intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận môn Quản Trị Chiến Lược

Chia sẻ: Trinh Xuan Tuong Tuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

273
lượt xem
180
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các mô hình chiến lược của các công ty nhỏ. Bài thảo luận giải quyết 2 vấn đề sau: Câu 1: Tại sao các công ty (doanh nghiệp) vừa và nhỏ lại không có các chiến lược kinh doanh? Câu 2: Có thể tồn tại hai doanh nghiệp cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau hay không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận môn Quản Trị Chiến Lược

  1. Bài thảo luận môn Quản Trị Chiến Lược. Hà Nội, 7/9/2010. Thành viên nhóm gồm: 1. Trịnh Xuân Tưởng 2. Trần Văn Huy 3. Phạm Ngọc Tứ 4. Hồ Phúc Tổn Câu 1: Tại sao các công ty (doanh nghiệp) vừa và nhỏ lại không có các chiến lược kinh doanh? Câu 2: Có thể tồn tại hai doanh nghiệp cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau hay không? Bài viết: Câu 1: Vì sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không có các chiến lược kinh doanh ??? - Trước tiên ta hiểu thế nào là chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp phù hợp với sự biến động của thị trường kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp dành ưu thế trên thương trường.(ĐH.KTQD). Như vậy: + Các chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật thiết kế các phương tiện vốn có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả cao nhất —> vì vậy cần những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực. +Các chiến lược kinh doanh đặt ra nhằm xác định các mục tiêu trong dài hạn 5 năm, 10 năm… hoặc xa hơn nữa. Mục tiêu Phương hướng hành động Phân phối nguồn lực Mục tiêu dẫn đến hành động là phải phân bổ các nguồn lực sao cho có hiệu quả cao nhất. Để đạt được mục tiêu đề ra.
  2.  Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh là do các hộ gia đình hoặc một số cá thể chung vốn đầu tư, bởi vậy mà họ có thể không đặt ra những mục tiêu trong dài hạn mà chỉ chú trọng đến lợi nhuận trong ngắn hạn mà thôi, đồng thời họ có thể chưa có kinh nghiệm làm việc với các chiến lược.  Cho nên các doanh nghiệp này chưa có các chiến lược kinh doanh. - Có đến 85% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết họ chỉ xác định sản phẩm và dịch vụ của mình là gì. Còn vấn đề doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu, sản phẩm của mình ở vị trí nào trên thị trường, doanh nghiệp của mình sẽ như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa, doanh nghiệp chưa quan tâm đến nhiều. - Còn đối với các doanh nghiệp lớn như công ty THHH, công ty cổ phần… thì họ có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu và làm việc với các chiến lược kinh doanh, những cán bộ đó có trình độ, được đào tạo chuyên sâu.  các doanh nghiệp lớn có các chiến lược kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp có ưu thế trên thương trường trong ngắn hạn và trong dài hạn. ▼ Theo điều 3 nghị định 90/2001//NĐ- CP ngày 23- 11- 2001 của Chính phủ “ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.” @ Câu 2: Có thể tồn tại hai doanh nghiệp cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau hay không??? Trên thị trường hoàn toàn có thể tồn tại hai doanh nghiệp cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. + Bởi vì, Quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường không chỉ tồn tại hai doanh nghiệp có hình thức kinh doanh giống hệt nhau, mà con số đó có thể là n doanh nghiệp có cùng ngành sản xuất, kinh doanh giống nhau. Ví dụ: Hai mạng di động Viettel và Vinaphone có cách kinh doanh giống nhau: - cùng là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.  cùng ngành kinh doanh. - Hai mạng di động này đều đưa ra các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng tương tự nhau.
  3. + Nhưng trong một lĩnh vực kinh doanh nếu có nhiều doanh nghiệp kinh doanh giống nhau thì sẽ có sự cạnh tranh gay gắt và có sự đào thải lẫn nhau. Doanh nghiệp nào có chỉ số cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại lâu hơn trên thị trường, chỉ số cạnh tranh đó hoàn toàn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Ví dụ: trong lĩnh vực kinh doanh quán internet, trong cùng một địa bàn kinh doanh nếu có nhiều quán thì sự tranh cướp khách hàng sẽ diễn ra gay gắt hơn. Dẫn đến sự phục vụ phải chú đáo hơn như: đường truyền tốc độ cao hơn, giá rẻ hơn, chất lượng máy tốt hơn…  Những quán có sự phục vụ kém sẽ mất khách bị đào thải. Ngược lại những quán có sự phục vụ tốt sẽ tồn tại. - The end -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2