TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
KHOA KẾ TOÁN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI TẬP<br />
<br />
MARKETING CĂN BẢN<br />
<br />
NHÓM: 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀ NỘI 2018<br />
BÀI TẬP NHÓM<br />
<br />
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT THUỘC <br />
MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ <br />
<br />
Giảng viên: Cô Đinh Thị Len <br />
<br />
NHÓM 5<br />
<br />
Lớp 21.10LT2<br />
<br />
1. Hoàng Thị Dung STT: 13<br />
<br />
2. Trần Thị Ngọc Hậu STT: 14<br />
<br />
3. Phạm Thị Kim Oanh STT: 19<br />
<br />
4. Nguyễn Việt Phương STT: 20<br />
<br />
5. Phạm Thị Phương Thanh STT: 22<br />
<br />
6. Hồ Thị Cẩm Vân STT: 24<br />
1. Lý luận chung<br />
1.1.Tổng quan về môi trường Marketing<br />
1.1.1.Khái niệm<br />
Theo Philip Kotler: "Môi trường Marketing của Công ty là tập hợp những<br />
tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài Công ty có ảnh hưởng đến <br />
khả năng quản trị marketing trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt <br />
đẹp với các khách hàng mục tiêu".<br />
1.1.2.Đặc điểm<br />
Có thể chia môi trường Marketing thành 2 nhóm cơ bản là: Môi trường vi mô <br />
và môi trường vĩ mô.<br />
Môi trường Marketing vĩ mô: gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội <br />
rộng lớn ảnh hưởng đến mọi nhân tố trong môi trường vi mô cũng <br />
như các quyết định marketing của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
Môi trường <br />
nhân khẩu <br />
học<br />
<br />
Môi trường Môi trường <br />
kinh tế tự nhiên<br />
Doanh <br />
nghiệp<br />
<br />
<br />
Môi trường Văn <br />
hóa Xã hội Môi trường <br />
công nghệ<br />
Môi trường <br />
chính trị pháp <br />
luật<br />
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô<br />
Môi trường Marketing vi mô: bao gồm các yếu tố có liên quan chặt chẽ <br />
đến doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của <br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
nghiệp<br />
Người Doanh <br />
<br />
Các trung Khách <br />
cung <br />
gian hàng<br />
Marketing<br />
cạnh <br />
tranh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ứng<br />
Đối <br />
thủ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giớ<br />
chú<br />
<br />
côn<br />
ng<br />
<br />
g <br />
<br />
i <br />
<br />
<br />
Các yếu tố thuộc môi trường Marketing vi mô<br />
<br />
1.2.Tổng quan về môi trường chính trị pháp luật<br />
1.2.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản<br />
Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi <br />
trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia.<br />
Môi trường chính trị luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của <br />
chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật <br />
và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp <br />
khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập <br />
trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia <br />
đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.<br />
Chính trị: <br />
<br />
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh <br />
nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt <br />
động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối <br />
quan hệ mua bán hay đầu tư. <br />
<br />
Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị <br />
tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà <br />
quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp <br />
để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị <br />
trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. <br />
<br />
Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố <br />
này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay <br />
quốc tế. <br />
<br />
Bên cạnh việc xem xét thể chế chính sách, vấn đề chủ nghĩa dân tộc <br />
cũng cần được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nhân tố <br />
chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Chủ <br />
nghĩa dân tộc có thể được mô tả chính xác nhất như là sự đoàn kết và <br />
niềm tự hào dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế vẫn tồn tại ở tất <br />
cả các quốc gia với những mức độ khác nhau. Đây là một trong các nhân <br />
tố làm giảm tính hấp dẫn của thị trường. Quản điểm cộng đồng thường <br />
có xu hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, <br />
bảo tồn quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia. Để nâng cao tính dân <br />
tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh phong trào “chỉ mua hàng nội”, <br />
hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại… <br />
(như ở Việt Nam, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ).<br />
<br />
Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy <br />
cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính <br />
trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến <br />
lược thích hợp và kịp thời, tránh rủi ro chính trị. Doanh nghiệp nước <br />
ngoài có thể bị kẹt giữa những tranh chấp chính trị trong một quốc gia và <br />
trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc xung đột chính trị, tôn giáo.. . Vì <br />
những lý do chính trị, một quốc gia có thể tảy chay một quốc gia khác và <br />
như thế cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt các họat động thương mại <br />
giữa hai quốc gia.<br />
<br />
Tăng cường hoạt động liên doanh. Liên doanh về cơ bản giảm bớt <br />
nhạy cảm với các rủi ro chính trị. Liên doanh có thể giúp giảm thái <br />
độ chống đối các doanh nghiệp nước ngoài của người dân quốc gia <br />
đó và tăng thêm tiềm lực đàm phán với nước chủ nhà.<br />
<br />
Mở rộng cơ sở đầu tư, gộp nhiều nhà đầu tư, ngân hàng trong việc <br />
tài trợ cho một khoản đầu tư ở nước chủ nhà. Phương pháp này tạo <br />
thêm sức mạnh của các ngân hàng trước đe dọa sung công hoặc <br />
xâm phạm của Chính phủ. Phương pháp này trở nên đặc biệt có <br />
hiệu quả khi chính phủ đó đang là con nợ của các ngân hàng. Khi đó <br />
ngân hàng tài trợ có sức mạnh đáng kể trong đàm phán với Chính <br />
phủ.<br />
<br />
Kiểm soát họat động marketing và phân phối hàng hóa trên thị <br />
trường thế giới có thể là một cách giảm thiểu rủi ro. Khi quốc gia <br />
sung công một khoản đầu tư thì quốc gia đó cũng mất luôn con <br />
đường ra thị trường thế giớ<br />
<br />
Luật pháp: <br />
<br />
Luật pháp điều chỉnh các họat động kinh tế trong nội bộ một quốc gia <br />
và giữa các quốc gia.Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay <br />
không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý <br />
nhà nước về kinh tế.<br />
<br />
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên <br />
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc <br />
các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. <br />
Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh <br />
hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó khăn trong hoạt <br />
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu một quốc gia có <br />
hệ thống luật pháp không ổn định và thiếu đồng bộ, sẽ gây ra tâm lý <br />
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, không <br />
có dự án đầu tư dài hạn và quy mô lớn. Bên cạnh đó, số lượng các nhà <br />
đầu tư có khả năng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các quốc gia này <br />
rất hạn chế.<br />
<br />
Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những <br />
đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi <br />
nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến <br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. <br />
<br />
Ví dụ như Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ra đời cho phép mọi thành <br />
phần kinh tế được tham gia cung cấp các dịch vụ chuyển phát thư đã tạo <br />
cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập vào lĩnh vực cung cấp các dịch <br />
vụ Bưu chính nhưng lại tạo nguy cơ cho VNPT khi phải đối mặt với <br />
ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, môi trường cạnh tranh ngày càng <br />
khốc liệt.<br />
<br />
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của <br />
luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để <br />
tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có <br />
những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy <br />
định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý <br />
trong kinh doanh.<br />
<br />
Ngày nay, khi thế giới trong tiến trình thống nhất, môi trường luật <br />
pháp ở mỗi quốc gia đều có sự hoà đồng với các quy định chung <br />
của quốc tế. Cho nên, đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu thị <br />
trường nước ngoài cần nghiên cứu theo 3 phương diện:<br />
<br />
(1). Môi trường chính trị luật pháp của nước chủ nhà (nước xuất <br />
khẩu): môi trường này có ảnh hưởng đối với marketing quốc tế của <br />
các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các cơ hội xuất khẩu, áp dụng <br />
các biện pháp bảo vệ xuất khẩu (chống vi phạm bản quyền tại nước <br />
nhập khẩu), hình thành các khu vực sản xuất cho xuất khẩu (khu chế <br />
xuất). Các yếu tố cơ bản của môi trường luật pháp, vai trò của Chính <br />
phủ chủ nhà thể hiện ở: cấm vận và trừng phạt kinh tế; kiểm soát <br />
xuất khẩu (kích thích, hỗ trợ, quản lý và hạn chế xuất khẩu); kiểm <br />
soát nhập khẩu (thuế, giấy phép); điều tiết hành vi kinh doanh quốc <br />
tế…<br />
<br />
(2). Môi trường chính trị luật pháp của nước sở tại: ảnh hưởng của <br />
chính quyền sở tại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi <br />
đáng kể từ nước này sang nước khác. Người làm marketing quốc tế <br />
cần cân nhắc những vấn đề sau:<br />
<br />
+ Thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài: ví dụ ấn Độ, Việt Nam <br />
khống chế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, quy định hạn ngạch nhập <br />
khẩu, hay xuất khẩu.<br />
<br />
+ Sự ổn định chính trị, hệ thống chính trị dễ thay đổi thì chính sách <br />
đối với tư bản và hàng hoá nước ngoài cũng thay đổi. Khi nghiên cứu <br />
marketing quốc tế, các nhà kinh doanh cần xây dựng chiến lược kinh <br />
doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường.<br />
<br />
+ Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc <br />
thương mại, nạn hối lộ… trong những tình huống như vậy, marketing <br />
cần áp dụng những dạng khác nhau, phức tạp và hoà nhập hơn, đó là <br />
“supermarketing”.<br />
<br />
+ Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải <br />
đối mặt với một thế giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản <br />
phi thuế được thiết kế nhằm bảo vệ thị trường một nước khỏi sự <br />
thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Dù Hiệp định chung về <br />
thuế quan và mậu dịch đã có hiệu lực trong việc giảm bớt các rào cản <br />
về thuế, song các nước vẫn sử dụng các biện pháp bảo hộ. Các quốc <br />
gia sử dụng các rào cản luật pháp, rào cản hối đoái, rào cản tâm lý <br />
nhằm hạn chế hàng hóa vào quốc gia mình. Ngay bản thân các doanh <br />
nghiệp cũng hợp tác với nhau để thiết lập các rào cản thị trường đối <br />
với hàng hóa nhập khẩu. Hệ thống phân phối phức tạp ở Nhật Bản là <br />
một ví dụ điển hình về rào cản bảo hộ của cấu trúc thị trường đối <br />
với thương mại.<br />
<br />
+ Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu <br />
chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm. Các <br />
tiêu chuẩn này nhiều khi được sử dụng quá mức chặt chẽ và quá phân <br />
biệt nhằm hạn chế thương mại.<br />
<br />
Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy <br />
định của từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng <br />
đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Ví như quy <br />
định của EU đối với bao bì và dư lượng chất kháng sinh có trong sản <br />
phẩm thuỷ hải sản, nông sản nhập khẩu khu vực thị trường này.<br />
<br />
(3). Nghiên cứu môi trường luật pháp quốc tế như Incoterms 2000, <br />
UCP 500, …. các yếu tố môi trường này điều tiết hoạt động thương <br />
mại giữa các quốc gia khác nhau theo một quy định chung. Đây là nội <br />
dung nghiên cứu tất yếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào <br />
thương mại quốc tế. Đặc biệt trong điều kiện xu thế phát triển toàn <br />
cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay. Việc buôn bán giữa các quốc <br />
gia thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, quy tắc quốc tế chung.<br />
<br />
Khi tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, việc xác định nguồn luật <br />
sử dụng cũng là một vấn đề marketing quốc tế quan tâm. Rất nhiều <br />
người cho rằng một tranh chấp xảy ra giữa công dân của các quốc gia <br />
sẽ được luật pháp của siêu quốc gia giải quyết. Nhưng đáng tiếc là <br />
không hề tồn tại một hệ thống luật pháp siêu quốc gia để giải quyết <br />
xung đột phát sinh giữa công dân các nước khác nhau. Tòa án quốc tế <br />
tồn tại (Tòa án tại Hague và Tòa tư pháp quốc tế) chỉ giải quyết các <br />
tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền trên thế giới chứ không <br />
giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức tư nhân.<br />
<br />
Tranh chấp có thể phát sinh giữa các Chính phủ; giữa một doanh <br />
nghiệp với Chính phủ và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tranh <br />
chấp giữa các Chính phủ có thể được giải quyết tại Tòa án quốc tế, <br />
trong khi tranh chấp giữa Chính phủ với doanh nghiệp và giữa các <br />
doanh nghiệp với nhau được xét xử tại tòa án quốc gia của một trong <br />
hai bên hoặc giải quyết thông qua trọng tài. Do không có “luật <br />
Thương mại quốc tế” nên tranh chấp giữa các doanh nhân phải sử <br />
dụng đến luật pháp quốc gia liên quan.<br />
<br />
Chính phủ:<br />
<br />
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế <br />
thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình <br />
chi tiêu của mình.<br />
<br />
Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò <br />
là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế <br />
vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong <br />
chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai <br />
trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông <br />
tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. <br />
<br />
Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải <br />
nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những <br />
chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan <br />
hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần <br />
thiết nhằm tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh <br />
nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.2.2.Tác động<br />
Có ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ cũng như hoạt động của thị <br />
trường. Sự ảnh hưởng diễn ra theo 2 chiều hướng: hoặc là khuyến khích tạo <br />
điều kiện thuận lợi, hoặc là kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị <br />
trường.<br />
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, thể chế; <br />
các chính sách và chế độ trong từng thời kì; các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; <br />
tình hình chính trị và an ninh...<br />
2. Môi trường chính trị pháp luật ảnh hưởng đến công ty Samsung <br />
Electronics tại Việt Nam<br />
2.1. Tổng quan về công ty Samsung Electronics<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển<br />
Khởi đầu từ Bắc Ninh: Samsung Electronics Vietnam (SEV) <br />
<br />
Tháng 3/2008, Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam chính thức được <br />
Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc <br />
Ninh với quy mô sử dụng đất là 100 hécta và tổng vốn đầu tư ban đầu là <br />
700 triệu USD. Ban đầu, nhà máy này có công suất 1,5 triệu chiếc điện thoại <br />
di động/tháng với khoảng 2.300 công nhân viên làm việc liên tục.<br />
<br />
Hơn 1 năm sau, đến tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng <br />
công nghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện đại nhất đã được <br />
Samsung khánh thành và đưa vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh.<br />
<br />
Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Samsung Electronics <br />
Việt Nam đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh. Công ty <br />
đã được chấp thuận tăng vốn thêm 1 tỷ USD, lên mức 2,5 tỷ USD.<br />
<br />
Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và <br />
linh kiện của Việt Nam luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua. Theo <br />
số liệu thống kê, năm 2012, doanh nghiệp này đã xuất khẩu khoảng 12,6 <br />
tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2013, <br />
Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% <br />
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. <br />
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại VN từ đầu năm đến tháng 8/2014 <br />
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)<br />
<br />
Không phủ nhận rằng Samsung chính là doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu <br />
lớn nhất, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của <br />
Việt Nam. Từ đầu năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của <br />
cả nước luôn đạt trên 1,5 tỉ USD/tháng. <br />
<br />
Nhà máy thứ hai tại miền Bắc Việt Nam: Samsung Electronics Vietnam <br />
NThainguyen (SEVT)<br />
<br />
hận ra nhiều tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam như Chính <br />
phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài, nguồn <br />
lao động dồi dào với chi phí rẻ, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà <br />
máy thứ hai tại Việt Nam: nhà máy Samsung Thái Nguyên.<br />
<br />
Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung <br />
Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động. Dự án này gồm Nhà máy sản xuất <br />
vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỉ <br />
USD) và Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản <br />
phẩm công nghệ cao (quy mô 2 tỉ USD). <br />
Chỉ sau khoảng 7 tháng, sự xuất hiện và đi vào hoạt động ổn định của nhà <br />
máy Samsung Electronic đã mang lại cho Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng <br />
đáng ngưỡng mộ. <br />
<br />
Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc <br />
điện thoại, doanh thu đạt 2,6 tỷ USD, dự kiến đến hết năm 2014 đạt <br />
doanh thu 8 tỷ USD và tiếp tục tăng lên 12 tỷ USD trong năm 2015. Theo <br />
Tổng cục thống kê Việt Nam, sau 9 tháng năm 2014, Thái Nguyên dẫn <br />
đầu cả nước với quy mô sản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ sử <br />
dụng lao động tăng 79,7% so với cùng kỳ năm trước. <br />
<br />
Đến nhà máy thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh: Samsung Electronics HCMC CE <br />
Complex (SEHC) <br />
<br />
Trước cuộc đại chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, <br />
Samsung tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Sau 2 nhà <br />
máy lớn tại miền Bắc Việt Nam, Samsung tiếp tục tấn công vào phía Nam <br />
với dự án trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Ngày 1/10/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc, <br />
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Tập đoàn Samsung và chứng <br />
kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn <br />
điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí <br />
Minh.<br />
<br />
Theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư, một nhà máy lắp ráp, gia công, kinh <br />
doanh các sản phẩm điện tử công nghệ cao mang nhãn hiệu Samsung sẽ <br />
được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt <br />
động đầu năm 2016.<br />
<br />
Như vậy, ban đầu chỉ là lắp ráp, qua 5 năm, từng bước Samsung đã đầu <br />
tư cho các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện điện thoại di động và thực sự <br />
sản xuất ở Việt Nam. Việt Nam từ “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn <br />
cầu” của Samsung, đã trở thành “cứ điểm sản xuất mới”, sau đó là“cứ <br />
điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của tập đoàn này.<br />
Từ 245 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của năm đầu tiên, trong năm 2013 <br />
Samsung đã đóng góp tới 23,9 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất khẩu hơn <br />
132 tỷ USD của Việt Nam. Con số này trong năm 2014 dự kiến khoảng 30 tỷ <br />
USD, và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.<br />
<br />
Một tín hiệu đáng mừng nữa, theo thông tin từ tạp chí Bloomberg, Samsung <br />
Heavy Industries công ty đóng tàu lớn thứ 3 thế giới và là thành viên của <br />
tập đoàn Samsung đang xem xét lựa chọn một trong ba quốc gia châu Á là <br />
Việt Nam, Indonesia và Myanmar để xây dựng nhà máy đóng tàu 950 triệu <br />
USD. Trong đó, Việt Nam vốn đã có sẵn lợi thế là nơi đặt nhà máy của <br />
Samsung Electronics, chuyên sản xuất điện thoại và đồ dùng công nghệ <br />
trong gia đình.<br />
<br />
2.1.2.Các sản phẩm kinh doanh<br />
Là công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện tử công <br />
nghệ cao và truyền thông kĩ thuật số<br />
Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao <br />
gồm: DRAM, TV màu sử dụng ống catot (CPT, CDT), SRAM, TFTLCD <br />
glass substrates, TFTLCD, SNTLCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng <br />
CDMA, TV màu, màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC, PDP module, PCB <br />
for handhekl, Flame Retardant ABS và Dimethyl Formamide (DMF).<br />
<br />
2.1.3.Kết quả kinh doanh<br />
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Samsung. Đvt: tỷ USD.<br />
<br />
<br />
<br />
o Nhìn vào kết quả hoạt động của Samsung tại Việt Nam, doanh thu đến từ <br />
các nhà máy là Samsung Electronics Vietnam (SEV) tại Bắc Ninh, Samsung <br />
Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) và Samsung Electronics HCMC CE <br />
Complex (SEHC) tại TP. HCM.<br />
Kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2017 <br />
<br />
Theo báo cáo của Samsung, 6 tháng đầu năm SEVT là đơn vị đem về doanh thu lớn <br />
nhất 14.507 tỷ Won (12,53 tỷ USD) vượt qua nhà máy SEV tại Bắc Ninh 9.167 tỷ <br />
Won (7,92 tỷ USD), SDV mới vào hoạt động cũng đóng góp doanh thu 5.637 tỷ <br />
Won (4,87 tỷ USD) còn doanh thu của SEHC là 1.774 tỷ Won (1,53 tỷ USD). Lợi <br />
nhuận các đơn vị lần lượt là SEV đạt 1.022 tỷ Won (0,88 tỷ USD), SEVT đạt 1.922 <br />
tỷ Won (1,66 tỷ USD), SDV đạt 479 tỷ Won (0,41 tỷ USD) và SEHC là gần 106 tỷ <br />
Won (0,09 tỷ USD).<br />
<br />
Tổng cộng 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam đóng góp tổng doanh thu 31.085 <br />
tỷ Won (26,85 tỷ USD) và lợi nhuận 3.529 tỷ Won (3,05 tỷ USD) .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2016 <br />
(nguồn BCTC Samsung; Đvt: Triệu Won)<br />
<br />
So với kết quả cùng kỳ năm trước đó, 4 nhà máy của Samsung đều cho thấy sự <br />
tăng trưởng về doanh thu, đáng chú ý SDV chuyển lỗ thành lãi trong khi SEV lại bị <br />
sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 của <br />
Samsung Việt Nam đạt gần 24.492 tỷ Won (21,16 tỷ USD), như vậy kết quả kinh <br />
doanh bán niên trong năm nay của Samsung Việt Nam đã tăng trưởng gần 27% so <br />
với cùng kỳ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh kết quả kinh doanh của Samsung Việt Nam qua các năm<br />
<br />
Trước đó, trong báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 trình thủ Thủ <br />
tướng và Bộ Công Thương, ông Hyun Woo Bang Phó Tổng giám đốc Samsung <br />
Việt Nam cho biết, doanh thu của Samsung Việt Nam trong năm đạt 46,3 tỷ USD, <br />
xuất khẩu 39,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2015.<br />
Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt Nam <br />
năm 2016 ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Như vậy, <br />
Samsung đã chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng nhẹ so với mức <br />
20% của năm 2015. Trong đó riêng hai nhà máy tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, đóng <br />
góp doanh thu khoảng 36 tỷ USD.<br />
2.2.Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến công ty Samsung <br />
Electronics<br />
2.2.1.Quan hệ chính trị Việt Hàn<br />
Hợp tác Việt Nam Hàn Quốc có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực <br />
trong thời gian qua, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho <br />
cả hai phía.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ. Sau 25 năm thiết <br />
lập quan hệ, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam <br />
trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.<br />
nhìn lại xu thế đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam <br />
trong 25 năm qua có thể thấy giai đoạn đầu, hoạt động đầu tư chủ yếu <br />
vào các lĩnh vực tập trung nhiều lao động. Đến những năm gần đây, các <br />
tập đoàn công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc như Samsung, LG, <br />
Hyosung... đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt <br />
Nam vốn là thế mạnh của Hàn Quốc. <br />
Ví dụ, Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008, đến nay đã đang vận <br />
hành hai nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên<br />
==>Với việc quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên thành Đối tác hợp tác chiến <br />
lược, Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, hợp tác kinh tế Việt – <br />
Hàn thời gian tới sẽ tiếp tục thu được những thành quả ấn tượng, góp phần củng <br />
cố quan hệ ngoại giao thêm bền chặt.<br />
2.2.2: Tác động của môi trường chính trị đến quyết định đầu tư<br />
Một trong những lợi thế của Việt Nam là sự ổn định chính trị khiến Việt <br />
Nam trở thành “miền đất hứa” đối với các doanh nghiệp châu Á.<br />
Ghi nhận của giới doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cho thấy nội <br />
bộ chính trị Việt Nam đang ôn hòa và ổn định. Đời sống chính trị kinh tế xã <br />
hội không bị đảo lộn, và cũng không gây rối loạn trong dân chúng. Kỳ họp <br />
thứ 8 Quốc hội khóa XII vừa qua còn được dư luận khen ngợi, cho thấy rõ <br />
nền dân chủ ngày một phát triển hơn.<br />
<br />
Thái độ với nhà đầu tư nước ngoài: Thu t<br />
̉ ương Nguyên Xuân Phuc đa khăng <br />
́ ̃ ́ ̃ ̉<br />
̣ Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Samsung thành công ở Việt Nam."<br />
đinh"<br />
Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ cũng như các chế độ <br />
ưu đãi rất lớn đối với các nhà đầu tư:<br />
Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóng thuế ở mức 22%, <br />
thì khi đầu tư vào Việt Nam, Samsung không phải trả bất cứ một <br />
đồng thuế doanh nghiệp nào trong suốt 4 năm liền.<br />
<br />
Chính phủ Việt Nam dành cho Samsung những ưu đãi như cấp <br />
miễn phí 112 hecta đất, miễn thuế doanh nghiệp 4 năm đầu tiên. Sau <br />
đó, Samsung sẽ chỉ phải đóng 5%/năm thuế trong 12 năm và 10%/năm <br />
trong 34 năm tiếp theo. Sau 4 năm, số tiền thuế doanh nghiệp mà <br />
Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng thấp hơn so với ở <br />
Hàn Quốc. Đây là một sự tiết kiệm chi phí lớn so với mức thuế <br />
12%/năm mà Samsung phải đóng ở Hàn Quốc.<br />
Ngoài ra, Việt Nam cũng miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng <br />
cho Samsung. Chi phí điện, nước, thông tin liên lạc cũng rẻ bằng một <br />
nửa so với ở Hàn Quốc. <br />
<br />
==>Với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn trên, Samsung tiếp tục đầu tư <br />
một nghìn tỷ won (982 triệu USD) để xây dựng một nhà máy sản <br />
xuất thiết bị gia dụng tại TP.Hồ Chí Minh. Nhà máy này dự kiến sẽ <br />
có kích thước bằng 100 sân bóng đá.<br />
Những hạn chế còn tồn tại: Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể <br />
là nguồn rủi ro. Chính sách mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ <br />
chức (cắt giảm các ngân sách địa phương, ban hành các chính sách, quy định <br />
mới về xử lý chất thải độc hại…)<br />
<br />
Ngày 9/4 tại nhà máy Samsung Thái Nguyên có hình ảnh cho thấy khí hóa <br />
chất màu vàng liên tục bị rò rỉ ra bên ngoài. Theo báo cáo khí HNO3 nói <br />
trên không phải là khí độc và theo kết quả phân tích không khí tại hiện <br />
trường cho thấy, nồng độ khí rất thấp chỉ bằng 0.04% so với tiêu chuẩn <br />
cho phép của Bộ Y Tế tại khu vực làm việc, vì vậy, sự cố trên hoàn toàn <br />
không ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.<br />
<br />
Mặc dù vậy, nhưng Ban giám đốc nhà máy đã ra quyết định ngay lập tức <br />
tiến hành cải tiến quy trình quản lý xe rác thải để không xảy ra bất kỳ sự <br />
cố khí phát sinh nào nữa, tránh gây hoang mang cho người lao động khi <br />
hiểu nhầm đây là khí độc", thông cáo của Samsung nêu rõ.<br />
<br />
<br />
<br />
2.2.3. Ảnh hưởng của môi trường pháp luật Việt Nam đến doanh nghiệp<br />
Năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật <br />
Đầu tư. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh <br />
doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng <br />
như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, <br />
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Chứng <br />
khoán v.v… <br />
==>Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở <br />
pháp lý vững chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước <br />
và nước ngoài phát triển, cất cánh.<br />
Ưu đãi thuế: <br />
<br />
Năm 2013, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) là doanh nghiệp xuất khẩu <br />
hàng đầu Việt Nam với kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim <br />
ngạch xuất khẩu của cả nước.<br />
<br />
Trước đó, năm 2012, SEV cũng đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản phẩm/năm, <br />
97% được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, <br />
trong đó có các thị trường quan trọng như Bắc Mỹ, khối EU, Trung Đông, <br />
Nga và các nước châu Á. Kim ngạch xuất khẩu 12,6 tỷ USD, chiếm 11% <br />
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.<br />
<br />
Mặc dù kim ngạch suất khẩu luôn ở mức cao song thực tế, ngân sách nhà <br />
nước lại được hưởng một phần rất nhỏ do những ưu đãi về chính sách thuế <br />
mà Samsung đã nhận được. Nguyên nhân xuất phát từ những chính sách siêu <br />
ưu đãi dành cho Samsung. Cụ thể là Samsung hưởng ưu đãi cao nhất dành <br />
cho nhà đầu tư tại Việt Nam <br />
<br />
Samsung được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 10% trong <br />
vòng 30 năm kể từ năm đầu tiên dự án có lợi nhuận; Miễn thuế thu <br />
nhập danh nghiệp trong vòng 4 năm kể từ năm đầu tiên SEVT2 có lợi <br />
nhuận chịu thuế;<br />
<br />
Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 9 năm tiếp theo; <br />
Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp sau 9 năm đó; <br />
Chính quyền tỉnh hỗ trợ 50% chi phí thuê cơ sở hạ tầng trong khu công <br />
nghiệp.<br />
<br />
Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc thương <br />
mại, nạn hối lộ… trong những tình huống như vậy, marketing cần áp <br />
dụng những dạng khác nhau, phức tạp và hoà nhập hơn, đó là <br />
“supermarketing”.<br />
<br />
Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải đối mặt <br />
với một thế giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản phi thuế <br />
được thiết kế nhằm bảo vệ thị trường một nước khỏi sự thâm nhập của <br />
các doanh nghiệp nước ngoài. Dù Hiệp định chung về thuế quan và mậu <br />
dịch đã có hiệu lực trong việc giảm bớt các rào cản về thuế, song các <br />
nước vẫn sử dụng các biện pháp bảo hộ. Các quốc gia sử dụng các rào <br />
cản luật pháp, rào cản hối đoái, rào cản tâm lý nhằm hạn chế hàng hóa <br />
vào quốc gia mình. Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng hợp tác với <br />
nhau để thiết lập các rào cản thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Hệ <br />
thống phân phối phức tạp ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình về rào cản <br />
bảo hộ của cấu trúc thị trường đối với thương mại.<br />
Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu chuẩn <br />
nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn <br />
này nhiều khi được sử dung jquá mức chặt chẽ và quá phân biệt nhằm <br />
hạn chế thương mại.<br />
<br />
Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy định <br />
của từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng đến hoạt <br />
động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Ví như quy định của EU <br />
đối với bao bì và dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm thuỷ hải <br />
sản, nông sản nhập khẩu khu vực thị trường này.<br />
<br />
Thất bại trong việc nghiên cứu môi trường pháp luật và các ảnh hưởng <br />
của nó đến các hoạt động kinh doanh dẫn đến những hậu quả khôn <br />
lường trên thị trường quốc tế. <br />
<br />
Rủi ro thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu <br />
nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.<br />
<br />
2.2.4. Nền kinh tế mở sau khi gia nhập WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn <br />
khong những với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả những doanh nghiệp <br />
nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta<br />
<br />
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần <br />
kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do <br />
hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, <br />
Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông <br />
lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông <br />
thoáng cho mọi thành phần kinh tế.<br />
<br />
3. Các biện pháp cải thiện môi trường chính trịpháp luật<br />
3.1. Về phía Nhà nước<br />
Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã <br />
hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp <br />
cho các DN có cơ sở để bố trí kế hoạch kinh doanh, huy động và phát triển <br />
nguồn vốn để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của DN phục vụ mục <br />
tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các DN.<br />
Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của <br />
các DN. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ <br />
thống các văn bản pháp chế nhằm đảm bảo cho các DN hoạt động hiệu quả, <br />
năng động và an toàn.<br />
Đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính định hướng tạo <br />
điều kiện cho các DN phát triển. Chính sách phải hướng tới sự ổn định và <br />
phát triển bền vững, tạo môi trường hấp dẫn và cạnh tranh bình đẳng cho <br />
các nhà đầu tư. Đồng thời Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong <br />
thời kỳ nền kinh tế biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá… để DN <br />
có thể yên tâm hoạt động.<br />
3.2. Về phía doanh nghiệp<br />
Để Samsung có thể phát huy hết khả năng và nguồn lực của mình, mỗi cán <br />
bộ công nhân viên cần nỗ lực hết mình để tạo điều kiện tốt nhất cho sự <br />
phát triển của tập đoàn, cụ thể:<br />
Chấp hành nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Tận <br />
dụng cơ hội, ưu đãi của Nhà nước để phát triển DN.<br />
Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, <br />
công nhân viên cho các DN, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một <br />
lợi thế cạnh tranh dài hạn cuả DN.<br />