, k ế ti ếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H 2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu su ất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là A. C3H7COOH và C4H9COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH. C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. HCOOH và CH3COOH. Câu 37. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia ph ản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và m ột muối của axit h ữu c ơ. Có bao nhiêu công th ức phù hợp với X? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38. Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đ ốt cháy 0,1 mol X r ồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch n ước vôi trong có ch ứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu đ ược 2 ch ất h ữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là A. 37,21%. B. 36,36%. C. 43,24%. D. 53,33%. Câu 39. Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, m ạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Bi ết c ả hai este này đ ều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là A. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3. B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5. C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7. D. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7. Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
- A. C3H5COOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C2H5COOH. Câu 41. Đun 9,9 gam phenyl benzoat với 150 ml dd NaOH 1M. Cô c ạn dd sau ph ản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,2 gam B. 13 gam C. 15 gam D. 21,6 gam Câu 42. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu n ước brom và 3,4 gam m ột muối. Công thức của X là A. CH3COOC(CH3)=CH2. B. HCOOC(CH3)=CHCH3. C. HCOOCH2CH=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH2CH3. Câu 43. Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân t ử C 7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được ch ất h ữu c ơ Y và 17,8 gam h ỗn h ợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3OOC-(CH2)2-COOC2H5. B. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5 C. CH3COO-(CH2)2-OOCC2H5 D. CH3OOC-CH2-COO-C3H7. Câu 44. Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nh ỏ h ơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung d ịch KOH 0,7M thu đ ược dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 10,56. B. 7,20. C. 8,88. D. 6,66. Câu 45. Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (M X < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đ ược 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là A. CH3COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 46. Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 10,12. B. 16,20. C. 8,10. D. 6,48. Câu 47. Khi xà phòng hoá 2,52 gam chất béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M. M ặt khác khi xà phòng hoá hoàn toàn 5,04 gam chất béo A thu được 0,53 gam glixerol. Tìm ch ỉ số xà phòng hoá và chỉ số axit của chất béo A. A. 200 và 8 B. 198 và 7 C. 211 và 6 D. 196 và 5 Câu 48. Đun sôi a gam một trieste của glixerol X với dd KOH cho đ ến khi ph ản ứng hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối c ủa axit linoleic và oleic. Giá trị của a là A. 8,82 B. 9,91 C. 10,90 D. 8,92 Câu 49. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Đ ể trung hòa m gam X c ần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu đ ược 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,005. Câu 50. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác d ụng v ừa đ ủ v ới m ột l ượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,45 gam. B. 31 gam. C. 32,36 gam. D. 30 gam. Câu 51. Thuỷ phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu đ ược 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là A. (C17H33COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5 C. (C15H31COO)3C3H5 D. (C15H29COO)3C3H5 Câu 52. Để trung hoà 2,8 gam chất béo cần dùng 3,0ml dung d ịch KOH 0,1M. Ch ỉ s ố axit c ủa mẫu chất béo trên là A. 6 B.7 C. 5 D. 8 Câu 53. Một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7,0. Kh ối l ượng KOH c ần dùng đ ể trung hoà 12,0 gam chất béo đó là A. 8,4 mg B. 1,7 mg C. 19 mg D. 84 gam. Câu 54. Để xà phòng hoá hoàn toàn 1,26 gam chất béo cần 30ml dung d ịch KOH 0,15M. Ch ỉ số xà phòng hoá của chất béo là A. 200 B. 100 C. 252 D. 152
- CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT Câu 1. Đồng phân của glucozơ là A. saccarozơ B. mantozơ C. xenlulozơ D. fructozơ Câu 2. Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là A. fructozơ B. glucozơ C. saccarozơ D.mantozơ Câu 3. Phân tử mantozơđược cấu tạo bởi A. 1gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ B. 2 gốc frutozơ ở dạng mạch vòng C. nhiều gốc glucozơ D. 2 gốc glucozơ ở dạng mạch vòng Câu 4.Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương? A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulozơ Câu 5. Thuốc thử dùng để nhận biết riêng biệt các chất: glucoz ơ, glixerol, etanol và anđehit axetic là A. Na kim loại B. nước brom C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm D. [Ag(NH3)2]OH Câu 6. Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với B. Cu(OH)2 , t0 thường A. dd NaCl C. thuỷ phân trong môi trường axit D. dd AgNO3/NH3, đun nóng. Câu 7. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá h ọc nào sau đây? A. Cho axetilen tác dụng với dd AgNO3/NH3 B. Cho axit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3. C. Cho anđehit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3 D. Cho glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3 Câu 8. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây? B. dung dịch AgNO3/NH3 A. H2/Ni,t0 D. dung dịch brom C. Cu(OH)2 Câu 9. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được nhóm chất nào sau đây? A. Glixerol, glucozơ, fructozơ B. Saccarozơ, glucozơ, mantozơ C. Saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic D. Saccarozơ, glucozơ, glixerol Câu 10. Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây? A. Tính chất của nhóm anđehit B. Tính chất ancol đa chức ( poliol) C. Tham gia phản ứng thuỷ phân D. Lên men tạo ancol etylic Câu 11. Mantozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng A. với dung dịch NaCl. B. tráng gương C. màu với iôt D.thuỷ phân trong môi trường axit Câu 12. Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? A. Dung dịch AgNO3 trong NH3 B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm C. Dung dịch nước brom D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc Câu13. Cho các chất: glucozơ(X); fructozơ(Y); saccarozơ(Z); xenlulozơ(T). Các ch ất phản ứng được với dd AgNO3/NH3,đun nóng cho ra Ag là A. Z, T B. X, Z C. Y, Z D. X, Y Câu 14. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, saccarozơ, ancol etylic B. glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit axetic C. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat D. glucozơ, glixerol, saccarozơ, natri axetat. Câu 15. Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là D. C6H12O6(glucozơ) A. HCHO B. HCOOH C. CH3COOH Câu 16. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là A. glucozơ, ancol etylic B. glucozơ, etylaxetat C. mantozơ, glucozơ D. ancol etylic, anđehit axetic Câu 17. Trong phân tử của các cacbohiđrat luôn có A. chức axit B. chức ancol C. chức xeton D. chức anđehit Câu 18. Hai chất đồng phân của nhau là A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và mantozơ.
- C. saccarozơ và glucozơ. D. fructozơ và glucozơ câu 19. Nhóm mà tất cả các chất đều không tác dụng với H2O là A. C2H6, CH3COOCH3, tinh bột B. saccarozơ, CH3COOCH3, benzen. D. tinh bột, C2H4, C2H2. C. benzen, CH4, toluen Câu 20. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở chổ A. thành phần phân tử B. độ tan trong nước C. cấu trúc phân tử D. phản ứng thủy phân Câu 21. Chất nào sau đây được gọi là hợp chất hữu cơ đa chức? A. Saccarozơ C. Glucozơ B. Anđehit axetic D. Glixerin Câu 22. Glucozơ là A. ancol đa chức. B. anđehit đơn chức. C. hợp chất đa chức. D. hợp chất tạp chức Câu 23. Trong các gluxit sau đây, gluxit nào là mono saccarit? A. Tinh bột B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Xenlulozơ Câu 24. Chỉ dùng một hoá chất nào sau đây để phân bi ệt 3 chất: Glixerol, ancol etylic, glucozơ, lòng trắng trứng A. quỳ tím B. CaCO3 C. CuO D. Cu(OH)2 Câu 25. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ Câu 26. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na B. AgNO3/NH3, đun nóng D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng Câu 27. Gluxit(cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. saccarozơ B. tinh bột C. mantozơ D. xenlulozơ Câu 28. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc v ừa có kh ả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 29. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô c ơ loãng, thu đ ược ch ất h ữu c ơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, etanol. D. glucozơ, fructozơ. Câu 30. Phát biểu không đúng là A. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xt H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương. B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. C. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2. D. Thuỷ phân (xt H+, to) saccarozơ cung như mantozơ cho cùng một monosaccarit. Câu 31. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
- Câu 33. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ D. saccarozơ. Câu 34. Tính lượng kết tủa của Ag hình thành khi tráng gương hoàn toàn dung d ịch ch ứa 18g glucozơ? A. 2,16g B.10,80g C. 5,40 g D. 21,60 g Câu 35. Một cacbohiđrat X có công thức đơn giản nhất là CH 2O. Cho 18 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ( dư, đun nóng) thu được 21,6 gam bạc. Công thức phân tử của X là. A. C5H10O5 B. C2H4O2 C. C3H6O3 D. C6H12O6 Câu 36. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung d ịch AgNO 3/ NH3 dư thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam B. 32,4 gam C. 21,6 gam D. 10,8 gam Câu 37. Lên men một tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, thành ancol etylic, hiệu suất của m ỗi quá trình là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 400 kg B. 398,8 kg C. 389,8 kg D. 300kg Câu 38. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, kh ối l ượng glucoz ơ thu được là A. 250 gam B. 300 gam C. 360 gam D. 270 gam Câu 39. Khử glucozơ bằng để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82g sobitol v ới hiệu suất 80% là A. 2,25 g B. 22,5g C. 1,44g D. 14,4g Câu 40. Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được hấp th ụ h ết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tách ra 40 g kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Lượng glucoz ơ c ần dùng bằng A. 24 g B. 40 g C. 50 g D. 48 g Câu 41. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dd AgNO 3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra.Khối lượng Ag kim loại thu được là A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 16,2 gam D. 21,6 gam Câu 42. Cho 5,4 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dd AgNO 3/NH3 thì khối lượng Ag thu được là A. 2,16 gam B. 3,24 gam C. 4,32 gam D. 6,48 gam Câu 43. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu đ ược là A. 184 gam B. 138 gam C. 276 gam D. 92 gam Câu 44. Một loại gạo chứa 75 % tinh bột. Lấy 78,28 kg gạo này đi n ấu ancol etylic 40 0. Hiệu suất của cả quá trình là 60%. Khối lượng riêng c ủa ancol là 0,8 g/ml. Th ể tích ancol 40 0 thu được là A. 60 lit B. 52,4 lit C. 62,5 lit D. 45 lit Câu 45. Lên men a g glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10g kết tủa và khối lượng dung d ịch gi ảm 3,4g so v ới ban đ ầu .Giá trị của a là A. 13,5g B. 15,0g C. 20,0g D. 30,0g Câu 46. Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lit ancol etylic có khối lượng riêng 0,8 g/ml(với hiệu suất 80%) là A. 190 g B. 196,5 g C. 195,6 g D. 212 g Câu 47. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để t ạo thành 5 lít r ượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng c ủa r ượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg. Câu 48. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần v ừa đ ủ đ ể sản xu ất đ ược 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là A. 34,29 lít. B. 42,34 lít. C. 53,57 lít. D. 42,86 lít. Câu 49. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenluloz ơ thì kh ối l ượng xenluloz ơ trinitrat điều chế được là A. 3,67 tấn. B. 2,20 tấn. C. 2,97 tấn. D. 1,10 tấn.
- Câu 50. Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ m ột th ời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn b ộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là A. 0,090 mol. B. 0,12 mol. C. 0,095 mol. D. 0,06 mol. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG I SỐ 1 Câu 1. Chất X có công thức phân tử là C 4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Tên gọi của X là A. n-propyl fomiat B. metyl propionat C. etyl axetat D. iso-propyl fomiat Câu 2. Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được: A. glixerol. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic. Câu 3. Một este có công thức phân tử là C 4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu đựoc ancol etylic,CTCT của C4H8O2 là A. C3H7COOH B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H7 D. C2H5COOCH3 Câu 4. Cho các chất sau: CH3COOCH3 (1); HCOOC2H5 (2); CH3CHO (3); CH3COOH (4) Chất nào cho tác dụng với NaOH cho cùng một sản phẩm là CH3COONa? A. (1), (3), (4) B. (3), (4) C. (1), (4) D. (4) Câu 5. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần? A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH CH3COOC2H5, C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5 D. CH3COOC2H5,CH3CH2CH2OH, CH3COOH Câu 6. Một este có công thức phân tử là C 3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3, công thức cấu tạo của este đó là công thức nào? A. HCOOC2H5 B. HCOOC3H7 C. CH3 COOCH3 D. C2H5COO CH3 Câu 7. Một este tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức có tỷ khối h ơi so v ới khí CO 2 bằng 2. Khi đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra mu ối có kh ối l ượng l ớn h ơn b ằng este đã phản ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của este này là? A. CH3COO-CH3 B. H-COO- C3H7 C. CH3COO-C2H5 D. C2H5COO- CH3 Câu 8. Khi thuỷ phân este E trong môi trường ki ềm (dd NaOH) người ta thu đ ược natri axetat và etanol. Vậy E có công thức là A.CH3COOCH3. B.HCOOCH3. C.CH3COOC2H5 . D. C2H5COOCH3 Câu 9. Cho 13,2 g este đơn chức no E tác dụng hết với 150 ml dung d ịch NaOH 1M thu đ ược 12,3 g muối. Xác định E: A. HCOOCH3 B. CH3-COOC2H5 C. HCOOC2H5 D.CH3COOCH3 Câu 10. Đun nóng 30 kg axit axetic với 92 kg ancol etylic (xt). Khối lượng etylaxetat t ạo thành với H%= 75% là: A. 38,5 kg B. 33,0 kg C. 30,5 kg D. 25,65kg Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g este X thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc) và 1,8 g nước. Công thức phân tử của X là A. C2H4O B. C4H8O2 C. C3H6O2 D. C4H6O2 Câu 12. Xà phòng hoá m gam hỗn hợp 2 este là HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng vừa đủ 0,3 lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 14,8 gam B. 18,5 C. 22,2 D. 29,6 Câu 13. Chất X có công thức phân tử C 3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo của X là A. C2H5COOH. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. HO-C2H4-CHO. Câu 14. Chất béo là trieste của axit béo với A. glixerol. B. phenol. C. etylen glicol. D. etanol. Câu 15. Este etyl axetat có công thức là A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CH2OH. Câu 16. Saccarozơ có thể tác dụng với hoá chất nào dưới đây: (3) H2/Ni, t0 (1) Cu(OH)2, (2) AgNO3/NH3 (4) H2SO4 loãng, nóng A. (1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (3), (4) Câu 17. Cho chuổi phản ứng sau: H+ enzim Tinh bột ¾¾ X ¾¾ ¾ C2H5OH X là ® ®
- A. saccarozơ B. xenlulozơ C. fructozơ D. glucozơ Câu 18. Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất? A. Phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng B. Phản ứng với dd Ag/NH3 C. Phản ứng với H2/Ni, t D. Phản ứng với Na. 0 Câu 19. Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xelulozơ, người ta th ấy m ỗi g ốc glucoz ơ (C6H10O5) có mấy nhóm hiđroxil? A. 5. B. 4. C. 3 D. 2. Câu 20. Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ, glixerol, etilenglicol, metanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 21. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất bị thủy phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo. B. Tinh bột, cao su buna, matozơ, fructozơ C. Metylaxetat, mantozơ, saccarozơ, glucozơ D. Mantozơ, tinh bột, phenylaxetat, glixerol. Câu 22. Nhóm mà tất cả đều phản ứng với dd AgNO3/NH3 là: A. C2H2, C2H5OH, HCOOH, glucozơ B. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO, C2H2 D. Glucozơ, HCOOH, C2H2, CH3CHO C. C2H2, C2H4, C2H6, HCHO Câu 23. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có th ể dùng m ột trong ba ph ản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh đ ược nhóm ch ức anđehit của glucozơ. A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3. B. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng. C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim. D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0. Câu 24. Muốn có 2631,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân là: A. 4486,85 gam B. 4468,85 gam C. 4999.85 gam D. 4648,85 gam Câu 25. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620.000 đvC. Giá trị n trong công th ức (C6H10O5)n là: A. 7.000 B. 8.000 C. 9.000 D. 10.000 Câu 26. Cabohiđrat X tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam, đun nóng lại tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. X là chất nào sau đây? A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Xenlulozơ D. A, B, C đều đúng Câu 27. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ thì sản phẩm cuối cùng thu được là A. saccarozơ B. fructozơ C. glucozơ D. cả B và C. Câu 28. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột để sản xuất glucozơ thì khối lượng glucozơ sẽ thu được là (biết hiệu suất của cả quá trình là 70%) A.160,5kg B.150,64kg C.155,55 D.165,6kg Câu 29. Cho 11,25 g glucozơ lên men rượu thoát ra 2.24 lít CO 2 (đktc). Hiệu suất quá trình lên men là: A. 70% B. 75% C. 80% D. 85% Câu 30. Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng v ới m ột l ượng d ư AgNO 3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 g Ag kết tủa. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0.3M B. 0.4M C. 0.2M D. 0.1M ĐỀ ÔN CHƯƠNG II SỐ 2 Câu 1. Este no, đơn chức, mạch hở có CTPT TQ là A, CnH2nO2 (n ≥ 1 ). B. CnH2nO2 (n ≥ 2). C. CnH2n-2O2 (n ≥ 2). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). Câu 2. Este tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic không no (có m ột n ối đôi C= C), đơn chức, mạch hở có CTPTTQ là A. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4). B. CnH2n-2O2 ( n ≥ 3). C. CnH2nO2 (n ≥ 3). D. CnH2n+2O2 ( n ≥ 4). Câu 3. Số đồng phân cấu tạo của chất có CTPT C 4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 4. Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO 3 trong NH3. CTCT của este là A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3. C. HCOOC3H7. D. CH3COOC2H5.
- Câu 5. Este C4H6O2 bị thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp không tham gia phản ứng tráng gương. CTCT thu gọn của este là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-COO-CH3 D. HCOO-CH2- CH=CH2. Câu 6. Cho 21,8 gam chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5 M, thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol.Công thức cấu tạo thu gọn của A là A. C3H7COOCH3. B. C2H4 (COOC2H5)2 C. (C2H5COO)2C2H4 D. (CH3COO)3C3H5 Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn ch ức thì th ể tích khí CO 2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ( đo ở cùng điều kiện). Công thức của este là: A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 8. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi b ằng 3,125 và khi tham gia ph ản xà phòng hóa tạo ra một muối của axit cacboxylic và m ột chất có kh ả năng tham gia ph ản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Este X có CTPT là C5H10O2. Xà phòng hóa X thu được một ancol không bị oxi hoa b ới CuO. Tên của X là A. isopropylaxetat. B. isobutylfomiat. C. propylaxetat. D. ter-thutylfomiat. Câu 10. Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dung d ịch NaOH thu đ ược 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no. Axit béo no là A. axit oleic. B. axit stearic. C. axit panmitic. D. axit linoleic. Câu 15. Hợp chất thơm A có CTPT C 8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của A là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 16. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được hai sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng m ột phản ứng duy nh ất. Tên gọi của E là A. metyl propionat B. propyl fomiat C. ancol etylic D. etyl axetat Câu 17. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este đơn chức X, Y là đ ồng phân c ấu t ạo c ủa nhau cần 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,85 gam hỗn hợp hai mu ối c ủa hai axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,95 gam hai ancol bậc I. Công thức cấu tạo và ph ần trăm kh ối l ượng của hai este là A. HCOOCH2CH2CH3 75%, CH3COOC2H5 25% B. HCOOC2H5 45%, CH3COOCH3 55% C. HCOOC2H5 55%, CH3COOCH3 45% D. HCOOCH2CH2CH3 25%, CH3COOC2H5 75% Câu 18. Este X có công thức đơn giản nhất là C 2H4O. Đun sôi 4,4 gam X với 200 gam dung dịch NaOH 3% đến khi phản ứng hoàn toàn. từ dung dịch sau ph ản ứng thu đ ược 8,1 gam chất rắn khan. Công thức của X là: A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOCH2CH2CH3 D. HCOOCH(CH3)2 Câu 19. Thủy phân 4,3 gam este X đơn chức mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng v ới dung d ịch d ư AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam bạc. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH=CH-CH3 C. HCOOCH2CH=CH2 D. HCOOC(CH3)=CH2 Câu 20. Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm nóng B. Dung dịch AgNO3 trong NH3 C. Dung dịch brom D. Cu(OH)2 Câu 21. Để nhận biết được tất cả các dung dịch của glucozơ, glixerol, fomanđehit,etanol cần dùng thuốc thử là A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm B. [Ag(NH3)2](OH) C. Na kim loại. D. nước brom Câu 22. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây? D. dung dịch brom A. H2/Ni, t0 B. Cu(OH)2 C. AgNO3/ NH3
- Câu 22. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa gluczơ, fructoz ơ thành nh ững s ản ph ẩm giống nhau? A. Phản ứng với Cu(OH)2 B. Phản ứng với [Ag(NH3)2](OH) C. Phản ứng với H2/Ni, t D. Phản ứng với Na 0 Câu 23. Saccarozơ có thể tác dụng được với các chất nào dưới đây? B. Cu(OH)2 và CH3COOH/H2SO4 đặc A. H2/Ni,t0 và Cu(OH)2 D. H2/Ni,t0 và CH3COOH/H2SO4 đặc C. Cu(OH)2 và [Ag(NH3)2](OH) Câu 24. Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là A. saccarozơ B. glucozơ C. fructozơ D. mantozơ Câu 25. Tinh bột, xenlulozơ, saccrozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hòa tan Cu(OH)2 B. thủy phân C. tráng gương D. trùng ngưng Câu 26. Phát biểu không đúng là: A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Thủy phân (xúc tác H+, t0) sacarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit. C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương. D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. Câu 27. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. saccarozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 28. Từ 1 tấn nước mía chứa 12% saccarozơ có thể thu hồi được m (kg) saccaroz ơ , v ới hiệu suất thu hồi 80%. Giá trị của m là A. 96. B. 100. C. 120. D. 80. Câu 29. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là A. 950,8. B. 949,2. C. 960,4. D. 952,6. Câu 30. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đi ều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96% (d= 1,52 g/ml) cần dùng là A. 14,39 lit. B. 15,24 lít. C. 14,52 lít. D. 20,36 lít.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập chương Este - lipit
4 p | 1994 | 740
-
Hóa cơ bản lớp 12 - Chương Este - Lipit
6 p | 1424 | 386
-
câu hỏi trăc nghiệm chương: ESTE - LIPIT
4 p | 715 | 257
-
ÔN TẬP CHƯƠNG ESTE – LIPIT
6 p | 523 | 146
-
Giải bài tập Hóa học 12 cơ bản - Chương 1 - Este và lipit
9 p | 1103 | 139
-
Bài tập Chương 1: Este- Lipit - Mùi của Este - Phạm Huy Quang
18 p | 554 | 135
-
Bài toán chương Este - Lipit
6 p | 507 | 129
-
ôn thi đại học, cao đẳng CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT ESTE
10 p | 366 | 112
-
Bài tập trắc nghiệm tự giải Hóa học 12: Chương 1 - Este, lipit
11 p | 301 | 59
-
Bài tập trắc nghiệm Chương I: Este – lipit
10 p | 244 | 32
-
Chương 1: ESTE - LIPIT
5 p | 230 | 29
-
CHƯƠNG I. ESTE- LIPIT
16 p | 427 | 25
-
Bài tập trắc nghiệm chương Este – Lipit
9 p | 167 | 18
-
Tài liệu luyện thi môn Hóa 12 nâng cao chương Este-Lipit
20 p | 160 | 17
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 7 SGK Hóa học 12
5 p | 328 | 15
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 11 SGK Hóa học 12
5 p | 303 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 36 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn