Bài thảo luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế
lượt xem 122
download
Trình bày ma trận SWOT đối với các chủ thế kinh doanh quốc tế của Việt Nam hiện nay trong một mặt hàng hay ngành hàng kinh doanh cụ thể. Từ đó đưa ra chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp này?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế
- BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Câu 1: Trình bày ma trận SWOT đối với các chủ thế kinh doanh quốc tế của Việt Nam hiện nay trong một mặt hàng hay ngành hàng kinh doanh cụ thể. Từ đó đưa ra chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp này? I. Ma trận SWOT của công ty cổ phần sữa Vinamilk Các điểm mạnh S: 1. 1. Thiết bị và công nghệ sản xuất của Vinamilk hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. 2. Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam. 3. Nhà máy của Vinamilk luôn hoạt động với công suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng. 4. Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm. 5. Vinamilk có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm. 6. Vinamilk sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. 7. VNM chủ động được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất. 8. Vinamilk đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á. 9. Vinamilk có nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao. 10. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình triển Công ty. 11. Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty. 12. Vinamilk có chiến lược marketing trải rộng. 13. Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhanh và mạnh. 14. Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng,. 15. VNM tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. 16. Vinamilk có một mạng lưới phân phối mang tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ. 17. Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau, bầu không khí làm việc vui vẻ. 2. Các điểm yếu W: 1. Vinamilk vẫn đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 1
- 2. Kết quả đem lại từ marketing vẫn chưa xứng tầm với sự đầu tư. 3. Hoạt động Marketing chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được đầu tư mạnh. Ngoài các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm khác của công ty (bia, cà phê, trà xanh….) vẫn chưa có tính cạnh tranh cao. 3. Các cơ hội O: 1. Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng=> Việt nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm. 2. Thị trường sữa thế giới bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh. 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới cao. 4. Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. 5. Thu nhập của người dân Việt Nam luôn được cải thiện 6. VN chính thức gia nhập các tổ chức thương mại thế giới.(WTO) 7. Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng. 8. Việt nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. 9. Tốc độ tăng dân số nhanh. 10. Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa. 4. Các nguy cơ T: Nhà nước không kiểm sóat nổi giá thị trường sữa. 1. Tỷ giá hối đoái không ổn định,Đồng VN liên tục bị trượt giá. 2. Lạm phát tăng. 3. Hệ thống quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả. 4. Việc kiểm định chất lượng sữa tại VN đạt hiệu quả chưa cao. 5. Đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước ngày càng nhiều và gay gắt. 6. Người dân nuồi bò còn mang tính tự phát thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô 7. trang trại nhỏ. 8. Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp lực lên ngành sản xuất sữa tại Việt Nam. 9. Áp lực từ sản phẩm thay thế. II. Chiến lược phát triển công ty 1. Phối hợp : các chiến lược SO S1,9,12,13,14,15,16+S4,5,6,7,8,9 Chiến lược thâm nhập thị trường: Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 2
- Chiến lược trưng bày: trưng bày sản phẩm sữa đặc ngôi sao phương nam, ông thọ tại siêu thị gần với những nơi bán sản phẩm hàng hóa bổ sung như cà phê, trà... vì các sản phẩm này có thể sử dụng chung với sữa. S 1,4,5,6,,7,9,10,12,13,14,15+ O 2,3,4,5,6,7,8,9 Chiến lược xanh: cải tiến sản phẩm, xây dựng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, tăng cường các hoạt động “xanh=>sản phẩm thân thiện với môi trường . S 1,2,3,4,5,6,7,9,10,12,13+O2,3,4,5,6,7,8,9,10 Chiến lược phát triển máy bán sữa tự động: công ty sẻ cho ra mắt máy bán sữa tự động đầu tiên tại Việt Nam. S 1,2,4,5,6,7,9,10,11,12,13,14,15+O 2,3,4,5,6,8,9 Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: cho ra mắt sản phẩm sữa dành riêng cho đàn ông. S 1,4,5,6,7,9,10,12,13,14,15,16+O 4,5,6,7,8,9 Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp: bước chân vào việc sản xuất thực phẩm chức năng. 2. Phối hợp các chiến lược ST S 1,2,5,6,7,8,9,10,11,16,17+ T 1,2,3,4,6,7,8,9 Chiến lược hội nhập về phía sau : Củng cố nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước. S 2,3,5,6,7,8,9,10,14,15,16,17+T1,2,3,4,8 Chiến lược ổn định giá cả: hạn chế tăng giá sản phẩm. Câu 2: Đưa ra những ví dụ về đặc điểm văn hóa của một số nước và khu vực trên thế giới có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vần đề này đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế? 1. Văn hoá kinh doanh Nhật Bản Sự kiên nhẫn, thể diện, trách nhiệm, nghĩa vụ– bốn yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ trong kinh doanh Thể diện, trách nhiệm và on liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động của người Nhật. Sự kiên nhẫn là một yếu tố cực kỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 3
- mỷ, cần cù, cẩn thận và có phương pháp tốt và đạt hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác. Nếu thiếu sự kiên nhẫn thì rất dễ bị mất thể diện Thể diện là cái quý nhất với người Nhật, biểu hiện sự kính trọng và là nguồn gốc của sự tự trọng nên rất quan trọng, nên người Nhật không chỉ trích, xúc phạm người khác mà chỉ có thể góp ý riêng. Quan nịêm thể diện có quan hệ chặt với trách nhiệm và nghĩa vụ. Người Nhật quan niệm rằng ai cũng phải chịu ơn và có nghĩa vụ phải làm gì đó đối với người khác để trả ơn. Y thức đó chi phối mọi hành động của họ, với nhà kinh doanh, họ rất “chân thành biết ơn mọi cử chỉ tốt đẹp đến với họ, mọi chiếu cố tốt đẹp và điều đó thể hiện rõ trong thái độ và hành động”, họ sẽ có “ý thức rõ ràng là phải có nghĩa vụ đền đáp lại”… Nghĩa vụ trong lòng họ chỉ sự đền ơn, từ việc lớn đến việc nhỏ, chỉ “lòng trung thành”, “sự tử tế”, và là “gánh nặng, món nợ” mà lúc nào trả được thì phải trả… Còn ý thức trách nhiệm (trách nhiệm) là đạo lý, là con đường đúng phải theo, là cách trả ơn. Trách nhiệm với mọi người và với bản thân, là trách nhiệm tự giác, trách nhiệm xã hội, nó thể hiện trong mọi lĩnh vực, mọi nơi chốn như sự tặng quà (ngoài dịp thông thường khi gặp mặt, người Nhật thường tặng rất nhiều quà cho nhau, cho cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng trong dịp lễ ‘Oseibo’ vào cuối năm và lễ ‘Chuugen’ trong tháng 7 để bày tỏ lòng biết ơn và giự mối quan hệ), sự chào đón và phục vụ khách hàng… và còn thể hiện ở lòng trung thành, sự tận tâm trong công ty... Nhờ tinh thần đó mà xã hội Nhật Bản có điều kiện ổn định và kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh... Đồng thời, ý thức trách nhiệm và lòng trung thành đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và tâm lý người Nhật. Quan niệm và mối quan hệ trong công ty : Với người Nhật, thà làm việc cho một công ty có uy thế còn hơn giữ chức vụ quan trọng trong một tổ chức kém uy thế hơn, công ty là nơi họ làm việc suốt đời nên họ gắn bó với một công ty nhất định từ những ngày mới vào nghề và ở lại suốt đời với công ty. Mối quan hệ giữa con người với con người trong công ty Nhật Bản có những đặc trưng như gia đình và mọi người có tinh thần vì vận mệnh chúng “đồng hội đồng thuyền”. Công ty (kaisha) là một tổ chức sản xuất - kinh doanh, ở đó yếu tố con người là quyết định quan trọng nhất, trong đó con người và các mối quan hệ giữa họ tiêu biểu cho văn hoá kinh doanh của họ. Công ty Nhật Bản được quan niệm là một gia đình (ie) lớn, chủ tịch hội đồng như cha mẹ của cán bộ nhân viên, ông ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của nhân viên và cả gia đình họ, phải nhân từ và họ theo tín điều kinh doanh: “Gánh vác toàn bộ trách nhiệm đối với người Nhật. Chịu trách nhiệm trước người làm công của mình. Để thực hiện hai nghĩa vụ trên, họ tìm cách đạt được thành công trên thương trường”. Có thể thấy tìm dộng cơ thu được lợi nhuận thuần tuý Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 4
- là không rõ ràng mà phần lớn động cơ khiến họ quyết định hành vi trong giao dịch,thương lượng…là ở những đắn đó khác như duy trì sự nhất trí, đoàn kết nội bộ, thị trường cho đến quốc gia… Còn nhân viên phải có một tình yêu hiếu đạo, có nghĩa vụ trung thành tôn kính và duy trì mối quan hệ đó với công ty. Lợi ích của nhân viên gắn chặt với lợi ích của công ty… Do vậy, trứơc khi đưa ra quyết định, người Nhật thường tính rất kỹ các lợi ích và quyết định theo tập thể. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới theo hướng tạo ra bầu không khí đoàn kết như trong gia đình dựa trên nguyên tắc “wa” (sự hài hoà, hòa hợp) và theo hệ thống “oyabun - kobun”, “sempai – kohai”. Sự quyết định các vấn đề thường dựa trên ý kiến của nhiều người với cách hình thức thảo luận và quyết định như nemawashi, ringisho... Oyabun là “cá nhân với quy chế oya (cha mẹ), kobun là cá nhân với quy chế ko (con cái)”. Vai trò của oya, tức là những người đứng đầuvà bảo vệ lợi ích cho công ty, người chủ của gia đình. Các thành viên còn lại là kobun đối xử với nhau như anh em một nhà và tuyệt đối kính trọng, tuân theo oyabun, vì mục đích tạo ra sự ổn định của liên hiệp và vì cuộc sống ấm no của từng thành viên. Sempai (tiền bối) là từ dùng chỉ những người lớn tuổi hơn và những người bước vào làm việc trong công ty, tổ chức trước những kohai (hậu bối) là những người vào sau. Sempai có nghĩa vụ và trách nhiệm dìu dắt, chỉ bảo, huấn luyện kohai như là người anh trong gia đình chỉ bảo em mình. Mối quan hệ oyabun-kobun và sempai-kohai thể hiện tinh thần đoàn kết, tôn ti trật tự, đồng thời tạo cho người Nhật tinh thần an tâm, tin tưởng vào những người cùng tổ chức. Sự phụ thụôc của nhân viên vào công ty, coi công ty như là con tàu chở vận mệnh chung trong khi đương đầu với môi trường và cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành, khiến họ gắn bó với công ty, phân biệt rạnh ròi giữa uchi (trong nhà) và soto (bên ngoài) để bảo vê lợi ích và trung thành với công ty. Một đặc trưng nữa trong công ty Nhật Bản là sự quyết định theo tập thể bằng các hình thức như nemawashi và ringisho. Nemawashi theo nghĩa gốc là “quay quanh gốc”, là một quá trình công việc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, bàn bạc với nhau, tham dò, thuyết phục, thảo luận, tranh thủ sự úng hộ từng cấp trước khi đưa ra một chủ trương nào đó. Ringisho là hình thức quyết định bằng cách chuyền một tờ giấy trình bày về một quyết định gì đó và chuyển đến các phòng ban xem xét, góp ý kiến trước khi đưa lên cấp trên xét duyệt, phòng ban nào đồng ý, đóng góp ý kiến thì đóng dấu (hanko), nếu đóng hanko ngựơc thì phòng ban đó yêu cầu xem xét lại quyết định và đề nghị ý kiến hay sửa chữa, còn không đóng dấu có nghĩa là phòng ban đó không chấp thuận. Ngoài ra, các công ty Nhật còn có một quá trình hành động khác tạm gọi là “văn hoá phường hội” khác nhau tuỳ mỗi công ty. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 5
- Những điều trên thể hiện ý thức tập thể quan trọng hơn cá nhân, tinh thần hoà hợp, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như ý thức phụ thuộc vào gia đình, tổ chức của người Nhật và tất cả điều đó cũng vì lợi ích quốc gia, dân tộc của họ. Cách chào hỏi, xưng hô - Hệ thống cấp bậc trong công ty: Ngay từ xa xưa người Nhật có tính tổ chức, kỷ cương rất chặt chẽ, tạo thành một xã hội quy củ, tôn ti trật tự (chitsujo) được coi trọng và có ý thức phục tùng tuyệt đối các cấp trên, sự tôn ti, phục tùng này thể hiện rất rõ cả trong ngôn ngữ, trong xưng hô, chào hỏi và giao tiếp trong hệ thống cấp bậc của người Nhật. Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì hệ thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản còn được miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp. Trong công ty mỗi người có một vị trí khác nhau, nhìn vào chức vụ ghi trên danh thiếp (meishi) của người Nhật là ta có thể hiểu ngay được chức vụ và công việc của người đó trong công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người Nhật quan trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người ấy. Chẳng hạn như, trong công ty người Nhật, ông giám đốc có họ tên theo thứ tự của người Nhật là họ trước tên sau Tanaka (họ) Yasunori (tên), người Nhật không tực tiếp gọi họ tên của ông ta mà gọi là ông Giám đốc (Shachô) hoặc là Tanaka Shachô, chứ không gọi tên ông ta… Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc này, những người dưới luôn dùng cách nói kính ngữ (keigo) với người cấp trên mình (dù người đó nhỏ tuổi hơn mình), và dùng từ ngữ khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói không phù hợp, sẽ bị xem là thất lễ (shitsurei), đụng chạm rất lớn đến thể diện (thể diện) của người Nhật. Hệ thống cách nói kính ngữ và khiêm nhường và tính mơ hồ (aimaisa), giao tiếp theo cách tatemae (hình thức, đóng kịch, nói lấy lệ) – honne (nội dung thật lòng)…trong ngôn ngữ của người Nhật rất khó đối với người nước ngoài và ngay cả với người Nhật cũng cảm thấy lúng túng. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khoá để hiểu người Nhật và những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa các lời nói của họ. Cách cúi chào (ojigi) của họ cũng thể hiện rất rõ hệ thống cấp bậc trong văn hoá của họ – qua đó, ta phân biệt được chức vụ, vị trí của người Nhật - người Nhật cúi đầu thấp để chào người cấp trên, người lớn tuổi hơn mình; cúi ngang bằng với người khác nếu họ cùng chức vụ, địa vị như mình… Có thể nói văn hoá cấp bậc và sự phục tùng cấp trên, tạo ra sự trật tự “chitsujo” và sự thống nhất Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 6
- trong gia đình và tổ chức của họ. Nó cũng thể hiện mối quan hệ tiêu biểu trong công ty và xã hội Nhật. Nó đem lại sự ổn định cho tổ chức, sự nhất trí, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng mặt nào đó có hạn chế bởi sự rắc rối, mơi hồ trong khi giao tiếp với người nước ngoài… 2. Văn hóa kinh doanh của người Mỹ Cách viết họ tên Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William Clinton thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Họ tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên riêng, và cuối cùng là tên đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton, Bill William. Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng; Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng. Cách xưng hô Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài nên theo. Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton. Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật. Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi, hoặc có địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà bạn muốn thể hiện sự tôn trọng. Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng. Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là “Officer” và tiếp theo là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar. Đối với người mới gặp lần đầu và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư ký, lái xe, nhân viên khách sạn…) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “M’am” hoặc “Miss”. Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 7
- Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm. Chuẩn bị khi đàm phán Lưu ý: Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Mỹ. Làm việc với doanh nhân Mỹ, bạn cần nói tiếng Anh rõ ràng và chính xác hơn. Tại Mỹ, trang phục công sở rất quan trọng và nó phản ánh bộ mặt của công ty. Các doanh nhân Mỹ rất nhạy cảm với tiêu chuẩn ăn mặc. Không nhất thiết phải nêu các học vị trên danh thiếp - card visite. Người Mỹ sẽ ấn tượng hơn với kiến thức của bạn về thị trường, sản phẩm và công ty họ. Số phone và fax của bạn trên card nên có mã số quốc tế của nước mình. Lên kế hoạch những cuộc họp đàm phán trước ít nhất là 1 tháng đến 6 · tuần hoặc ngay khi biết chi tiết về chuyến đi của bạn Xác nhận lại cuộc hẹn một ngày trước đó và không bao giờ đến địa điểm · họp mà không báo trước. Doanh nhân Mỹ hiếm khi rời khỏi công ty để gặp đối tác, nên, bạn phải · đến gặp họ tại công sở hoặc một địa điểm họ lựa chọn Đảm bảo rằng tất cả những thông tin cần thiết đã sẵn sàng, trong đó có · giá cả, điều kiện thanh toán, tính năng sản phẩm và các điều kiện giao dịch khác. Trong đàm phán Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 8
- Những cuộc gặp và đàm phán trực tiếp là yếu tố quan trọng khi kinh doanh tại Mỹ. Để không khỏi bị sốc, bạn cần lưu ý những điểm sau: Card của bạn sẽ không bị từ chối nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhận lại card của đối tác. Ở Mỹ, việc trao card cho nhau không quan trọng như ở những nền văn hoá khác. Đối tác nhận card của bạn sẽ được cất vào trong ví, nhưng đôi khi một số người sẽ nhét ví vào túi quần sau. Cử chỉ này chỉ để thuận tiện chứ không phải là hành động coi thường đối tác như trong những nền văn hoá khác. Trong nhiều trường hợp, card không được thường xuyên trao đổi nếu như bạn không muốn liên hệ với người đó lần sau. Thông thường, công việc kinh doanh được tiến hành với tốc độ chóng mặt. Trong một cuộc họp, những người tham gia sẽ bắt tay vào công việc chỉ sau một số câu hỏi thăm xã giao. Nhiều người Mỹ tin rằng, đất nước họ là một trong nền kinh tế thành công nhất và thể chế dân chủ nhất và cho rằng cách thức của người Mỹ luôn luôn đúng. Thái độ này thường dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc không thông hiểu các nền văn hóa khác của doanh nhân Mỹ. Nguyên tắc thời gian là vàng bạc rất được coi trọng trong văn hoá kinh doanh Mỹ, vì vậy phải luôn luôn đi ngay vào trọng tâm vấn đề. Ở Mỹ , tiền bạc là ưu tiên hàng đầu và là yếu tổ quyết định chiến thắng trong các thương vụ. Trong các cuộc thương lượng, doanh nhân Mỹ thường nhấn mạnh vào khả năng tài chính và vị thế của mình. Thông thường, khi có ưu thế, họ không ngần ngại sử dụng chúng và tốn ít thời gian vào việc thoả thuận, nhân nhượng. L ưu ý Mỹ là một xã hội thích kiện tụng nhất thế giới. Có những luật sư chỉ chuyên về một ngành, một lĩnh vực trong xã hội. Thông thường, người Mỹ sẽ không do dự khi nói không. Doanh nhân Mỹ rất thẳng thừng và không do dự bày tỏ thái độ bất đồng với bạn. Mặc dù là những người ưa mạo hiểm, doanh nhân Mỹ vẫn theo đuổi một kế hoạch tài chính đã định sẵn. Thông thường, ngay từ cuộc gặp đầu tiên, doanh nhân Mỹ đã tìm cách vạch ra một thoả thuận miệng. Người Mỹ thường không thích những khoảng lặng trong quá trình đàm phán, họ thường quyết định rất nhanh và quyết đoán. Kiên trì là một phẩm chất khác ở doanh nhân Mỹ, vì họ tin tưởng rằng luôn luôn tìm ra giải pháp. Ngoài ra, họ tính đến nhiều khả năng khi cuộc đàm phán lâm vào bế tắc. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 9
- Nhất quán cũng là một phẩm chất khác của doanh nhân Mỹ: khi họ đã nhất trí về một hợp đồng nào đó,họ hiếm khi thay đổi. Nhớ rằng, mức giá đầu tiên chỉ bắt đầu ở mức thương lượng, phía Mỹ sẽ chờ đợi vài lần chào hàng và hoàn giá tiếp theo trước khi đạt được giá cả thoả thuận. Tham khảo ý kiến luật sư về bất kỳ hợp đồng đã thoả thuận được Kết thúc cuộc họp bằng việc chủ động hẹn một cuộc họp tiếp theo, không nên chờ đợi đối tác của mình làm việc này. Một số lưu ý khác Không hút thuốc trong phòng làm việc. • Bạn hàng Mĩ không hay mời ăn uống chiêu đãi lẫn nhau như khách hàng một • số nước châu Á. Nếu họ nói : mời đi ăn trưa thì thông thường ai ăn người đó trả tiền. Nếu họ mời: Tôi mua bữa trưa mời bạn, thì mới có nghĩa là họ trả tiền cho bạn. Doanh nhân châu Á thường hay cố gắng làm thân với nhau để kinh doanh. • Doanh nhân Mĩ -nhất là công ty lớn thì tách bạch giữa khách công việc và bạn bè. Ngày nghỉ ngày lễ doanh nhân Mĩ muốn dành riêng cho nhu cầu cá nhân, gia • đình, nên tránh giao dịch vào thời điểm trước sau những ngày này . Không nên ghi điện thoại di động, nhà riêng vào danh thiếp mà chỉ cho ai thật cần thiết. 3. Văn hóa kinh doanh của Canada Về trang phục a. Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa. Chính vì vậy bạn nên ăn mặc trang trọng và lịch sự. Trang phục trong kinh doanh của người Canađa thể hiện tính thẩm mỹ và thuận tiện. Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống. Việc đeo thêm đồ trang sức sẽ càng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho trang phục của bạn. Đối với nam giới trang phục thích hợp nhất là compie và cà vạt. Ở nơi làm việc, người Canađa không sử dụng nước hoa hay các sản phẩm đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc. Bởi vậy tết nhất bạn không nên dùng các sản phẩm này hoặc nếu có thì cũng rất hạn chế. Bạn cũng cần phải hết sức chú ý trong ăn mặc vào mùa đông, bởi vì mùa đông ở đây rất lạnh. Bạn cần phải mang theo áo khoác ấm, găng tay và giầy ủng cách nhiệt để đi ngoài trời. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 10
- b. Về cử chỉ giao tiếp, chào hỏi Trong văn hóa kinh doanh của Canađa, bắt tay được sử dụng khi chào hỏi hay giới thiệu. Khi tiếp xúc với người Canađa, bạn cần phải tỏ ra rất cởi mở và thân thiện. Khi nói chuyện bạn cũng nên nhìn thẳng một cách tự nhiên vào đối phương để thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng và quan tâm tới điều họ nói. Người Canađa không ưa sự phô trương. HỌ luôn tỏ ra khéo léo trong giao tiếp Vì thế ở nơi đông người, họ thường biết cách kìm nén thái độ tranh cãi hay giận dữ. Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó, cử chỉ này bị coi là thiếu sự tôn trọng. Người Canađa cũng có cử chỉ rất lịch thiệp là giữ cửa cho người vào sau. Thứ tự tên của người Canađa là tên thánh- tên đệm- tên họ. Cũng giống như văn hóa kinh doanh của các nước khác, bạn cũng cần phải gọi tên đối tác Canađa một cách kính cẩn để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ Thông thường thì cần phải thêm chức danh vào trước tên họ, hoặc nếu không thì phải thêm vào cách gọi "ông" hay "bà" vào trước tên họ. Về vấn đề gọi tên bạn cần phải hết sức lưu ý đối với trường hợp của những người Canađa nói tiếng Pháp. Với những người này, bạn cần phải thêm cách gọi "ông", "ngài" hay "bà" vào trước tên họ. Đồng thời bạn cũng phải chú ý phát âm đúng các tên. Bạn cũng có thể gọi tên của họ nhưng chỉ khi nào được họ yêu cầu. c. Về ngôn ngữ Canađa có hai ngôn ngữ chính thống, đó là tiếng Anh và tiếng Pháp. Các cơ quan chính phủ liên bang làm việc với cả hai ngôn ngữ này. Rất nhiều các tổ chức Canađa đòi hỏi các tài liệu cần phải có cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chính vì vậy tốt hơn cả là danh thiếp của bạn nên được in bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. d. Gặp gỡ, đàm phán Khi tới một cuộc hẹn xã giao, bạn có thể tới muộn nhưng không nên muộn quá 30 phút. Tuy nhiên trong các cuộc hẹn bàn về công việc kinh doanh, yếu tố đúng giờ rất quan trọng, mặc dù đối tác Canađa có thể tới muộn. Nếu bạn đến muộn, phải kịp thời điện thoại thông báo cho đối tác của mình biết trước. Giờ hành chính của cơ quan ở Canađa là từ 9h tới 17h từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên thời gian làm việc thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian thích hợp để sắp xếp cuộc hẹn là vào các buổi sáng. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 11
- Một điểm nữa cần chú ý khi ghi ngày tháng sấp xếp cuộc hẹn là: ở Canađa, người ta ghi ngày tháng theo thứ tự: ngày- tháng- năm như Việt Nam. Trong các buổi họp kinh doanh thường có không khí rất trang trọng, vì thế bạn cũng cần phải giữ tư thế nghiêm túc. Có một đặc điểm dễ thấy là các buổi họp đều mang tính chất dân chủ, bạn có thể bày tỏ ý kiến của mình, điều này tạo ra không khí trao đổi thẳng thắn và mục đích nhanh chóng là đi đến thỏa thuận. Khi giải quyết một vấn đề hay đưa ra một vấn đề, các nhà kinh doanh Canađa thường căn cứ trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm, ít dựa trên cảm giác chủ quan của bản thân. Họ giải quyết vấn đề rất thực tế và cũng ra quyết định khá nhanh chóng. Mọi quyết định đều phải tuân thủ theo những quy định của công ty. Việc thay đổi người thương thuyết không phải là điều cấm kỵ trong văn hóa kinh doanh của Canađa. Người Canađa không đánh giá cao và không coi trọng những lời nói hoa mỹ, phô trương, cường điệu. e. Ăn uống Việc tổ chức các buổi chiêu đãi cũng như tiệc kinh doanh rất phổ biến ở Canađa. Khi đến một bữa tiệc chiêu đãi xã giao, bạn có thể đến muộn song không được muộn quá 15 phút. Hiện nay, họ thường tổ chức các buổi tiệc nhẹ vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa. Người Canađa chỉ mời những vị khách rất danh dự đến nhà mình dùng bữa, thường là bữa tối. Bạn chỉ được phép ăn khi chủ nhà đã bắt đầu ăn, và cần phải mời mọi người những món ăn chính trước khi tự ăn. Khi bạn không muốn ăn gì đó, bạn chỉ cần từ chối lịch sự, điều đó là bình thường và không bì coi là bạn không tôn trọng chủ nhà. Bạn cũng phải hết sức chú ý trong việc sử dụng dao và dựa. Người Canađa sẽ đánh giá rất cao về bạn nếu sau bữa tối đó bạn gọi điện hoặc gởi thư cảm ơn họ. f. Một số điếu cần lưu ý khác Bạn có thể tặng quà đối tác của mình khi kết thúc một giao dịch. Món quà không nên đắt tiền, người Canađa thường thích những món quà bạn mang tới từ đất nước của bạn. Văn hóa kinh doanh ở Malaysia 1. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 12
- Văn hóa kinh doanh ở Malaysia phần lớn là sự tổng hợp của văn hóa kinh doanh Trung Quốc và Ấn Độ. Người Malaysia chỉ kinh doanh cùng với những người mà họ biết và họ quý mến. Do vậy, việc phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tác Malaysia là hết sức quan trọng. Danh thiếp Ở Malaysia, danh thiếp sử dụng trong giao dịch kinh doanh phải được in bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, rất nhiều thương gia Malaysia là người Trung Quốc nên một mặt danh thiếp cũng nên in chữ màu vàng bằng tiếng Trung. Trên danh thiếp cần ghi rõ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và chức vụ. Trước khi quyết định các bước hành động trong kinh doanh với Malaysia, nên thực hiện một số chuyến đi thực địa tới Malaysia. Khi gặp gỡ với đối tác, sau những lời giới thiệu, hãy đưa danh thiếp cho những người có mặt bằng cả hai tay (cầm trên tay phải còn tay trái đỡ tay phải). Khi nhận danh thiếp, hãy nhận bằng hai tay, xem xét một chút rồi cẩn thận đặt vào hộp danh thiếp, không đặt vào túi hậu và không viết lên danh thiếp của người khác. Ngôn ngữ Ngôn ngữ chính thức ở Malaysia là tiếng Bahasa Malaysia. Khi gặp các quan chức chính phủ buộc phải sử dụng ngôn ngữ này nên cần đem theo một phiên dịch. Những người Malaysia gốc Hoa nói tiếng Anh nên cần phải thận trọng vì có thể hiểu sai ý nghĩa câu nói của họ. Đối với những người Malaysia thiểu số, họ thường giải quyết vấn đề theo kiểu cá nhân, không tuân theo các quy chế hay luật pháp và chỉ chấp nhận những biểu hiện khác biệt nếu chúng phù hợp với đạo Hồi. Trong văn hóa kinh doanh ở Malaysia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Phong cách và thái độ giao tiếp •· Việc mất tự chủ hay cáu giận khi giao tiếp với đối tác Malaysia sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trong quan hệ. Thái độ lịch thiệp sẽ góp phần quan trọng trong thành công khi kinh doanh ở Malaysia. Bên cạnh đó, nên lưu ý phải luôn tôn trọng người già và những người có vị trí xã hội, không hút thuốc hay đeo kính trong các cuộc tiếp xúc. •· Không giống như người phương Tây, người Malaysia thường tránh sự đối đầu. Họ sẽ không trả lời trực tiếp "không" khi có ý định từ chối và có những lúc im lặng trong khi đối thoại. Trước khi trả lời một câu hỏi, họ cũng thường im lặng trong Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 13
- 10-15 giây. •· Trong các buổi nghi lễ trang trọng (đặc biệt là các buổi gặp gỡ với đại diện hoàng gia, chính phủ hoặc quan chức), không nên ngồi bắt chéo chân. •· Sử dụng cả hai tay hoặc tay phải khi đưa và nhận đồ vật. Tránh chỉ sử dụng tay trái. •· Khi chào hỏi, người Malaysia thường bắt tay nhẹ, phụ nữ có thể không bắt tay. •· Tránh chạm hay chỉ vào vật gì. Tuy nhiên, khi cần chỉ vào vật gì, hãy sử dụng ngón tay cái của bàn tay phải. •· Khi được mời ăn đồ ăn nhẹ, không nên từ chối. •· Khi mời đối tác Malaysia đi ăn trưa hoặc ăn tối, hãy chú ý đến nguồn gốc dân tộc của họ (chẳng hạn người Malaysia theo đạo Hồi không ăn thịt lợn hoặc uống rượu mà chỉ dùng các loại thực phẩm được chế biến theo phương pháp Halal). •· Khi được mời đến nhà riêng của người Malaysia ăn tối, nên mang theo một món quà nhỏ, sôcôla hoặc hoa. Nếu chủ nhà là người Malaysia gốc Hoa thì nên mang theo rượu vang đỏ. Quà tặng thường không được mở trước mặt người tặng. Cách gọi tên người Malaysia Nhiều nhà kinh doanh người Malaysia có chức danh đệm như "Tan Sri" (tương đương như hầu tước hoặc hiệp sĩ) hoặc "Dato". Hãy gọi họ bằng chức danh đệm này, chẳng hạn "Tan Sri Lim" hoặc "Dato Lim" (trong đó Lim là tên họ). Nam giới ở Malaysia thường được gọi là "Encik" (phát âm là "Inchik") và nữ giới là "Cik" (phát âm là "Chik") nếu họ chưa kết hôn và "Puan" nếu họ đã kết hôn. "Tuan" cũng có thể được sử dụng để gọi một người là nam giới nếu người này đã kết hôn nhưng từ này không thông dụng. Trang phục Người Malaysia thường ăn mặc chỉnh trang trong các cuộc gặp gỡ, đàm phán thương mại. Do vậy, nếu là nam giới, khi giao tiếp với đối tác Malaysia, bạn nên mặc quần âu, áo sơ mi dài tay có thắt cà vạt trong các cuộc gặp thông thường và complê trong các trường hợp cần sự trang trọng. Phụ nữ ở Malaysia ăn mặc rất đa dạng, từ những trang phục truyền thống cho đến các bộ đồ thời trang hiện đại. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 14
- Tuy nhiên, nếu là phụ nữ, bạn nên mặc váy dài quá gối hoặc quần âu và áo không để lộ vai. Khi tới dự các buổi gặp gỡ với đại diện hoàng gia Malaysia, hãy tránh không nên mặc màu vàng do đây là màu của hoàng gia. Thương lượng trong kinh doanh Việc thương lượng ở Malaysia diễn ra chậm hơn nhiều so với ở Bắc Mỹ. Người Malaysia khá mê tín, họ sẽ chọn "ngày đẹp" để ký một hợp đồng. Tuy nhiên, khi hợp đồng đã ký chưa có nghĩa đó là sự đồng ý hoàn toàn. Người Malaysia có thể sẽ tiếp tục thương lượng sau khi hợp đồng đã ký. Giờ làm việc và thời gian lễ hội Giờ làm việc ở Malaysia như sau: * Giờ hành chính ở các cơ quan, văn phòng: từ 9.00 sáng - 5.00 chiều các ngày thứ hai đến thứ sáu, và từ 9.00 sáng đến 12.30 trưa thứ bảy. * Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mở cửa hàng ngày từ 10.00 sáng - 10.00 tối. * Các ngân hàng mở cửa từ 9.30 sáng - 4.00 chiều các ngày thứ hai đến thứ sáu, và từ 9.30 sáng - 11.30 trưa ngày thứ bảy, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng không giao dịch vào ngày thứ bảy đầu tiên của tháng. ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế: • để hiểu biết về những thái độ và đức tin của con người trong môi trường đó để chuẩn bị tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. • Hiểu rõ hơn vè các nhóm dân tộc, nhóm nước để điều hành các mối quan hệ và kinh doanh của mình. • Biết được nền văn hóa ở các nước để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dung quốc gia đó • Hiểu văn hóa kinh doanh để quá trình hợp tác, đàm phán kinh doanh dễ dàng hơn. Câu 3: Lấy ví dụ về một tranh chấp thương mại và phân tích: lý do tranh chấp, quy trình giải quyết và những chủ thế tham gia giải quyết tranh chấp? Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 15
- Quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 17/6 đã thực sự gây sốc và bất bình đối với các DN cá tra, basa Việt Nam, cũng như hàng trăm nghìn hộ dân nuôi cá tại ĐBSCL. Quyết định này ảnh hưởng nhiều đến các DN cũng như đời sống người dân. Ngành thuỷ sản đã ra tay giải quyết vấn đề nhưng tình hình chưa mấy khả quan. Theo tiến sĩ Bùi Kiến Thành, VN không thể thắng kiện , vấn đề là ta phải dùng nhiều biện pháp để dàn xếp vụ việc ngoài toà án, tìm phương thức giải quyết cho các bên đồng có lợi. Ngày 31/7 tới, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) sẽ có kết luận cuối cùng về việc sản phẩm cá tra, basa đông lạnh của Việt Nam có nguy cơ đe dọa hay đã gây thiệt hại với nền công nghiệp cá nheo Hoa Kỳ hay không? Đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam chứng minh rằng, lượng cá tra, basa sang thị trường Mỹ là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến nền công nghiệp cá nheo Mỹ. Một điều hiển nhiên là, với quy trình sản xuất khép kín, các DN Việt Nam không hề bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. Không áp dụng phương pháp tiêu chuẩn, không xem xét đầy đủ số liệu đã được cung cấp, DOC đã cố ý bỏ qua việc xem xét những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các DN Việt Nam. Hơn nữa, mặc dù không phủ nhận việc các DN Việt Nam có quá trình sản xuất liên hoàn , nhưng Bộ Thương mại Mỹ lại viện cớ không tìm thấy DN tương ứng nào của Bangladesh thực hiện sản xuất liên hoàn như Việt Nam để biện minh cho cách tính giá thành từ cá nguyên liệu. Kéo dài gần 1 năm, đến cuối tháng 7/2003 , vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa sẽ kết thúc. Có lẽ, tranh chấp thương mại giữa các nước là điều hoàn toàn dễ hiểu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Song, với Việt Nam, quốc gia đang "chập chững" hội nhập, vụ kiện "catfish" được coi là một trong những điển hình về giải quyết tranh chấp thương mại. Đây là cuộc đấu pháp lý tốn nhiều công sức, tiền bạc, giấy mực, và cũng để lại nhiều bài học. Mặc dù DOC đã tận mắt chứng kiến quá trình nuôi, chế biến cá tra, basa tại Việt Nam và cho rằng, Việt Nam nuôi cá da trơn theo quy trình khép kín, song, họ lại không sử dụng kết luận của chính mình . Họ vẫn quyết định áp thuế chống phá giá cho các DN Việt Nam với mức cao, đe dọa đến nền sản xuất cá tra, basa và đời sống của hàng trăm nghìn người nuôi cá ở ĐBSCL. Kết quả vụ kiện thì tháng 7 sẽ rõ, song, ngay từ khi Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA) khởi kiện, cá tra, basa Việt Nam đã vang tiếng trên thị trường quốc tế. DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CÁ TRA-CÁ BA SA CỦA MỸ ĐỐI Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 16
- VỚI VIỆT NAM • Cuối 2000 : CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe doạ ngành cá catfish Mỹ. • 09/07/2001 : 8 Thượng nghị sỹ và 4 Hạ nghị sỹ đại diện cho các bang nuôi nhiều cá nheo (Mississippi, Alabama, Arkansas, Louisiana) đã cùng ký tên gửi thưcho Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho rằng cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Hoa Kỳ và yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý. • 05/10/2001 : Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho riêng các loài cá nheo Mỹ. • Cuối 2001 : CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ. • 13/05/2002 : Mỹ phê chuẩn và ban hành Đạo luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn H.R. 2646, trong đó Mỹ đã ra điều khoản 10806 quy định chỉ những loại các da trơn thuộc họ cá nheo Mỹ mới được mang tên catfish, không cho phép gọi cá basa/tra VN là Catfish. Với điều khoản này, phía Mỹ đã giành quyền sở hữu tên catfish (vốn chỉ chung 2.500 loại cá da trơn thếgiới) làm thương hiệu riêng của mình. • Đầu 2002 : Bộ Thủy sản Việt Nam đã đề nghị Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận 3 tên thương mại mới của cá tra Việt Nam là hypo basa, sutchi basa và tra. Biện pháp này nhằm tháo gỡ trước mắt tình trạng hạn chế loại cá mang tên một phần hoặc nguyên tên catfish vào thịtrường Mỹ. • Trên thức tế, từ tháng 9/2001,: Việt Nam không còn dùng thương hiệu Catfish cho cá da trơn khi bán vào thị trường Mỹ mà dùng tên gọi cá Basa và cá Tra khi vào thị trường này. CFA Nộp Đơn Khởi Kiện: CFA Nộp đơn • 28/06/2002 : Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ. Đề xuất về mức thuế chống phá giá của CFA: - Nếu VN là nước có nền kinh tế thị trường: 144% - Nếu VN là nước phi kinh tế thị trường: 190% Tiến Trình Điều Tra Chống Phá Giá 1. Bắt Đầu Điều Tra: • ITC bắt đầu điều tra 03/07/2002 (6 ngày sau ngày CFA nộp đơn kiện) : ITC xác định xem ngành sản xuất của Mỹ có chịu những thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất do hàng cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam hay không: gởi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 17
- • DOC bắt đầu điều tra 18/07/2002 (20 ngày sau ngày CFA nộp đơn kiện) : Bộ thương mại Mỹ (DOC) đưa ra kết luận khởi xướng điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên. Bên Nguyên là CFA và Bên Bị (gồm Bị Đơn Bắt Buộc và Bị Đơn Tự Nguyện) là các nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP. Điều Tra Sơ Bộ Của ITC: • Điều Trần Trước ITC 19/07/2002 : Bên Nguyên (CFA) và Bên Bị (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam – VASEP) tham dự phiên điều trần đầu tiên trước ITC. • Quyết Định Sơ Bộ Của ITC 06/08/2002 : ITC họp bàn, bỏ phiếu và đưa kết luận sơ bộ ra xem xét. Các doanh nghiệp Việt Nam bị kết luận là việc họ xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ đã đe dọa gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất của Mỹ. (sau 39 ngày kể từ ngày CFA nộp đơn khởi kiện) • 09/08/2002 Vụ kiện được ITC chuyển sang DOC để tiến hành điều tra tình trạng bán phá giá. Điều Tra Sơ Bộ Của DOC: • 24/07/2002 DOC : quyết định sẽ điều tra sơ bộ chống bán phá giá đối với Bên Nguyên (CFA) và xác định giai đoạn điều tra từ ngày 1/10/2001 đến 31/03/2002.(26 ngày kể từ ngày CFA nộp đơn khởi kiện) DOC Điều Tra Tình • Trạng Bán Phá Giá – Bảng Câu Hỏi • Phân Chia Các Bị Đơn 12/08/2002 : DOC tiếp nhận vụ kiện và tiến hành các bước điều tra tiếp theo và yêu cầu 53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá basa, cá tra sang Mỹ. DOC gửi câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Nhóm các Bị Đơn Bắt Buộc gồm 4 doanh nghiệp lớn: Agifish, CATACO, Nam Việt, và Vĩnh Hoàn chiếm 75% tổng sản lượng. DOC cũng hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam gửi văn bản trả lời trước ngày 25/08/2002. DOC Quyết Định Quy Chế Nền Kinh Tế Thị Trường • 14/08/2002 : DOC thông báo trưng cầu ý kiến về việc xác định cơ chế nền kinh tế Việt Nam (thị trường hay phi thị trường). • Hạn cuối cùng để các tổ chức, cá nhân (trong đó cả VASEP và CFA) nộp • văn bản giải trình là vào 02/10. Quá Trình Điều Tra Tình Trạng Bán Phá Giá Thông Qua Câu Hỏi Điều Tra Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 18
- • 22/08/2002 : ITC công bố quan điểm về vụ kiện: không coi catfish là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá basa và cá tra của Việt Nam; loại 500 chủ nông trại cá nheo Mỹ ra khỏi danh sách Bên Nguyên. • 23/08/2002 : 13 doanh nghiệp khác của Việt Nam (bao gồm: Afiex, Agifish, Ben Tre, CATACO, CAFATEX, Da Nang, Mekonimex, Nam Việtt, QVD, Tiền • Giang, Việt Hải, Vĩnh Hoàn, Vĩnh Long) gửi bản trả lời câu hỏi điều tra. DOC hoãn đưa ra kết luận về điều tra sơ bộ • 26/08/2002 : DOC công bố hoãn thời gian đưa ra kết luận về cuộc điều tra sơ bộ đến • 24/01/2003 : chậm 50 ngày so với lộ trình ban đầu. • 30/08/2002 : DOC trưng cầu ý kiến chọn nước đại diện và thông tin đánh giá nhân tố để DOC có đủ thời gian xem xét nhằm đưa ra quyết định sơ bộ. • 04/09/2002 : DOC chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp Việt Nam làm bị đơn bắt buộc, bao gồm: Agifish, Vĩnh Hoàn, Nam Việt và CATACO để tiến hành điều tra. Đồng thời DOC cũng yêu cầu các bên báo cáo về đặc điểm vật chất của cá tra, cá basa đông lạnh. • 05/09/2002 : Bên Nguyên xin xét lại lịch trình nộp ý kiến chọn nước đại diện • 06/09/2002 : Bên Bị cũng xin thêm thời gian để nộp ý kiến chọn nước đại diện và thông tin đánh giá nhân tố. • 09/09/2002 : DOC điều chỉnh lại lịch nộp ý kiến chọn nước đại diện. • 11/09/2002 : Bên Nguyên và Bên Bị nộp các ý kiến diễn giải về các đặc điểm vật chất của cá tra, cá basa. • 13/09/2002 : Bên Bị nộp ý kiến bác bỏ các đặc điểm vật chất của cá tra, cá basa • 16/09/2002 : DOC gửi cho Bị Đơn Bắt Buộc và Chính phủ Việt Nam phần A của bản câu hỏi điều tra về thuế chống bán phá giá trong nền kinh tế thị trường và phi thị trường. • 18/09/2002 : Bên Nguyên nộp văn bản giải trình bác bỏ các văn bản giải trình của Bị Đơn Bắt Buộc và văn bản giải trình bác bỏ các đặc điểm vật chất của một số loại cá đông lạnh. • 323/09/2002 : Bị Đơn gửi thông báo đến DOC về số lượng tăng của hàng nhập khẩu vào Mỹ trước khi DOC đưa ra phán quyết sơ bộ và theo đó yêu cầu DOC thu thập thông tin liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam theo mục 732a(e) của Luật (19 U.S.C § 167a(e) và 19 C.F.R. §351.206(g). Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 19
- • 02/10/2002 : Bị Đơn Bắt Buộc xin thêm 2 tuần để trả lời mục A của bản câu hỏi điều tra. • 03/10/2002 : DOC đồng ý cho Bị Đơn Bắt Buộc thêm thời gian để trả lời mục A của bản câu hỏi điều tra. • 2-4/10/2002 : Phái đoàn DOC sang làm việc với VASEP và 4 doanh nghiệp bị điều tra trực tiếp. • 07/10/2002 : Bên Nguyên xin thêm thời gian để nộp lý lẽ về mức giá chung toàn quốc của sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh dưới giá thành sản xuất trong trường hợp DOC xác định là Việt Nam được coi là một nước có nền kinh tế phi thị trường khi xét thuế chống bán phá giá. • 10/10/2002 : Bị Đơn Bắt Buộc xin thêm thời gian để trả lời mục A của bản câu hỏi điều tra • 15/10/2002 : Bên Nguyên rút lại đề nghị xin thêm thời gian để nộp lý lẽ về mức giá chung toàn quốc của sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh dưới giá thành sản xuất đưa ra ngày 10/10/2002. DOC đồng ý cho Bị Đơn Bắt Buộc thêm thời gian để trả lời mục A của bản câu hỏi điều tra. • 16/10/2002 : Các công ty Agifish, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, và CATACO đã nộp cho DOC các câu trả lời cho các câu hỏi điều tra mục A của DOC. • 23/10/2002 Các công ty Afiex, Cafatex, Đà Nẵng, Mekonimex, AVD, Việt Hải và Vĩnh Long đã nộp cho DOC các câu hỏi cho phần các câu hỏi điều tra mục A của DOC. • 24/10/2002 : Bên Nguyên nộp phần A của bản câu hỏi điều tra. Bị Đơn Bắt Buộc xin thêm thời gian để thu thập các thông tin phản hồi của Bị Đơn Bắt Buộc và Bị Đơn Tự Nguyện đối với mục C và D của bản câu hỏi điều tra. • 25/10/2002 : DOC gửi mục A bổ sung của bản câu hỏi điều tra đến các Bị Đơn Bắt Buộc và Bị Đơn Tự Nguyện • 28/10/2002 : Bị Đơn Bắt Buộc xin DOC thêm thời gian để trả lời mục A bổ sung của bản câu hỏi điều tra. • 30/10/2002 DOC cho Bị Đơn Bắt Buộc thêm thời gian để trả lời mục C và D của bản 4câu hỏi điều tra. • 05/11/2002 : Bên Nguyên gửi văn bản giải trình về thông tin phản hồi của Bị Đơn Tự Nguyện. • 06/11/2002 : Bị Đơn Bắt Buộc xin thêm thời gian để trả lời mục C và D của bản câu hỏi điều tra. • 08/11/2002 : Bên Nguyên xin thêm thời gian để đưa ra ý kiến về nước được chọn làm đại diện và thông tin đánh giá nhân tố sản xuất. Đồng thời, cùng ngày, DOC cũng thông báo quyết định coi VN là nước phi kinh tế thị trường sau khi phân tích các ý kiến của các bên có liên quan theo Mục 771(18) (B) Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận môn tâm lý quản trị
15 p | 903 | 257
-
Bài thảo luận môn quản trị marketing về Việt Tiến
23 p | 409 | 165
-
Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích hệ thống biểu trưng trực quan của các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới (bản word)
37 p | 142 | 16
-
Bài giảng môn học Quản trị chuỗi cung ứng: Bài 5 - ThS. Nguyễn Kim Anh, ThS. Huỳnh Gia Xuyên
14 p | 83 | 13
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - GV. Lê Thị Thảo, Khoa QTKD
24 p | 155 | 10
-
Bài giảng Quản trị thị trường chiến lược - Chương 0: Mở đầu
7 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn