Bài tập tự luyện: Ôn tập sóng ánh sáng
lượt xem 23
download
Bài tập tự luyện: Ôn tập Sóng ánh sáng được biên soạn kèm theo bài giảng "Ôn tập sóng ánh sáng" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Vật Lý của thầy Đoàn Công Thạo. Tài liệu gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Ôn tập sóng ánh sáng
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Ôn tập sóng ánh sáng ÔN TẬP SÓNG ÁNH SÁNG (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Ôn tập sóng ánh sáng“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Ôn tập sóng ánh sáng “ kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu bài giảng đính kèm; sau đó làm đầy đủ các bài tập tự luyện trong tài liệu này. Bài 1: Chọn câu đúng. Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia sáng đó sẽ tách thành chùm tia sáng có màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là: A. Giao thoa ánh sáng. B. Tán sắc ánh sáng C. Khúc xạ ánh sáng. D. Nhiễu xạ ánh sáng. Bài 2: Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặt trưng nhất là: A. Màu sắc. B. Tần số C. Vận tốc truyền. D. Chiết suất lăng kính với ánh sáng đó. Bài 3: Chọn câu sai: A. Đại lượng đặt trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số. B. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào môi trường truyền. C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng màu lục D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng nhỏ. Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trằng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên. D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng chiếu xiên. Bài 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song. B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính. C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song. D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn máy là một dải sáng có màu cầu vồng. Bài 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ. B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng. C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối. D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối. Bài 7: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Ôn tập sóng ánh sáng B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. C. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng. D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn. Bài 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vật có nhiệt độ trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt. Bài 9: Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây? A. Cho một chùm êlectron nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn. B. Cho một chùm êlectron chậm bắn vào một kim loại. C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn. D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại. Bài 10: Quan sát một lớp mỏng xà phòng trên mặt nước ta thấy có những quầng màu khác nhau (như màu cầu vồng). Đó là do: A. Ánh sáng qua lớp xà phòng bị tán sắc. B. Màng xà phòng có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng bị tán sắc. C. Màng xà phòng có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng giao thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sắc. Bài 11: Trong một thí nghiệm về Giao thoa ánh sáng bằng khe I âng với ánh sáng đơn sắc = 0,7 m, khoảng cách giữa 2 khe s1,s2 là a = 0,35 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D = 1m, bề rộng của vùng có giao thoa là 13,5 mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên màn là: A: 7 vân sáng, 6 vân tối; B: 6 vân sáng, 7 vân tối. C: 6 vân sáng, 6 vân tối; D: 7 vân sáng, 7 vân tối. Bài 12: Trong giao thoa Iâng có a = 0,8 mm, D = 1,2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc 1 = 0,75 m và 2 = 0,45 m vào hai khe. Vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn là(mm): A. 0,225(k + 1/2) (k = 0; 1; 2; 3....) B. 0,375(k + 1/2) (k = 0; 1; 2; 3....) C. 2(2k + 1) (k = 0; 1; 2; 3....) D. 1,6875(2k + 1) (k = 0; 1; 2; 3....) Bài 13: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 1 = 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng 2 = 560 nm. Hỏi trên màn quan sát, giữa hai vân tối gần nhau nhất có bao nhiêu vân sáng màu lục? A. 5. B. 7. C. 9. D. 11. Bài 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 742 nm và bức xạ màu lục có bước sóng (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân tối liên tiếp gần vân sáng trung tâm nhất và cùng nằm về một phía so với O có 7 vân sáng màu lục. Giá trị của là: A. 510 nm. B. 530 nm. C. 550 nm. D. 570 nm. Bài 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 1 = 0,75 m và bức xạ màu lam có bước sóng 2 = 0,45 m. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát D = 2 m. Tính khoảng cách gần nhất từ vân sáng bậc 6 của ánh sáng màu lam đến vân tối xuất hiện trên màn. A. 0,675 mm. B. 0,9 mm. C. 1,125 mm. D. 1,575 mm. Bài 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Ôn tập sóng ánh sáng bước sóng lần lượt là 1 = 525 nm và 2 = 675 nm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát D = 1,2 m. Hỏi trên màn quan sát, xét một vùng giao thoa bất kỳ có bề rộng L = 18 mm thì có thể chứa được tối đa bao nhiêu vân tối ? A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Bài 17: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Y-âng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0,44 m và bước sóng 2 chưa biết. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1 m. Trong một khoảng rộng L = 5,72 cm trên màn, quan sát được 46 vạch sáng và 3 vạch tối. Tính 2, biết hai trong ba vạch tối nằm ngoài cùng của khoảng L. A. 0,68 m. B. 0,616 m. C. 0,52 m. D. 0,60 m. Bài 18: một tia sáng trắng chiếu tới bản hai mặt song song với góc tới 60 độ.Biết chiết suất của bản mặt đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,732 và 1,70.Bề dày của bản mặt e=1cm.Độ rộng của chùm tia khi ra khỏi bản mặt là: A. 0,073cm B. 0,0073m C. 0,0073cm D. 0,146cm 0 Bài 19: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là A. 4,52 mm. B. 36,9 mm. C. 10,1 mm. D. 5,4 mm. 0 Bài 20: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 3 , có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm ánh sáng trắng hẹp dưới góc tới i nhỏ. Độ rộng góc D của quang phổ của ánh sáng Mặt Trời cho bởi lăng kính này là A. D = 0,1260. B. D = 0,560. C. D = 3,680. D. D = 5,140. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. B 02. B 03. B 04. C 05. D 06. C 07. B 08. B 09. A 10. D 11. A 12. D 13. C 14. B 15. A 16. A 17. C 18. C 19. A 20. A Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập tự luyện: Bài tập kim loại kiềm thổ
11 p | 210 | 57
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 1
0 p | 307 | 47
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập sóng cơ học
0 p | 197 | 35
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập lượng tử ánh sáng
0 p | 194 | 22
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 2
0 p | 137 | 15
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập Sóng cơ học
0 p | 173 | 15
-
Bài tập tự luyện 2: Ôn tập Lượng tử ánh sáng
0 p | 129 | 13
-
Đáp án bài tập tự luyện: Luyện tập về thể giả định
6 p | 151 | 12
-
Bài tập tự luyện: Bài tập về phản ứng gồm toàn chất khí
0 p | 119 | 11
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 2
0 p | 112 | 8
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập Lượng tử ánh sáng
0 p | 145 | 7
-
Bài tập tự luyện: Bài tập mạch LC, sóng điện từ và thu phát sóng điện từ
0 p | 148 | 6
-
Bài tập tự luyện: Bài tập phát sóng vô tuyến điện
0 p | 93 | 4
-
Bài tập tự luyện: Bài tập phản ứng hạt nhân - Phần 1
0 p | 128 | 4
-
Đáp án bài tập tự luyện: Bài tập về phản ứng gồm toàn chất khí
0 p | 90 | 4
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập Vật lý hạt nhân
0 p | 125 | 2
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập điện xoay chiều - Phần 2
0 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn