Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp cụ thể tại thị trường Việt Nam
lượt xem 74
download
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam. Bài thảo luận này sẽ cho chúng ta hiểu thêm phần nào về vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp cụ thể tại thị trường Việt Nam
- BÀI THẢO LUẬN Môn: Đạo đức kinh doanh và văn hóa Doanh nghiệp. Đề tài: Tìm hiểu và phân tích trách nhiệm xã hội của một Doanh nghiệp cụ thể tại thị trường Việt Nam. Giáo viên bộ môn: Sinh viên thực hiện: 1. Dương Thị Hằng 2. Vũ Thị Thái 3. Chu Thị Thùy 4. Nguyễn Trọng Đại 5. Chu Thị Dĩnh 6. Nguyễn Đăng Vương 7. Đào Thị Hạnh Thái nguyên tháng 8 năm 2012 1
- LỜI MỞ ĐẦU Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) không còn xa lạ đối với các nước phát triển trên thế giới. Ở Mỹ có câu lạc bộ một phần trăm ‘One Percent Club’ là tập hợp những doanh nghiệp cam kết sử dụng ít nhất 1% lợi nhuận của mình vào công tác xã hội. Còn tại Pháp, hàng loạt các quỹ văn hóa của các doanh nghiệp như France Télécom (viễn thông Pháp), RATP (hãng tàu điện ngầm)… là những đơn vị bảo trợ cho nghệ thuật đương đại Pháp. Còn tại Việt Nam thì sao? Với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam thì các doanh nghiệp đa phần ở quy mô vừa và nhỏ nên việc áp dụng và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được chú trọng và quan tâm. Bên cạnh đó đây còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của mình. Tiêu biểu đó là công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Với việc gắn trách nhiệm xã hội vào chiến lược phát triển kinh doanh của công ty đã đem lại thành công lớn cho Vinamilk. Để tìm hiểu rõ hơn về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, chúng em chọn Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. để tìm hiểu và phân tích trong bài thảo luận này. 2
- I.VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt 3
- tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. 2. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. 4
- Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp 5
- gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. II.THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003 QĐBCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công Nghiệp về việc cuyển doanh nghiệp Nhà nước công ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty số 4103001932 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Tên giao dịch: Vietnam Milk Join Stock Company (VINAMILK) Địa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, TP.HCM Điện thoại: +84(0)854.15.55.55 Fax: +84(0)854.16.12.26 Email: vinamilk@vinamilkvn.com Website: http://www.vinamilk.com.vn Lịch sử Hình thành: Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm. 6
- Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK). Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK) với số vốn 1.590 tỷ đồng. Ngày 19/01/2006: Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty là1.752.756.700.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. Phòng khám đa khoa. Kinh doanh các ngành nghề khác theo Giấy chứng nhận ĐKKD của Công ty. Tầm nhìn 7
- “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ * Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” * Giá trị cốt lõi Chính trực Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng. Công bằng Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tuân thủ Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. Đạo đức Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. * Triết lý kinh doanh Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là 8
- người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. * Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam : Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. 2. Thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp bao gồm bốn nhóm: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Trách nhiệm xã hội của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thực hiện thông qua các nhóm nghĩa vụ cụ thể. 2.1. Nghĩa vụ về kinh tế Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhưng phải ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư. Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều phải thực hiện nghĩa vụ kinh tế. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp. Ba đối tượng cụ thể có liên quan nhiều nhất đến nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là: người tiêu dùng, người lao động và chủ đầu tư. 9
- Việc thực hiện nghĩa vụ kinh tế của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thể hiện rất rõ qua 3 đối tượng sau đây: 2.1.1. Đối với người tiêu dùng . Người tiêu dùng là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, Vinamilk đặc biệt quan tâm tới đối tượng này. Công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Sản phẩm cung cấp đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm, phân phối và bán hàng, cạnh tranh. Người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình với mức giá cả hợp lý. * Sản phẩm Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi. Các nhóm sản phẩm của Vinamilk bao gồm: VINAMILK, DIELAC, RIDIELAC, VFREST, SỮA ĐẶC. Hiện nhãn hàng đang dẫn đầu trên thị trường gồm: Sữa tươi Vinamilk, Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây VFresh, Trà các loại... Toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận. Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm bảo thực hiện công bố đầy đủ theo qui định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát trực tiếp cũng như gián tiếp của các cơ quan chức năng. Hàng ngày, mỗi nhà máy của Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản xuất đến khi xuất hàng. 10
- Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nguyên liệu sữa tươi Vinamilk thu mua từ các hộ nông dân trên cả nước luôn được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Hiện nay, một ngày Vinamilk thu mua trên 400 tấn sữa tươi nguyên liệu (tương đương khoảng 390.000 lít sữa) từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trên cả nước. Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu sữa tươi là biện pháp góp phần mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa chất lượng tốt, đồng thời phát triển ngành chăn nuôi bò sữa một cách hiệu quả, bền vững và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Sữa bò tươi là một sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc biệt, đòi hỏi phương pháp thu mua cũng phải đặc biệt để đáp ứng cho việc bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các trang trại chăn nuôi, sữa bò nguyên liệu sau khi vắt ra luôn được nhanh chóng đưa đến hệ thống bảo quản lạnh trong vòng một giờ. Sau đó, để đánh giá chất lượng sữa, Vinamilk áp dụng đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu chính là tỷ lệ chất khô, béo, vi sinh. Riêng đối với sữa có tồn dư kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.. Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu (trạm trung chuyển). Tại trạm trung chuyển, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75 độ), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanh metylen), lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh). Các thử nghiệm này được thực hiện đều đặn vào mỗi lần thu mua sữa sáng và chiều. Sữa đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu và cho vào bồn bảo quản lạnh tại trạm trung chuyển. Các mẫu sữa được mã hóa bằng ký hiệu và được niêm phong trước khi chuyển về phòng thí nghiệm của nhà máy để phân tích các chỉ tiêu chất khô, tỷ lệ béo, độ đạm, độ đường (nhằm phát hiện các trường hợp hộ pha đường 11
- vào trong sữa), điểm đóng băng (nhằm phát hiện các trường hợp hộ dân pha nước vào trong sữa). Việc kiểm tra mẫu tại trạm trung chuyển và việc lấy mẫu gửi về nhà máy được tiến hành trước sự chứng kiến của các hộ dân giao sữa. Với việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, Vinamilk có thể phát hiện và ngăn chặn hầu hết các trường hợp pha thêm chất lạ vào sữa (nếu có). Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ C, sữa sẽ được các xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy. Các trạm trung chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về số lượng và chất lượng sữa trong quá trình vận chuyển. Xe bồn chuyên dụng phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất, luôn đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6 độ C. Khi xe về nhà máy, nhân viên QA của nhà máy lấy mẫu, tiến hành các kiểm tra chất lượng: đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200 ml; thử cồn; lên men lactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo... nếu sữa đủ điều kiện tiếp nhận mới được cân và bơm vào bồn chứa. Hệ thống thu mua sữa tươi của công ty Vinamilk được tổ chức thông qua các trạm trung chuyển. Hiện nay, Vinamilk có tổng cộng 80 trạm trung chuyển bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò sữa: khu vực Hà Nội và phụ cận, Nghệ An, Bình Định, khu vực TP HCM, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, Lâm Đồng. Các trạm trung chuyển đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh và có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển sữa đúng theo các quy định trong hợp đồng hàng năm với Vinamilk. Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ chăn nuôi bò sữa đều do nhà máy tiến hành. Để sữa đạt chất lượng, bò của hộ nông dân cần phải được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật (khẩu phần đầy đủ, cho ăn đúng phương pháp, sức khỏe tốt 12
- (không bệnh), chuồng trại sạch sẽ thoáng mát và áp dụng đúng kỹ thuật khai thác sữa (vệ sinh vắt sữa, vắt cạn sữa). Vinamilk đã áp dụng hệ thống thang điểm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ giúp bà công nông dân nâng cao ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và khai thác sữa. Với quy trình kiểm soát này cùng với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các sản phẩm của Vinamilk khi xuất hàng đều đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng các tiêu chuẩn đã công bố. * Chăm sóc khách hàng: Với sứ mệnh : VINAMILK cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình đối với cuộc sống con người và xã hội, Vinamilk không những luôn nỗ lực cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất mà còn luôn hướng đến phương châm hoạt động “Lợi ích của Người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Vinamilk” bằng sự kết hợp của một dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo với sự phục vụ chu đáo, tận tâm và luôn luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Công ty có phòng chăm sóc khách hàng với các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng như: cách sử dụng sữa, những loại sữa phù hợp cho từng độ tuổi, cách giảm cân, tăng cân, những vấn đề sức khỏe khi sử dụng sữa……. * Giải quyết khiếu nại: Mặc dù luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra chất lượng nhưng trong quá trình lưu thông sản phẩm trên thị trường khó tránh khỏi những trường hợp chủ quan hoặc khách quan gây hư hỏng sản phẩm hoặc có những thiếu sót trong công tác phục vụ khách hàng. Vì vậy, với trách nhiệm là doanh 13
- nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk luôn ghi nhận, xem xét và giải quyết tận tình những khiếu nại của Khách hàng. Khách hàng có khiếu nại sẽ điền thông tin khiếu nại về sản phẩm và dịch vụ, Vinamilk luôn phản hồi lại các khiếu nại và ý kiến đóng góp của Khách hàng trong thời gian sớm nhất. Đường dây nóng nhằm giải quyết nhanh nhất các vấn đề phát sinh của khách hàng: TP.HCM : (08) 54161270 Hà Nội : (04) 37246.019 Đà Nẵng : (0511) 3897.449 Cần Thơ : (0710) 3828.824 Vinamilk xây dựng một đội ngũ tiếp thị, nhân viên bán hàng nhiều kinh nghiệm, những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng tại các điểm bán hàng, hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó giúp công ty đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả những điều này giúp Vinamilk định hướng và dần tiến đến Tầm nhìn: VINAMILK trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. 2.1.2. Đối với người lao động. Doanh nghiệp phải tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động còn bao gồm việc tìm kiếm năng lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đảm bảo cơ hội công bằng, phát triển nghề nghiệp về chuyên môn, được hưởng môi trường lao động an toàn và đảm bảo riêng tư nơi làm việc. 14
- Tại Vinamilk, môi trường chuyên nghiệp, công việc đầy thách thức và cơ hội làm việc với những người giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các tập đoàn đa quốc gia là nơi tốt nhất để chọn lựa cho con đường phát triển sự nghiệp. Vinamilk luôn cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp người lao động đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Vinamilk là môi trường cho người lao động có thể thỏa sức sáng tạo, đưa những kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế nhằm góp phần xây dựng và phát triển Công ty. * Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp Vinamilk quan niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược đầu tư cho sự thành công trong tương lai của công ty. Vì thế, nhân viên của Vinamilk sẽ có cơ hội được đào tạo nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong công việc. Các khóa đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cũng như các buổi tham gia huấn luyện thực tế được Vinamilk tổ chức thường xuyên trong và ngoài nước. Vinamilk vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể cho người lao động và mang đến các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Một khi hiệu quả làm việc được nâng cao, người lao động sẽ được giao phó những công việc thử thách hơn. Người lao động sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên nhằm thực hiện những mục tiêu nghề nghiệp của mình. * Chế độ lương bổng và đãi ngộ xứng đáng Vinamilk tin rằng con người là tài sản quý nhất nên xem tiền lương cũng là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì thế làm việc tại Vinamilk, người lao động sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực và cạnh tranh so với thị trường. Ngoài ra, chương trình Cổ phiếu thưởng được xem là một trong 15
- những sự động viên tích cực đối với đội ngũ nhân viên tận tâm, hết lòng vì Vinamilk. Công nhận những đóng góp của người lao động cũng là điều Công ty đặc biệt quan tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và mức thưởng hàng năm hấp dẫn thể hiện sự trân trọng của Công ty đối với thành công của người lao động và phản ánh tính công bằng giữa các nhân viên. Ngoài ra, chương trình Bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ phương tiện đi lại cũng là một trong những phúc lợi nổi bật Vinamilk mang đến cho người lao động. * Nhiều cơ hội mới cùng với sự phát triển không ngừng của Công ty Hiện đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam và đang vươn tầm ra quốc tế nhưng Vinamilk luôn có tham vọng phát triển hơn nữa. Trong quá trình phát triển và mở rộng đó sẽ có nhiều công việc mới được tạo ra, người lao động sẽ có cơ hội được thử sức với những vai trò, thách thức mới. Điều này cũng giúp khơi dậy năng lực tiềm ẩn và khả năng sáng tạo của họ. * Nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc và sáng tạo Giá trị và sự thành công của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng tạo và sự hứng thú trong công việc của người lao động. Chính vì thế Vinamilk luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không kém phần thân thiện và cởi mở để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng được tiềm năng của bản thân từ đó tạo ra sự khác biệt. Tại Vinamilk, nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ; mỗi nhân viên đều cảm nhận được mình là một mắc xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành quả của người lao động công nhận và khen thưởng kịp thời đó là động lực rất lớn giúp người lao 16
- động tìm thấy sự hứng khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới trong công việc. Vinamilk luôn mang đến cho người lao động sự thoải mái về tinh thần. Các hoạt động thể thao, văn nghệ, khiêu vũ và dã ngoại …được tổ chức thường xuyên giúp mọi người có những khoảnh khắc vui vẻ và bổ ích; qua đó nhân viên cũng sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn và phát huy được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả hơn. * Các chương trình thực tập Vinamilk không chỉ tuyển dụng các tài năng cho công ty mà còn quan tâm đến việc đóng góp lợi ích cho xã hội ở nhiều khía cạnh. Chương trình thực tập tại Vinamilk cũng phần nào giải quyết được nhu cầu được cọ sát thực tế của các bạn sinh viên trong chương trình Đại học. Không những thế, việc chọn lựa một công việc phù hợp với năng lực, kỹ năng cũng như sở thích là một quyết định không dễ đối với các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn định hướng được con đường sự nghiệp ở những chọn lựa đầu tiên, Vinamilk mang đến chương trình Thực tập hàng năm. Tại Vinamilk, các bạn sinh viên sẽ được tạo đầy đủ điều kiện để thực tập cùng với đội ngũ nhân viên tài năng và chuyên nghiệp, sẽ có cơ hội tiếp nhận được nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau cùng là sẽ định hướng được con đường sự nghiệp của mình. Vinamilk cũng xem chương trình này là một cơ hội để tiếp cận được những ứng viên tương lai đầy tiềm năng và nhiệt huyết. Trong những năm qua, Vinamilk đã tài trợ học bổng cho nhiều du học sinh xuất sắc, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn tất khóa thực tập theo yêu cầu của chương trình Đại học, rất nhiều tài năng trong số đó đã được phát hiện và chọn vào làm việc lâu dài với Công ty. 2.1.3. Đối với nhà đầu tư. 17
- Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp với chủ đầu tư là bảo tồn và phát triển các giá trị tài sản được ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của xã hội hoặc của cá nhân, được họ tự nguyện giao phó cho doanh nghiệp với những điều kiện ràng buộc chính thức nhất định. Vinamilk là doanh nghiệp đi tiên phong cho trào lưu IR( investor relation quan hệ nhà đầu tư). IR là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên. Năm 2005, Vinamilk thực hiện tái cấu trúc các bộ phận kế toán, công nghệ thông tin, đầu tư và hoạch định ngân sách. Trong bộ phận đầu tư, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, đã thiết lập bộ phận IR (investor relations phụ trách việc xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư) gồm các nhân viên am hiểu về tài chính lẫn hoạt động quan hệ công chúng (public relations PR). Các thông tin của Vinamilk sẽ được bộ phận này đưa đến các đối tác thường xuyên. Rà soát lại gần 500 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh, không nhiều công ty ý thức được việc truyền tải thông tin doanh nghiệp thường kỳ đến nhà đầu tư, ngoại trừ dịp đại hội cổ đông hằng năm. Vinamilk luôn đăng tải báo cáo tài chính của công ty một cách chi tiết và đầy đủ, công khai trên website của công ty theo từng tháng, quý, năm. Đồng thời có cả giải trình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các giai đoạn. Hệ thống HỎI–ĐÁP (FAQ’s) luôn sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc và ý kiến như: thắc mắc kết quả báo cáo tài chính của công ty, thông tin về Cổ phiếu, …. Công ty cổ phần Vinamilk luôn thực hiện tốt nghĩa vụ kinh tế đối với các nhà đầu tư. Bằng chứng là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt với nhiều giải thưởng và danh hiệu được vinh danh. 18
- Trong năm 2011, doanh thu Vinamilk đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ (22.279 tỷ đồng) tăng 37% so với năm 2010, trong điều kiện Vinamilk không tăng giá bán sản phẩm và thực hiện chương trình bình ổn giá nguyên năm cho người tiêu dùng cả nước. Ngoài ra, khoản lợi nhuận 3.176 tỷ đồng của VNM được củng cố thêm bởi các yếu tố như: thu nhập lãi tiền gửi, lãi trái phiếu doanh nghiệp khác và tiền hỗ trợ từ nhà cung cấp. Tổng lượng tiền mặt gửi ngân hàng lên đến 2.900 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng tài sản của Vinamilk tính đến quý III/2011. * Các giải thưởng và danh hiệu Năm 2010, Vinamilk lọt top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á. Tạp chí Forbes ở Mỹ thực hiện điều tra hàng năm và đưa ra bảng xếp hạng “Best under a billion” để vinh danh 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức doanh thu dưới 1 tỷ USD xuất sắc nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bản danh sách thường niên này được Forbes thực hiện dựa trên cơ sở phân tích tình hình lợi nhuận, tăng trưởng, nợ nần và triển vọng của 12.000 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đáng chú ý, Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được tạp chí này vinh danh. Theo tính toán của Forbes, năm 2009, doanh thu của Vinamilk đạt 575 triệu USD, đứng thứ 16 trong số 200 công ty; lợi nhuận ròng đạt 129 triệu USD, đứng thứ 18 và giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD, đứng thứ 31. Ngoài ra, theo công bố của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam vào cuối tháng 112010, Vinamilk tiếp tục đạt vị trí thứ 4 trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. 19
- Thời Danh hiệu Cơ quan trao tặng gian Huân chương Độc lập Hạng III cho 2005 Chủ tịch nước Cty Huân chương Lao động Hạng III cho 2005 Chủ tịch nước nhà máy Sữa Hà Nội Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Chủ tịch nước Thống Nhất, Trường Thọ Được tôn vinh và đoạt giải thưởng 2006 của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO WIPO Hiệp hội sở hữu trí tuệ “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng & Doanh nghiệp vừa và cao và uy tín nhỏ Việt Nam Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị 1991 dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Chính Phủ 2005 Nghiệp VN" Từ 1995 Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng Báo Sài Gòn tiếp thị 2009 cao” 2009 Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh Cục An toàn thực phẩm an toàn thực phẩm Báo Sài Gòn giải phóng Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008 cấp giấy chứng nhận và 2009 cúp Doanh nghiệp xanh” cho 3 đơn vị của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Vinamilk : Nhà máy sữa Sài gòn; Nhà 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận môn tâm lý quản trị
15 p | 903 | 257
-
Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích hệ thống biểu trưng trực quan của các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới
60 p | 150 | 20
-
Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích hệ thống biểu trưng trực quan của các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới (bản word)
37 p | 142 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn