intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập tự luyện: Bài tập phát sóng vô tuyến điện

Chia sẻ: Ái Quyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

94
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập tự luyện: Bài tập phát sóng vô tuyến điện sẽ tập trung giới thiệu tới các bạn 20 câu hỏi trắc nghiệm về môn học Vật lý có kèm đáp án. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình ôn thi và làm bài thi của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Bài tập phát sóng vô tuyến điện

  1. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài tập thu phát sóng vô tuyến điện BÀI TẬP THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Bài tập thu phát sóng vô tuyến điện“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Bài tập thu phát sóng vô tuyến điện“ kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu bài giảng đính kèm; sau đó làm đầy đủ các bài tập tự luyện trong tài liệu này. Câu 1: Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 2: Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 3: Sóng điện từ nào sau đây được dùng trong việc truyền thông tin trong nước? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 4: Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 5: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào A. Hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC. B. Hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở. C. Hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường. D. Hiện tượng giao thoa sóng điện từ. Câu 6: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số nào sau đây? A. 31830,9Hz. B. 15915,5Hz. C. 503,292Hz. D. 15,9155Hz. Câu 7: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là: A. λ = 48m. B. λ = 70m. C. λ = 100m. D. λ = 140m. Câu 8: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc song song C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là: A. λ = 48m. B. λ = 70m. C. λ = 100m. D. λ = 140m. Câu 9: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6kHz; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8kHz. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu? A. f = 4,8kHz. B. f = 7kHz. C. f = 10kHz. D. f = 14kHz. Câu 10: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6kHz; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8kHz. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu? A. f = 4,8kHz. B. f = 7kHz. C. f = 10kHz. D. f = 14kHz. Câu 11: Một mạch dao động gồm tụ điện C = 0,5μF và cuộn dây L = 5mH, điện trở thuần của cuộn dây là R = 0,1Ω. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ là 5V ta phải cung cấp cho mạch một công suất là bao nhiêu? A. P = 0,125μW. B. P = 0,125mW. C. P = 0,125W. D. P = 125W. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài tập thu phát sóng vô tuyến điện Câu 12: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là A. 12,5 MHz. B. 2,5 MHz. C. 17,5 MHz. D. 6,0 MHz. Câu 13: Một mạch chọn sóng để thu được sóng có bước sóng 20 m thì cần chỉnh điện dung của tụ là 200 pF. Để thu được bước sóng 21 m thì chỉnh điện dung của tụ là A. 220,5 pF. B. 190,47 pF. C. 210 pF. D. 181,4 mF. Câu 14: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ C điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung 1 , mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100 C2 C m; khi tụ điện có điện dung 2 , mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số C1 là A. 10. B. 1000. C. 100. D. 0,1. Câu 15: Mạch thu sóng điện từ gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung biến đổi. Để thu được sóng có bước sóng 90 m, người ta phải điều chỉnh điện dung của tụ là 300 pF. Để thu được sóng 91 m thì phải A. Tăng điện dung của tụ thêm 303,3 pF. B. Tăng điện dung của tụ thêm 306,7 pF. C. Tăng điện dung của tụ thêm 3,3 pF. D. Tăng điện dung của tụ thêm 6,7 pF. Câu 16: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là A. 800. B. 1000. C. 625. D. 1600. Câu 17: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C 0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung A. C = C0. B. C = 2C0. C. C = 8C0. D. C = 4C0. Câu 18: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay  của bản linh động. Khi  = 00 , tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi  = 1200, tần số dao động riêng của mạch là 1 MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 1,5 MHz thì  bằng A. 300. B. 450. C. 600. D.900. Câu 19: Mạch dao động LC lý tưởng. Nếu điện dung của tụ là C = C 1 + C2 thì bước sóng mà mạch thu được là 30 m. Nếu điện dung của tụ là C’ = C1 - C2 (C1 > C2) thì bước sóng mà mạch thu được là 10 m. Bước sóng mà mạch thu được khi điện dung của tụ là C1 và C2 lần lượt là A. 20 m và 22,36 m. B. 20 m và 23,40 m. C. 22,36 m và 20 m. D. 40 m và 36,40 m. Câu 20: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và một bộ tụ gồm tụ C0 cố định ghép song song với tụ xoay Cx. Tụ xoay Cx có điện dung biến thiên từ C 1=20pF đến C2=320pF khi góc xoay biến thiên từ được từ 00 đến 1500. Nhờ vậy mạch thu được sóng điện từ có bước sóng từ λ1=10m đến λ2=40m. Biết điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay. Để mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ=20m thì góc xoay của bản tụ là A. 300 B. 450 C. 750 D. 600 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài tập thu phát sóng vô tuyến điện ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. D 02. C 03. A 04. D 05. A 06. B 07. A 08. C 09. A 10. C 11. B 12. D 13. A 14. C 15. D 16. A 17. C 18. B 19. C 20. A Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2